Trang

Những lưu ý đặc biệt khi ăn cua đồng

nguoiduatin.vn

Sai lầm 'chết người' khi ăn cua đồng cần bỏ ngay!

 

31.05.2016 | 06:27 AM

Cua đồng là món ăn được nhiều người ưa thích, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cua giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành "chất độc" nguy hiểm.

Cua đồng là món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt. Vào ngày hè nóng bức, phần lớn các bữa ăn gia đình Việt không thể thiếu món canh cua nấu mồng tơi, canh cua nấy rau tập tàng, canh cua nấu hoa thiên lý ăn cùng với cà muối.

Cua đồng giàu canxi, chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protit; 3,3% lipit; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho... Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng nếu ăn sai cách, cua đồng có thể biến thành thứ nguy hiểm gây hại đến tính mạng.

Sai lầm 'chết người' khi ăn cua đồng cần bỏ ngay! - Ảnh 1

Cua đồng là món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Dưới đây là những sai lầm nhiều người mắc phải khi chế biến và ăn cua đồng:

Nấu canh từ cua chết

Rất nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu. Tuy nhiên, cách làm này lại chứa nhiều hiểm họa không lường mà nhiều người không ngờ tới. Bởi vì khi làm cua, nhiều người bán hàng đã tiếc rẻ nên không loại bỏ những con cua chết. Trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ ngộ độc hơn.

  Sai lầm 'chết người' khi ăn cua đồng cần bỏ ngay! - Ảnh 2

Không nên nấu canh từ cua chết. Ảnh minh họa.

Bạn nên tự tay chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua cái mới ngon vì cua cái chắc thịt hơn cua đực. Cua ngon là cua cái to khoảng ngón chân cái. Khi làm phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi. Bạn không được chọn con cua cái đang đẻ và con cua quá non vì cua non nước sẽ bị hoi.

Ăn đi ăn lại, hay không sử dụng ngay

Khi chế biến cua đồng, nên chế biến đến đâu sử dụng hết đến đó, bởi thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu…

Đặc biệt trong tiết trời hè hay đang chuyển mùa, việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.

Ăn cua sống

  Sai lầm 'chết người' khi ăn cua đồng cần bỏ ngay! - Ảnh 3

Tuyệt đối không ăn cua còn sống. Ảnh minh họa.

Rất nhiều vùng của Việt Nam có thói quen giã nát vỏ cua đắp lên vết thương hay dùng thịt cua sống để làm gỏi.

Điều này là vô cùng nguy hiểm bởi trong thịt cua có chứa nang trùng hút máu phổi tên khoa học là 'lungfluke' và loại sán lá gây bệnh. Khi hai loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm cũng như các biến chứng khó lường, thậm chí là tử vong.

Không bỏ dạ dày khi chế biến

Cua đồng là loại động vật sống trong hang, ưa nước sạch, hay sống dưới đáy ruộng, ao bùn, thường ăn xác các loại động vật chết hoặc các chất mùn để sống. Vì vậy trong dạ dày cua thường có rất nhiều vi khuẩn có hại.

Khi chế biến, quá trình tiêu hóa của cua dừng lại đồng nghĩa với nhiều loại vi khuẩn không được tiêu hóa. Nếu rửa cua không sạch, nấu không kỹ thì ta vô tình ăn cả những ký sinh trên vỏ, cũng như vi khuẩn trong dạ dày, từ đó gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

Uống trà khi ăn cua

  Sai lầm 'chết người' khi ăn cua đồng cần bỏ ngay! - Ảnh 4

Không nên uống trà khi đã ăn cua đồng. Ảnh minh họa.

Không nên uống nước trà sau khi ăn cua, nhiều người sau khi ăn cua thường thấy tanh, nồng và lạnh bụng nên hay uống trà nóng để giữ ấm cơ thể. Điều này hoàn toàn không nên. Trong trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tannin.

Hai chất này có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá của cơ thể vì sau khi đi vào dạ dày chúng có khả năng gây ức chế quá trình phân giải, làm loãng các men tiêu hóa, khó phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

Từ đó dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, tanin khi kết hợp với protein có rất nhiều trong thịt sẽ kết tủa, vón cục tạo thành cặn, sạn nhỏ dễ gây ra sỏi thận.

Ăn hồng khi ăn cua

Tiết trời chuyển thu là thời điểm mà cua đồng béo nhất cũng là mùa hồng chín, nhiều gia đình thường sử dụng hồng làm món ăn tráng miệng sau khi ăn cơm.

Điều này rất kỵ đối với những bữa ăn có cua làm thực phẩm, bởi như nước chè, chất tamin trong hồng sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy, kết hợp với protein tạo nên cặn, các chất rắn này lưu lại trong ruột gây lên men, thối rữa tạo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hay nặng hơn đó là sỏi thận.

Phụ nữ có thai

  Sai lầm 'chết người' khi ăn cua đồng cần bỏ ngay! - Ảnh 5

Phụ nữ có thai cũng không nên ăn cua đồng. Ảnh minh họa.

Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn.

Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.

Nhã Nam (T.H)

Tin liên quan

28.09.2015 | 06:56 AM

Dù giàu chất dinh dưỡng nhưng cua đồng là món ăn tối kỵ trong một số trường hợp. Bạn hãy gạt món ăn này ra khỏi thực đơn nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây.

1. Người bị dị ứng

Không phải cơ thể người nào cũng thích nghi với loại thực phẩm giàu canxi này. Nếu bạn dị ứng với cua đồng thì hãy chấp nhận loại bỏ món ăn này ra khỏi thực đơn hàng này nếu không muốn phải khó chịu và dùng thuốc.

2. Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Bản thân cua có tính hàn, do đó dễ gây đau bụng và tiêu chảy. Chính vì thế, những người đang bị cảm lạnh hoặc tiêu chảy không nên ăn cua. Món ăn này sẽ khiến chứng đau bụng, tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Người bị bệnh gút

Trong cua đồng có chứa nhiều sodium và purines, đây là hai thành phần không tốt cho những người bị bệnh gút. Hãy hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng loại đồ ăn này và trong trường hợp bất đắc dĩ thì nên ăn cùng lá tía tô và gừng để giảm bớt tính hàn trong cua đồng.

4. Người mới ốm dậy

Những người mới ốm dậy thường có khả năng miễn dịch rất kém, hệ thống tiêu hóa lúc này cũng chưa thể làm việc trơn tru được. Do đó, những người mới ốm dậy không nên ăn cua đồng để tránh bị lạnh bụng.

  Những người tuyệt đối không nên ăn cua đồng - Ảnh 1

Cua đồng có thể khiến một số người khốn khổ vì dị ứng

5. Người bị hen suyễn

Những người bị hen suyễn, cảm cúm không nên ăn cua vì bản chất cua mang tính hàn, nếu ăn nhiều sẽ càng làm tăng các cơn ho.

6. Người cao huyết áp và có tiền sử bệnh tim mạch

Những người cao huyết áp và có tiền sử về bệnh tim mạch cũng không nên ăn cua vì trong gạch cua có chứa nhiều cholesterol khiến bệnh thêm nặng.

Trọng Thắng

 

Đậu bắp chữa thoái hóa khớp

Thuốc tốt từ đậu bắp

 

thientamgoilathom.wordpress.com

 

Image

Cây Đậu Bắp có rất nhiều tên để tra cứu Gombo, Bendi, Gumbo, Okra hay Laddies Finger.

Cây này dường như đến từ Tây Phi và hiện nay được trồng trên toàn thế giới vì lợi ích sức khỏe của nó. Đã có hàng trăm món ăn sử dụng nguyện liệu đậu bắp, trong đó người Việt thường dùng dạng luộc, kho, xào và nấu canh chua hay trong các món lẫu.

Chúng tôi xin giới thiệu giá trị dinh dưỡng của Đậu Bắp và các hiệu quả tốt khi dùng đậu bắp để bảo vệ sức khỏe theo phương pháp tự nhiên.

Các tài liệu nghiện cứu cho thấy một nửa chén trái đậu bắp nấu chín cung cấp:

25 calo

2g chất xơ

1.52 g protein

5.55 g carbohydrate

460 IC của Vitamin A

13,04 mg Vitamin C

36.5 mg axit folic

54 mg Canxi

0.4 mg Sắt

256.6 mg Kali

46 mg Mangan

Nó còn chứa glutathione là một phân tử protein được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Glutathione là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cuộc chiến cơ thể chống lại tác hại của vi trùng và vi khuẩn.  Dùng dạng tươi (fresh) cho nhiều calo hơn dùng nấu chín (33 calo/nửa chén).Trái Đậu bắp giàu chất xơ mà còn giúp điều hòa lượng đường trong máu nhờ các chất nhầy trong ruột trái đậu bắp đủ khả năng để hủy diệt tinh thể đường thặng dư trong máu. Nếu ăn chất ngọt cùng với đậu bắp, đậu bắp  sẽ giúp cơ thể kiểm soát đường trong các thực phẩm và giúp cơ thể hấp thụ nó.

Sau đây là các lợi ích cho sức khỏe từ trái đậu bắp:

1. Giúp cơ thể kiểm sóat đường dư thừa trong máu.

2. Thúc đẩy họat động của nhu động ruột. Là thuốc nhuận tràng cực tốt  ngăn ngừa chứng táo táo bón khó chữa.

3. Chữa viêm loét một chất chống oxy hóa và chống viêm

4. và chống lại bệnh hen suyễn nhờ dồi dào Vitamin C.
5. Giúp điều trị viêm phổi, viêm họng hội chứng ruột kích thích.
6. Nhờ dồi dào Vitamine A, nên tốt cho mắt giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể .

7. Tốt cho bất cứ ai đang tình trạng suy nhuợc, mệt mỏi và chán nản.

8. Đặc biệt bôi trơn các khớp, giảm đau xương khớp.Vỏ cây đậu bắp

Vỏ cây còn là một nguồn giàu vitamin K và vitamin K hoạt động như một đồng trợ giúp trong các enzym đông máu và cần thiết để giúp tăng cường xương trong cơ thể.

Sau đây là lời dặn của Thầy Đỗ Dức Ngọc trên trang về cách dùng trái đậu bắp cho người đau cột sống cổ: (http://khicongydaovietnam.wordpress.com/2011/08/03/cau-hoi-212/)

"…. Dùng chất nhớt của Trái Đậu Bắp, uống mỗi ngày làm trơn các xương khớp ngừa thoái hóa xương và hết đau xương khớp do mòn đĩa đệm"

Cách làm: Mỗi ngày mua 10 trái đậu bắp, rửa sạch, thái mỏng ngâm ít nước sạch hay nước sôi, vào buổi sáng cho chảy nhớt rồi uống vào mỗi tối, trong 1 tuần, thì khi cử động khớp không còn đau, không nghe kêu lụp cụp lạo xạo nơi các xương khớp cổ gáy vai lưng chân gối, ngón tay chân nữa".

Trong thời gian dùng đậu bắp cần tập các động tác khí công giúp dẫn thuốc vào nơi cần.

Chúc các bạn có thêm chọn lựa chăm sóc sức khỏe bền vững.

Trích từ tài liệu ở trang healthwise.blogspot.com

 

 

 

Câu hỏi 212 : Đau viêm cột sống dính khớp.

Posted on by Đỗ Đức Ngọc

Đau viêm cột sống dính khớp..

Đầu thư, không có gì hơn, con xin chúc thầy luôn vui khỏe và có nhiều cống hiến hơn nữa trong việc chữa bệnh cho mọi người. Đến với Khí Công Y Đạo của thầy, con thực sự sáng mắt sáng lòng, biết rõ căn nguyên của bệnh mình hơn, chứ không mơ hồ như trước đây, mặc dù đã đi chữa rất nhiều cả Đông Y và Tây Y. Khí Công Y Đạo của thầy đã cứu con thầy ạ!

Con bị viêm cột sống dính khớp, cột sống khi chụp X-quang thì như cây tre, không thấy đĩa đệm đâu hết, lưng gù chân yếu đi lại rất khó khăn, rất đau đớn nhất là lúc đi ngủ, đau nhức nhất lại là cột sống cổ, chân trái nhỏ hơn chân phải, năm nay con 28 tuổi. Con đang được anh Đại Huynh, học trò của thầy chữa bệnh cho con, con cũng đang kiên trì tập theo những video hướng dẫn của thầy, con thật hạnh phúc vì đang có những tiến triển ngoài sức tưởng tượng của con. Con đội ơn thầy, đội ơn Đại Huynh.

1-Ngoài ra con có tập thêm Lục Tự Khí Công, đã khoảng nửa tháng, huyết áp ở 2 tay trở lại bình thường, nhịp tim ở 2 tay là 74. Con đo huyết áp vào buổi chiều, nhưng huyết áp ở 2 chân thì khá cao: chân trái 176/122/81, chân phải cũng cao tương tự.

2-Hiện nay con ăn uống khá tốt, bớt đau nhức nhưng về đêm vẫn rất đau nhức ở vùng cổ gáy. Hiện nay con đang uống 3B (B1, B2 , B3), dầu cá và thuốc bột Điền Thất, vậy với huyết áp như thế thì có nên uống thêm Đương Quy Tửu nữa không? Không có kim thử tiểu đường thì có thể dùng kim châm cứu hay kim khâu áo quần khử trùng rồi chích lể được không?

Rất mong nhận được hồi âm của thầy, kính chúc thầy vui!

Con xin cảm ơn thầy, cảm ơn Khí Công Y Đạo!

Kính thư !

Trả lời :

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

1- Áp huyết ở chân cao hơn tiêu chuẩn ở tay 10mmHg là tốt, khoảng 140-150mmHg/70-80 mạch 70-80.

Phân tích kết qủa số đo ở chân : 176/122mmHg 81, có nghĩa là nghẽn động mạch háng số thứ hai động mạch háng trương phình, áp lực khí dồn xuống chân cao 176, do nhiều nguyên nhân, uống nước nhiều, xệ ruột, nặng bụng không tiêu làm chèn ép động mạch háng. Do đó cần tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, giúp thông khí toàn thân, thông chân, gối, ruột không bị xa xệ làm táo bón hay tiêu chảy, tuy nhiên bài này làm hạ áp huyết. Sau khi tập xong cần tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần cho áp huyết tăng lên trở lại.

2-Thoái hóa xương cổ do thiếu máu lên đầu, cần bấm huyệt Ế Phong để làm tăng áp huyết bơm máu lên đầu nuôi dưỡng thần kinh đầu cổ gáy vai. Thuốc 3 B1,2,3 chỉ giảm đau mà không bổ máu, cần B12, không cần Đương Quy Tửu. Tập 7 bài đầu khí công, bài Cúi Ngửa 4 Nhịp, Vặn Mình 4 Nhịp, Vỗ Tay 4 Nhịp để chữa đầu cổ, lưng. cột sống.

Dùng chất nhớt của Đậu Bắp, uống mỗi ngày làm trơn các xương khớp ngừa thoái hóa xương và hết đau xương khớp do mòn đĩa đệm.

Mỗi ngày mua 10 trái đậu bắp, rửa sạch, thái mỏng ngâm ít nước sạch hay nước sôi, vào buổi sáng cho chảy nhớt rồi uống vào mỗi tối, trong 1 tuần, thì khi cử động khớp không đau không nghe kêu lụp cụp lạo xạo nơi các xương khớp cổ gáy vai lưng chân gối, ngón tay chân nữa.

Tiếp tục theo Đại Huynh làm phụ tá dạy thể dục KCYĐ vừa chữa bệnh cho mình vừa giúp đỡ người khác.

Thân

doducngoc

 

 

 

ĐẬU BẮP (Gombo, Okra hay Laddies Finger)

Posted on by Đỗ Đức Ngọc

ĐẬU BẮP : Thuốc trị Tiểu Ðường, Khô lưỡi, Ðái rắt, Ngáy to (công hiệu thấy liền)

Sau một năm chữa trị, pha chế theo nhiều cách khác nhau thì thấy công hiệu cũng khác nhau.

Nay tôi xin cống hiến quý vị một toa thuốc rất hữu hiệu mà chính tôi đã dùng trong 1 năm qua thì thấy kết quả tốt, kiểm chứng được liền sau khi uống.

Các bạn của tôi, bệnh tình rất nặng, mắt mờ, chân phù khi dùng thì thấy bớt, không phải chích insuline nữa nên rất mừng đã thoát cơn bệnh hiểm nghèo có thể đi đến tàn phế, mù lòa.

Rằng:

Trong ruột quả đậu bắp có chất nhờn đủ khả năng để hủy diệt tinh thể đường thặng dư trong máu.

Vấn đề chính là làm sao để lấy chất đó ra mà không bị biến chất.

Lấy nguội thì ủng, uống đau bụng, lấy quá nóng thì mất hiệu quả vì biến chất.

·Lúc đầu vì bụng chưa quen nên khó chịu, uống ít và loãng để quen bụng rồi sau đó tha hồ muốn uống bao nhiêu cũng được.

Chọn đậu bắp :

Ðậu bắp có 2 loại: Loại Ấn Ðộ và loại Mễ Tây Cơ.

Tôi dùng loại Ấn Ðộ, trái khá lớn khoảng 100 trái nặng 1 kí-lô (Kg). Trái không non mà cũng không già. Trái già thì có sơ không tốt, trái quá non thì chất nhờn chưa hữu hiệu.

Cách pha chế :

Lấy 15 trái rửa sạch, cắt cuống vứt đi, khía một nhát dao để cho chất nhớt dễ thoát ra.

Cho 15 trái đó vào 3/4 lít nước rồi đun. Khi nước vừa sôi thì tắt lửa đi, đậy vung lại khoảng ít nhất là 10 phút sau thì đậu tái, ăn được. Lúc này nước màu xanh lơ nhạt (vert), vớt ra thấy nhớt đang chảy. Ðể lâu thì thành xanh xậm hơn một chút. Chắt nước ra để uống trong ngày, còn cái thì chấm với Maggi ăn cho hết.

Dùng trong 1 tuần lễ thì đem máy tiểu đường ra đo sau 12 giờ nhịn ăn (tức là đo trước khi ăn sáng)

·Thành quả cho ta định số trái ăn trong 1 ngày.

·Dùng nhiều trái thì nồng độ giảm nhiều.

·Ăn nhiều đường thì nồng độ tăng nhiều.

Chú ý: Nếu để lâu trong nước sôi thì lúc đó nước sẽ ngả màu vàng; sau đó biến thành màu nâu….lúc này thuốc kém hữu hiệu.

CHỮA BỆNH KHÔ LƯỠI :

Bệnh khô lưỡi kéo theo bệnh ngáy to và đái rắt ban đêm. Ðây là hiện tượng cổ họng bị teo.

Lấy 10 trái đậu bắp, đun trong ½ lít như trên.

·Sau đó chắt lấy nước, vứt cái đi. Ðể nước trong tủ lạnh.

·Ngay trước khi lên giường ngủ thì uống một ly nước đậu bắp lạnh, khoảng ¼ lít, thì sẽ ngon giấc, lưỡi hết khô, ngáy không to và nhất là hết bệnh đái rắt ban đêm.

·Nếu ban đêm thức giấc đi tiểu thì trước khi ngủ lại nên uống một ly nước lạnh để máu loãng dễ lưu thông thì tránh được bệnh "Bóng Ðè". Bóng đè là hiện tượng não bộ thiếu máu nên tứ chi bất động vì óc kkông còn khả năng điều khiển nữa. Thiếu máu trong não bộ là vì khi ngủ nơi quá nóng mồ hôi bốc ra nhiều nên máu thành đặc, tim bơm lên hơi khó.

·Hôm nào quên không uống nước đậu bắp thì bệnh sẽ trở lại ngay.

LƯU Ý :

1.Uống xong thì đi ngủ liền, uống lâu mới đi ngủ thì không còn hiệu nghiệm nữa.

2.Nếu vì uống quá nhiều đậu bắp mà cơ thể trở nên thiếu đường, mặt mày xây xẩm, mất sức, chóng mệt thì ăn thêm đường cho cân bằng.

Mr. HOANG.
Paris ngày 20 mai 2012

 

Ăn thiếu muối dễ tai biến

- Chế độ ăn nhiều muối không tốt cho tim mạch. Nhưng nếu ăn quá ít muối sẽ làm gia tăng nguy cơ các bệnh tim mạch ở những người có huyết áp bình thường.

Nghiên cứu mới cho thấy những người phải giảm muối là những người bị tăng huyết áp hay tiêu thụ lượng muối vượt quá ngưỡng cho phép hàng ngày (theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì chỉ nên dùng 2-5 g muối/ngày).

ăn muối, tim mạch, huyết áp, đột quỵ, tai biến
Ăn quá nhiều muối không tốt nhưng ăn quá ít cũng hại không kém

Các nhà nghiên cứu của Đại học McMaster - Ontario (Canada) đã nghiên cứu 130.000 người ở 49 quốc gia khác nhau về việc sử dụng muối trong chế ăn hàng ngày. Họ đặc biệt tìm hiểu mối liên quan giữa lượng muối được dùng và các bệnh lý tim mạch ở những người bị tăng huyết áp và những người có huyết áp bình thường.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh "The Lancet" cho thấy: Nếu lượng muối hàng ngày không đủ có thể làm tăng nguy cơ tai biến não hoặc những cơn đau tim.

Tiến sĩ Andrew Mente và các cộng sự phát hiện rằng ở những người không có vấn đề huyết áp, nếu trong chế độ ăn hàng ngày có lượng natri thấp (dưới 3g muối mỗi ngày) sẽ làm tăng nguy cơ đau tim, tai biến mạch máu não hoặc tử vong so với những người tiêu thụ lượng muối trung bình.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận chế độ ăn giảm muối nên khuyến cáo chỉ ở những người bị tăng huyết áp.

Muối cùng các gia vị đã gắn chặt trong đời sống ẩm thực của con người. Thật khó tưởng tượng một ngày không có muối trong bữa ăn. Muối thật sự cần thiết cho sức khỏe nhưng nên biết giới hạn trong những trường hợp nào.

Bs Ái Thủy (Theo Topstante)

Hút thuốc lá dễ chết sớm hơn 20 năm

- Người nghiện thuốc có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5 đến 10 lần so với người không hút, phân nửa chết trong tuổi trung niên hoặc mất đi khoảng 20 năm tuổi thọ.

Gần 60 triệu người Việt Nam hút thuốc

Tại hội thảo "Hơi thở cuộc sống - Vì một thế giới không khói thuốc" tại Hà Nội chiều 27/5, các chuyên gia đã cung cấp những con số giật mình về tỉ lệ hút thuốc lá tại Việt Nam

BS CKII Tạ Chi Phương, nguyên trưởng khoa ung bướu, Bệnh viện Phổi TƯ cho biết, Việt Nam là trong 15 nước hút thuốc lá nhiều nhất thế giới với khoảng 15 triệu người hút trực tiếp và 44 triệu người hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc của những người xung quanh), tiêu tốn 14.000 tỉ đồng mỗi năm. Trên thế giới, con số này khoảng 1,1 tỉ người.

Người hút thuốc lá không chỉ tự rước bệnh vào người mà còn làm hại cả người xung quanh khi 2/3 số khói sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút. Tỉ lệ hút thuốc thụ động trong dân số khoảng 67% nhưng tại công sở lên tới 90% và có trên 54% trẻ em Việt Nam bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá.

hút thuốc lá, khói thuốc lá, thuốc lá, ung thư phổi
Phần cuống phổi của một bệnh nhân chuyển màu đen do nhiều năm liên tiếp hút vài chục điếu thuốc/ngày

Ước tính cứ 10 người hút thuốc tử vong thì một người chết vì hít khói thuốc thụ động.

"Trong khói thuốc lá có chứa hàng nghìn chất khác nhau, trong đó có 40 chất độc hại, 20 chất đặc biệt độc hại, ảnh hưởng đến hô hấp, làm chết lớp niêm mạc, hấp thụ vào máu hoặc hoàn tan vào nước bọt nuốt vào", BS Phương thông tin.

PGS.TS Lê Chính Đại, Phó giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cũng cảnh báo: 95% bệnh nhân ung thư phổi và 75% bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mãn tính có tiền sử hút thuốc lá.

Thuốc lá là căn nguyên của 25 bệnh khác nhau, trong đó có trên 10 bệnh ung thư.

"Ngoài những ung thư do tác động trực tiếp của khói thuốc lá, nhiều nhất là ung thư phổi, thực quản, dạ dày, họng, hầu, miệng, khói thuốc lá còn là tác nhân gây ung thư tụy, thận, niệu quản, bàng quang, cổ tử cung... do khói thuốc là tác nhân hợp đồng với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư", PGS Đại giải thích.

Theo GS Đại, mỗi năm Việt Nam có tới 70.000 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá thì có tới 17.000 người chế do ung thư phổi với xu hướng mắc bệnh ngày càng trẻ.

Tại Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một nam thanh niên mới 20 tuổi đã mắc ung thư phổi do bắt đầu hút thuốc lào từ năm mới 7 tuổi.   

Dễ chết hơn 10 lần hoặc mất 20 năm tuổi thọ

Tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không khói thuốc mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã đưa ra hàng loạt cảnh báo về hệ lụy của thuốc lá, trong đó nhấn mạnh thông tin, người nghiện thuốc lá có nguy cơ tử vong cao gấp 2,5-10 lần so với người không hút.

Với ung thư phổi - ung thư có tỉ lệ mắc lớn nhất tại Việt Nam, những người hút 1 bao thuốc mỗi ngày sẽ dễ bị ung thư phổi gấp 10 lần so với người không hút thuốc lá và tăng lên gấp 25 lần với những người hút 2 bao/ngày.

Người hút thuốc lá trong vòng 6 tháng có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 6,5 lần so với người không hút. Đặc biệt, người hút thuốc lá có thể chết sớm hơn 20 năm so với người không hút. Cứ 2 người hút thuốc lá sẽ có 1 người sẽ tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá và phân nửa trong số này sẽ chết trong tuổi trung niên

hút thuốc lá, khói thuốc lá, thuốc lá, ung thư phổi
Bác Nhân chia sẻ câu chuyện của chính mình

Ngoài ra nhiều người lầm tưởng cai được thuốc lá là hết nguy cơ, tuy nhiên thực tế nếu hút thuốc quá lâu trước khi bỏ thì người hút vẫn hứng chịu hậu quả như thường.

Nghệ sĩ Xuân Bắc chia sẻ, bố anh từng hút thuốc ròng rã suốt 20 năm, sau đó từ những năm 1985, ông bắt đầu bỏ thuốc. Khi dừng hút, ông sụt 2kg nhưng sau đó tăng liền 8kg, sức khỏe tốt lên trông thấy.

"Tuy nhiên gần đây mỗi khi đi lại ông cụ thấy rất khó thở, mệt mỏi. Khi đi khám, bố tôi phát hiện ra đã bị phổi tắc nghẽn mãn tính", nghệ sĩ Xuân Bắc chia sẻ.

Hay như trường hợp bác Trần Văn Nhân (67 tuổi, Kim Động, Hưng Yên), từng hút thuốc 15 năm, sau đó dừng 20 năm thì phát hiện bị ung thư phổi và được bác sĩ chỉ định cắt bỏ khối u vào tháng 4/2006.

Theo các bác sĩ, vẫn có 10 -13% người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi với thời kỳ tiềm ẩn từ 30-40 năm kể từ khi bắt đầu hút cho đến khi xuất hiện ung thư phổi.

Còn với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, những trường hợp nghiện thuốc lá nặng (hút trên 25 điếu/ngày) sẽ có tỉ lệ tử vongcao gấp 30 lần người không hút.

Thúy Hạnh

Chạy bộ mỗi sáng phòng ngừa ung thư

- Chạy bộ là một trong những cách tập thể dục tốt nhất cho cơ thể. Chạy bộ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, phòng ngừa ung thư, cho xương chắc và một trái tim khỏe mạnh.

Công trình của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Camilo José Cela - Tây Ban Nha đăng trên Tạp chí Y học "Journal of Applied Physiology"cho thấy việc chạy bộ giúp bảo vệ mật độ xương, nhất là những người cao tuổi.

chạy bộ, tim mạch, ung thư, lười vận động, loãng xương

Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu khảo sát 122 người đang luyện tập cho cuộc chạy đua marathon và 81 người cho chạy đua bán marathon hoặc cho những cuộc chạy đua 10 km. Những nhóm này được so sánh với nhóm người ít vận động.

Các nhà nghiên cứu theo dõi mật độ xương bằng cách đánh giá thường xuyên tình trạng xương gót chân của những người tham gia (nhờ kỹ thuật đo mật độ xương).

Họ rút ra kết luận rằng những người thường xuyên chạy bộ thì có mật độ xương gót chân tăng đáng kể so với những người ít vận động.

Thêm vào đó, khoảng cách chạy rất quan trọng. Chạy càng dài thì xương càng chắc và tốt cho sức khỏe. Do đó cần phải bền bỉ trong luyện tập.  Đây là điều rất quan trọng.

Theo các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, chạy bộ giúp tránh giảm mật độ xương mà điều này thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh.

Để bảo vệ bộ xương của người phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cần nhiều giải pháp: Cung cấp đầy đủ lượng canxi cho cơ thể, hoạt động thể chất thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày là đủ để có hiệu quả. Nếu cần thiết (tùy theo kết quả đo mật độ xương) thì nên khám bác sĩ để có điều trị dự phòng.

Xương của cơ thể được phát triển mạnh cho đến tuổi 20, tiếp theo đó được duy trì trong vài chục năm và đặc biệt ở phụ nữ thì có khuynh hướng giảm dần ở tuổi mãn kinh (khoảng 55 tuổi). Mật độ xương giảm khoảng 3% mỗi năm, và đã ảnh hưởng đến sức khỏe như gãy xương bệnh lý, loãng xương, bệnh lý về xương.

Chạy bộ mỗi sớm thật sự tốt cho sức khỏe. Đây là một sự luyện tập tưởng chừng đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.

BS Ái Thủy (Nguồn: Topsante.com)

Thổi phồng công dụng, hoạt huyết Nhất nhất bị 'sờ gáy'

- Do quảng cáo thổi phồng so với nội dung đã đăng ký, công ty TNHH Nhất Nhất bị cơ quan chức năng xử phạt 30 triệu đồng.

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa ra quyết định xử phạt công ty TNHH Nhất Nhất (Hai Bà Trưng, Hà Nội) do quảng cáo thuốc Hoạt huyết Nhất Nhất không đúng nội dung đăng ký.

Theo Cục, hành vi quảng cáo của Nhất Nhất đã vi phạm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo của Chính phủ.

hoạt huyết Nhất Nhất, công ty TNHH Nhất Nhất, vi phạm quảng cáo
Sản phẩm Hoạt huyết Nhất Nhất bị "sờ gáy" do quảng cáo thổi phồng tác dụng

Theo đó, công ty TNHH Nhất Nhất bị xử phạt 30 triệu đồng,

Ngoài việc bị phạt tiền, Nhất Nhất phải có trách nhiệm cải chính thông tin quảng cáo đúng nội dung. Trường hợp không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Đây là lần thứ 2 Nhất Nhất bị xử phạt vi phạm quảng cáo trong vòng 1 năm qua.

Theo quảng cáo của Nhất Nhất, sản phẩm Hoạt huyết của công ty có tác dụng tăng cường máu lên não, hết đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, làm hết đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ, làm hết đau mỏi, tê bì tay chân. Ngoài ra công ty còn quảng cáo sản phẩm giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não... khiến người dân lầm tưởng sản phẩm này đa công dụng.

Minh Anh

Chức năng đuổi muỗi trên điều hòa ít người biết

vietnamnet.vn -

Những lúc chuyển mùa là kiểu thời tiết địa ngục ở Hà Nội bởi không khí nóng lại kèm theo sự ẩm thấp từ những cơn mưa giông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để muỗi đi "kiếm ăn".

Khi sử dụng điều hòa chúng ta thường thiết lập nhiệt độ ở mức xấp xỉ 23 độ C, nhiệt độ này tốt cho sức khỏe của chúng ta và cũng tốt cho hoạt động của điều hòa.

Do đó ta có thể thấy nhiệt độ thấp không phải là lý do chính khiến muỗi không có trong phòng điều hòa. Nhân tốt chính xua đuổi chúng đi là khả năng làm khô không khí của điều hòa.

điều hòa, đuổi muỗi, cách đuổi muỗi

Ở bất kì chế độ (mode) nào của điều hòa thì máy cũng tự động hút ẩm khỏi phòng, chỉ khác nhau là hút nhiều hay ít mà thôi.

Không khí càng khô thì muỗi càng khó chịu và sẽ tìm mọi kẽ hở để thoát khỏi không gian đó.

Đây cũng là lý do vì sao, để đuổi muỗi các bạn nên bật chế độ làm khô thay vì chế độ làm mát bởi nó đuổi muỗi rất hiệu quả mà lại không quá tốn điện như chế độ làm mát.

Với chế độ làm khô (Dry Mode) trên điều hòa sẽ đạt được độ khô tối ưu nhất, máy sẽ tự động điều chỉnh độ ẩm trong phòng ở mức đủ cần thiết không gây khó chịu cho con người nhưng vẫn khô hơn các chế độ khác (như chế độ Cool là ví dụ).

Do đó sử dụng chế độ Dry trên điều hòa sẽ có tác dụng tối đa trong việc xua đuổi muỗi khỏi phòng.

Đây có thể coi là một trong những cách vừa hiệu quả vừa an toàn với sức khỏe con người lại không quá tốn kém dành cho thời điểm chuyển mùa không quá nóng như hiện tại.

(Theo TTVN)

9 huyệt vị dưỡng sinh mọi người nên xoa bóp hàng ngày

soha.vn

Lê Thu | 05/05/2016 09:05

Ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch, huyệt Nội quan còn được sử dụng trong trường hợp cứu người bị lên cơn đau tim bất ngờ.

Trung y cho rằng, trên các kinh mạch cơ thể con người có 361 huyệt vị. Nếu tính cả các huyệt vị không thuộc kinh mạch thì có tới hơn 1 nghìn huyệt vị. Để nắm rõ những kiến thức này, đối với người bình thường là một việc rất khó khăn.

Dựa trên các tổng hợp lâm sàng, bác sĩ Triệu Diễm, Chủ nhiệm Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Y học tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã tóm tắt tác dụng của 9 huyệt vị dưỡng sinh quan trọng dễ nhớ nhất.

Hàng ngày, chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp vài lần một trong 9 huyệt vị này, bạn sẽ cảm nhận được tác dụng rất tốt cho sức khỏe, có công hiệu thần kỳ trong việc dưỡng sinh, trừ bệnh.

1. Huyệt Phong trì: Sáng mắt, giúp tỉnh táo

https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2016/huyet-phong-tri-1461577876824-1461686849776/9-huyet-vi-duong-sinh-moi-nguoi-nen-xoa-bop-hang-ngay.jpg

Trung y có câu "đầu mục phong trì chủ", tức là hãy tìm đến huyệt phong trì nếu gặp các triệu chứng đau đầu, mỏi mắt mà nguyên nhân là do trúng gió (phong bệnh).

Xoa bóp, ấn huyệt Phong trì và các cơ xung quanh có tác dụng hỗ trợ chữa trị các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, ngoại cảm phong hàn, đau đầu do trúng gió, cùng với chứng nhức mỏi cổ do tư thế làm việc phải cúi xuống trong khoảng thời gian dài.

Đối với giới nhân viên văn phòng, các bạn có thể tranh thủ thời gian trong giờ làm việc để ấn nhẹ huyệt Phong trì, có tác dụng giúp cho tinh thần tỉnh táo, xóa tan mệt mỏi.

2. Huyệt Trung quản: Tốt cho dạ dày

Thường xuyên ấn Huyệt Trung quản hỗ trợ giảm đau dạ dày.

Thường xuyên ấn Huyệt Trung quản hỗ trợ giảm đau dạ dày.

Bệnh nhân bị đau dạ dày cấp tính có thể ấn huyệt Trung quản trong 10 giây, rồi buông tay ra. Sau đó lặp lại như vậy trong vòng 3 phút sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng này.

Bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính có thể ấn nhẹ huyệt Trung quản, dùng bàn tay xoa nhẹ, nhằm giúp tăng cường khả năng tiêu hóa, giảm dần triệu chứng đau.

3. Huyệt Hợp cốc: Thanh nhiệt, giảm đau

Ấn huyệt Hợp cốc giúp thanh nhiệt, giảm đau.

Ấn huyệt Hợp cốc giúp thanh nhiệt, giảm đau.

Huyệt Hợp cốc còn có tên gọi khác là huyệt Hổ khẩu (miệng hổ). Khi có triệu chứng đau đầu, hãy bấm huyệt Hợp cốc, để thấy các cơn đau giảm hẳn. Còn nếu thường xuyên bấm huyệt Hợp cốc sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc và an thần.

Đối với một số chứng bệnh như sốt cao, đau đầu, nhiệt miệng, đau răng do chứng cảm gió hoặc cảm nóng gây ra, nếu uống thuốc cũng không thể thấy ngay hiệu quả.

Thay vào đó, bạn có thể ấn huyệt Hợp cốc để chữa trị. Khi xoa bóp đúng lực, bạn sẽ cảm thấy đau nhói, tê và sưng lên.

Nếu kèm theo sốt, bạn có thể dùng một chiếc thìa sứ cạo trên phần da phía sau cổ hoặc dùng ngón tay véo nhẹ phần da xung quanh đó, cho đến khi da nổi đỏ hoặc tím. Động tác này có tác dụng giải độc, hạ sốt nhanh chóng.

4. Huyệt Kiên tỉnh: Giảm thiểu chứng đau cổ

Ấn huyệt Kiên tỉnh thường xuyên giúp giảm thiểu chứng đau cổ.

Ấn huyệt Kiên tỉnh thường xuyên giúp giảm thiểu chứng đau cổ.

Dùng ngón tay giữa ấn chặt huyệt Kiên tỉnh của phía bên tay còn lại, đồng thời chuyển động cánh tay cùng phía có huyệt Kiên tỉnh, dùng lực ấn chặt cho đến khi cảm thấy "đau nhẹ nhưng thoải mái" sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Huyệt Ủy trung: Chữa đau lưng và thắt lưng

Ấn huyệt Ủy trung giúp giảm đau vùng lưng và thắt lưng.

Ấn huyệt Ủy trung giúp giảm đau vùng lưng và thắt lưng.

Trung y có câu "Yêu bối Ủy trung cầu", nghĩa là khi đau lưng hãy tìm đến huyệt Ủy trung.

Ngồi sai tư thế, ngồi trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến các chứng đau lưng, quanh thắt lưng và đau vai của dân văn phòng hoặc chứng đau lưng ở người cao tuổi. Thường xuyên ấn huyệt Ủy trung có thể giúp lưu thông khí huyết vùng lưng và thắt lưng.

Khi ấn huyệt Ủy trung, dùng lực đúng sẽ có cảm giác hơi đau nhói. Bạn nên ấn liên tục khoảng 20 cái mới phát huy được tác dụng.

6. Huyệt Quan nguyên: Bồi thận, bổ khí, hồi dương

Ấn huyệt Quan nguyên giúp bồi thận, bổ khí, hồi dương.

Ấn huyệt Quan nguyên giúp bồi thận, bổ khí, hồi dương.

Ấn nhẹ huyệt Quan nguyên có tác dụng bồi thận, bổ khí, giảm thiểu quá trình lão hóa.

Đối với nam giới, việc ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp chữa trị một số triệu chứng của bệnh suy thận, đau thắt lưng, rụng tóc...

Còn với phụ nữ, thường xuyên ấn huyệt Quan nguyên có thể giúp điều trị và giảm thiểu rất nhiều bệnh về phụ khoa.

Trước khi ấn huyệt Quan nguyên, phải xoa hai lòng bàn tay nóng lên, sau đó áp lòng bàn tay vào đúng vị trí của huyệt Quan nguyên (như hình), rồi thực hiện động tác xoa ấn nhẹ nhàng, mức độ từ nhẹ tăng dần cho đến khi cảm thấy nóng lên.

7. Huyệt Tam âm giao: Dưỡng âm, làm đẹp

Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao, giúp phụ nữ dưỡng âm, làm đẹp

Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao, giúp phụ nữ dưỡng âm, làm đẹp

Huyệt Tam âm giao được xem là huyệt vị của phụ nữ. Chị em thường xuyên ấn huyệt này sẽ có tác dụng đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn, bảo dưỡng tử cung và buồng trứng.

Ngoài ra nó còn có tác dụng điều kinh, trị tàn nhang, xóa nếp nhăn, trị mụn, dị ứng da, viêm da, eczema...

Bắt đầu 3 ngày trước mỗi kỳ kinh, mỗi ngày chị em nên ấn huyệt Tam âm giao, kiên trì trong 3 tháng sẽ giúp chữa trị một số vấn đề như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh...

Khi ấn huyệt này, dùng ngón tay cái ấn thẳng trên huyệt vị, rồi ấn chặt xuống sau đó mới xoa, mỗi lần kéo dài 1 phút. Nghỉ một lát rồi lại tiếp tục.

Thường xuyên ấn huyệt Tam âm giao có tác dụng điều hòa khí huyết vận hành trên cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên áp dụng phương pháp này.

8. Huyệt Nội quan: Bảo vệ tim mạch

Ấn huyệt Nội quan giúp bảo vệ tim mạch và cấp cứu khi nguy kịch.

Ấn huyệt Nội quan giúp bảo vệ tim mạch và cấp cứu khi nguy kịch.

Ấn huyệt Nội quan có tác dụng điều hòa khí huyết. Khi ấn, chúng ta dùng ngón tay cái ấn xuống vị trí của huyệt, mỗi lần ấn khoảng 3 phút hoặc cho đến khi cảm thấy đau nhói cục bộ thì dừng lại.

Ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch, huyệt Nội quan còn được sử dụng trong trường hợp cứu người khẩn cấp.

Khi bệnh nhân có triệu chứng đau tim bất ngờ, ngay lập tức để bệnh nhân nằm xuống thư giãn ngay ngắn, ấn huyệt Nội quan để làm dịu cơn đau cho bệnh nhân trong thời gian chờ cấp cứu.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ trị liệu và cấp cứu. Còn bệnh nhân cần phải được điều trị ở các cơ sở y tế ngay sau đó.

Ngoài ra, ấn huyệt Nội quan còn có tác dụng chữa trị một số triệu chứng như đau đầu, khô miệng, đau họng, bệnh thoái hóa cột sống cổ, viêm quanh khớp vai, đau thắt lưng...

9. Huyệt Dương lăng tuyền: Thư cân hoạt lạc

Ấn huyệt Dương lăng tuyền giúp giảm đau vai, sưng ngực, đau thần kinh liên sườn...

Ấn huyệt Dương lăng tuyền giúp giảm đau vai, sưng ngực, đau thần kinh liên sườn...

Để tìm vị trí của huyệt này, bạn phải ngồi im, dùng tay sờ bắp chân, vị trí của huyệt Dương lăng tuyền ở chỗ lõm phía trước, dưới đầu nhỏ của xương mác, nơi thân nối với đầu trên xương mác, khe giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân.

Thông thường khi ấn huyệt Dương lăng tuyền, nếu cùng lúc cử động vai có thể giảm thiểu chứng đau vùng xung quanh vai.

Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng chữa trị các bệnh như đau sưng ngực, đau hai bên mạn sườn, đau thần kinh liên sườn...

* Theo Sohu Health

 

 

10 nguyên tắc dưỡng sinh của cổ nhân cần phải "gối đầu giường"

soha.vn - Trần Quỳnh | 25/04/2016 08:16

10 nguyên tắc dưỡng sinh của cổ nhân cần phải "gối đầu giường"

Tuy rằng cơ thể của chúng ta liên tục thay đổi, hoàn cảnh sống cũng không ngừng biến hóa, nhưng những nguyên tắc dưỡng sinh của cổ nhân lại luôn là bất biến.

1. Giấc ngủ là yếu tố quan trọng hàng đầu

Trong 100 nguyên tắc dưỡng sinh của Trung Quốc, giấc ngủ chất lượng là điều kiện được đưa lên hàng đầu.

Đặc biệt, nếu mất ngủ vào giờ Tý (11h đêm – 3h sáng), thận sẽ bị hư tổn. Hơn nữa, tim thận tương liên, thận có tính thủy, nếu suy yếu sẽ khiến hỏa vượng, dễ hao tổn tinh thần.

Chưa dừng lại ở đó, nếu có tâm tư bất an trước khi đi ngủ, chớ nên trằn trọc để tránh bị hao tâm tổn sức. Hãy nhớ cho 'tâm' ngủ trước rồi thân mới ngủ yên được.

2. Lục phủ ngũ tạng liên quan tới "thất tình lục dục"

Người Trung Quốc có câu "đa sân thương can, đa dâm thương thận, đa thực hựu thương tỳ vị. Ưu tư thương tỳ, phẫn nỗ thương can, lao lự thương thần."

Có nghĩa là: Giận dữ thương gan, phóng túng hại thận, ăn nhiều hại tỳ vị, ưu tư thương tỳ, u buồn hại gan, phiền não làm hao tổn tinh thần.

https://sohanews2.vcmedia.vn/k:2016/2-1461255654680-1461296327748/10-nguyen-tac-duong-sinh-cua-co-nhan-can-phai-goi-dau-giuong.jpg

Về mối quan hệ của "thất tình lục dục" đối với sức khỏe, "Hoàng đế nội kinh" từ sớm cũng đã chỉ rõ: "Nộ (cáu giận) thương gan, hỉ (vui quá mức) thương tim, ưu (buồn) thương phổi, tư (nghĩ ngợi quá nhiều) thương tỳ, khủng (sợ hãi) thương thận."

Như vậy, không thể phủ nhận việc tâm tình có ảnh hưởng không nhỏ tới phủ tạng nói riêng và sức khỏe nói chung. Do đó, con người không nên bị tâm tình điều khiển, mà phải chủ động nắm bắt và làm chủ cảm xúc của chính mình.

3. "Khí dĩ hành huyết, huyết dĩ bổ khí"

Đây là quan điểm khẳng định mối liên hệ của khí – huyết. Theo đó, khí giúp máu (huyết) lưu thông, máu lại đóng vai trò bổ khí.

Người bình thường nhìn lâu sẽ tổn máu, nằm lâu thương khí, ngôi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu tổn thương gân, thất tình lục dục quá độ sẽ hư hao nguyên khí, hại tim hại thận.

Khí huyết lưu thông và cân bằng là yếu tố quan trọng cần đảm bảo trong quá trình dưỡng sinh. (Tranh minh họa).

Khí huyết lưu thông và cân bằng là yếu tố quan trọng cần đảm bảo trong quá trình dưỡng sinh. (Tranh minh họa).

Đạo gia cho rằng: Khí – huyết của con người cũng là một cặp phạm trù âm dương, trong đó máu đóng vai trò là âm, khí là dương. Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng, tác dụng qua lại và điều khiển lẫn nhau.

Thiếu khí sẽ khiến bệnh tật tích tụ, dễ bị tắc động mạch, ung thư. Ngược lại, khí quá vượng lại sinh ra những chứng bệnh về xuất huyết. Do đó, chỉ khi khí – huyết ở trạng thái đủ và cân bằng, cơ thể con người mới thực sự khỏe mạnh.

4. Lao tâm quá độ, bệnh tật vận vào thân

Tim bị ứ đầy sẽ không tiếp nhận khí nóng của gan, đồng nghĩa với việc khí gan bị tích tụ. Gan thuộc hệ mộc, khắc với thổ, khí tích ở gan sẽ khiến tỳ vị bị bệnh, dẫn đến tiêu hóa bất ổn, dinh dưỡng không ngủ, giấc ngủ không an.

Chưa kể tới việc mộc khắc thủy, mà thận nằm trong hệ thủy, gan bị tụ khí sẽ khiến thận yếu do hỏa vượng. Trong khi đó, tim thận tương liên, thận bất ổn sẽ làm tim khí càng yếu và kéo theo cả các bệnh về phổi.

Bởi lục phủ ngũ tạng đều có mối liên quan, nên một bộ phận bất thường sẽ tạo ra nhiều hệ lụy khôn lường.

5. Động sinh dương, tĩnh sinh âm

Đây chính là nguyên lý âm dương của "Kinh Dịch" được đúc kết từ cổ nhân Trung Hoa.

"Động" (vận động) là nền tảng của cơ thể, chăm chỉ rèn luyện sẽ giúp tăng cường sinh lực, nâng cao hiệu suất làm việc. Trong khi đó, "tĩnh" (tĩnh tọa) lại có thể tránh được những tổn hao cho cơ thể, có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Vận động và tĩnh tọa là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình dưỡng sinh. (Ảnh minh họa).

Vận động và tĩnh tọa là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình dưỡng sinh. (Ảnh minh họa).

Theo đó, chúng ta không nên ngày nào cũng tìm cách bổ thận, tráng dương. Nên nhớ rằng: vận động sẽ sinh ra dương, tĩnh tọa có thể sinh âm. Âm được ví như "mẫu" (mẹ) của dương, đồng thời dương cũng tác động trở lại yếu tố âm.

6. Bổ khí tuy cần nhưng không được mù quáng!

Người ở vào giai đoạn thiếu khí, không nên mù quáng làm đủ mọi phương pháp để bổ khí, nếu không sẽ "lợi bất cập hại".

Từ xa xưa, cổ nhân đã rất chú trọng tới những bài thuốc có tác dụng bổ khí. (Ảnh minh họa).

Từ xa xưa, cổ nhân đã rất chú trọng tới những bài thuốc có tác dụng bổ khí. (Ảnh minh họa).

Nếu rơi vào tình trạng thiếu khí do thiếu máu, việc cần làm trước tiên là bổ máu, bởi máu được ví như "mẹ" của khí. Ngược lại, khi bị thiếu khí do khí huyết không lưu thông, chúng ta lại cần tẩm bổ cả hai cả khí và huyết.

7. Tầm quan trọng của môi trường đối với việc dưỡng sinh

Không thể phủ nhận yếu tố môi trường có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình dưỡng sinh. Đây cũng là lý do những người bệnh thường tìm đến những nơi rừng núi thanh tịnh để an dưỡng và chữa trị.

Bởi những nơi rừng sâu núi thẳm thường có không khí chứa anion (ion âm). Thông qua sự thả lỏng của người bệnh, những ion âm này sẽ thẩm thấu vào bên trong cơ thể, tự động nuôi dưỡng ngũ tạng, lục phủ, khiến cho người bệnh giống như được hồi sinh.

Bên cạnh đó, còn có một điểm trọng yếu mà ít người trong số chúng ta biết rõ là cơ thể con người không chỉ hô hấp bằng mũi và miệng mà còn thông qua các lỗ chân lông. Đặc biệt, đây còn là nơi có thể hấp thụ "những tinh hoa của đất trời".

8. "Thuận theo tự nhiên" là cảnh giới đỉnh cao

Khi một người xuất hiện trên đời, số phận của họ đã được an bài bởi số mệnh. Theo đó, nếu chúng ta có thể thuận theo vận mệnh, ắt sẽ luôn được bình an vô sự.

Người có "ngộ tính" sẽ nhanh chóng đoán biết được vận số của mình, hiểu rõ điều gì nên làm, điều gì nên tránh.

Đạt được cảnh giới thuận theo tự nhiên, con người có thể luôn bình an vô sự, thậm chí sống lâu trăm tuổi. (Tranh minh họa).

Đạt được cảnh giới "thuận theo tự nhiên", con người có thể luôn bình an vô sự, thậm chí sống lâu trăm tuổi. (Tranh minh họa).

Đó cũng là lý do mà việc dưỡng sinh không đơn giản chỉ mang tính bắt chước, bảo sao làm vậy. Chúng ta không thể sống theo người khác, mà phải đi từ trong tâm để tìm được "ngộ tính", nắm bắt được số mệnh của mình.

Như vậy, làm thế nào để biết được bản thân mình có đang "thuận theo tự nhiên" hay không? Việc này kỳ thực rất đơn giản: Nếu bạn có bệnh hoặc không được thoải mái, đó chính là hậu quả của việc "làm trái tự nhiên".

9. Bệnh từ tâm mà ra

Suy nghĩ và bệnh tật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, có rất nhiều căn bệnh sinh ra bởi ý niệm mà thành. Y học hiện đại gọi đó là bệnh "tưởng".

Những căn bệnh ấy cho dù dùng thuốc trị liệu cũng không khỏi. Đối với loại bệnh từ tâm mà ra này, chúng ta cần chữa bằng tư tưởng. Vậy mới nói, tâm tình có thể sinh bệnh mà cũng có thể chữa bệnh.

10. Ngũ hành tương sinh tương khắc

Hơn 2 thiên niên kỷ trước đây, cổ nhân Trung Hoa đã khám phá ra thuyết Ngũ Hành với đặc tính tương sinh – tương khắc.

Cũng theo Đông Y, tính tương sinh – tương khắc của Ngũ Hành sẽ đảm bảo cho năng lượng lưu thông, nuôi dưỡng và duy trì công năng bình thường của tạng phủ.

Lục phủ ngũ tạng cũng được xếp vào các phạm trù thuộc Ngũ Hành và nằm trong quy luật tương sinh - tương khắc. (Tranh minh họa).

Lục phủ ngũ tạng cũng được xếp vào các phạm trù thuộc Ngũ Hành và nằm trong quy luật tương sinh - tương khắc. (Tranh minh họa).

Các cơ quan trong cơ thể đều phụ thuộc vào nhau, một bộ phận bị nhiễm bệnh sẽ kéo theo cả cơ thể bị bệnh. Đó chính là vòng tương sinh.

Ngược lại, vòng tương khắc là sự ức chế lẫn nhau của tạng phủ. Ví dụ như tim đập quá nhanh sẽ khiến phổi bị ức chế, gây khó thở; thận quá lao lực lại khiến tim bị bệnh; gan bị rối loạn sẽ khiến hệ tiêu hóa bất ổn…

Bởi vậy, phàm là những bênh liên quan tới ngũ tạng, ta có thể dựa vào tính tương sinh – tương khắc của ngũ hành mà điều trị.

*Theo SecretChina