02/01/2014 19:36
Dân Việt - Nếu phải tìm một người phụ nữ bất hạnh trên thế giới này thì có lẽ không ai đau khổ bằng chị Anju Kushwaha tại làng Koti, tỉnh Satna (Ấn Độ).
Trên đời này, không nỗi đau nào sánh bằng chuyện mẹ chứng kiến con chết trước mặt mình. Ấy vậy mà chị Kushwaha phải nhìn thấy 10 đứa con của mình chết trong chỉ một đêm.
Nỗi khổ của người phụ nữ hiếm muộn
Kushwaha là một phụ nữ thuộc vùng quê nghèo ở Ấn Độ. Cha mẹ chị cũng nghèo mà nhà lại đông anh em nên quanh năm đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để trồng trọt chăn nuôi cũng chỉ đủ lương thực nuôi mấy miệng ăn. Năm 14 tuổi, Kushwaha được cha mẹ gả cho một anh chàng gần nhà cũng chỉ với lý do chính là đỡ một miệng ăn trong gia đình.
Cũng may cho Kushwaha là gia đình nhà chồng không phải là những người nghiệt ngã. Dù Kushwaha không mang về của hồi môn nhiều nhưng họ vẫn đối xử tốt với chị và đó là điều mà nhiều phụ nữ nghèo ở nông thôn Ấn Độ mơ cũng chẳng được. Tại Ấn Độ, phụ nữ khi về nhà chồng phải có nghĩa vụ mang theo lượng của hồi môn kha khá nếu muốn nhà chồng tôn trọng còn không thường bị đánh đập, hành hạ.
Biết ơn nhà chồng, Kushwaha ra sức làm lụng bên nhà chồng. Thậm chí, chị còn làm nhiều hơn cả khi ở nhà cha mẹ. Thôi thì đủ cả, từ việc gánh nước từ sông cách nhà một cây số đến việc đun nấu, Kushwaha đều làm quần quật mà không hề ca thán. Những lúc rảnh rang, chị lại đi lượm phân bò về phơi khô làm chất đốt để đỡ tiền mua củi. Gia đình nhà chồng rất quý cô con dâu hay lam hay làm.
Điều mà họ cảm thấy phiền muộn nhất chỉ là chuyện trong hơn 7 năm về nhà chồng mà Kushwaha không cho họ lên chức ông bà. Chồng của Kushwaha là con duy nhất trong nhà nên gia đình nhà chồng càng khao khát có tiếng trẻ thơ. Kushwaha cũng cháy bỏng mong ước làm mẹ và cũng sợ nếu không sinh con thì sẽ bị chồng chán, gia đình nhà chồng coi thường. Thật ra ngay trong 2 năm đầu không thấy bầu bí gì cả thì Kushwaha đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm thấy tìm thuốc. Thấy ai mách thầy hay là Kushwaha lại nhào đến xem bệnh nhưng các thầy lang vườn quanh vùng đều lắc đầu bó tay.
Về sau, có một người họ hàng xa nhà chồng mách phải lên thành phố gặp các bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn thì mới giải quyết được vấn đề. Bao nhiều của nả tích cóp được trong mấy năm làm lụng, Kushwaha và chồng dốc hết ra để lên thành phố chữa bệnh vô sinh. Sau khi khám bệnh, các bác sĩ kết luận rằng buồng trứng của Kushwaha có vấn đề, cụ thể là thường xuyên nó bị ức chế không thể rụng trứng thụ thai được. Muốn giải quyết được căn bệnh trớ trêu này thì phải uống một loại thuốc nhằm xóa bỏ cơ chế gây ức chế rụng trứng.
Nhìn những loại thuốc mà các bác sĩ liệt kê ra thì cả Kushwaha và chồng đều choáng váng vì chúng quá đắt. Chỉ một liều thuốc thôi thì có thể bằng mấy năm trồng trọt chăn nuôi của hai vợ chồng. Còn nếu để kiên trì uống thuốc loại thuốc trong 2 tháng thì có lẽ bán cả nhà đi cũng không mua đủ. Thấy tình cảnh này của hai vợ chồng, một bà y sĩ đã mách mối dùng một loại thuốc rẻ hơn 1/10 nhưng cũng không quên cảnh báo sẽ có tác dụng phụ dù xác suất tác dụng phụ rất thấp.
Là người ít học hành, Kushwaha và chồng chẳng cần hiểu tác dụng phụ là gì, họ chỉ cần loại thuốc nào vừa túi tiền mà giúp họ thụ thai là được rồi. Không nghĩ ngợi nhiều, hai vợ chồng vét hết những đồng xu lẻ trong người rồi vay mượn bạn bè họ hàng để mua được bằng được liều thuốc kích thích rụng trứng thụ thai. Bạn bè người thân biết hoàn cảnh tội nghiệp của hai vợ chồng nên người ít, người nhiều cũng gom đủ tiền cho vợ chồng nhà Kushwaha mua thuốc.
Cái gì quá cũng dở
Quả đúng là thuốc này hiệu nghiệm nên chẳng bao lâu Kushwaha mang bầu khiến gia đình nhà chồng vui mừng khôn xiết. Nhưng sau vài tháng, bụng của Kushwaha to bất thường và khi đến khám bác sĩ, vợ chồng nhà Kushwaha được thông báo họ chuẩn bị đón nhiều đứa con chứ không phải một đứa con. Chuyện này cũng không lạ vì những trường hợp dùng thuốc kích thích rụng trứng rất dễ sinh nhiều con một lúc do nhiều trứng thụ thai. Năm 2009, một bà mẹ dùng thuốc kích thích buồng trứng đã sinh liền một lúc 8 đứa con và được ghi vào kỷ lục Guinness.
Kushwaha không mong lập kỷ lục gì cả vì cô và chồng chỉ muốn có 1 hay 2 đứa con thôi. Cả hai vợ chồng Kushwaha đều không dư dả gì nên họ thừa biết sinh ra nhiều con một lúc sẽ rất tốn kém trong lúc tài sản gia đình đang rỗng tuếch sau đợt mua thuốc điều trị vô sinh. Ngay cả tiền vay mượn mọi người cũng chưa trả được nên lúc sinh cũng khó vay thêm để lo cho con.
Chính vì vậy, sau khi biết vợ mang đa thai, chồng của Kushwaha một mặt vui mừng sắp được lên chức, mặt khác lại lo vì không biết đào tiền đâu ra. Để lo cho vợ đến ngày sinh, chồng của Kushwaha làm việc quần quật cả ngày cả đêm dù tiền công lao động ở vùng nông thôn rất rẻ mạt. Ngay cả cha mẹ chồng của Kushwaha dù đã già cả nhưng khi biết tình cảnh của các con thì hai người cũng sáng sáng đi nhặt phân bò ra chợ bán, tối mịt mới ra về.
Tuy vậy, họ luôn nhắc nhở con dâu phải ở nhà tĩnh dưỡng an thai từ tháng thứ 2 trở đi. Thấy cả nhà chồng vất vả về mình thì Kushwaha lại càng khó xử. Vậy nên, khi cha mẹ chồng và chồng rời nhà đi làm là Kushwaha lại đóng cửa ra đường xem có ai thuê mướn để làm không. Gần nhà có tiệm bán vải thiếu người giặt thuê nên Kushwaha xin vào đó làm với mức lương khiêm tốn. Kushwaha nghĩ đơn giản công việc này không phải di chuyển nhiều nên sẽ chẳng ảnh hưởng đến thai nhi. Chẳng ngờ khoảng vài tuần sau khi đi giặt thuê thì chuyện không hay đã xảy ra.
Sau một ngày làm lụng vất vả, Kushwaha về nhà cơm nước cho mọi người và thấy trong mình khó chịu. Một lát sau mọi người về và thấy Kushwaha nhăn nhó ôm bụng lăn lộn trên giường. Thấy vợ nhăn nhó toát đầy mồ hôi thì chồng của Kushwaha hoảng hốt vội lấy xe bò chở vợ lên trạm xá đầu làng. Tới nơi, thấy tình trạng không ổn nên viên bác sĩ đã phải gọi xe cấp cứu từ tỉnh về. Tuy nhiên, đường thì xa mà lại xấu nên phải gần 3 tiếng xe mới đến nơi. Khi chở Kushwaha lên bệnh viện tỉnh thì xe không dám lái nhanh vì sợ xóc ảnh hưởng đến sản phụ. Hành trình lê thê kéo dài đến tận gần 4 giờ và trong khoảng thời gian đó, Kushwaha lần lượt sinh non 9 thai nhi chưa thành hình hài vì chúng mới 12 tháng tuổi.
Do quá đau đớn nên Kushwaha ngất trên đường còn người chồng tội nghiệp chỉ biết mếu máo ôm vợ khóc trên xe. Khi đến bệnh viện, dù được cấp cứu nhưng thai thứ thứ 10 cũng bị sẩy và người ta không thể làm gì khác. Dù sao, Kushwaha vẫn được bệnh viện cứu sống và đang trong gia đoạn phục hồi. Khi vào thăm thì Kushwaha như người mất hồn vì cô chịu cú sốc mà không ai trên đời tưởng tượng nổi.
Các bác sĩ thừa nhận tác dụng phụ của thuốc kích thích buồng trứng đã khiến Kushwaha mang quá nhiều thai nhi. Họ cũng cho rằng việc sẩy thai khi mới 12 tuần tuổi cũng là may cho Kushwaha vì nếu chúng lớn thêm vài tuần tuổi nữa thì e rằng Kushwaha sẽ bị gặp nguy hiểm về tính mạng. Sở dĩ có một bà mẹ sinh 8 đứa con một lúc mà vẫn khỏe mạnh vì người mẹ này sống ở Mỹ, nơi cô được bác sĩ chăm sóc hằng ngày và có đầy đủ điều kiện vật chất để tạo điều phi thường. Còn với Kushwaha, việc sinh 10 đứa con một lúc là điều không thể nếu nhìn về miền quê nghèo đói mà người phụ nữ này đang sống.
Nỗi khổ của người phụ nữ hiếm muộn
Người mẹ mất con
Kushwaha là một phụ nữ thuộc vùng quê nghèo ở Ấn Độ. Cha mẹ chị cũng nghèo mà nhà lại đông anh em nên quanh năm đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để trồng trọt chăn nuôi cũng chỉ đủ lương thực nuôi mấy miệng ăn. Năm 14 tuổi, Kushwaha được cha mẹ gả cho một anh chàng gần nhà cũng chỉ với lý do chính là đỡ một miệng ăn trong gia đình.
Cũng may cho Kushwaha là gia đình nhà chồng không phải là những người nghiệt ngã. Dù Kushwaha không mang về của hồi môn nhiều nhưng họ vẫn đối xử tốt với chị và đó là điều mà nhiều phụ nữ nghèo ở nông thôn Ấn Độ mơ cũng chẳng được. Tại Ấn Độ, phụ nữ khi về nhà chồng phải có nghĩa vụ mang theo lượng của hồi môn kha khá nếu muốn nhà chồng tôn trọng còn không thường bị đánh đập, hành hạ.
Biết ơn nhà chồng, Kushwaha ra sức làm lụng bên nhà chồng. Thậm chí, chị còn làm nhiều hơn cả khi ở nhà cha mẹ. Thôi thì đủ cả, từ việc gánh nước từ sông cách nhà một cây số đến việc đun nấu, Kushwaha đều làm quần quật mà không hề ca thán. Những lúc rảnh rang, chị lại đi lượm phân bò về phơi khô làm chất đốt để đỡ tiền mua củi. Gia đình nhà chồng rất quý cô con dâu hay lam hay làm.
Điều mà họ cảm thấy phiền muộn nhất chỉ là chuyện trong hơn 7 năm về nhà chồng mà Kushwaha không cho họ lên chức ông bà. Chồng của Kushwaha là con duy nhất trong nhà nên gia đình nhà chồng càng khao khát có tiếng trẻ thơ. Kushwaha cũng cháy bỏng mong ước làm mẹ và cũng sợ nếu không sinh con thì sẽ bị chồng chán, gia đình nhà chồng coi thường. Thật ra ngay trong 2 năm đầu không thấy bầu bí gì cả thì Kushwaha đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm thấy tìm thuốc. Thấy ai mách thầy hay là Kushwaha lại nhào đến xem bệnh nhưng các thầy lang vườn quanh vùng đều lắc đầu bó tay.
Về sau, có một người họ hàng xa nhà chồng mách phải lên thành phố gặp các bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn thì mới giải quyết được vấn đề. Bao nhiều của nả tích cóp được trong mấy năm làm lụng, Kushwaha và chồng dốc hết ra để lên thành phố chữa bệnh vô sinh. Sau khi khám bệnh, các bác sĩ kết luận rằng buồng trứng của Kushwaha có vấn đề, cụ thể là thường xuyên nó bị ức chế không thể rụng trứng thụ thai được. Muốn giải quyết được căn bệnh trớ trêu này thì phải uống một loại thuốc nhằm xóa bỏ cơ chế gây ức chế rụng trứng.
Nhìn những loại thuốc mà các bác sĩ liệt kê ra thì cả Kushwaha và chồng đều choáng váng vì chúng quá đắt. Chỉ một liều thuốc thôi thì có thể bằng mấy năm trồng trọt chăn nuôi của hai vợ chồng. Còn nếu để kiên trì uống thuốc loại thuốc trong 2 tháng thì có lẽ bán cả nhà đi cũng không mua đủ. Thấy tình cảnh này của hai vợ chồng, một bà y sĩ đã mách mối dùng một loại thuốc rẻ hơn 1/10 nhưng cũng không quên cảnh báo sẽ có tác dụng phụ dù xác suất tác dụng phụ rất thấp.
Là người ít học hành, Kushwaha và chồng chẳng cần hiểu tác dụng phụ là gì, họ chỉ cần loại thuốc nào vừa túi tiền mà giúp họ thụ thai là được rồi. Không nghĩ ngợi nhiều, hai vợ chồng vét hết những đồng xu lẻ trong người rồi vay mượn bạn bè họ hàng để mua được bằng được liều thuốc kích thích rụng trứng thụ thai. Bạn bè người thân biết hoàn cảnh tội nghiệp của hai vợ chồng nên người ít, người nhiều cũng gom đủ tiền cho vợ chồng nhà Kushwaha mua thuốc.
Cái gì quá cũng dở
Quả đúng là thuốc này hiệu nghiệm nên chẳng bao lâu Kushwaha mang bầu khiến gia đình nhà chồng vui mừng khôn xiết. Nhưng sau vài tháng, bụng của Kushwaha to bất thường và khi đến khám bác sĩ, vợ chồng nhà Kushwaha được thông báo họ chuẩn bị đón nhiều đứa con chứ không phải một đứa con. Chuyện này cũng không lạ vì những trường hợp dùng thuốc kích thích rụng trứng rất dễ sinh nhiều con một lúc do nhiều trứng thụ thai. Năm 2009, một bà mẹ dùng thuốc kích thích buồng trứng đã sinh liền một lúc 8 đứa con và được ghi vào kỷ lục Guinness.
Kushwaha không mong lập kỷ lục gì cả vì cô và chồng chỉ muốn có 1 hay 2 đứa con thôi. Cả hai vợ chồng Kushwaha đều không dư dả gì nên họ thừa biết sinh ra nhiều con một lúc sẽ rất tốn kém trong lúc tài sản gia đình đang rỗng tuếch sau đợt mua thuốc điều trị vô sinh. Ngay cả tiền vay mượn mọi người cũng chưa trả được nên lúc sinh cũng khó vay thêm để lo cho con.
Chính vì vậy, sau khi biết vợ mang đa thai, chồng của Kushwaha một mặt vui mừng sắp được lên chức, mặt khác lại lo vì không biết đào tiền đâu ra. Để lo cho vợ đến ngày sinh, chồng của Kushwaha làm việc quần quật cả ngày cả đêm dù tiền công lao động ở vùng nông thôn rất rẻ mạt. Ngay cả cha mẹ chồng của Kushwaha dù đã già cả nhưng khi biết tình cảnh của các con thì hai người cũng sáng sáng đi nhặt phân bò ra chợ bán, tối mịt mới ra về.
Tuy vậy, họ luôn nhắc nhở con dâu phải ở nhà tĩnh dưỡng an thai từ tháng thứ 2 trở đi. Thấy cả nhà chồng vất vả về mình thì Kushwaha lại càng khó xử. Vậy nên, khi cha mẹ chồng và chồng rời nhà đi làm là Kushwaha lại đóng cửa ra đường xem có ai thuê mướn để làm không. Gần nhà có tiệm bán vải thiếu người giặt thuê nên Kushwaha xin vào đó làm với mức lương khiêm tốn. Kushwaha nghĩ đơn giản công việc này không phải di chuyển nhiều nên sẽ chẳng ảnh hưởng đến thai nhi. Chẳng ngờ khoảng vài tuần sau khi đi giặt thuê thì chuyện không hay đã xảy ra.
Sau một ngày làm lụng vất vả, Kushwaha về nhà cơm nước cho mọi người và thấy trong mình khó chịu. Một lát sau mọi người về và thấy Kushwaha nhăn nhó ôm bụng lăn lộn trên giường. Thấy vợ nhăn nhó toát đầy mồ hôi thì chồng của Kushwaha hoảng hốt vội lấy xe bò chở vợ lên trạm xá đầu làng. Tới nơi, thấy tình trạng không ổn nên viên bác sĩ đã phải gọi xe cấp cứu từ tỉnh về. Tuy nhiên, đường thì xa mà lại xấu nên phải gần 3 tiếng xe mới đến nơi. Khi chở Kushwaha lên bệnh viện tỉnh thì xe không dám lái nhanh vì sợ xóc ảnh hưởng đến sản phụ. Hành trình lê thê kéo dài đến tận gần 4 giờ và trong khoảng thời gian đó, Kushwaha lần lượt sinh non 9 thai nhi chưa thành hình hài vì chúng mới 12 tháng tuổi.
Do quá đau đớn nên Kushwaha ngất trên đường còn người chồng tội nghiệp chỉ biết mếu máo ôm vợ khóc trên xe. Khi đến bệnh viện, dù được cấp cứu nhưng thai thứ thứ 10 cũng bị sẩy và người ta không thể làm gì khác. Dù sao, Kushwaha vẫn được bệnh viện cứu sống và đang trong gia đoạn phục hồi. Khi vào thăm thì Kushwaha như người mất hồn vì cô chịu cú sốc mà không ai trên đời tưởng tượng nổi.
Các bác sĩ thừa nhận tác dụng phụ của thuốc kích thích buồng trứng đã khiến Kushwaha mang quá nhiều thai nhi. Họ cũng cho rằng việc sẩy thai khi mới 12 tuần tuổi cũng là may cho Kushwaha vì nếu chúng lớn thêm vài tuần tuổi nữa thì e rằng Kushwaha sẽ bị gặp nguy hiểm về tính mạng. Sở dĩ có một bà mẹ sinh 8 đứa con một lúc mà vẫn khỏe mạnh vì người mẹ này sống ở Mỹ, nơi cô được bác sĩ chăm sóc hằng ngày và có đầy đủ điều kiện vật chất để tạo điều phi thường. Còn với Kushwaha, việc sinh 10 đứa con một lúc là điều không thể nếu nhìn về miền quê nghèo đói mà người phụ nữ này đang sống.
Anh Tú (Dòng Đời)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét