Một nghiên cứu mới đây phát hiện rằng, mạng xã hội tỷ dân Facebook có sự tác động rất lớn tới não bộ của con người tương tự cách tác động của cocaine (thuốc phiện) khiến chúng ta bị nghiện.
Nhóm nghiên cứu đến từ trường ĐH. California State, Mỹ đã tiến hành quét não của người mắc chứng "nghiện Facebook" và phát hiện thấy, những ai thường không rời Facebook lấy một giây sẽ mắc các vấn đề liên quan đến chất xám tương tự tác động của cocaine lên não bộ.
Giáo sư Ofir Turel trong nhóm nghiên cứu giải thích: "Hệ thống xung động có thể được coi như chân ga của xe trong khi, hệ thống ức chế có thể được ví như một chiếc phanh. Khi dính vào nghiện ngập, tốc độ sẽ đẩy lên rất nhanh kết hợp cùng với đó là hệ thống xung động trợ giúp và hệ thống ức chế bị hỏng". Nói một cách dễ hiểu, một khi đã "đạp nhầm" chân ga, con người sẽ rất khó có thể "phanh" kịp. Cách giải thích này để chỉ mối liên hệ giữa việc nghiện và sự "khó khăn" khi cai nghiện Facebook của nhiều người.
Các nhà khoa học đã tiến hành một số khảo sát đối với sinh viên để thu thập thêm bằng chứng cho nghiên cứu. Những sinh viên được yêu cầu điền vào một bảng câu hỏi đánh giá mức độ nghiện của họ đối với mạng xã hội Facebook. Sau đó, họ được xem một loạt các hình ảnh, một trong số đó liên quan đến Facebook và yêu cầu nhấn một nút bấm khi chúng xuất hiện.
Những người nhấn nút nhanh chóng khi nhìn thấy hình ảnh về Facebook thường ghi được những con số rất cao trong các bài thử nghiệm "nghiện ngập" trước đó.
Cocaine luôn là một chất gây nghiện cần tránh xa
Đi sâu vào tìm hiểu, nhóm nghiên cứu tìm được một vài dẫn chứng cho thấy, Faceook đã kích hoạt hạch hạnh nhân nằm ở tâm não bộ. Đây là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc của con người. Đặc biệt một vài người tham gia khảo sát cho biết, họ phản ứng với những thay đổi của Facebook thậm chí còn nhanh hơn cả với đèn tín hiệu giao thông.
"Điều này thật sự đáng sợ nếu nghĩ đến. Sẽ ra sao nếu người dùng chỉ chăm chăm trả lời tin nhắn trên Facebook mà quên đi tình trạng giao thông ở phía trước khi đang lưu thông trên đường", Turel lo ngại.
Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu cho biết, hệ thống bốc đồng trong não bộ hoạt động tỏ ra khá ổn định đối với người dùng Facebook trong suốt quá trình giám sát. Điều này tạo ra sự khác biệt đối với các chất kích thích gây nghiện khác như thuốc phiện.
Giáo sư Turel khẳng định: "Đây là một tin tốt bởi chúng ta có thể sửa đổi hành vi. Chúng tôi cho rằng hành vi nghiện Facebook trong trường hợp này xuất phát từ động cơ thấp nên có thể kiểm soát. Ít ra chúng không gây ra những hậu quả xấu cho xã hội và cá nhân như chất gây nghiện".
Vậy lời khuyên nào phù hợp nhất cho tất cả những người dùng Facebook hiện nay? Đó chắc chắn là việc phân bổ thời gian sử dụng hợp lý và hãy tập cách "log out" khi cần thiết nếu không muốn một ngày nào đó, bạn cũng sẽ trở thành một kẻ nghiện ngập vô hình không khác những tay nghiện ma túy.
Tham khảo Telegraph
Tròn 1 năm "cai nghiện" Facebook, điều kì diệu đã đến với tôi
- Tôi quyết định "cai nghiện" điện thoại, năng suất công việc thay đổi bất ngờ hơn bạn nghĩ
- "Tôi là một con nghiện smartphone nhưng tôi sẽ cai thành công"
- Nghiên cứu cho thấy nghiện Facebook giống như nghiện "ma túy", nhưng dễ cai hơn
Hiện tại, Kevin Read là một cây bút của tạp chí cuộc sống Lifehack và cũng là một nhiếp ảnh gia. Chủ đề của anh thường về cuộc sống, văn hóa của các vùng miền trên khắp thế giới.
Cuộc sống của anh giờ đây đã dễ chịu, phong phú và đặc biệt là sung túc hơn. Tất cả đều đến từ việc anh giảm 98% lượng thời gian truy cập mạng xã hội so với trước.
Tôi luôn kiểm tra phương tiện truyền thông xã hội của mình mọi lúc mọi nơi. Khi tôi thức dậy, trước khi đi ngủ, trước khi ăn và sau bữa ăn hay những lức ở một mình, tôi đều lướt Facebook. Đôi khi tôi dành 5 phút đồng hồ chỉ để đăng xuất rồi lại đăng nhập ngay sau đó.
Tôi theo dõi thông tin, sự kiện và tham gia bình luận vào mọi vấn đề trên mạng xã hội. Kết quả, tôi hiểu cuộc sống của người khác nhiều hơn của mình. Tôi không biết tôi là ai và mục tiêu của tôi là gì? Chắc chắn, Facebook không thể giúp tôi trả lời câu hỏi đó.
Như một câu nói nổi tiếng "thói quen xấu thường thấm từ từ và dễ dàng nhưng chúng ta khó chung sống với chúng", tôi cảm thấy mình thật sự bắt đầu "khó thở" với không gian ảo.
Vì thế, tôi quyết tâm "cai nghiện" mạng xã hội. Không hẳn là từ bỏ, nhưng cuộc sống của tôi sẽ không phụ thuộc vào chúng. Đó là một ngày đẹp trời để bắt đầu sống đúng với giá trị con người của mình, ngày 1 tháng 1 năm 2015.
Thoát ra khỏi thế giới ảo đầy mơ mộng và êm ái để đến với thế giới thực tại khắc nghiệt và trần trụi thật không dễ dàng. Ban đầu thì mọi việc diễn ra không suôn sẻ và đôi khi tôi cảm thấy bứt rứt trong người vì không được đăng nhập vào Facebook.
Để cho mình một lý do chính đáng để giảm thời gian vào mạng xã hội, tôi đọc và nghiên cứu những tác hại từ việc lạm dụng nó như việc bạn sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm và hay căng thẳng. Bên cạnh đó, tôi cũng đọc rất nhiều bài viết về lợi ích của việc không sống trong thế giới ảo.
Bây giờ, tôi đã có thể cắt giảm 98% thời gian truy cập so với trước và cũng đủ để cảm nhận những sự thay đổi kỳ diệu. Dưới đây, là những gì tôi khám phá được sau 1 năm:
1. Tôi có nhiều thời gian rảnh
Mạng xã hội như một cô gái quyến rũ với các số đo hoàn hảo. Với các thông tin, bình luận những vấn đề hot nhất và các video hài hước, chưa kể các đường dẫn liên kết cũng đủ hấp dẫn để bạn nhấp chuột vào tiêu tốn thời gian vào đó.
Khi không dành thời gian cho những việc đó, tôi đã có nhiều thời gian rảnh hơn để mở mang kiến thức thực tế và bổ ích.Tôi đã đọc 40 cuốn sách trong một năm và đi du lịch nhiều nơi, tất cả đều đến từ việc giảm những cú nhấp chuột vào những thông tin xa lạ và những đường dẫn liên kết.
Bạn có thể không dành thơi gian cho việc đọc sách hay đi du lịch, nhưng chắc chắn mọi người sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nếu đánh đổi thời gian lướt Facebook cho một mục tiêu khác hiệu quả hơn.
2. Tôi ít bị phân tâm và đã dành nhiều thời gian hơn để cảm nhận môi trường xung quanh
Trước đây, tôi thường không chú ý lắm đến những cuộc trò truyện trực tiếp của người khác vì đầu óc còn bận tâm đến chiếc điện thoại. Tôi thường thiếu kiên nhẫn cho những cuộc trò chuyện trên bàn ăn hay tại một buổi cà phê vì trong mình luôn có cảm giác "thèm muốn" được cầm chiếc điện thoại để truy cập vào mạng xã hội để xem người khác nói gì về mình.
Hay những lần đi xe bus hoặc theo dõi một sự việc thú vị, tôi thường tập trung tối đa vào chiếc điện thoại hoặc thưởng thức các khoảnh khắc qua lăng kính của chiếc camera, để rồi bỏ qua.
Nhưng giờ đây, khi bỏ chiếc điện thoại xuống, tôi bắt đầu cảm nhận được môi trường xung quanh thật thú vị và hít thở được bầu không khí trong lành tự do. Tôi cũng ít bị phân tâm hơn khi lắng nghe một người khác nói chuyện và chính việc này đã khiến tôi trở thành "một người biết lắng nhe".
3. Tôi cảm nhận từng khoảnh khắc nhưng bỏ qua việc chia sẻ chúng
Không hoàn toàn sai khi bạn muốn chia sẽ mọi khoảnh khắc hạnh phúc và phút giây đáng nhớ lên mạng xã hội nhưng mọi việc cũng nên có mức độ của nó.
Như việc tôi đã dần dần mất đi cảm giác muốn chia sẻ mọi thứ tôi đang làm, giờ đây tôi có thể đánh giá điều gì quan trọng nhất đối với bản thân. Tôi có thể cảm nhận trọn vẹn khoảnh khắc và giữ nó cho riêng mình. Tôi biết những gì cần nói và cần chia sẻ. Tất cả điều này giúp tôi trở nên bình tâm và suy nghĩ thấu đáo hơn.
4. Tôi cảm giác mình bị ngắt kết nối, nhưng lại tự tin hơn
Giống như nhiều người, tôi có gia đình và bạn bè trên khắp thế giới, nhưng tôi không biết nhiều về những gì họ đã làm được trong năm ngoái. Cuộc sống mà không có mạng xã hội trông thật cô đơn.
Không sử dụng mạng xã hội đã tước mất những cơ hội cho các tương tác nhỏ, chẳng hạn như việc bấm like và bình luận cho việc một người bạn vừa hoàn thành cuộc đua marathon và gửi lời chúc mừng họ.
Tuy nhiên, tôi lại cảm thấy có nhiều động lực và tự tin hơn để gửi những email quan trọng (như công việc tôi hiện có), đi ra ngoài kết bạn và làm những việc thật đặc biệt với những người bạn đang ở gần tôi. Mạng xã hội giống như một sự tương tác và kết nối mọi người lại với nhau, nhưng sẽ thật lãng phí nếu bạn chỉ kết nối với thế giới qua màn hình phẳng.
5. Cảm thấy bạn bè thú vị hơn
Thay vì xào xáo lại các sự kiện cũ, nổi bật của thiên hạ từ Internet, tôi đã thay đổi chủ đề nói chuyện với bạn bè và chính việc đó khiến tôi cảm thấy bạn bè của mình thú vị hơn nhiều. Lần đâu tiên trong nhiều năm, tôi may mắn được người khác chia sẻ về cuộc sống của họ.
Đinh Lộc/CafeBiz/Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét