Lá cách có tác dụng gì mà người miền Nam thường chế biến nhiều món ngon với lá cách như: lá cách xào ếch, thịt bò xào lá cách, gà xào lá cách, gà ác nấu lá cách, gỏi lá cách...
phunuonline.com.vn - 12:00 22/09/2017
Lá cách có tác dụng gì mà người miền Nam thường chế biến nhiều món ngon với lá cách như: lá cách xào ếch, thịt bò xào lá cách, gà xào lá cách, gà ác nấu lá cách, gỏi lá cách...
Chủ thẩm mỹ viện Việt Thành: 'Bệnh nhân trụy mạch 15 phút sau khi tiêm thuốc tê'
3 loại cây chữa mất ngủ rất dễ tìm ở Việt Nam
3 lô dịch truyền nghi nhiễm bệnh bò điên đã trúng thầu ở bệnh viện nào?
Một phụ nữ hôn mê sau khi phẫu thuật mặt ở Bệnh viện Emcas
Lá cách còn gọi là Vọng cách, tên khoa học: Premna integifolia L thuộc họ Cỏ roi ngựa.
Cây lá cách mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, Lào, Campuchia... Toàn thân cây có mùi thơm dễ chịu, đặc biệt mùi thơm của lá cách khiến nhiều bà nội trợ không thể quên.
Do đó, từ xa xưa, người dân ở các tỉnh miền Nam hay dùng lá cách xào thịt bò, nhất là vào mùa mưa hay dịp lễ, các gia đình thường hái lá cách ăn kèm với bánh xèo, gỏi cá.
Thực tế, cây lá cách có nhiều chất khác nhau như: axit p-methoxy cinnamic, linalool, axit linoleic, β-sitosterol và flavone luteolin, glycoside iridoid.
Lá vọng cách chữa bệnh gì? Theo Đông y, lá cách có tác dụng chữa sốt, chữa kiết lỵ, thông tiểu tiện, giảm đau bụng, giúp tiêu hóa.
Ở Ấn Độ và Indonesia, người ta dùng lá vọng cách dưới dạng sắc uống chữa tê thấp, thấp khớp và lợi sữa cho phụ nữ mới sing con. Với hàm lượng dùng 30-40g lá tươi hoặc 15-20g rễ cây mỗi ngày.
Ở Việt Nam, người dân thường hái lá cách quanh năm, đem rửa sạch, phơi hay sấy khô hoặc sao vàng để chữa kiết lỵ và giúp tiêu hóa tốt hơn.
Bài thuốc chữa kiết lỵ bằng lá cách: Lá cách tươi 30-40g, rửa sạch, vò nát thêm ít nước lã đun sôi để nguội uống. Với trẻ con có thể thêm tí đường cho dễ uống. Ngày uống một chén 30-40ml. Còn trẻ em chỉ uống từ 15-20ml.
Tuy nhiên, người đang bệnh sốt chưa rõ nguyên nhân hay có nhiễm trùng đường tiêu hóa không nên dùng lá cách.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Hà Tường Phong
Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét