Trang

Đậu bắp chữa thoái hóa khớp

Thuốc tốt từ đậu bắp

 

thientamgoilathom.wordpress.com

 

Image

Cây Đậu Bắp có rất nhiều tên để tra cứu Gombo, Bendi, Gumbo, Okra hay Laddies Finger.

Cây này dường như đến từ Tây Phi và hiện nay được trồng trên toàn thế giới vì lợi ích sức khỏe của nó. Đã có hàng trăm món ăn sử dụng nguyện liệu đậu bắp, trong đó người Việt thường dùng dạng luộc, kho, xào và nấu canh chua hay trong các món lẫu.

Chúng tôi xin giới thiệu giá trị dinh dưỡng của Đậu Bắp và các hiệu quả tốt khi dùng đậu bắp để bảo vệ sức khỏe theo phương pháp tự nhiên.

Các tài liệu nghiện cứu cho thấy một nửa chén trái đậu bắp nấu chín cung cấp:

25 calo

2g chất xơ

1.52 g protein

5.55 g carbohydrate

460 IC của Vitamin A

13,04 mg Vitamin C

36.5 mg axit folic

54 mg Canxi

0.4 mg Sắt

256.6 mg Kali

46 mg Mangan

Nó còn chứa glutathione là một phân tử protein được sản xuất tự nhiên trong cơ thể. Glutathione là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cuộc chiến cơ thể chống lại tác hại của vi trùng và vi khuẩn.  Dùng dạng tươi (fresh) cho nhiều calo hơn dùng nấu chín (33 calo/nửa chén).Trái Đậu bắp giàu chất xơ mà còn giúp điều hòa lượng đường trong máu nhờ các chất nhầy trong ruột trái đậu bắp đủ khả năng để hủy diệt tinh thể đường thặng dư trong máu. Nếu ăn chất ngọt cùng với đậu bắp, đậu bắp  sẽ giúp cơ thể kiểm soát đường trong các thực phẩm và giúp cơ thể hấp thụ nó.

Sau đây là các lợi ích cho sức khỏe từ trái đậu bắp:

1. Giúp cơ thể kiểm sóat đường dư thừa trong máu.

2. Thúc đẩy họat động của nhu động ruột. Là thuốc nhuận tràng cực tốt  ngăn ngừa chứng táo táo bón khó chữa.

3. Chữa viêm loét một chất chống oxy hóa và chống viêm

4. và chống lại bệnh hen suyễn nhờ dồi dào Vitamin C.
5. Giúp điều trị viêm phổi, viêm họng hội chứng ruột kích thích.
6. Nhờ dồi dào Vitamine A, nên tốt cho mắt giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể .

7. Tốt cho bất cứ ai đang tình trạng suy nhuợc, mệt mỏi và chán nản.

8. Đặc biệt bôi trơn các khớp, giảm đau xương khớp.Vỏ cây đậu bắp

Vỏ cây còn là một nguồn giàu vitamin K và vitamin K hoạt động như một đồng trợ giúp trong các enzym đông máu và cần thiết để giúp tăng cường xương trong cơ thể.

Sau đây là lời dặn của Thầy Đỗ Dức Ngọc trên trang về cách dùng trái đậu bắp cho người đau cột sống cổ: (http://khicongydaovietnam.wordpress.com/2011/08/03/cau-hoi-212/)

"…. Dùng chất nhớt của Trái Đậu Bắp, uống mỗi ngày làm trơn các xương khớp ngừa thoái hóa xương và hết đau xương khớp do mòn đĩa đệm"

Cách làm: Mỗi ngày mua 10 trái đậu bắp, rửa sạch, thái mỏng ngâm ít nước sạch hay nước sôi, vào buổi sáng cho chảy nhớt rồi uống vào mỗi tối, trong 1 tuần, thì khi cử động khớp không còn đau, không nghe kêu lụp cụp lạo xạo nơi các xương khớp cổ gáy vai lưng chân gối, ngón tay chân nữa".

Trong thời gian dùng đậu bắp cần tập các động tác khí công giúp dẫn thuốc vào nơi cần.

Chúc các bạn có thêm chọn lựa chăm sóc sức khỏe bền vững.

Trích từ tài liệu ở trang healthwise.blogspot.com

 

 

 

Câu hỏi 212 : Đau viêm cột sống dính khớp.

Posted on by Đỗ Đức Ngọc

Đau viêm cột sống dính khớp..

Đầu thư, không có gì hơn, con xin chúc thầy luôn vui khỏe và có nhiều cống hiến hơn nữa trong việc chữa bệnh cho mọi người. Đến với Khí Công Y Đạo của thầy, con thực sự sáng mắt sáng lòng, biết rõ căn nguyên của bệnh mình hơn, chứ không mơ hồ như trước đây, mặc dù đã đi chữa rất nhiều cả Đông Y và Tây Y. Khí Công Y Đạo của thầy đã cứu con thầy ạ!

Con bị viêm cột sống dính khớp, cột sống khi chụp X-quang thì như cây tre, không thấy đĩa đệm đâu hết, lưng gù chân yếu đi lại rất khó khăn, rất đau đớn nhất là lúc đi ngủ, đau nhức nhất lại là cột sống cổ, chân trái nhỏ hơn chân phải, năm nay con 28 tuổi. Con đang được anh Đại Huynh, học trò của thầy chữa bệnh cho con, con cũng đang kiên trì tập theo những video hướng dẫn của thầy, con thật hạnh phúc vì đang có những tiến triển ngoài sức tưởng tượng của con. Con đội ơn thầy, đội ơn Đại Huynh.

1-Ngoài ra con có tập thêm Lục Tự Khí Công, đã khoảng nửa tháng, huyết áp ở 2 tay trở lại bình thường, nhịp tim ở 2 tay là 74. Con đo huyết áp vào buổi chiều, nhưng huyết áp ở 2 chân thì khá cao: chân trái 176/122/81, chân phải cũng cao tương tự.

2-Hiện nay con ăn uống khá tốt, bớt đau nhức nhưng về đêm vẫn rất đau nhức ở vùng cổ gáy. Hiện nay con đang uống 3B (B1, B2 , B3), dầu cá và thuốc bột Điền Thất, vậy với huyết áp như thế thì có nên uống thêm Đương Quy Tửu nữa không? Không có kim thử tiểu đường thì có thể dùng kim châm cứu hay kim khâu áo quần khử trùng rồi chích lể được không?

Rất mong nhận được hồi âm của thầy, kính chúc thầy vui!

Con xin cảm ơn thầy, cảm ơn Khí Công Y Đạo!

Kính thư !

Trả lời :

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

1- Áp huyết ở chân cao hơn tiêu chuẩn ở tay 10mmHg là tốt, khoảng 140-150mmHg/70-80 mạch 70-80.

Phân tích kết qủa số đo ở chân : 176/122mmHg 81, có nghĩa là nghẽn động mạch háng số thứ hai động mạch háng trương phình, áp lực khí dồn xuống chân cao 176, do nhiều nguyên nhân, uống nước nhiều, xệ ruột, nặng bụng không tiêu làm chèn ép động mạch háng. Do đó cần tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, giúp thông khí toàn thân, thông chân, gối, ruột không bị xa xệ làm táo bón hay tiêu chảy, tuy nhiên bài này làm hạ áp huyết. Sau khi tập xong cần tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần cho áp huyết tăng lên trở lại.

2-Thoái hóa xương cổ do thiếu máu lên đầu, cần bấm huyệt Ế Phong để làm tăng áp huyết bơm máu lên đầu nuôi dưỡng thần kinh đầu cổ gáy vai. Thuốc 3 B1,2,3 chỉ giảm đau mà không bổ máu, cần B12, không cần Đương Quy Tửu. Tập 7 bài đầu khí công, bài Cúi Ngửa 4 Nhịp, Vặn Mình 4 Nhịp, Vỗ Tay 4 Nhịp để chữa đầu cổ, lưng. cột sống.

Dùng chất nhớt của Đậu Bắp, uống mỗi ngày làm trơn các xương khớp ngừa thoái hóa xương và hết đau xương khớp do mòn đĩa đệm.

Mỗi ngày mua 10 trái đậu bắp, rửa sạch, thái mỏng ngâm ít nước sạch hay nước sôi, vào buổi sáng cho chảy nhớt rồi uống vào mỗi tối, trong 1 tuần, thì khi cử động khớp không đau không nghe kêu lụp cụp lạo xạo nơi các xương khớp cổ gáy vai lưng chân gối, ngón tay chân nữa.

Tiếp tục theo Đại Huynh làm phụ tá dạy thể dục KCYĐ vừa chữa bệnh cho mình vừa giúp đỡ người khác.

Thân

doducngoc

 

 

 

ĐẬU BẮP (Gombo, Okra hay Laddies Finger)

Posted on by Đỗ Đức Ngọc

ĐẬU BẮP : Thuốc trị Tiểu Ðường, Khô lưỡi, Ðái rắt, Ngáy to (công hiệu thấy liền)

Sau một năm chữa trị, pha chế theo nhiều cách khác nhau thì thấy công hiệu cũng khác nhau.

Nay tôi xin cống hiến quý vị một toa thuốc rất hữu hiệu mà chính tôi đã dùng trong 1 năm qua thì thấy kết quả tốt, kiểm chứng được liền sau khi uống.

Các bạn của tôi, bệnh tình rất nặng, mắt mờ, chân phù khi dùng thì thấy bớt, không phải chích insuline nữa nên rất mừng đã thoát cơn bệnh hiểm nghèo có thể đi đến tàn phế, mù lòa.

Rằng:

Trong ruột quả đậu bắp có chất nhờn đủ khả năng để hủy diệt tinh thể đường thặng dư trong máu.

Vấn đề chính là làm sao để lấy chất đó ra mà không bị biến chất.

Lấy nguội thì ủng, uống đau bụng, lấy quá nóng thì mất hiệu quả vì biến chất.

·Lúc đầu vì bụng chưa quen nên khó chịu, uống ít và loãng để quen bụng rồi sau đó tha hồ muốn uống bao nhiêu cũng được.

Chọn đậu bắp :

Ðậu bắp có 2 loại: Loại Ấn Ðộ và loại Mễ Tây Cơ.

Tôi dùng loại Ấn Ðộ, trái khá lớn khoảng 100 trái nặng 1 kí-lô (Kg). Trái không non mà cũng không già. Trái già thì có sơ không tốt, trái quá non thì chất nhờn chưa hữu hiệu.

Cách pha chế :

Lấy 15 trái rửa sạch, cắt cuống vứt đi, khía một nhát dao để cho chất nhớt dễ thoát ra.

Cho 15 trái đó vào 3/4 lít nước rồi đun. Khi nước vừa sôi thì tắt lửa đi, đậy vung lại khoảng ít nhất là 10 phút sau thì đậu tái, ăn được. Lúc này nước màu xanh lơ nhạt (vert), vớt ra thấy nhớt đang chảy. Ðể lâu thì thành xanh xậm hơn một chút. Chắt nước ra để uống trong ngày, còn cái thì chấm với Maggi ăn cho hết.

Dùng trong 1 tuần lễ thì đem máy tiểu đường ra đo sau 12 giờ nhịn ăn (tức là đo trước khi ăn sáng)

·Thành quả cho ta định số trái ăn trong 1 ngày.

·Dùng nhiều trái thì nồng độ giảm nhiều.

·Ăn nhiều đường thì nồng độ tăng nhiều.

Chú ý: Nếu để lâu trong nước sôi thì lúc đó nước sẽ ngả màu vàng; sau đó biến thành màu nâu….lúc này thuốc kém hữu hiệu.

CHỮA BỆNH KHÔ LƯỠI :

Bệnh khô lưỡi kéo theo bệnh ngáy to và đái rắt ban đêm. Ðây là hiện tượng cổ họng bị teo.

Lấy 10 trái đậu bắp, đun trong ½ lít như trên.

·Sau đó chắt lấy nước, vứt cái đi. Ðể nước trong tủ lạnh.

·Ngay trước khi lên giường ngủ thì uống một ly nước đậu bắp lạnh, khoảng ¼ lít, thì sẽ ngon giấc, lưỡi hết khô, ngáy không to và nhất là hết bệnh đái rắt ban đêm.

·Nếu ban đêm thức giấc đi tiểu thì trước khi ngủ lại nên uống một ly nước lạnh để máu loãng dễ lưu thông thì tránh được bệnh "Bóng Ðè". Bóng đè là hiện tượng não bộ thiếu máu nên tứ chi bất động vì óc kkông còn khả năng điều khiển nữa. Thiếu máu trong não bộ là vì khi ngủ nơi quá nóng mồ hôi bốc ra nhiều nên máu thành đặc, tim bơm lên hơi khó.

·Hôm nào quên không uống nước đậu bắp thì bệnh sẽ trở lại ngay.

LƯU Ý :

1.Uống xong thì đi ngủ liền, uống lâu mới đi ngủ thì không còn hiệu nghiệm nữa.

2.Nếu vì uống quá nhiều đậu bắp mà cơ thể trở nên thiếu đường, mặt mày xây xẩm, mất sức, chóng mệt thì ăn thêm đường cho cân bằng.

Mr. HOANG.
Paris ngày 20 mai 2012

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét