Sai lầm tệ hại ai cũng mắc khi bị cảm cúm
alobacsi.com 25/02/2016 07:20 – theo kienthuc.net.vn
Gần như ai cũng từng mắc ít nhất là một trong những sai lầm dưới đây khiến chứng cảm cúm nặng hơn.
1. Lạm dụng thuốc khi bị cảm cúm. Quay cuồng, chóng mặt, muốn khỏi ốm nhanh, bạn uống ngay một liều kháng histamin. Thế nhưng, 15 phút sau vẫn không khỏi. Bạn lại tiếp tục thêm một vài liều Tylenol. Nhiều người không hiểu rằng, phải mất 30 phút sau thuốc mới phát huy được tác dụng. Vấn đề là, người bệnh thường thiếu kiên nhẫn đễ chờ đợi. Trong tâm trí họ, uống nhiều thuốc tương đương với việc cơn đau giảm nhanh hơn.
2. Xì mũi liên tục. Bạn không biết rằng, khi nước mũi chảy và bạn xì mũi mạnh, vô tình nước mũi sẽ bị đẩy vào khoang mũi xoang. Nước mũi chứa nhiều vi rút và vi khuẩn sẽ gây nhiễm trùng trong khoang xoang. Nếu nước mũi chảy, hãy dùng khăn lau và tránh bóp véo mũi. Điều đó có thể giảm bớt nước mũi chảy vào xoang.
3. Uống cà phê để lấy sức. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Nếu bị cảm lạnh và cảm cúm, bạn nên nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi. Uống nhiều cà phê có thể làm cho bạn mất nước, nguy cơ trận ốm của bạn lại kéo dài thêm một vài ngày nữa, chưa kể cả đêm mất ngủ vì chất cafestol có trong cà phê.
4. Dùng thuốc kháng sinh bừa bãi. Dùng thuốc cảm không đỡ, vậy bạn sẽ làm gì? Một số người còn lượng thuốc kháng sinh từ lần ốm trước và họ lấy ra dùng hết. Tuy thuốc kháng sinh không có hại, nhưng cũng không làm bạn đỡ hơn vì chúng chỉ trị những vết nhiễm trùng hoặc vi rút, vi khuẩn.
5. Không đọc hướng dẫn sử dụng trên thuốc xịt mũi. Không phải ngẫu nhiên, các đoạn quảng cáo thuốc đều có câu "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" Dù là loại thuốc đơn giản nhất, bạn cũng nên theo đúng chỉ định. Nếu bạn bỏ qua hướng dẫn chỉ dùng thuốc trong bao lâu, thì bạn đã tự làm mình khó hồi phục, do bởi nếu dùng quá lâu thuốc sẽ xảy ra phản ứng phụ gây viêm. Đó là điều chắc chắn bạn không hề muốn.
Theo Trần Linh - Kiến thức
Nguy hiểm "chết người" khi chủ quan với bệnh cảm cúm
Trí thức trẻ - Bác sĩ Mèo | 04-01-2016 - 12:06 PM
Tưởng là bệnh mùa đông thông thường, nhưng cảm cúm lại có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đấy!
Cảm cúm là bệnh thường gặp vào mùa đông khi cơ thể yếu đi, khí hậu lạnh lên và khắc nghiệt hơn. Cảm cúm thường kèm theo sốt, khi cơn sốt lên cao có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Mặt khác, khi cảm cúm, chúng ta trở nên suy yếu hơn hẳn và đây là cơ hội để các mầm bệnh tấn công cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu và học các phòng tránh các biến chứng từ cảm cúm nhé!
Phòng, chữa cảm cúm
nld.com.vn - 29/12/2015 22:42
Cứ đến lúc thời tiết chuyển mùa, nhiều người thường bị cảm lạnh hay nhiễm siêu vi cúm. Thông thường, các cơn cảm lạnh và cúm này có thể hết trong vài ngày hay một tuần ở người có sức khỏe bình thường.
Tuy nhiên, ở những người lớn tuổi, những người mắc bệnh mạn tính, trẻ em suy dinh dưỡng thì cảm cúm dễ dẫn đến bội nhiễm trùng, "đánh thức" các bệnh tiềm tàng trong cơ thể.
Có thể phân biệt giữa cúm và cảm lạnh qua các triệu chứng:
- Được coi là bị cúm khi người nóng sốt, nhức đầu, ớn lạnh, đau mình mẩy, mỏi tay chân, đau họng, ho. Trong khi đó, cảm lạnh thường xảy ra khi một vi khuẩn tiếp xúc với lớp màng nhầy của mũi gây nghẹt mũi, nhảy mũi, chảy nước mũi, ngứa họng và ho.
Như chúng ta biết, không khí nơi đông người chứa đủ loại siêu vi, vi khuẩn; chúng lan truyền trong môi trường khi người mắc bệnh nói chuyện, ho, khạc đàm cũng như từ các chất thải của vật nuôi như heo, gà, chó, mèo, chim... Khi hít không khí bị nhiễm, con người có nhiều nguy cơ bị lây bệnh.
Khi bị cảm cúm, có thể xử trí bằng cách:
- Cho vào nồi xông vài thứ lá như sả, bạch đàn, tràm, kinh giới, ổi, chanh, bưởi... rồi xông. Ăn cháo giải cảm với nhiều hành, ngò, nén. Ăn vài tép tỏi tươi đã giã thật nát.
- Uống thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol (acetaminophen). Liều dùng 1.500 mg/ngày, chia 3 lần ở người lớn; trẻ em dùng 10-15 mg/kg/lần. Dùng thuốc tối đa là 1 tuần. Lưu ý: Không nên dùng aspirin vì có thể làm đau dạ dày, đặc biệt ở trẻ em, do hội chứng xám (Reye).
- Nên cẩn thận khi dùng thuốc trị chảy mũi nước hay thuốc chống dị ứng (chlorpheniramin, cetirizin...) vì gây buồn ngủ; đặc biệt cấm dùng ở những người vận hành máy móc, lái xe. Thuốc trị nghẹt mũi như ephedrin ảnh hưởng đến cao huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp. Nên cẩn thận trước khi dùng. Có thể dùng thêm dexamethasone, prednisolon ở liều thấp và uống lúc bụng no, trong 2-3 ngày. Tăng cường sức đề kháng với vitamin C (1.000 mg/ngày) và kẽm (10 mg/ngày).
Một trong những biện pháp phòng tránh bệnh đường hô hấp là rửa mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý natri clorid 0,9%. Kết hợp nước muối sinh lý và tỏi cũng sẽ có một phương thuốc tốt. Cụ thể: Lấy nửa tép tỏi, lột vỏ, giã nhuyễn trong chén sạch, sau đó cho 10 ml nước muối sinh lý vào, khuấy nhẹ, bỏ phần bã, gạn lấy nước trong, nhỏ mũi 3-4 lần/ngày. Chỉ dùng trong ngày, qua ngày sau thì làm đợt mới.
Có thể phân biệt giữa cúm và cảm lạnh qua các triệu chứng:
- Được coi là bị cúm khi người nóng sốt, nhức đầu, ớn lạnh, đau mình mẩy, mỏi tay chân, đau họng, ho. Trong khi đó, cảm lạnh thường xảy ra khi một vi khuẩn tiếp xúc với lớp màng nhầy của mũi gây nghẹt mũi, nhảy mũi, chảy nước mũi, ngứa họng và ho.
Như chúng ta biết, không khí nơi đông người chứa đủ loại siêu vi, vi khuẩn; chúng lan truyền trong môi trường khi người mắc bệnh nói chuyện, ho, khạc đàm cũng như từ các chất thải của vật nuôi như heo, gà, chó, mèo, chim... Khi hít không khí bị nhiễm, con người có nhiều nguy cơ bị lây bệnh.
Khi bị cảm cúm, có thể xử trí bằng cách:
- Cho vào nồi xông vài thứ lá như sả, bạch đàn, tràm, kinh giới, ổi, chanh, bưởi... rồi xông. Ăn cháo giải cảm với nhiều hành, ngò, nén. Ăn vài tép tỏi tươi đã giã thật nát.
- Uống thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol (acetaminophen). Liều dùng 1.500 mg/ngày, chia 3 lần ở người lớn; trẻ em dùng 10-15 mg/kg/lần. Dùng thuốc tối đa là 1 tuần. Lưu ý: Không nên dùng aspirin vì có thể làm đau dạ dày, đặc biệt ở trẻ em, do hội chứng xám (Reye).
- Nên cẩn thận khi dùng thuốc trị chảy mũi nước hay thuốc chống dị ứng (chlorpheniramin, cetirizin...) vì gây buồn ngủ; đặc biệt cấm dùng ở những người vận hành máy móc, lái xe. Thuốc trị nghẹt mũi như ephedrin ảnh hưởng đến cao huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp. Nên cẩn thận trước khi dùng. Có thể dùng thêm dexamethasone, prednisolon ở liều thấp và uống lúc bụng no, trong 2-3 ngày. Tăng cường sức đề kháng với vitamin C (1.000 mg/ngày) và kẽm (10 mg/ngày).
Một trong những biện pháp phòng tránh bệnh đường hô hấp là rửa mũi hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý natri clorid 0,9%. Kết hợp nước muối sinh lý và tỏi cũng sẽ có một phương thuốc tốt. Cụ thể: Lấy nửa tép tỏi, lột vỏ, giã nhuyễn trong chén sạch, sau đó cho 10 ml nước muối sinh lý vào, khuấy nhẹ, bỏ phần bã, gạn lấy nước trong, nhỏ mũi 3-4 lần/ngày. Chỉ dùng trong ngày, qua ngày sau thì làm đợt mới.
Bác sĩ Ngô Văn Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét