Trang

Thiết bị y khoa qua một đời chủ: Tại sao không?

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/blogdoanhnhan/109417

Rafi Kot (*)
Thứ Sáu,  24/1/2014, 11:40 (GMT+7)








Ông Rafi Kot - Tổng giám đốc chuỗi phòng khám Family Medical Practice tại Việt Nam

(TBKTSG) - Một phóng sự truyền hình gần đây liên quan đến vụ nhập khẩu thiết bị y khoa đã qua một đời chủ do hải quan phát hiện đã tạo ra được sự chú ý của dư luận. Tuy nhiên, phóng sự đã không nhấn tới thêm một bước để đặt câu hỏi "tại sao điều này xảy ra?".
Tôi xin dẫn ra đây một vài dữ liệu tham khảo. Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong 92 quốc gia có tới 79% cho phép nhập khẩu thiết bị đã qua một đời chủ. Đặc biệt các nước giàu có thuộc khối OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) thậm chí cho rằng thiết bị y khoa cũ là một lựa chọn tốt. Tại sao? Bởi vì thiết bị cũ rẻ hơn từ 40-60%, và vẫn hoàn toàn chính xác trong tay người biết sử dụng. Có 16% quốc gia hạn chế nhập khẩu thiết bị cũ bằng cách đánh thuế cao các loại thiết bị đã qua một đời chủ và quy định về niên hạn sử dụng. Và 5% các nước còn lại cấm nhập khẩu thiết bị cũ, trong đó có Việt Nam, Syria, Kuwait, Ai Cập, Thái Lan và Trung Quốc. Nguyên nhân của việc cấm nhập khẩu này là để bảo vệ công nghiệp sản xuất trong nước.
Thiết bị đã qua một đời chủ có thể phân ra làm ba loại:
1. Làm mới lại: chủ yếu là sơn phết lại.
2. Tân trang lại: thay thế những bộ phận hư hao sau đó sơn phết lại.
3. Chế tạo lại: nhà sản xuất gốc sẽ phục hồi thiết bị lại như mới và thiết bị hoạt động theo các chuẩn ban đầu. Ví dụ như hai hãng GE và Siemens có chương trình chế tạo lại thiết bị của họ hoàn toàn như mới, và bán chúng với mức giá thấp hơn khoảng 20%.
Tôi tự hỏi liệu có bao nhiêu người trong chúng ta sẵn sàng bỏ đồng tiền kiếm được một cách khó nhọc của mình để mua những thiết bị y tế bị đẩy giá lên gấp vài lần. Và một câu hỏi kế tiếp là: Có phải chúng ta thật sự quá giàu có không?
Tất cả ba loại trên đều bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Chúng ta hãy hình dung một công ty Mỹ mua một máy quét CT mới, nhưng ba tháng sau họ phá sản và phải bán máy CT với mức giảm là 25%. Chiếc máy này bị xem như đã qua một đời chủ và bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Có nhiều công ty có chuyên môn cao có thể phục hồi thiết bị như mới, cả về hình dáng bên ngoài lẫn chức năng hoạt động, sau đó bán với giá bằng nửa máy mới, giúp cho các bệnh viện, kể cả ở Mỹ và châu Âu, tiết kiệm được ngân sách. Các thiết bị này rất ổn nếu chúng được bảo trì thích hợp.
Tại sao lại cấm nhập? Vào giữa những năm 2000 khi Việt Nam thương lượng các điều kiện gia nhập WTO, phái đoàn Bộ Thương mại Việt Nam ra điều kiện không cho nhập máy tính cũ. Và từ xuất phát điểm này, Bộ Y tế đã đưa ra quy định cấm nhập khẩu thiết bị y khoa đã qua một đời chủ.
Thiết bị cũ không được nhập khẩu, trong khi thiết bị mới bị các công ty nhập khẩu hay phân phối thổi giá lên đến 200% hoặc cao hơn. Tất cả gánh nặng chi phí đó đổ lên đầu người bệnh.
Tháng 6-2011, Việt Nam đưa ra quy định mới với các thủ tục giấy tờ phức tạp khiến cho bất cứ cá nhân nào cũng không thể nhập thiết bị y khoa (Thông tư 24/2011-TT-BYT). Kết quả là nhà phân phối trong nước tiếp tục giữ giá cao, trong khi một số tập đoàn y khoa nước ngoài có lợi ích trong việc duy trì mức giá này đã vận động mạnh mẽ việc duy trì hành lang pháp lý đó. Cần phải nói thêm rằng phần lớn thiết bị y khoa ở Việt Nam xuất phát từ Singapore nơi mặt bằng giá cao hơn chứ không phải từ Thái Lan chẳng hạn. Một bóng đèn cho một chiếc máy soi tai (otoscope) có giá qua mạng ở Mỹ là 9,5 đô la Mỹ, nhưng ở Việt Nam giá bị đẩy lên 52 đô la Mỹ.
Việt Nam đang ra sức kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực y tế, nhưng các nhà đầu tư lại dễ dàng bị các nhà phân phối bắt chẹt. Liệu Chính phủ có động lực để kiểm soát giá cả thiết bị không, có cho phép mở cửa thị trường thiết bị y khoa đã qua sử dụng không?
Tôi tự hỏi liệu có bao nhiêu người trong chúng ta sẵn sàng bỏ đồng tiền kiếm được một cách khó nhọc của mình để mua những thiết bị y tế bị đẩy giá lên gấp vài lần. Và một câu hỏi kế tiếp là: Có phải chúng ta thật sự quá giàu có không?
--
(*) Tổng giám đốc chuỗi phòng khám Family Medical Practice tại Việt Nam
Hoàng Thịnh
Tôi đồng ý với phân tích của ông Tổng Giám đốc FMP. Ở đây ta cần phân biệt máy "đã qua một đời chủ" với "công nghệ cũ". Như phân tích trên, nhiều cá nhân đã lợi dụng vào chính sách để làm trái pháp luật, không những thế, họ còn gán cho thiết bị công nghệ cũ thành mác cao để ăn chênh lệch giá, đẩy sự chuẩn đoán lạc hậu cho dân hưởng.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét