Trang

Các cách trị mề đay theo dân gian

Loại bỏ mề đay nhanh chóng chỉ từ 3 bài thuốc dân gian quen thuộc

suckhoegiadinh.com.vn - 4:09 PM | 25/01/2018 -


Thuốc và sức khỏe

Đừng để bản thân mất tự tin do căn bệnh mề đay đeo bám gây nên sự khó chịu và mất thẩm mỹ cho cơ thể bạn, những bài thuốc chữa mề đay từ dân gian đã được kiểm chứng rất hiệu quả và đơn giản.

Mề đay - không đơn giản như bạn nghĩ

Thực phẩm ngăn ngừa nổi mề đay khi trời lạnh

Chứng mề đay không "chừa" ai trong mùa giá rét

Cẩn trọng với nổi mề đay khi trời lạnh

Mách nước 7 cách chữa mề đay cực hiệu quả ngay tại nhà

Vạch trần 7 "thủ phạm" gây nổi mề đay thường gặp

Giải pháp chữa bệnh mề đay từ gốc rễ bên trong cơ thể

Cần kiêng ăn gì để không bị mề đay ''ghé thăm''

Mề đay khiến người bệnh chịu đựng những vết ban mẩn đỏ và triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu, ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe mà cả tinh thần và sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng thuốc tây tuy hiệu quả rất nhanh chóng nhưng với từng cơ địa, rất dễ bị tái phát cùng đi kèm những tác dụng phụ như mất ngủ, khó ăn, lâm vào tình trạng sức khỏe giảm sút. Vì vậy, từ xa xưa ông bà ta đã quen sử dụng một số bài thuốc chữa mề đay từ dân gian giúp tránh khỏi những tác dụng phụ.

Chữa mề đay từ gừng

Bên cạnh công dụng trong chế biến thức ăn, gừng còn được biết tới là một loại thuốc trị bệnh hiệu quả và an toàn. Trong gừng có chứa tinh chất menzinger giúp sát trùng, chống viêm và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Loai bo me day nhanh chong chi tu 3 bai thuoc dan gian quen thuoc

Gừng có tinh chất giúp sát trùng, ngăn chặn vi khuẩn trị bệnh mề đay

Với bài thuốc này, gừng được kết hợp với đường phèn trị bệnh, đường phèn có vị ngọt, tính bình, công dụng bổ ích khí, hòa vị nhuận phế, dùng trong những trường hợp đau rát họng, chóng mặt, đau đầu, sức khỏe giảm sút. Sự kết hợp của gừng và đường phèn giúp ngăn chặn những vi khuẩn gây ngứa rát vào cơ thể và giảm triệu chứng mệt mỏi do mề đay đem lại.

Nguyên liệu:

- Gừng tươi: 50g

- Đường phèn: 100g

- Giấm: 1 thìa nhỏ

Cách làm:

- Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi.

- Chuẩn bị nồi con, thêm giấm, đường phèn cùng gừng vào, thêm chút nước.

- Đặt lên bếp đun ở lửa nhỏ, tới khi cô đặc lại còn ½ bát nước thì bắc ra.

Chắt lấy nước cốt và uống ngay, nên áp dụng phương pháp này 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa mề đay bằng lá khế

Lá khế trong Đông y có tính ấm, vị chát, không độc và có công dụng tán nhiệt, giải độc, lợi tiểu, trừ phong, giải nhiệt. Nó thường được dùng trong điều trị mụn nhọt, giải độc gan và đặc biệt được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị mề đay mẩn ngứa.

Loai bo me day nhanh chong chi tu 3 bai thuoc dan gian quen thuoc

Lá khế là bài thuốc chữa bệnh mề đay phổ biến nhất

Cách 1: Chườm nóng

Nguyên liệu: Lá khế già: 150g

Cách làm:

- Lá khế rửa sạch, để ráo và sao khô trên chảo nóng.

- Cho vào khăn mỏng, chườm ngay lên vùng da bị mề đay mẩn ngứa ngay khi còn nóng.

Ngay khi chườm, các chất trong lá khế kết hợp với hơi nóng sẽ giúp đào thải khí độc dưới da, cảm giác sưng ngứa cũng theo đó thuyên giảm, nên kiên trì thực hiện mỗi ngày.

Cách 2: Xông hơi

Nguyên liệu: Lá khế: 200g

Cách làm:

- Lá khế rửa sạch và vò nát.

- Cho vào nồi nấu cùng 1,5 lít nước, sôi khoảng 10 phút thì bắc ra.

- Đặt lên sàn, trùm kín chăn và xông hơi tại vùng da mề đay trong khoản 10 phút.

Khi này, chất độc sẽ thải ra theo đường mồ hôi giúp triệu chứng mẩn ngứa, đau rát cũng giảm. Lưu ý không nên tắm ngay sau khi xông hơi để tránh căn bệnh thêm trầm trọng.

Cách 3: Nấu nước uống

Nguyên liệu: Lá khế: 200g

Cách làm:

- Lá khế rửa sạch, vò nát.

- Cho vào nồi, thêm 1 lít nước, sắc ở lửa nhỏ tới khi cạn còn 1 bát con nước thuốc thì tắt bếp.

Chắt lấy nước uống mỗi ngày, 3 bát/ ngày cho đủ liệu trình để bệnh tình thuyên giảm. Nếu có thể, hãy kết hợp cùng chườm nóng hoặc xông hơi căn bệnh sẽ khỏi nhanh hơn.

Bài thuốc từ đu đủ chữa mề đay

Ít tai biết rằng loại quả vàng chín, ngọt lịm như đu đủ lại là vị thuốc kết hợp trong bài thuốc chữa mề đay rất hiệu quả. Theo Đông Y, đu đủ có tên là mộc qua, có tính hàn, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ. Trong đu đủ có chứa lượng vitamin dồi dào như vitamin A, vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, đu đủ còn chứa papain và chymopapain, một loại enzym có khả năng chuyển hóa protein, hỗ trợ giảm đau, chống viêm, chữa dị ứng rất hiệu quả.

Nguyên liệu:

- Đu đủ già: 100g

- Giấm gạo: 100ml

- Gừng: 6g

Cách làm:

- Đu đủ gọt vỏ, thái miếng nhỏ. Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái lát.

- Cho đu đủ, gừng, giấm vào nồi đun ở lửa nhỏ tới khi giấm cạn thì tắt bếp.

Cách dùng là bôi hỗn hợp lên vùng da bị mề đay vào mỗi buổi sáng và tối để giảm cơn ngứa và rát do căn bệnh mang lại, kiên trì mỗi ngày để làn da nhanh lành.

Với những bài thuốc chữa mề đay trên đây, điều trị bệnh trở nên rất đơn giản và an toàn, tuy rằng sử dụng phương pháp dân gian thời gian điều trị sẽ lâu hơn nhưng hiệu quả trị bệnh dứt điểm là tuyệt đối và không lo nhờn thuốc.

Mai Trang

Theo Tạp chí Sống Khỏe




9 cách trị mề đay theo dân gian không cần thuốc

camnangbenhdalieu.com - 10:46 06/09/2017

Cách trị mề đay theo dân gian được áp dụng khi y học chưa phát triển, tuy nhiên, những bài thuốc này lại cho hiệu quả bất ngờ vì thế vẫn được lưu truyền. Dưới đây là một số các trị mề đay theo dân gian có thế tham khảo.

Theo thống kê của ngành da liễu cứ 100 người thì có khoảng 15 đến 20 người bị nổi mề đay hoặc tái phát nhiều lần trong đời. Bệnh gây ra những biểu hiện từ nhẹ như mẩn ngứa đến nặng như choáng, khó thở, sốc phản vệ.

Trong một số trường hợp nhẹ, dựa trên y học cổ truyền dân gian thường truyền nhau những bài thuốc trị mề đay thông dụng từ những nguyên liệu dễ kiếm.

Từ những người đi trước áp dụng thành công, chúng tôi tổng hợp một số cách cắt cơn ngứa do mề đay cũng như có thể thực hiện điều trị mề đay tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

1. Lá khế trị mề đay

Theo Đông y, lá khế được dùng nhiều trong điều trị lở ngứa, mề đay, rôm sẩy do có tính lạnh, khả năng giải độc, tán nhiệt độc.

Cách làm: chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo. Căn cho lá khế còn nóng ở nhiệt độ vừa phải, không được nóng quá, bạn lấy nắm lá khế chà lên vùng da bị ngứa, lặp lại vài lần bạn sẽ thấy ngay kết quả.

Với lá khế, bạn có thể đun sắc nước hằng ngày để uống hoặc tắm cũng rất tốt để điều trị mề đay. Bạn có thể tham khảo cách tắm đúng cách khi bị bệnh mề đay tại...

2. Nước lá tía tô

Lá tía tô ngoài công dụng giải cảm còn có thể dùng để điều trị bệnh mề đay như sau: lấy khoảng 50g lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào cối giã. Vắt lấy nước cốt để uống, còn bã lá tía tô bạn có thể dùng để chà xát vào chỗ da bị mề đay.

3. Lá kinh giới

Kinh giới có vị cay, tính nóng, vào kinh phế, can của kinh giới có tác dụng tán hàn giải biểu, giảm ngứa, phát ban,...

Lá kinh giới bạn kết hợp như sau: 16g kinh giới,cỏ mần trầu và lá đinh lăng mỗi loại 20g, ngân hoa 12g, chi tử 10g. Đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

4. Gừng và đường thẻ

Chuẩn bị 1/2 chém giấm, 500g gừng tươi rửa sạch, 100g đường thẻ. Gừng đem thái sợi rồi bỏ vào nổi cùng giấm và đường thẻ, thêm một chút nước xâm xấp, đun trong lửa nhỏ cho thời khi còn 1/2 chén nước. Bắc ra gan bỏ bã lá rồi lấy nước uống.

5. Dùng trà thảo dược

Uống nước trà là cách trị nổi mề đay mẩn ngứa an toàn, hiệu quả và lâu dài cho bạn. Các loại trà thảo dược mà bạn có thể lựa chọn đó là trà hoa cúc, trà cam thảo, trà xanh hay trà gừng. Mỗi loại trà có những tính năng riêng nhưng nhìn chung chúng đều giúp loại bỏ những đám sẩn ngứa trên da, ức chế những cơn ngứa dữ dội trên da do bệnh nổi mề đay.

Đặc biệt, uống trà xanh hằng ngày giúp kháng lại histamin gây dị ứng, đồng thời ngăn chặn quá trình oxy hóa trên da. Còn với trà cam thảo với công dụng chính là tiêu viêm, giải bớt độc tố dưới da, trị sưng (lưu ý, người bị bệnh huyết áp hay bệnh về tim, dị ứng vì thuốc không nên chọn uống cam thảo).

6. Dùng rau má

Rau má được nhiều người biết đến với công dụng chủ yếu là giải nhiệt, chúng là thức uống ngày hè rất quen thuộc của nhiều người. Nhưng lợi ích của nó không chỉ có vậy, loại rau này chính là một vị thuốc quý được ứng dụng thường xuyên để cầm máu, giải độc cơ thể, tiêu bớt viêm sưng và trị các triệu chứng của bệnh nổi mề đay, dị ứng.

Cách làm như sau: bạn lấy 50g rau má rửa sạch rồi dùng để nấu canh hoặc ép lấy nước uống. Sau một thời gian, mề đay sẽ chóng khỏi mà làn da của bạn cũng được hưởng lợi, trở nên tươi sáng hơn.

7. Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch giúp làn da được làm mát và trị ngứa.

Rất đơn giản, bạn pha bột vào tô nhỏ, thêm nước và đánh tan rồi bôi chúng lên những chỗ bị ngứa. Nếu bạn bị nổi mẩn ngứa toàn thân thì cho bột vào bồn tắm để ngâm mình 10 phút. Dưỡng chất của bột yến mạch sẽ bảo vệ làn da của bạn không bị khô.

8. Dùng cây lô hội 

Nếu bạn không có lô hội tươi thì có thể thay thế bằng hũ gel lô hội nguyên chất bán ở các tiệm thuốc. Khi bị nổi mề đay, vị trí sẩn ngứa có thể bị bong tróc những mảng da quá khô, nếu thấy hiện tượng này bạn hãy lấy dịch của lá lô hội bôi lên bề mặt da bị nổi mẩn. Những đám ngứa không bị lan mạnh sang các vùng khác nhờ lô hội.

Không chỉ chứa chất giữ ẩm dồi dào, gel lô hôị còn có nhiều thành phần hóa học làm giảm ngứa, trị lành tổn thương trên da và làm lặn các vết mẩ ngứa. Do vậy, chúng rất thích hợp để điều trị bệnh mề đay.

9. Cây đinh lăng

Mỗi bộ phận của cây đinh lăng đều được ứng dụng để chữa bệnh. Phần rễ cây chữa được chứng suy nhược, lợi tiểu; phần cành và thân trị đau lưng và bệnh tê thấp còn phần lá cải thiện bệnh mề đay, dị ứng da rất tốt.

Thực hiện như sau: cây đinh lăng thu lấy phần lá nhiều hơn rồi đem phơi khô. Sau đó, bạn rửa sạch và cắt nhỏ. Bạn đem chúng đi sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày hoặc ngâm có thể ngâm rửa tổn thương do mề đay.

Lưu ý: Cách trị mề đay theo dân gian có hiệu quả theo từng tình trạng bệnh, cơ địa bệnh nhân từng người vì thế trước khi áp dụng tốt nhất nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.

Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc BV Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh nổi mề đay:

https://youtu.be/SHDTC9mtfBs 

Quỳnh Nguyễn (tổng hợp)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét