Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường type 2
bienchungtieuduong.vn - (05/06/2015 - 01:50)Đái tháo đường (ĐTĐ) typ 2 là bệnh về rối loạn chuyển hóa chất đường (glucose) mạn tính. Khoảng thời gian từ khi rối loạn dung nạp glucose (tiền đái tháo đường) cho đến khi chuyển thành bệnh ĐTĐ thực sự, thường kéo dài từ 5 – 10 năm. Nhưng đáng tiếc là nhiều người do chủ quan, hoặc thiếu kiến thức về bệnh nên đã không thể ngăn được tiến triển của ĐTĐ và luôn phải sống cùng với nỗi sợ hãi về bệnh, về biến chứng của nó trong suốt quãng đời còn lại.
Bài viết dưới đây được biên tập từ nguồn tài liệu của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin tổng quan về căn bệnh này và giúp bạn có thể phòng tránh hoặc phát hiện sớm, cũng như điều trị hiệu quả bệnh ĐTĐ typ 2.
1. Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 2 chiếm tới khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh tiểu đường và liên quan đến tình trạng đề kháng insulin. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống thiếu lành mạnh: ăn uống không điều độ, ít vận động, cộng với áp lực của công việc, căng thẳng (stress) thường xuyên…
Đái tháo đường type2 ngày càng gia tăng ở trẻ em
Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ
- Người trên 45 tuổi
- Thừa cân hay béo phì (nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đái tháo đường type 2 ở người lớn và trẻ em).
- Phụ nữ sinh con > 4kg hoặc từng mắc đái tháo đường thai kỳ
- Tiền sử trong gia đình có người bị tiểu đường type 2
- Bị tiền đái tháo đường (đường huyết tăng cao hơn so với mức bình thường, nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán bệnh đái tháo đường)
- Ít vận động
- Có chỉ số xét nghiệm HDL-cholesterol thấp (< 35 mg/dl) hoặc triglycerides máu cao (> 250 mg/dl)
- Bị cao huyết áp (huyết áp ≥ 140/90 mmHg).
2. Đề kháng insulin – thủ phạm chính gây đái tháo đường type 2
Insulin là một hormone có tác dụng giúp điều hòa lượng đường (glucose) trong máu. Sau mỗi bữa ăn, glucose máu tăng cao, ngay lập tức tuyến tụy sẽ được kích thích tiết ra insulin để vận chuyển glucose vào trong tế bào và tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Đái tháo đường type 2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, hoặc có đủ insulin nhưng chúng lại hoạt động không hiệu quả (còn gọi là đề kháng insulin), hoặc kết hợp cả hai. Khi đó, glucose sẽ không được đưa vào trong tế bào mà ở lại trong máu, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.
3. Những triệu chứng nhận biết bệnh đái tháo đường type 2
Các triệu chứng của ĐTĐ type 2 không rầm rộ như ĐTĐ typ1, nên ở giai đoạn khởi phát, bệnh khó nhận biết. Một số dấu hiệu dưới đây có thể là những dấu hiệu gợi ý của bệnh ĐTĐ:
- Khát nước nhiều
- Cảm thấy đói nhiều (đặc biệt là sau khi ăn)
- Đi tiểu nhiều
- Khô miệng
- Cảm giác luôn mệt mỏi
- Nhìn mờ
- Tê bì, châm chích hoặc ngứa ran ở tay, chân
- Thường xuyên bị nhiễm trùng ở da, đường tiết niệu hoặc âm đạo
- Các vết thương khó lành
Khát nhiều, tiểu nhiều – triệu chứng của bệnh đái tháo đường type2
4. Bệnh đái tháo đường type2 và những biến chứng nguy hiểm
Đường (glucose) trong máu tăng cao kéo dài làm tổn hại tới các mạch máu và dây thần kinh, dẫn tới nhiều biến chứng mạn tính như mù lòa, suy thận, đoạn chi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, rối loạn cương. Bên cạnh các biến chứng mạn tính, bạn cũng có thể gặp phải biến chứng cấp tính, đó là hôn mê do tăng hoặc hạ đường huyết quá mức
Sự nguy hiểm của biến chứng do ĐTĐ được ví như "kẻ giết người thầm lặng", bởi tiến triển âm thầm và tỉ lệ tử vong cao. Cứ mỗi phút trên thế giới lại có khoảng 6 người bệnh tử vong do các biến chứng đái tháo đường (ĐTĐ).
5. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2
Chẩn đoán đái tháo đường bằng xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán sớm nhất bệnh ĐTĐ type2. Các thiết bị kiểm tra đường huyết tại nhà có thể cho kết quả đường máu tại thời điểm đó một cách tương đối. Nhưng để chẩn đoán chính xác, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm sau:
- HbA1C: giúp xác định đường huyết trung bình trong vòng 3 tháng. Người khoẻ mạnh bình thường sẽ có HbA1C vào khoảng 5%. HbA1C càng cao thì khả năng kiểm soát đường huyết càng kém.
- Đo đường huyết lúc đói: sau khi nhịn đói ít nhất 8h, cho kết quả chính xác nhất vào buổi sáng, xét nghiệm này chi phí thấp và dễ thực hiện. Giá trị bình thường: ≤ 99 mg/dL (tương đương với 5.5mmol/L)
- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Thường được tiến hành tại bất kỳ thời điểm nào đó trong ngày.
- Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống: Người bệnh nhịn đói ít nhất 8 giờ, sau đó được uống 1 cốc nước chứa 75 g glucose. Đường huyết được đo sau 2 giờ từ lúc uống.. Giá trị bình thường:≤ 139 mg/dL.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:
- HbA1c ≥ 6,5%
- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L), nên thực hiện ít nhất 2 lần thử.
- Đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) và có các triệu chứng kinh điển của bệnh đái tháo đường.
- Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL, nên tiến hành ít nhất 2 lần thử.
Nếu các chỉ số của bạn cao hơn mức bình thường, nhưng chưa đạt đến ngưỡng chẩn đoán ĐTĐ, được gọi là tiền ĐTĐ. Ở trong giai đoạn này, nếu không được kiểm soát tốt, bạn sẽ nguy cơ cao phát triển bệnh ĐTĐ type 2:
* Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường:
- HbA1c: 5,7 - 6,4%
- Rối loạn đường huyết lúc đói: 100 - 125 mg/dl (5,6 - 6,9 mmol/l)
- Rối loạn dung nạp glucose: Đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose là 140 - 199mg/dl (7,8 – 11 mmol/l)
Sau khi chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường, bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi, cân nặng, tiền sử gia đình và một số xét nghiệm như: định lượng Insulin, C-peptide, kháng thể kháng tiểu đảo tụy... để chẩn đoán phân biệt giữa đái tháo đường type 1, type 2 và có chỉ định điều trị phù hợp.
6. Kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả cần nhiều phương pháp phối hợp
Chế độ ăn có kiểm soát và luyện tập thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong điều trị ĐTĐ type 2. Tuy nhiên, bạn vẫn cần ăn phong phú các loại thực phẩm để cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, không ăn quá no, cần tăng cường thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan để tránh làm tăng đường huyết sau ăn, nhưng cũng không nên ăn quá đói vì sẽ gây hạ đường huyết.
Cùng với chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm đề kháng insulin, cải thiện lượng đường trong máu và kiểm soát trọng lượng cơ thể, giảm cholesterol xấu (LDL-c), tăng cholesterol tốt (HDL-c), từ đó giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch.
Nhiều nghiên cứu gần đây còn cho thấy, sử dụng các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong dược liệu Hoài sơn, Mạch môn, Nhàu, Câu kỷ tử để phòng ngừa và bổ trợ điều trị có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng đề kháng insulin, giảm stress oxy hóa và viêm mãn tính ở người bệnh ĐTĐ. Sự kết hợp của 4 loại thảo dược quý trong một sản phẩm được các chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường khuyến khích người bệnh sử dụng và coi đó là liệu pháp hỗ trợ hữu ích để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh ĐTĐ type 2.
DS. Thu Thảo
Nguồn tham khảo:
http://www.webmd.com/
http://diabetes.niddk.nih.gov/
Bệnh tiểu đường type 1
bienchungtieuduong.vn - (28/08/2015 - 02:27)Bệnh tiểu đường type 1 là bệnh lý mạn tính, trong đó cơ thể không sản xuất đủ hormon insulin có vai trò kiểm soát lượng đường trong máu, khiến đường máu tăng cao. Nó còn được biết đến dưới tên gọi là tiểu đường vị thành niên.
1. Bệnh tiểu đường type 1 là gì?
Bệnh tiểu đường type 1 xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tấn công nhầm tế bào beta của đảo tụy - nơi sản xuất insulin có nhiệm vụ điều hòa đường huyết.
Những thực phẩm có chứa chất bột đường sau khi ăn, qua hệ tiêu hóa đều được chuyển hóa thành glucose - một loại đường được cơ thể hấp thu nhanh chóng vào máu và làm cho đường huyết tăng cao. Để điều tiết đường máu luôn ở mức hằng định, insulin sẽ vận chuyển đường vào trong tế bào nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, một phần được chuyển về dự trữ trong gan để sử dụng khi chúng ta ngủ vào ban đêm hoặc giữa các bữa ăn trong ngày.
Tế bào beta của tiểu đảo tụy bị phá hủy dẫn tới bệnh tiểu đường type 1
2. Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1
Triệu chứng tiểu đường type 1 thường khởi phát đột ngột và rầm rộ gồm:
- Đi tiểu quá mức và khát thường xuyên: là những dấu hiệu nổi bật nhất do glucose trong máu tăng làm thận tạo ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc mất nước dẫn đến cơn khát của bạn xuất hiện thường xuyên. Ở trẻ em có thể gây nên hiện tượng đái dầm.
- Giảm cân, ăn không ngon: do cơ thể không đủ năng lượng hoạt động dẫn đến mệt mỏi, ăn không ngon miệng và sút cân.
Ngoài ra, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, da khô ngứa, mắt mờ... Mất nước lâu ngày cũng gây ra suy nhược cơ thể, làm bạn mệt mỏi thường xuyên, tính khí thay đổi thất thường. Những dấu hiệu trên cũng có thể xuất hiện khi bạn gặp biến chứng nhiễm toan ceton do tiểu đường type 1.
3. Biến chứng của tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, sự tác động này sẽ được hạn chế nếu đường huyết của bạn được kiểm soát tốt.
Biến chứng mạn tính:
- Tổn thương mắt (võng mạc): các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc mắt bị tổn thương do đường máu tăng cao kéo dài gây biến chứng võng mạc mắt, có thể dẫn đến mù lòa.
- Tổn thương thần kinh (neuropathy): bệnh có thể gây tổn thương thần kinh theo nhiều cách khác nhau, bao gồm trực tiếp do đường huyết tăng cao gây gián đoạn dẫn truyền hoặc gián tiếp qua hệ thống vi mạch nuôi dưỡng hệ thần kinh. Trong đó, tổn thương thần kinh ngoại biên chiếm phổ biến gồm bàn chân, cẳng chân và bàn tay. Đường máu cao cũng gây hại đến các thần kinh tự chủ kiểm soát nhịp tim, tiêu hóa, chức năng tình dục…
- Loét bàn chân: nếu tổn thương thần kinh ngoại biên không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, kết hợp lưu lượng máu nghèo nàn làm chậm lành vết thương, có thể dẫn đến hoại tử phải cắt cụt chi.
- Bệnh thận: đường huyết cao có thể làm tổn hại đến hệ thống mao mạch lọc cầu thận. Suy thận là kết quả cuối cùng nếu đường huyết vẫn không được kiểm soát.
- Trên tim và mạch máu: tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ đáng kể mắc các bệnh về động mạch vành (cơn đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, huyết áp cao…
Biến chứng cấp tính:
- Nhiễm toan ceton: khi tế bào không nhận đủ glucose, cơ thể tăng tạo glucose từ chất béo làm giải phóng quá nhiều acid gây nên tình trạng nhiễm toan ceton có thể đẫn đến tử vong.
- Hạ đường huyết: có thể xảy ra khi tiêm quá liều insulin hoặc do nhịn đói quá lâu. Bạn có thể gặp các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng ngất, run rẩy, lú lẫn... thậm chí là hôn mê nếu không được bổ sung glucose kịp thời.
Tiểu đường type 1 gây biến chứng lên toàn bộ các cơ quan trong cơ thể
4. Chẩn đoán tiểu đường type 1
Bệnh tiểu đường type 1 được chẩn đoán bởi sự kết hợp của các triệu chứng, độ tuổi và xét nghiệm máu của bạn.
Tiêu chuẩn mới chẩn đoán bệnh tiểu đường:
- Đường huyết lúc đói > 126 mg/dL (7 mmol/l).
- Nghiệm pháp dung nạp glucose, được đo 2h sau khi uống 75mg glucose > 200mg/dL (11,1mmol/l).
- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên > 200mg/dL (11,1mmol/l) sau 2 lần thử ngẫu nhiên.
- Hemoglobin A1C > 6,5%.
5. Điều trị tiểu đường type 1
Điều trị bệnh tiểu đường type 1 bắt buộc phải tiêm insulin suốt đời. Trong quá trình sử dụng, có một số điểm cần lưu ý như sau:
- Liều lượng: tuyệt đối tuân thủ theo liều chỉ định của bác sỹ. Nếu quá liều có thể gây hạ đường huyết đột ngột, ngược lại có thể gây nên tình trạng tăng đường huyết cấp tính.
- Thời gian: thời gian tiêm rất quan trọng, do đó bạn phải hỏi ý kiến của bác sỹ và tuân thủ theo chỉ dẫn này. Có một số loại có thể được tiêm trước ăn 30 phút.
- Vị trí tiêm: Tiêm dưới da, nên tiêm ở mông, 2 bên cánh tay, ở rốn hay ở đùi. Chỗ tiêm thường mẩn đỏ, sưng, đau và ngứa do đó bạn nên thay đổi thường xuyên.
- Bảo quản: Các loại insulin đều được bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Khi lấy ra tiêm, bạn nên làm ấm chúng đến nhiệt độ phòng.
- Giảm đau khi tiêm: bằng cách đảm bảo loại hết khí trong ống tiêm.
Bên cạnh đó, việc sử dụng insulin có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ đường huyết, hạ kali máu, mẩn đỏ, kích ứng da, tăng cân… Hãy gọi ngay cho bác sỹ điều trị của bạn khi thấy xuất hiện các dấu hiệu kể trên để được xử lý kịp thời.
Thay đổi lối sống
Duy trì chế độ ăn hợp lý giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn: tăng cường ăn rau xanh, các loại hoa quả ít đường, nhiều vitamin và khoáng chất… hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn có nhiều đường như các loại bánh kẹo, mứt, nước ngọt… Bạn cũng nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu.
Những người bệnh tiểu đường type 1 nên tập thể dục thường xuyên để giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sỹ của bạn nên tập thể dục với liệu trình cụ thể để tránh tập luyện quá sức.
Các số thảo dược như Hoài sơn, Mạch môn được xem là có công dụng trong việc phục hồi chức năng tuyến tụy, làm tăng hiệu quả insulin, từ đó giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững cũng là một trong số nhiều giải pháp người bệnh có thể lựa chọn để sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường.
Ds. Lê Hoa
Theo nguồn:
http://healthguides.healthgrades.com
http://www.prevention.com
Phòng ngừa và điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường
bienchungtieuduong.vn - (28/05/2015 - 09:54)Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về mắt như võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể, glaucom, tắc động mạch võng mạc… Trong đó, thường gặp nhất bệnh võng mạc tiểu đường – đây là nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu, với khoảng 90% các trường hợp.
Nguyên nhân và các giai đoạn phát triển bệnh võng mạc đái tháo đường
Đường máu tăng cao kéo dài sẽ gây tổn thương và phá hủy các mao mạch ở đáy mắt. Các mao mạch bị tổn thương dẫn đến hậu quả là dịch từ trong lòng mạch thoát ra ngoài gây xuất huyết, phù nề. Đồng thời, khi các mao mạch đã bị phá hủy, võng mạc sẽ thiếu máu nuôi dưỡng và kích thích tăng sinh các mạch máu mới. Các mạch máu mới này rất dễ vỡ, có thể gây xuất huyết làm đục dịch kính, tăng nhãn áp hoặc hình thành các vết sẹo xơ ở võng mạc, gây bong võng mạc, dẫn đến giảm thị lực hay mất thị lực vĩnh viễn.
Bệnh võng mạc đái tháo đường (ĐTĐ) tiến triển qua 2 giai đoạn:
* Giai đoạn sớm (bệnh võng mạc ĐTĐ không tăng sinh): thành mạch máu võng mạch yếu dần, bắt đầu bị giãn ra và phình lên, làm xuất hiện các triệu chứng như điểm mờ, chấm đen trước mắt. Giai đoạn này người bệnh thường bỏ qua các triệu chứng trên và nếu không kiểm soát tốt đường huyết cũng như có biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nhanh tiến triển đến giai đoạn nặng.
* Giai đoạn nặng (bệnh võng mạc ĐTĐ tăng sinh): Do các mao mạch bị tắc nghẽn, nhiều vùng của võng mạc không được nuôi dưỡng đã gửi tín hiệu cho cơ thể để phát triển các mạch máu mới. Các mạch máu thường phát triển không đúng vị trí, các thành mạch cũng rất mỏng. Do đó chúng có thể phát triển, chảy máu vào thể kính (là dịch nằm trong nhãn cầu), hình thành các mô sẹo và có thể làm bong võng mạc. Hoặc các mạch máu mới này phát triển vào đường dẫn lưu của dịch đi ra khỏi nhãn cầu gây ra tăng nhãn áp, ảnh hưởng đến đường truyền tín hiệu hình ảnh lên não bộ và dẫn đến mất cảm nhận màu sắc, hình ảnh hay mất thị lực vĩnh viễn.
Bệnh võng mạc mắt do đái tháo đường
Các yếu tố nguy cơ của bệnh võng mạc do đái tháo đường
Bất kỳ ai mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ phát triển bệnh võng mạc tiểu đường, nhưng bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có những yếu tố sau:
- Thời gian mắc bệnh lâu
- Kiểm soát không tốt lượng đường trong máu
- Bị cao huyết áp
- Lượng cholesterol máu cao
- Mang thai
- Hút thuốc lá
Một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh võng mạc
Cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường là kiểm tra mắt. Bác sỹ sẽ nhỏ vào mắt bạn vài giọt dung dịch làm giãn đồng tử, sau đó quan sát kỹ các mạch máu bên trong mắt. Một số triệu chứng có thể quan sát được là: bất thường mạch máu (đường kính phình to, mạch máu mới tăng sinh), mô sẹo, chảy máu trong trung tâm mắt, bong võng mạc. Ngoài ra, bác sỹ có thể kiểm tra tầm nhìn, đo áp lực mắt và các triệu chứng của đục thuỷ tinh thể (nếu có). Dựa vào các tiêu chí trên, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác về mức độ tổn thương võng mạc và giai đoạn phát triển bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, một số phương pháp như thử nghiệm nhiếp ảnh võng mạc hay chụp cắt lớp quang học có thể được thực hiện để xác định mạch máu bị tắc nghẽn, rò rỉ chất lỏng hay chưa. Sau đó sử dụng để theo dõi điều trị.
Các phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường
Phương pháp điều trị bệnh võng mạc ĐTĐ tùy thuộc vào mức độ bệnh và các đáp ứng điều trị trước đó.
Ở giai đoạn chưa tăng sinh các mạch máu, người bệnh chưa cần phải điều trị về mắt. Mục tiêu quan trọng nhất ở giai đoạn này là kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và cholesterol máu để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Bên cạnh đó, người bệnh cần định kỳ 2 – 3 tháng khám mắt một lần để được chẩn đoán chính xác tình bệnh và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt bởi chế độ ăn uống, luyện tập và phác đồ điều trị hiện tại thì người bệnh cần sớm đến gặp bác sỹ để có biện pháp kiểm soát, duy trì đường huyết ổn định, giúp làm chậm tiến triển của bệnh võng mạc ĐTĐ.
Điều trị bệnh võng mạc mắt do tiểu đường bằng tia laser
Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn tăng sinh, người bệnh cần nhanh chóng được phẫu thuật, nếu không sớm điều trị có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Người bệnh có thể được điều trị phẫu thuật bằng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp:
- Focal Laser: Phương pháp này có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự rò rỉ máu và chất dịch trong mắt từ các tân mạch, chỉ cần thực hiện một lần duy nhất. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị nhìn mờ, đôi khi xuất hiện những đốm nhỏ trong mắt, nhưng các triệu chứng trên thường sẽ biến mất trong vòng vài tuần.
- Tán xạ Laser: Giúp thu nhỏ các mạch máu bất thường (phình bán kính), thường được điều trị nhiều lần. Sau phẫu thuật người bệnh sẽ bị nhìn mờ hay mất thị giác ngoại vi, tầm nhìn ban đêm tạm thời và hồi phục sau vài tuần.
- Lấy bỏ dịch trong mắt: Sẽ giúp loại bỏ máu ở giữa mắt và các mô sẹo trên võng mạc, thay thế bằng các dung dịch muối giúp duy trì trạng thái bình thường của mắt. Ngoài ra, một số trường hợp có thể đặt bong bóng khí trong khoang mắt để lắp lại võng mạc và phải duy trì trong vài ngày. Trong thời gian đó, người bệnh phải đeo một miếng gạc và sử dụng thuốc nhỏ mắt trong vài tuần. Phẫu thuật lấy bỏ dịch trong mắt có thể được tiến hành đồng thời hoặc sau phẫu thuật laser.
Phẫu thuật mắt giúp người bệnh khôi phục thị lực nhưng không có nghĩa là bệnh đã được chữa trị dứt điểm. Bởi nguyên nhân bệnh là do đường huyết tăng cao kéo dài – tình trạng này luôn gắn với người bệnh ĐTĐ. Do vậy, ngay cả sau khi điều trị bệnh võng mạc tiểu đường, người bệnh cũng cần phải khám mắt thường xuyên và kiểm soát tốt đường huyết để ngăn ngừa bệnh tái phát.
5 lời khuyên dành cho người bệnh giúp phòng ngừa, cải thiện bệnh võng mạc tiểu đường:
1. Định kỳ thăm khám mắt sẽ giúp phát hiện sớm các tổn thương ở võng mạc, từ đó có biện pháp xử lý và ngăn ngừa triến triển bệnh.
Ở giai đoạn sớm, bệnh võng mạc ĐTĐ không có các triệu chứng điển hình, do đó bệnh chỉ được phát hiện sớm qua thăm khám định kỳ. Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) khuyến cáo:
* Người bệnh đái tháo đường typ1 đã được chẩn đoán trên 5 năm và người bệnh đái tháo đường typ2 mới được chẩn đoán nên ít nhất định kỳ 6 – 12 tháng khám mắt một lần tại bệnh viện mắt hay chuyên khoa mắt uy tín. Nếu người bệnh kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp, cholesterol máu thì có thể định kỳ thăm khám 1 – 2 năm một lần.
* Người bệnh ĐTĐ có thai cần khám mắt thường xuyên, định kỳ 2 – 3 tháng một lần vì khi mang thai võng mạc rất dễ bị tổn thương.
* Để buổi khám mắt diễn ra thuận tiện và hiệu quả, bạn nên thực hiện những điều sau::
• Viết một bản tóm tắt ngắn gọn về quá trình mắc bệnh tiểu đường của bạn: thời điểm bạn được chẩn đoán bệnh, những loại thuốc bạn đã và đang sử dụng cùng liều lượng (bao gồm cả thuốc bổ và thực phẩm chức năng nếu có), bảng theo dõi đường huyết hàng ngày và chỉ số HbA1C trong lần xét nghiệm gần nhất nếu có.
• Liệt kê ra tất cả các triệu chứng bạn đang gặp phải
• Hỏi bác sĩ những câu hỏi cơ bản để hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình:
- Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến thị lực của tôi?
- Tôi có cần làm thêm xét nghiệm nào khác không?
- Tôi có thể áp dụng những biện pháp điều trị nào cho bệnh của mình?
- Tác dụng phụ hay rủi ro của những phương pháp điều trị này là gì?
- Tôi còn mắc thêm một số bệnh khác, làm thế nào để điều trị tốt được tất cả các bệnh?
- Đường huyết mục tiêu tôi cần đạt được để bảo vệ đôi mắt là bao nhiêu?
• Những gì mà bác sĩ có thể hỏi bạn:
- Mô tả tất cả những triệu chứng về mắt bạn đang gặp phải như nhìn mờ, đau nhức, ruồi bay…
- Thời điểm và mức độ xuất hiện các triệu chứng này như thế nào?
- Đường huyết và chỉ số HbA1C của bạn hiện tại là bao nhiêu?
- Bạn có mắc kèm thêm bệnh lý nào khác, chẳng hạn như tăng huyết áp hay `, hay không?
- Trước đây bạn đã từng phẫu thuật mắt hay chưa?
2. Kiểm soát tốt đường huyết, luôn duy trì trong khoảng giới hạn cho phép, giúp phòng ngừa không chỉ biến chứng ở mắt mà còn ở các cơ quan khác như tim, thận, mắt, não, mạch máu ngoại vi…
Các nghiên cứu cho thấy kiểm soát tốt đường huyết giúp làm chậm tiến trình bệnh đến 50%, đặc biệt kiểm soát tốt chỉ số HbA1c < 7% sẽ giúp làm giảm 4 lần nguy cơ mắc bệnh võng mạc tăng sinh.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sỹ để giúp kiểm soát, duy trì đường huyết ổn định. Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra đường huyết hàng ngày và định kỳ 3 tháng một lần xét nghiệm chỉ số HbA1c. Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt hay chỉ số HbA1c > 8% cần thông báo với bác sỹ điều trị để được thay thế phác đồ điều trị khác hiệu hơn.
Bước đầu tiên và quan trọng nhất là luôn luôn giữ đường máu của bạn trong vùng an toàn. Trong nghiên cứu điều trị ÐTÐ týp 1, tỷ lệ bị bệnh võng mạc ở các bệnh nhân được điều trị kém tích cực (HbA1C khoảng 8%) cao gấp 4 lần so với các BN được điều trị tích cực (HbA1C khoảng 7%). Còn với những người đã có bệnh võng mạc thì kiểm soát đường máu tốt có thể làm tiến triển của bệnh chậm còn một nửa.
Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra đường huyết hàng ngày
3. Luôn giữ huyết áp, cholesterol máu ở mức cho phép: Huyết áp dao động xấp xỉ 130/80 mmHg.
Huyết áp, mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân làm suy giảm thị lực. Do vậy, người bệnh cần phải kiểm soát tốt 2 chỉ số trên bằng chế độ ăn uống lành mạnh và kết hợp luyện tập thường xuyên. Có thể cần sự hỗ trợ của thuốc nếu kiểm soát không tốt.
4. Bỏ thuốc lá và tránh xa môi trường khói thuốc
Thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường nói chung. Bạn hay người thân cần từ bỏ ngay thuốc lá để ngăn ngừa một nguy cơ cao. Tốt nhất nên gặp bác sỹ để có lộ trình cai thuốc hiệu quả.
5. Đến khám ngay tại chuyên khoa mắt nếu bạn có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Nhìn mờ, nhìn đôi, thị lực suy giảm, khó đọc sách báo, đau 1 hoặc 2 bên mắt, mắt đỏ hoặc căng tức, nhìn có hình ảnh ruồi bay, không nhìn rõ sang 2 bên mà trước đó vẫn nhìn bình thường, đang mang thai hoặc có kế hoạch sẽ có thai.
Bệnh võng mạc tiểu đường có thể khiến nhiều người bệnh tiểu đường lo lắng, tuy nhiên nếu kiểm soát tốt đường huyết và có biện pháp phòng ngừa, điều trị tốt sẽ giúp làm chậm tiến trình bệnh và duy trì thị lực. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sỹ hay tham gia các nhóm sinh hoạt, câu lạc bộ dành cho người bệnh ĐTĐ để được cung cấp những thông tin hữu ích về chế độ ăn uống, luyện tập và cách chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh.
DS. Minh Phương
Nguồn tham khảo:
http://www.dieutri.vn
https://www.nei.nih.gov
http://www.mayoclinic.org
6 loại thuốc mới đột phá trong điều trị bệnh tiểu đường
bienchungtieuduong.vn - (21/10/2015 - 07:05)Theo ước tính của WHO, trên thế giới hiện nay có tới hơn 346 triệu người mắc bệnh tiểu đường và cứ mỗi phút lại có khoảng 6 người tử vong do các biến chứng của căn bệnh này. Gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường đang tăng lên trên toàn cầu. Đứng trước những thách thức đó, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm những loại thuốc mới nhằm giúp giảm tỷ lệ tử vong, kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh tiểu đường. Sự nỗ lực của họ đã được đền đáp xứng đáng, đó sự chấp thuận của FDA từ năm 2013 đến nay cho 6 loại thuốc mới, mang tính đột phá để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Thông tin này được đăng trên tạp chí The Lancet Diabetes & Endocrinology (Tạp chí y khoa nổi tiếng trên thế giới về Nội tiết & Đái tháo đường).
Sau đây là 6 loại thuốc điều trị tiểu đường mới:
1. Alogliptin (Nesina, Kazano, Oseni): Thuốc điều trị tiểu đường type 2 được lưu hành từ tháng 1 năm 2013
Thuốc có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng khả năng bài tiết insulin của tế bào beta tuyến tụy. Alogliptin đã được phê duyệt trong 3 sản phẩm:
- Đơn độc: Nesina
- Kết hợp Metfomin: Kanazo
- Kết hợp với Pioglitazone: Oseni
Alogliptin có nhiều ưu điểm là không gây hạ đường huyết, không gây tăng cân và ít ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, có thể được chỉ định cho cả những bệnh nhân suy thận độ 3.
Alogliptin – Thuốc mới trong điều trị đái tháo đường
2. Invokana: Thuốc điều trị tiểu đường type 2 được lưu hành từ tháng 3 năm 2013
Invokana (canagliflozain) là một hoạt chất có tác dụng ức chế tái hấp thu glucose ở thận và tăng bài tiết glucose trong nước tiểu, được FDA chấp thuận sử dụng trong điều trị tiểu đường type 2 từ tháng 3 năm 2013.
Các thử nghiệm lâm sàng trên hơn 10.000 bệnh nhân cho thấy, Invokana có thể kiểm soát tốt giá trị HbA1C và chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn điện giải dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống.
Vào tháng 8 năm 2014, FDA phê duyệt biệt dược mới của Invokana dưới dạng kết hợp của canagliflozain và metformin, với mong muốn tạo một sản phẩm có nhiều ưu điểm, giúp kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường type 2. Thuốc thường được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân tiểu đường mới được chẩn đoán, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện thể dục khoa học.
3. Farxiga: Thuốc điều trị tiểu đường type 2 được lưu hành từ tháng 1 năm 2014
Farxiga (danagliflozin) cũng là hoạt chất có cơ chế tương tự như Invokana. Hiệu quả của nó đã được chứng minh trong 16 thử nghiệm lâm sàng trên 9400 người bệnh tiểu đường type 2... Thuốc có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các thuốc khác như metformin để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, Farxiga có thể gây ra một số tác dụng phụ là nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm men âm đạo.
4. Tanzeum: Thuốc điều trị tiểu đường type 2 được lưu hành tháng 4 năm 2014
Tháng 4, năm 2014, hãng dược phẩm GSK Anh đã được phê duyệt cho lưu hành trên thị trường một sản phẩm mới có tên Tanzeum (albiglutide). Đây một loại hormone tự nhiên giúp cơ thể sản xuất insulin để giúp điều hòa đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2. Tanzeum được sử dụng qua đường tiêm dưới da và cũng giống như tất cả các phương pháp điều trị khác, người bệnh vẫn cần phải có một chế độ ăn và tập luyện hợp lý.
Sự an toàn và hiệu quả của Tazeum đã được thể hiện trong 8 thử nghiệm lâm sàng liên quan đến hơn 2000 người bệnh tiểu đường type 2. Sản phẩm đã được nghiên cứu đơn độc hoặc phối hợp cùng các thuốc điều trị khác như metformin, pioglitazone, Insulin… Nó không được khuyến cáo sử dụng trên những người bệnh có tiền sử bị u tuyến giáp.
5. Jardiance: Thuốc điều trị tiểu đường type 2 được lưu hành tháng 5 năm 2014
Jardiance là sản phẩm của hãng Dược Boehringer Ingelheim, Đức đã được nghiên cứu trên khoảng 4500 người với 7 thử nghiệm lâm sàng cho kết quả làm cải thiện rõ rệt chỉ số HbA1C. Thuốc có thể được sử dụng một mình hoặc phối hợp cùng với metformin, Insulin, nhóm sulfonylurea… trong điều trị bệnh tiểu đường type 2. Một số tác dụng phụ được ghi nhận là mất nước, tụt huyết áp, nhiễm nấm men, LDL cholesterol cao và suy giảm chức năng thận…
Jardiance đã được chấp thuận lưu hành từ tháng 5 năm 2014, nhưng FDA vẫn yêu cầu hãng Boehringer Ingelheim tiếp tục nghiên cứu độ về hiệu quả và an toàn của nó khi sử dụng cho trẻ em.
6. Afrezza: Insulin dạng hít được lưu hành từ tháng 6 năm 2014
Afrezza là Insulin có nguồn gốc từ người được sử dụng dưới dạng bột hít, đã được FDA chấp thuận vào tháng 6 năm 2014. Đây được xem là một dạng Insulin tác động nhanh sử dụng cùng bữa ăn để kiểm soát đường huyết. Afrezza được chỉ định cho người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2.
Insulin dạng hít – bước đột phá trong điều trị bệnh tiểu đường
Afrezza đã được thử nghiệm lâm sàng trên 1026 người bệnh tiểu đường type 1 và 1991 người bệnh tiểu đường type 2, trong vòng 24 tuần. Kết quả cho thấy, Afrezza giúp cải thiện đường huyết và chỉ số HbA1c đáng kể so với insulin tác dụng nhanh được sử dụng qua đường tiêm và các thuốc uống điều trị tiểu đường khác.
Tuy nhiên, do sử dụng đường hít thay vì dạng tiêm nên nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như co thắt phế quản ở người bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và được khuyến cáo không nên sử dụng ở những người bệnh này. Các phản ứng phụ thường gặp nhất của Afrezza là hạ đường huyết, ho, đau họng và kích ứng niêm mạc…
Tuy các thuốc trên đã được nghiên cứu và đưa ra thị trường, nhưng hiệu quả và độ an toàn thực sự của chúng vẫn còn đang được trải nghiệm và ghi nhận trên thực tế. Mặc dù vậy người bệnh tiểu đường vẫn có thể không ngừng hy vọng rằng, trong tương lai gần các nhà khoa học sẽ sáng chế ra một loại thuốc hoàn toàn mới để giúp chấm dứt nỗi lo về căn bệnh tiểu đường.
Ds. Lê Hoa
Theo nguồn: http://www.drugs.com
Điều trị bệnh tiểu đường type 2 không dùng thuốc
bienchungtieuduong.vn - (23/09/2015 - 01:21)Đối với bệnh tiểu đường type 2, thuốc điều trị không phải lúc nào cũng tối ưu. Bởi phần lớn người mắc tiểu đường type 2 là do thói quen ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều chất bột đường), ít vận động nên gây ra tình trạng đề kháng insulin, làm đường trong máu tăng cao. Vì thế, những người mới mắc bệnh tiểu đường hoặc ở giai đoạn tiền đái tháo đường, có thể không cần phải sử dụng thuốc điều trị, thay vào đó là thực hiện chế độ ăn có kiểm soát và tăng cường hoạt động thể chất cũng sẽ kiểm soát được đường huyết một cách hiệu quả. Còn đối với những người đang được điều trị bằng thuốc, phương pháp này cũng mang lại nhiều hơn các lợi ích như: kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn và phòng tránh được biến chứng lâu dài do bệnh tiểu đường gây ra.
Các bước thay đổi lối sống tích cực để giúp bạn kiểm soát hiệu quả bệnh tiểu đường type 2 gồm có: Thay đổi chế độ ăn, tập luyện thể dục thường xuyên và duy trì trọng lượng khỏe mạnh.
1. Thay đổi chế độ ăn
Nếu như trước đây bạn chưa từng tuân theo một chế độ ăn uống khoa học nào, thì khi phát hiện mắc bệnh tiểu đường type 2 bạn nên thay đổi ngay thói quen ăn uống của mình. Những thực phẩm hàng ngày mà bạn đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Theo lời khuyên của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, bạn cần hạn chế các chất đường bột, tăng cường chất xơ, rau xanh. Một số nguyên tắc chung mà người bệnh cần tuân theo để có bữa ăn khoa học đó là:
Kiểm soát đường huyết với chế độ ăn uống lành mạnh
- Giảm lượng đường bột hằng ngày: Bạn nên hạn chế bớt lượng đường bột từ bánh mì, cơm trong mỗi bữa ăn. Bạn có thể thay thế chúng bằng những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn như gạo lứt.
- Tăng cường rau xanh, chất xơ: Chất xơ giúp cơ thể bạn chậm hấp thu đường từ hệ tiêu hóa, đồng thời làm bạn có cảm giác no mà không bị tích lũy và dư thừa năng lượng. Ngoài ra, chất xơ còn giúp nhuận tràng, tiêu hóa dễ dàng.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể từ trái cây ít đường: Lượng vitamin và khoáng chất trong trái cây rất dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy vậy bạn nên chọn những loại trái có ít đường nhằm tránh làm tăng đường huyết khi ăn.
- Hạn chế chất béo từ động vật, thay thế bằng chất béo thực vật: Chất béo từ động vật là những loại chất béo có hại. Chúng làm tăng nồng độ cholesterol máu và tăng nguy cơ xơ vữa thành động mạch, thúc đẩy nhanh tiến trình sinh biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Sử dụng đường ăn kiêng cho người tiểu đường: Là loại đường có vị ngọt nhưng có chỉ số đường huyết thấp và không mang năng lượng, tránh tình trạng tăng đường huyết sau khi dùng.
- Uống sữa dành cho người bệnh tiểu đường: Bạn có thể uống sữa mỗi ngày để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tuy nhiên cần lựa chọn sử dụng những loại sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường.
- Hạn chế các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ (như thịt lợn, thịt bò) chứa nhiều chất béo có hại cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng và thay đổi món ăn hằng ngày với các loại thịt trắng từ cá hoặc thịt gia cầm.
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, bạn cũng cần phân chia bữa ăn hợp lý. Ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, còn buổi tối chỉ ăn nhẹ. Không nên ăn sau 9 giờ tối, vì đây là giờ cơ thể bắt đầu nghỉ ngơi để hồi phục. Nếu bạn cung cấp thức ăn vào giờ này, cơ thể sẽ phải khởi động lại hệ tiêu hóa, dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày và tăng đường huyết.
2. Tăng cường hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp bạn duy trì được trọng lượng khỏe mạnh, giảm tình trạng đề kháng insulin, điều hòa đường huyết và giảm cholesterol máu. Nếu trước đây bạn chưa từng hoạt động thể chất hoặc chơi bất kỳ một môn thể thao nào, thì bạn hãy bắt đầu bằng luyện tập bằng cách đi bộ 20 phút mỗi ngày, 10 phút mỗi buổi sáng và chiều để giúp cơ thể dẻo dai và tinh thần thoải mái hơn.
Tăng cường hoạt động thể chất giúp giảm đề kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Bộ Y Tế Hoa Kỳ khuyến cáo, người trưởng thành từ 19 – 64 tuổi nên tập luyện ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải như đi xe đạp hoặc đi bộ nhanh; và ít nhất 2 lần mỗi tuần với các bộ môn có cường độ mạnh hơn đòi hỏi phải vận động tất cả các cơ bắp như bơi lội, cầu lông, bóng chuyền hay bóng đá…
Tăng cường hoạt động thể chất cũng đồng nghĩa với việc bạn phải giảm thời gian ngồi yên một chỗ, bằng cách giảm thời lượng dành cho việc xem TV hay ngồi trước máy tính. Nếu bạn làm công việc văn phòng, thì việc đi dạo hàng ngày trong thời gian nghỉ trưa có thể là một cách tốt để giữ cho việc hoạt động thể chất được thường xuyên.
3. Kiểm soát cân nặng
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đề kháng insulin và ngăn ngừa sự phát triển của biến chứng tiểu đường. Vì vậy, nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì hãy lên kế hoạch để giảm cân ngay từ bây giờ. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, chỉ số BMI - chỉ số khối cơ thể của một người được tính bằng cân nặng (kg) chia chiều cao bình phương (m2), nên duy trì ở trong khoảng 18 – 23 ở nữ và 20 – 25 ở nam. Còn với chỉ số vòng bụng nên < 90 cm ở nam và < 80 cm ở nữ.
Ngoài việc thay đổi lối sống, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra các chỉ số quan trọng theo định kỳ, như chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1c, cùng một số xét nghiệm khác để đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể và phát hiện sớm các biến chứng của tiểu đường.
Thuốc điều trị dù là uống hay tiêm cũng không phải là giải pháp hoàn hảo nhất trong điều trị bệnh tiểu đường. Chính việc thay đổi và duy trì một lối sống lành mạnh mới là nút thắt quan trọng nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
Tú Trinh
Theo nguồn: http://www.everydayhealth.com
Công thức vàng để hóa giải biến chứng tiểu đường
bienchungtieuduong.vn - (16/01/2014 - 03:02)ALA, Nhàu, Câu kỷ tử mang lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường và giúp ổn định đường huyết.
Từ lâu, đã có nhiều nghiên cứu về vai trò to lớn của việc sử dụng acid Alpha-lipoic (ALA) cho người bệnh tiểu đường. Trong những năm gần đây, việc kết hợp ALA với các thành phần thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu được các thầy thuốc ví như lớp sơn lòng mạch máu để cải thiện và phòng ngừa biến chứng hiệu quả hơn cho người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).
Phòng ngừa biến chứng tiểu đường bằng Nhàu, Câu kỷ tử, ALA
Công dụng của ALA, Nhàu, Câu kỷ tử
Theo lịch sử, ALA được phát hiện từ năm 1948 nhưng chỉ thực sự được chú ý trong vài thập niên gần đây khi các nhà nghiên cứu nhận thấy đây là một chất chống oxy hóa siêu đẳng. Có được điều này không chỉ bởi bản thân ALA là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng hồi phục 4 chất chống oxy hóa khác là Vitamin E, Vitamin C, Coenzym Q10, Glutathion, mà còn bởi nó có thể kích thích cơ thể sản sinh ra Glutathion, một chất chống oxy hóa nội sinh giúp dọn dẹp các chất thải (gốc tự do) - nguyên nhân chính gây ra các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Với ưu thế hoạt động được ở cả mô mỡ và mô nước, thấm tốt vào mô thần kinh, tăng nhập glucose vào tế bào nên ALA mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện biến chứng thần kinh do đái tháo đường và giúp ổn định đường huyết. Vì những ưu điểm này, ALA đã được các nước Châu Âu áp dụng trong điều trị biến chứng do ĐTĐ từ những thập niên 80 của thế kỷ trước.
Tại Việt Nam, nhiều thầy thuốc đã biết kế thừa những tiến bộ khoa học của thế giới và tinh hoa của Y học cổ truyền để kết hợp ALA với các thảo dược quý như Câu kỷ tử, Nhàu vừa ổn định đường huyết, vừa tăng cao hiệu quả điều trị. Từ xa xưa, Nhàu và Câu kỷ tử đã được biết đến là những chất chống oxy hóa mạnh, sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền giúp thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết.
Nhiều nghiên cứu hiện đại đã cho thấy Câu kỷ tử có chứa các hoạt chất sinh học như: Polisaccharid, glycopeptide giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa chất béo, đồng thời ức chế men aldose reductase (men gây tích lũy sorbitol trong tế bào) - là những nguyên nhân quan trọng gây nên biến chứng ở người bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ Nhàu có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của Insulin, kích thích sự hấp thu Glusose vào tế bào, cùng với ALA giúp ổn định đường huyết. Sự phối hợp của bộ ba này sẽ tạo ra một lớp sơn bảo vệ lòng mạch máu khỏi tổn hại của quá trình oxy hóa dai dẳng và đầy tác hại.
Như vậy, nhiều thầy thuốc nước ta đã nắm chắc công thức vàng trong việc kết hợp ALA với các thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu để hóa giải bài toán nan giải về biến chứng tiểu đường, giúp người bệnh ĐTĐ có thể an tâm hơn về tương lai của chính mình.
Ds. Việt Ánh
Lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường
bienchungtieuduong.vn - (13/03/2014 - 06:16)Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát tốt đường huyết và giảm thiểu các biến chứng của tiểu đường.
Một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý là yếu tố cực kì quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ), giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết, giảm liều thuốc điều trị và giảm thiểu các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên và không nên ăn
NÊN ĂN
- Phong phú các loại thực phẩm để cơ thể nhận đủ chất dinh dưỡng.
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để không làm đường tăng quá nhiều sau khi ăn và hạ đường huyết quá nhanh lúc xa bữa ăn. Nên ăn 3 bữa chính và 1 đến 3 bữa phụ.
- Dùng các thực phẩm ít gây tăng đường như: Gạo lức, đậu đỏ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt.
- Ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hủ, sữa (không béo không đường).
Người bệnh tiểu đường không nên dùng các loại đồ uống có cồn
KHÔNG NÊN ĂN
- Các loại thực phẩm gây tăng nhanh đường huyết: bánh kẹo, chè, nước ngọt…
- Các loại thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu: Da, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, kem, thức ăn chiên xào…
- Ăn mặn và các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối (do có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp): mì gói, chả lụa, mắm, khô, tương, cháo.
- Uống rượu bia, đồ uống có ga, nước ngọt,…
Để có được một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng chúng ta cũng cần quan tâm đến "Các bước tính nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng" theo công thức sau:
Bước 1: Tính cân nặng lý tưởng (CNLT)
CNLT = [Chiều cao(cm) -100] x 0.9
Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng: (NCNL)
Lao động | Nhu cầu năng lượng | |
Nam | Nữ | |
Nhẹ | CNLT x 30kcal/kg/ngày | CNLT x 25kcal/kg/ngày |
Trung bình | CNLT x 35kcal/kg/ngày | CNLT x 30kcal/kg/ngày |
Nặng | CNLT x 45kcal/kg/ngày | CNLT x 40kcal/kg/ngày |
Bước 3: Tính nhu cầu các chất dinh dưỡng:
- Chất bột đường: 50-60% so với tổng năng lượng.
- Chất đạm: 15-20% so với tổng năng lượng.
- Chất béo: không vượt quá 25% so với tổng năng lượng.
Ví dụ: Tính nhu cầu năng lượng của nữ, cao 160cm, lao động trung bình.
Bước 1: Tính cân nặng lý tưởng: CNLT= (160 – 100)x 0.9 = 54kg
Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng: NCNL = 54 x 30kcal/kg/ngày = 1.620kcal
Bước 3: Tính nhu cầu các chất dinh dưỡng:
- Chất bột đường: 1.620kcal x 60% : 4 = 243g
- Chất đạm: 1.620kcal x 20% : 4 = 81g
- Chất béo: 1.620kcal x 20% : 9 = 36g
Ghi chú:
- 1g chất bột đường cung cấp 4kcal.
- 1g chất đạm cung cấp 4 kcal.
- 1g chất béo cung cấp 9kcal.
Một số thực đơn cho người bệnh đái tháo đường
• Thực đơn 1: Năng lượng 1.200kcal/ngày/người.
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (kcal) |
Sáng | Bún mọc | 1 tô vừa | 248 |
Giữa trưa | Đu đủ chín | 200g | 70 |
Trưa | - Cơm - Chả cá viên kho - Cánh bắp cải thịt heo - Su su luộc | 3/4 chén 3 viên 1 viên 130gr | 359 |
Xế trưa | Lê | 150gr | 68 |
Chiều | - Cơm - Cá kèo kho rau răm - Canh cải xoong thịt heo - Đậu bắp luộc | 3/4 chén 4 con 1/2 chén 170gr | 354 |
Tối | Sữa cho người bệnh ĐTĐ | 27gr (124ml) | 118 |
• Thực đơn 2: Năng lượng 1.400kcal/ngày/người
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (kcal) |
Sáng | Bánh mì trứng | 1 ổ vừa | 333 |
Giữa trưa | Bưởi | 4 múi | 48 |
Trưa | - Cơm - Thịt gà kho gừng - Canh bí đao - Rau lang luộc | 1 chén 50gr 1 chén 200gr | 431 |
Xế trưa | Thanh long | 170gr | 68 |
Chiều | - Cơm - Đậu hũ nhồi thịt sốt cà - Canh rau dền nấu tôm tươi | 1 chén 1/2 miếng 1 chén | 428 |
Tối | Sữa cho người bệnh ĐTĐ | 32gr (147ml) | 140 |
• Thực đơn 3: Năng lượng 1.600kcal/ngày/người.
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (kcal) |
Sáng | Bún riêu | 1 tô vừa | 392 |
Giữa trưa | Bưởi | 4 múi | 48 |
Trưa | - Cơm - Cá thu sốt cà - Canh cải xanh nấu cá thác lác - Bí xanh luộc - Ổi | 1 chén 1/2 khứa 1 chén 200gr 1/2 trái | 498 |
Xế trưa | Thanh long | 1/2 trái nhỏ | 80 |
Chiều | - Cơm - Tép kho - Canh mồng tơi nấu tôm - Bông cải - Ổi | 1 chén 11 con 1 chén 150gr 1/2 trái | 477 |
Tối | Sữa cho người bệnh ĐTĐ | 36gr (166 ml) | 158 |
• Thực đơn 4: Năng lượng 1.800kcal/ngày/người.
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (kcal) |
Sáng | Phở | 1 tô vừa | 410 |
Giữa trưa | Táo | 200g | 61 |
Trưa | - Cơm - Canh rau ngót nấu thịt - Cá lóc kho - Rau muống luộc | 1.5 chén 20 gr 1 khứa 200gr | 437 |
Xế trưa | Quýt | 2 trái | 61 |
Chiều | - Cơm - Canh khổ qua nấu tôm - Thịt heo nạc kho tiêu - Dưa giá | 1/2 chén 1/2trái 30 gr 100 gr | 548 |
Tối | Sữa cho người bệnh ĐTĐ | 36 gr (166 ml) | 158 |
Biến chứng do tiểu đường là quy luật khó tránh khỏi do bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể lực thường xuyên cùng với sử dụng thuốc điều trị giúp ổn định đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng. Nhưng với sự hỗ trợ từ TPCN Hộ Tạng Đường có thể giúp hỗ trợ điều trị biến chứng, tăng hiệu quả điều trị, nếu bạn có điều kiện để dùng sớm.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0904.904.660 để được tư vấn sử dụng sản phẩm và nhiều lời khuyên hữu ích.
Nguyễn Đôn
Trích nguồn: http://www.niddk.nih.gov/
7 thực phẩm tuyệt đối tránh xa khi mắc bệnh tiểu đường loại 2
Những thực phẩm dưới đây có thể làm tăng mức độ cholesterol xấu và tăng đề kháng insulin. Và những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sử dụng những loại thực phẩm này sẽ có nguy cơ cao phát triển các vấn đề liên quan đến tim.
Đường: Đây là loại thực phẩm hàng đầu mà các bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối không được sử dụng. Ngoài ra, các thực phẩm như bánh quy, soda, vv, cũng không được sử dụng bởi chúng làm tăng mức độ đường trong máu. |
Sản phẩm sữa giàu chất béo: Sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo mà những thành phần này sẽ làm giảm đề kháng isulin, không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Nếu cần có thể thay thế bằng các loại sữa không đường, ít béo. |
Nho khô: Hoa quả khô như nho khô là một nguồn tuyệt vời của chất dinh dưỡng và khoáng chất khỏe mạnh, nhưng chúng cũng có một hàm lượng đường trong đó. Vì vậy, tránh xa loại thực phẩm này để lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát. |
Thịt chế biến: Bệnh nhân tiểu đường loại 2 tiêu thụ thịt chế biến có nguy cơ cao phát triển bệnh tim vì nó có thể làm tăng mức độ cholesterol và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường. |
Thực phẩm nướng: Thực phẩm nướng có hàm lượng chất béo cao có thể làm tăng mức độ cholesterol xấu. Tiêu thụ các loại thực phẩm nướng thường xuyên có thể làm tăng đề kháng insulin không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. |
Rượu: Việc uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ bị các biến chứng do tiểu đường, nhất là biến chứng tim mạch do làm tăng huyết áp, tăng mỡ máu và tăng cân. |
Thực phẩm chiên rán: Thực phẩm chiên rán chứa chất béo bão hòa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đề kháng insulin. Vì vậy, đây là oại thực phẩm mà bạn phải tránh bằng mọi giá nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét