Những cách chữa bệnh viêm đại tràng tốt nhất hiện nay. Sử dụng các bài thuốc điều trị viêm đại tràng đơn giản, hiệu quả từ thiên nhiên, giúp trị bệnh tận gốc, ngừa tái phát. Đây là bệnh lý viêm nhiễm ở đại tràng (còn gọi là ruột già), khi qua giai đoạn mãn tính rất khó chữa trị, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
chuabenhdaitrang.com
Thứ Hai, 26-12-2016
Theo số liệu thống kê từ các cuộc điều tra về y tế, tại Việt Nam trung bình cứ 3 người lại có 1 người mắc bệnh viêm đại tràng – một căn bệnh nguy hiểm. Các chuyên gia cho biết, viêm đại tràng khi phát triển thành viêm đại tràng mãn tính sẽ có nguy cơ gây nên bệnh ung thư đại tràng nếu bệnh nhân không điều trị dứt điểm. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng? Những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đại tràng là gì? Bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi được không? Và làm thế nào để chữa bệnh viêm đại tràng hiệu quả tận gốc. Mọi thắc mắc thường gặp này sẽ được giải đáp qua bài viết phân tích khoa học chi tiết dưới đây.
Bệnh viêm đại tràng là gì?
Đại tràng (còn gọi là ruột già) là phần cuối ở đường ống tiêu hóa trong cơ thể dài khoảng 1,2m. Vai trò của đại tràng là hấp thu muối khoáng và nước từ đồ ăn. Đồng thời cùng các vi khuẩn phân hủy tạo bã thức ăn trở thành phân. Sau đó đại tràng co bóp tạo nhu động và đào thải phân qua trực tràng – phần cuối cùng của đại tràng nằm sát hậu môn.
Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị tổn thương, viêm loét, rối loạn chức năng. Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi. Phụ nữ thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm đại tràng nhiều hơn nam giới.
Đại tràng khỏe mạnh và đại tràng bị viêm. (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng
Triệu chứng bên ngoài
Mệt mỏi, chán ăn, sút cân: Người mắc bệnh viêm đại tràng có triệu chứng mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, trí nhớ suy giảm, thường bực tức, cáu gắt, có lúc kèm theo sốt. Khi bệnh nặng, cơ thể hốc hác, gầy sút, thiếu máu, thậm chí có biến chứng tắc ruột.
Đau bụng: Thường đau ở vùng hạ sườn phải và trái và vùng hố chậu hai bên, cảm giác đau tiếp tục lan dọc theo khung đại tràng. Có khi đau âm ỉ, có khi đau từng cơn. Mỗi khi đau thường kèm theo nhu cầu đi đại tiện, sau khi đi thì cảm giác đau sẽ giảm. Tuy nhiên cơn đau dễ tái phát trở lại, đau quặn từng cơn khắp bụng, đặc biệt là vùng dưới rốn do đại tràng co bóp, mót đại tiện, phân có nhầy. Cơn đau bụng nhẹ hay nặng, xuất hiện dày hay thưa phụ thuộc vào mức độ viêm. Cơn đau kèm cảm giác có nhu cầu đi đại tiện mà rất khó đi được.
Đau bụng là một trong nhũng triệu chứng điển hình của bệnh viêm đại tràng.
Phân biệt với triệu chứng đau bụng của bệnh rối loạn chức năng co bóp của đại tràng: Rối loạn chức năng co bóp của đại tràng (ở nữ nhiều hơn nam) cũng có biểu hiện đau quặn vùng bụng, mót đại tiện nhưng phân không nhầy. Đây là chứng viêm đại tràng cơ năng, thường xảy ra khi ăn các thức ăn lạ (dưa, cà, cua, cá, hải sản,…)
Chướng bụng: Người bệnh luôn cảm thấy bụng khó chịu, căng tức. Khi ngủ dậy sẽ không có cảm giác này nhưng triệu chứng sẽ dần tăng lên trong ngày.
Rối loạn đại tiện: Đại tiện táo bón, phân lỏng xuất hiện xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực). Đại tiện phân lỏng một ngày nhiều lần, phân có máu, nhầy. Khi bị táo bón, sau khi ra hết phân thường có máu, nhầy. Sau khi đi đại tiện thường có cảm giác đau trong hậu môn.
Triệu chứng bên trong
Triệu chứng bên trong của bệnh viêm đại tràng có thể xác định bằng cách dùng tay ấn vào vùng hố chậu. Nếu bị bệnh sẽ có tiếng óc ách, chướng hơi. Khi ấn dọc khung đại tràng sẽ thấy đau. Cũng có thể sờ thấy "thừng xích ma" giống như một ống chắc và ít di động.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng hoặc một số triệu chứng trên, người dân nên đến các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được làm các xét nghiệm (nội soi đại trực tràng, cấy phân,…). Dựa trên kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ kết luận xem có bị viêm đại tràng hay chưa.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng do nhiễm trùng vi khuẩn, virus: Một số loại vi khuẩn, virus như shigella, Campylobacter, E. coli, C. difficile, cytomegalovirus (CMV) có thể gây nhiễm trùng ruột kết. Các bệnh nhiễm trùng dễ gây tiêu chảy ra máu và dẫn đến tình trạng mất nước khá nghiêm trọng.
Viêm đại tràng do nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun như giun đũa giun tóc, giun kim và các loại sán ruột sống ký sinh ở đại tràng cũng dễ gây nên chứng viêm đại tràng.
Viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ đại tràng: Đại tràng được các động mạch cung cấp máu như bất kỳ động mạch nào khác trong cơ thể. Khi các động mạch này trở nên hẹp, đại tràng sẽ bị mất nguồn cung cấp máu và bị viêm nhiễm.
Một số lý do cơ học như xoắn ruột, thoát vị, một phần đại tràng kẹt bên trong "điểm yếu" của thành bụng, … cũng có thể khiến nguồn cung cấp máu cho đại tràng bị thiếu. Tình trạng đại tràng bị thiếu máu cũng có thể xảy ra khi huyết áp giảm. Thiếu nguồn cung cấp máu hoặc thiếu máu cục bộ tại đại tràng sẽ là nguyên nhân gây nên các triệu chứng như: sốt, đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu.
Viêm đại tràng do viêm ruột: Hai loại bệnh viêm ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn là một trong số các nguyên nhân gây nên bệnh viêm đại tràng. Bệnh Crohn có thể liên quan đến bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, ruột non. Bệnh viêm loét đại tràng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công đại tràng và gây ra các viêm nhiễm. Triệu chứng thường gặp là đau bụng và đi đại tiện ra máu.
Viêm đại tràng do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không điều độ kéo dài trong thời gian dài, việc thường xuyên ăn những đồ ăn gây kích thích, làm tổn thương niêm mạc ruột cũng là nguyên nhân gây nên viêm đại tràng.
Viêm đại tràng do bức xạ: Thường xảy ra đối với các trường hợp điều trị bằng bức xạ cho các bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung.
Biến chứng
Viêm đại tràng cấp nếu không được điều trị triệt để dễ phát triển thành viêm đại tràng mãn tính. Người bị viêm đại tràng mãn tính thường xuyên suy nghĩ, lo lắng về bệnh, phải kiêng khem khi ăn uống, cơ thể bị thiếu chất, suy nhược, hệ tiêu hóa bị rối loạn kéo dài. Chưa kể tới những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:
Xuất huyết ồ ạt: Xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nghiêm trong, lớp lông nhung bảo vệ đại tràng bị tổn thương sau khi điều trị kháng sinh trong thời gian dài, sử dụng các chất kích thích
Giãn đại tràng cấp tính: Người bệnh thường có biểu hiện chướng bệnh, đau bụng dữ dội, thậm chí hôn mê, tỷ lệ tử vong rất cao
Thủng đại tràng: Vết loét ăn sâu vào đại tràng, bào mỏng đại tràng, để kéo dài dẫn đến thủng đại tràng rất nguy hiểm cho tính mạng
Ung thư đại tràng: Bệnh viêm đại tràng kéo dài dai dẳng từ 7-10 năm rất dễ tạo nguy cơ ung thư đại tràng. Khi ấy, các tế bào biểu mô niêm mạch có nguy cơ loạn sản chuyển sang ác tính, gây ung thư đại tràng.
4 cách chữa bệnh viêm đại tràng tốt nhất hiện nay
1. Điều trị bệnh viêm đại tràng bằng thuốc Tây y
Các nhóm thuốc Tây y thường được sử dụng trong điều trị bệnh viêm đại tràng như:
Thuốc chống viêm tại đường tiêu hóa: Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa), balsalazide (Colazal) và olsalazine (Dipentum)
Thuốc kháng viêm tác động toàn thân: Các loại thuốc chứa corticoid có tác dụng giảm viêm
Thuốc kháng sinh: Metronidazol 250mg: 04v/ ngày, hoặc biseptol 480mg: 2v/ ngày, ciprofloxacin 500mg: 04v/ ngày
Thuốc giảm đau, chống co thắt đại tràng: Phloroglucinol (Spasfon) viên 80 mg: 04 viên/ ngày, Trimebutin (Debridat) viên 100mg; thuốc chống co thắt cơ trơn như: Buscopan, Sparmaverin.
Thuốc cầm tiêu chảy: Actapulgite, Loperamid, Smecta
Thuốc chống táo bón: Sorbitol, Folax, Microlax
Sắt
Thuốc Tây y có ưu điểm làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. (Ảnh minh họa)
Ưu điểm:
Thuốc Tây y về bản chất được tổng hợp từ các hóa chất, có tác dụng giảm triệu chứng nhanh chóng, giảm rõ rệt những cơn đau do viêm đại tràng gây ra. Thuốc có tác dụng tốt đối với những trường hợp muốn giảm triệu chứng khi bệnh quá nặng.
Nhược điểm:
Bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc Tây y cũng sẽ tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi cư trú ở đường ruột. Khi những lợi khuẩn bị mất đi, thành ruột không còn lớp bảo vệ cẩn thiết. Do đó bệnh viêm đại tràng cũng sẽ thường xuyên bị tái phát và dễ phát triển thành viêm đại tràng mãn tính.
Không những vậy, do thành phần là hóa chất nên thuốc chữa viêm đại tràng từ tây y dễ để lại nhiều tác dụng phụ như: Tăng cân, rậm lông, huyết áp cao, tiểu đường, loãng xương (nhóm thuốc corticoid); mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm triệu chướng đau bụng, rối loạn đi ngoài thêm trầm trọng (nhóm thuốc kháng sinh); táo bón, liệt ruột (nhóm thuốc giảm đau, chống co thắt đại tràng).
2. Cách chữa bệnh viêm đại tràng bằng phẫu thuật
Áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng thuốc tốt; gặp các biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng; viêm đại tràng từ 8 năm trở lên; bệnh nhân có polip đại tràng, bệnh nhân ở giai đoạn bị ung thư. Có 3 loại phẫu thuật chữa viêm đại tràng: cắt bỏ đại tràng mở, cắt bỏ đại tràng bằng nội soi, phẫu thuật hậu môn nhân tạo.
Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng.
Nhược điểm: Phẫu thuật không thể chữa khỏi 100% khối u viêm ở đại tràng, khả năng tái phát bệnh là tất yếu.
3. Cách chữa viêm đại tràng bằng các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian thường được sử dụng để chữa viêm đại tràng là: Củ riềng, nha đam, lá vối, nghệ tươi và mật ong, củ sen, hoa chuối, …
Bài thuốc dân gian khá lành tính cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Ưu điểm:
Nguyên liệu của các bài thuốc dân gian khá dễ kiếm, dễ mua, chi phí rẻ. Các nguyên liệu này đều lành tính, an toàn, không có tác dụng phụ đối với sức khỏe người bệnh.
Nhược điểm:
Thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm được viêm đại tràng. Bên cạnh đó, cần áp dụng trong thời gian dài, đòi hỏi tính kiên trì của người bệnh.
4. Cách điều trị viêm đại tràng bằng thuốc Đông y
Theo y học cổ truyền, bệnh viêm đại tràng mãn tính được xếp vào các chứng bệnh như lỵ tật, tiết tả, phúc thống, tang độc, tràng phong, … Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh như:
Ngoại tà lục dâm: Do phong, nhiệt, thử, thấp; trong đó thấp là nguyên nhân thường gặp nhất
Tỳ vị tố hư: Bị bệnh lâu ngày hoặc thể chất suy nhược
Thất tình nội thương: Lo lắng, ưu phiền, u uất, tức giận kéo dài
Ẩm thực bất điều: Ăn uống không điều độ, không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng đồ ăn bổ béo, đồ ăn lạnh, lạm dụng rượu, bia
Các nguyên nhân trên trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng đến công năng của đại tràng và tỳ vị, gây ra các chứng trạng của viêm đại tràng mãn tính như: phúc thống (đau bụng), tiết tả (tiêu chảy), kiết lỵ (đi kiết), chán ăn, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, … Cách điều trị viêm đại tràng bằng Đông y tuân theo nguyên lý chữa bệnh của Đông y là tập trung vào nguyên nhân gây bệnh để chữa bệnh tận gốc.
Nguyên tắc cơ bản trong chữa bệnh viêm đại tràng bằng Đông y là: bổ tỳ ích tràng, thanh nhiệt hóa thấp, hoạt huyết hóa ứ. Ngoài ra, tùy vào thể bệnh, chứng trạng, cơ địa của người bệnh, bác sĩ sẽ có những phương thức, bài thuốc trị liệu phù hợp. Ví dụ: Thanh nhiệt, táo thấp với bệnh nhân thể thấp nhiệt uẩn kết; kiện tỳ ích vị và phân thanh giáng trọc với bệnh nhân can tỳ bất hòa; ôn bổ tỳ thần, cố sáp chỉ tả với những trường hợp tỳ thận dương hư; …
Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc Đông y chữa viêm đại tràng đang được nhiều chuyên gia đánh giá cao hiện nay.
Ưu điểm: Chữa viêm đại tràng bằng Đông y là điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Phần lớn những bài thuốc Đông y hiện tại đều đã được sử dụng từ hàng trăm năm, lưu truyền qua nhiều đời nhiều thế hệ, với hiệu quả và độ an toàn đã được kiểm chứng qua thời gian.
Không chỉ giúp điều trị bệnh, thuốc Đông y còn giúp cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đông y cũng như các mẹo dân gian đều là các thảo dược từ tự nhiên, không có tác dụng phụ đối với cơ thể, an toàn, do đó, chúng được xem là các bài thuốc chữa viêm đại tràng tốt nhất cho người bệnh.
Nhược điểm: Cần điều trị kiên trì trong thời gian dài.
Làm sao điều trị viêm đại tràng hiệu quả tận gốc?
Lựa chọn phương pháp điều trị
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng nếu mức độ viêm đại tràng ở mức quá nặng có thể có biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bị viêm đại tràng mức độ nặng có thể tạm thời sử dụng thuốc Tây y để giảm các triệu chứng, giảm cơn đau. Tuy nhiên về lâu dài, để điều trị dứt điểm, tận gốc, ngăn ngừa tái phát, nên tìm đến những bài thuốc Đông y. Theo các chuyên gia, nên lựa chọn những cơ sở, phòng khám Đông y uy tín có đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, có chuyên môn để được điều trị.
Giữ tinh thần lạc quan
Stress, lo lắng khiến cho chứng rối loạn đường ruột thường xuyên xảy ra, bệnh viêm đại tràng trở nên nặng hơn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó, người bệnh muốn điều trị viêm đại tràng hiệu quả cần phải giữ tinh thần lạc quan, luôn thoải mái, vui vẻ.
Thể dục
Thể dục giúp nâng cao sức khỏe toàn diện, từ đó hỗ trợ người bệnh đẩy lùi chứng viêm đại tràng nhanh chóng. Những bài tập Yoga, thiền, dưỡng sinh rất phù hợp với bệnh nhân bị viêm đại tràng nhờ giúp khí huyết lưu thông, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Chế độ ăn uống
Bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng cần hết sức lưu ý về chế độ ăn uống. Hạn chế các thực phẩm dầu mỡ, tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích. Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa. Nên ăn đúng giờ, không nên ăn quá no, đồng thời nên chia nhỏ các bữa ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét