Trang

Những món không nên ăn ở nhà hàng

Những món không nên ăn ở nhà hàng

Lựa chọn món ăn thông minh tại nhà hàng không chỉ giúp bạn thưởng thức bữa ăn ngon miệng, mà còn bảo vệ sức khỏe và túi tiền của mình, hãy cân nhắc kỹ lưỡng.

Ăn ở nhà hàng là một trải nghiệm thú vị, giúp chúng ta khám phá ẩm thực đa dạng và tận hưởng không gian thư giãn bên bạn bè, gia đình. Tuy nhiên, không phải món ăn nào trong thực đơn cũng là lựa chọn lý tưởng, có một số món không nên ăn ở nhà hàng vì không được tối ưu về tính an toàn.

Một số món không nên ăn ở nhà hàng

Để bữa ăn vừa ngon miệng, vừa đảm bảo sức khỏe và giá trị dinh dưỡng, việc lựa chọn món ăn một cách thông minh là vô cùng quan trọng. Cùng điểm qua những món ăn mà bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi đi nhà hàng, để có những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời và lành mạnh hơn.

Salad trộn sẵn tiềm ẩn nguy cơ về vệ sinh và dinh dưỡng

Món salad được coi là lành mạnh nhưng tại nhà hàng, chúng lại tiềm ẩn một số rủi ro mà bạn nên cân nhắc:

- Độ tươi sống và vệ sinh: Rau sống trong salad có thể không được rửa kỹ lưỡng, hoặc đã được sơ chế và để sẵn trong thời gian dài. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Nếu hệ tiêu hóa của bạn nhạy cảm, salad trộn sẵn có thể không phải là lựa chọn an toàn.

- Nhiều calo từ nước sốt: Nước sốt salad thường được làm sẵn với lượng lớn dầu, đường, muối và các chất phụ gia khác. Chúng có thể "biến hóa" một món salad tưởng chừng thanh đạm thành "bom tấn" calo và chất béo, không hề tốt cho sức khỏe và cân nặng của bạn.

- Giá trị dinh dưỡng giảm: Với salad trộn sẵn ở nhà hàng, các nguyên liệu đều được sơ chế và để lâu, khiến vitamin và khoáng chất trong rau củ bị ôxy hóa và giảm giá trị dinh dưỡng.

Lời khuyên: Nếu bạn muốn ăn salad, hãy ưu tiên các nhà hàng có salad bar để tự chọn rau củ tươi sống và tự trộn nước sốt theo ý thích. Hoặc bạn hãy chọn các món salad mà rau củ được chế biến chín (salad Nga, salad gà xé phay...) để đảm bảo vệ sinh hơn.

Salad trộn sẵn là một trong những món không nên ăn ở nhà hàng. (Ảnh minh họa: AI)

Salad trộn sẵn là một trong những món không nên ăn ở nhà hàng. (Ảnh minh họa: AI)

Món chiên rán ngập dầu: Cơn ác mộng cho sức khỏe

Các món chiên rán ngập dầu như gà rán, khoai tây chiên, nem rán... luôn hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon và độ giòn rụm. Tuy nhiên, chúng lại là kẻ thù của sức khỏe và vóc dáng. Các món chiên rán tại nhà hàng hường sử dụng dầu mỡ kém chất lượng, được chiên đi chiên lại nhiều lần, sinh ra nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans. Chúng làm tăng cholesterol xấu, gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, và béo phì.

Thêm vào đó, quá trình chiên rán ngập dầu khiến thực phẩm hấp thụ một lượng lớn dầu mỡ, làm tăng đáng kể lượng calo trong món ăn. Ăn thường xuyên các món chiên rán là con đường ngắn nhất dẫn đến tăng cân và béo phì.

Không chi thế, khi thực phẩm giàu tinh bột được chiên rán ở nhiệt độ cao, chất acrylamide có thể được hình thành, đây là một chất có khả năng gây ung thư.

Lời khuyên: Hạn chế tối đa các món chiên rán ngập dầu khi đi ăn nhà hàng. Thay vào đó, hãy chọn các món hấp, luộc, nướng, hoặc áp chảo để giảm lượng chất béo và calo, bảo vệ sức khỏe.

Buffet giá rẻ: Chất lượng vệ sinh  đáng lo ngại

Buffet, đặc biệt là buffet giá rẻ, thường hấp dẫn bởi sự đa dạng món ăn và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, tiền nào của nấy, chất lượng và vệ sinh của buffet giá rẻ thường không được đảm bảo.

Để giảm chi phí, các nhà hàng buffet giá rẻ thường sử dụng nguyên liệu không tươi ngon, thậm chí là đồ đông lạnh, đồ cận date. Thức ăn thừa từ ngày hôm trước có thể được "biến tấu" thành món mới để phục vụ khách hàng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Buffet với số lượng lớn món ăn và khách hàng ra vào liên tục, việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên khó khăn hơn. Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn chéo, không được bảo quản đúng nhiệt độ, tăng nguy cơ ngộ độc và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Các món ăn buffet thường được chế biến hàng loạt, công nghiệp, hương vị thường nhạt nhòa, không đặc sắc, và giá trị dinh dưỡng cũng bị suy giảm đáng kể.

Lời khuyên: Nếu bạn muốn ăn buffet, hãy chọn các nhà hàng buffet uy tín, có thương hiệu, giá cả tương xứng với chất lượng. Quan sát kỹ quầy buffet, chọn những món ăn được chế biến tươi mới, đảm bảo vệ sinh. Hạn chế ăn quá nhiều món và quá no để tránh gây khó tiêu và tăng cân.

(Ảnh minh họa: AI)

(Ảnh minh họa: AI)

Cẩn thận với "món đặc biệt hôm nay"

"Món đặc biệt hôm nay" thường được nhà hàng giới thiệu để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, đôi khi đây lại là chiêu trò để đẩy hàng tồn kho hoặc tăng giá bất hợp lý. "Món đặc biệt" có thể được chế biến từ nguyên liệu còn thừa, sắp hết hạn sử dụng hoặc chất lượng không đảm bảo để nhà hàng giải quyết đồ tồn kho.

"Món đặc biệt" thường được nhà hàng thổi phồng về độ ngon và độc đáo, nhưng giá cả lại cao hơn nhiều so với giá trị thực tế. Bạn có thể phải trả một khoản tiền lớn cho một món ăn không thực sự đặc biệt và chất lượng không tương xứng.

Nhà hàng thường không cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên liệu, cách chế biến, xuất xứ của "món đặc biệt", khiến bạn khó kiểm chứng chất lượng và nguồn gốc của món ăn.

Lời khuyên: Hỏi kỹ nhân viên phục vụ về thành phần, nguồn gốc, cách chế biến và giá cả của "món đặc biệt" trước khi quyết định gọi. So sánh giá cả với các món ăn khác trong thực đơn để đánh giá tính hợp lý. Nếu cảm thấy nghi ngờ về chất lượng hoặc giá cả, hãy chọn món ăn khác quen thuộc và an toàn hơn.

Nước lọc đóng chai

Nước lọc đóng chai tại nhà hàng thường được bán với giá cao gấp nhiều lần so với giá trị thực tế của chúng. Đây là một nguồn lợi nhuận "khủng" mà nhà hàng thu được từ khách. Hầu hết các nhà hàng đều có nước lọc miễn phí (nước đun sôi để nguội hoặc nước máy đã qua lọc). Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu phục vụ nước lọc miễn phí thay vì phải trả tiền cho nước đóng chai.

Hơn nữa, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần gây ra nhiều vấn đề về môi trường, từ rác thải nhựa đến ô nhiễm nguồn nước và không khí.


Nguồn 
https://vtcnews.vn/nhung-mon-khong-nen-an-o-nha-hang-ar925040.html

4 bộ phận của cua biển bạn không nên ăn

4 bộ phận của cua biển bạn không nên ăn

Cua biển rất ngon và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên trên mình cua biển có những vị trí mà người ăn nên tránh.

Mùa thu là mùa cua bắt đầu tích tụ thịt và trứng để chuẩn bị giao phối, sinh sản, do đó cua đặc biệt bụ bẫm. Đây là món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao vì giàu protein, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP, Mg và axit béo omega 3.

Những bộ phận của cua bạn không nên ăn

Khi mua cua về chế biến, để có được món cua ngon, an toàn với sức khỏe, bạn cần lưu ý có 4 bộ phận không nên ăn.

Mang cua

Mang cua là hai lớp mô nằm hai bên. (Ảnh: Food.ltn)

Mang cua là hai lớp mô nằm hai bên. (Ảnh: Food.ltn)

Đây là cơ quan hô hấp của cua và được dùng để lọc nước, chứa rất nhiều vi trùng và chất bẩn. Mang cua nằm trên bụng cua. Sau khi mở vỏ cua (bóc mai cua) ra bạn thấy có hai hàng mô sờ vào cho cảm giác mềm mại, đó là mang cua. Khi chế biến, bạn có thể dùng kéo để cắt bỏ lớp mang này.

"Tim" cua

Vị trí "tim" cua (Ảnh: Food.ltn)

Vị trí "tim" cua (Ảnh: Food.ltn)

Bộ phận này nằm ở trung tâm nên hay được gọi là "tim" cua. Nó có hình lục giác màu trắng nên còn gọi là đĩa lục giác cua, thường nằm giữa một miếng màng đen và miếng yếm màu vàng ở giữa bụng cua, nối hai mang cua.

Đây là một trong những cơ quan của cua có chức năng lọc và chuyển hóa chất thải, đồng thời chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, vì vậy không nên động tới khi ăn.

Dạ dày cua

Dạ dày cua nằm gần trứng cua. (Ảnh: Food.ltn)

Dạ dày cua nằm gần trứng cua. (Ảnh: Food.ltn)

Bộ phận này có hình tam giác và chứa phân. Sau khi mở vỏ cua, bạn sẽ thấy lớp trứng cua màu vàng, dạ dày cua ẩn trong trứng cua, bạn có thể nhẹ nhàng đẩy trứng cua sang một bên là thấy phần hình tam giác lộ ra.

Ruột cua

Ruột cua có màu đen. (Ảnh: Food.ltn)

Ruột cua có màu đen. (Ảnh: Food.ltn)

Bộ phận này thuộc hệ thống tiêu hóa của cua và chứa phân. Nó nằm ở phần bụng dưới của cua. Khi mở vỏ cua ra, bạn có thể thấy một đường ruột cua màu đen từ bụng cua đến rốn cua.

Lưu ý để an toàn khi ăn cua

Để có được món cua ngon, an toàn với sức khỏe, bạn cần chú ý:

Chọn cua tươi: Sau khi cua chết, vi khuẩn trong cơ thể sẽ sinh sôi nhanh chóng và với số lượng lớn. Các chất sinh ra sau quá trình phân hủy rất dễ gây ngộ độc thực phẩm, dị ứng, nôn mửa, đau bụng hoặc tiêu chảy. Vì thế, bạn không nên tham rẻ mà chọn cua chết, hãy chọn cua tươi, vẫn còn bơi.

Nấu chín hẳn: Cua sống trong bùn, có nhiều vi khuẩn hoặc ký sinh trùng ẩn náu trong mai, mang và ruột. Vì vậy, trước khi hấp cua bạn phải được rửa thật sạch, loại bỏ 4 phần nói trên và lưu ý phải nấu chín kỹ trước khi ăn.

Cua có tính lạnh, cần được chế biến kỹ và bảo quản cẩn thận. (Ảnh: Food.ltn)

Cua có tính lạnh, cần được chế biến kỹ và bảo quản cẩn thận. (Ảnh: Food.ltn)

Nấu và ăn ngay, không nên trữ lâu: Cua đã nấu chín cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn nên bạn đừng bảo quản lâu. Nếu không thể ăn hết, hãy cho vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh, ăn càng sớm càng tốt. 

Kết hợp với gừng và giấm: Gừng và giấm không chỉ có tác dụng điều hòa hương vị còn giúp khử trùng, giúp thịt cua thơm ngon hơn. Gừng còn có tác dụng làm ấm dạ dày, loại bỏ tính hàn của cua. Bạn có thể cho gừng và giấm vào nước và hấp cua, cách này vừa giúp món cua có hương vị thơm ngon, vừa an toàn với sức khỏe.

Không ăn quá nhiềuTrứng cua có hàm lượng cholesterol cao, không thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ cứng động mạch hay bệnh nhân gout. Bên cạnh đó, những người bị dị ứng với hải sản, người có hệ tiêu hóa và dạ dày yếu cũng không nên ăn quá nhiều cua để tránh gây khó chịu cho cơ thể.


Nguồn 
https://vtcnews.vn/4-bo-phan-cua-cua-bien-ban-khong-nen-an-ar888170.html

Tại sao khi ốm không nên ăn bún?

Tại sao khi ốm không nên ăn bún?

Khi ốm, nhiều người ngại dùng cơm và cảm thấy bún dễ ăn hơn, nhưng thực tế món này không phù hợp với họ; bạn có biết tại sao lúc ốm không nên ăn bún?

Bún là món ăn yêu thích của rất nhiều người, có thể biến tấu với nhiều hình thức như bún nước, bún trộn, bún xào, bún cuốn... và kết hợp với nhiều thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, lươn, cua, ốc, hải sản các loại...

Vậy tại sao ốm không nên ăn bún khi mà nhiều người nghĩ đến nó mỗi lúc cảm thấy quá mệt để ăn cơm?

Tại sao ốm không nên ăn bún?

Khi người bị ốm, cơ thể thường mất năng lượng và mệt mỏi. Việc tiêu hóa thức ăn có thể trở nên khó khăn do hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn. Vì thế, các chuyên gia khuyên nên hạn chế ăn bún trong thời điểm này.

Các chuyên gia khuyên không nên ăn bún khi bị ốm. Tại sao ốm không nên ăn bún? (Ảnh: BBC)

Các chuyên gia khuyên không nên ăn bún khi bị ốm. Tại sao ốm không nên ăn bún? (Ảnh: BBC)

Trả lời trên báo Thanh Niên, bác sỹ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểmcủa quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bún không thích hợp với những người có vấn đề ở đường tiêu hóa, bởi nó được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi chế biến khoảng một ngày. Trong thời gian này, bột sẽ lên men, dễ gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Do vậy, những người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày - tá tràng nên hạn chế ăn bún.

Khi bị ốm, bạn không nên ăn bún hoặc các món được chế biến từ bún vì cơ thể lúc này đang mệt, tiêu hóa không tốt như ngày bình thường. Việc ăn bún trong tình trạng đó có thể gây khó chịu, khiến bạn mệt mỏi hơn. Đó là lý do tại sao ốm không nên ăn bún.

Ngoài ra, trong quá trình làm bún, nhà sản xuất có thể thêm các phụ gia không an toàn như bột huỳnh quang để làm bóng, chất tẩy để làm trắng, hàn the tạo độ dai và bảo quản lâu… Đây là những chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất, phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong bảo quản và chế biến thực phẩm. 

Khi bị ốm, bạn nên dùng những món ăn nhẹ như cháo đỗ xanh, cháo thịt, hoặc súp để giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá , đồng thời cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể phục hồi.

Những người nên đặc biệt hạn chế ăn bún

Như đã nói trên, những người ốm, mệt nói chung hay có bệnh đường tiêu hóa không nên ăn bún. Ngoài ra, bún cũng cần hạn chế với:

Trẻ em: Bún, mỹ là món ăn nhanh, dễ chế biến, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, vì lợi nhuận, người sản xuất bún thường cho hóa chất trong quá trình chế biến. Trẻ nhỏ thường xuyên ăn bún sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vì vậy, tốt nhất không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hoặc hạn chế món này với trẻ em.

- Phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh cũng là đối tượng được khuyên hạn chế ăn bún, bởi bún được làm từ gạo ngâm chua, không có lợi cho đường tiêu hóa nhạy cảm của họ. Các hóa chất có thể được người sản xuất sử dụng để chế biến bún cũng  ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá của người mẹ và em bé.


Nguồn 
https://vtcnews.vn/tai-sao-khi-om-khong-nen-an-bun-ar827276.html