soha.vn - Trần Quỳnh |
Không chỉ cứu sống người đang bị lên cơn đau tim, vỗ vào lõm khuỷu tay còn là cách phòng bệnh tim mạch và huyết áp hiệu quả.
Vào cuối năm 2011, dư luận Trung Quốc không khỏi xôn xao về trường hợp một cụ ông 70 tuổi bị lên cơn đau tim trong đám cưới của con gái.
Theo lời kể của các nhân chứng, khi cơ thể cụ ông cứng ngắc, thở rất khó thì một vị khách mời trong đám cưới đã nhanh chóng vỗ mạnh vào phần lõm xuống ở khuỷu tay nạn nhân.
Vài phút sau đó, cụ ông mới dần tỉnh lại và lập tức được đưa vào bệnh viện.
Tại phòng hồi sức cấp cứu, bác sĩ có hỏi người nhà: "Ai đã vỗ vào lõm khuỷu tay của bệnh nhân?"
Sau khi được người nhà thuật lại tình hình lúc đó, vị bác sĩ này nói: "Vỗ vào đây là đúng, vừa có thể ngăn chặn tắc mạch máu, lại vừa có tác dụng khai thông huyết mạch. Nếu không, chỉ e rằng xe cứu thương chưa kịp tới, tình huống xấu đã xảy ra".
Câu chuyện cụ ông may mắn được cứu sống nhờ phương pháp vỗ vào chỗ lõm khuỷu tay đã nhanh chóng trở thành chủ đề xôn xao trong giới y học và dư luận nước này.
Kỳ thực, đây là cách cấp cứu đã được cổ nhân Trung Hoa vận dụng từ ngàn đời xưa. Trung y có câu: "Hàn ngưng trí ứ, huyết đi chịu trở", đại ý là "lạnh khiến cho máu huyết ứ đọng và khó lưu thông".
Theo đó, máu huyết của con người có tính chất tương tự như dầu đậu phộng, gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại, gặp nóng sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái lưu thông bình thường.
Trong khi đó, chỗ lõm ở khuỷu tay là nơi có màng ngoài tim và kinh tâm nối thẳng với tim.
Vỗ mạnh vào bộ phận này sẽ tác động vào hai kinh lạc kể trên, giúp cho khí huyết lưu thông, kích thích cơ thể ấm lên và đổ mồ hôi nhằm bài tiết chất độc, đồng thời làm "tăng dương khí", khai thông mạch máu ứ tắc, đồng thời ngăn ngừa tắc động mạch.
Bởi vậy, việc vỗ mạnh vào khuỷu tay để sơ cứu cho người trụy tim như trường hợp cụ ông kể trên không phải là việc làm thiếu căn cứ, thậm chí còn đúng với nhiều nguyên lý y khoa.
Các bác sĩ cũng lưu ý trong lúc dùng biện pháp cấp cứu này, nếu thấy xuất hiện vết bầm tím ở chỗ lõm vùng khuỷu tay nạn nhân, chúng ta cần tiếp tục vỗ cho tới khi chuyển sang màu đỏ mới ngừng lại.
Mặc dù chỉ là động tác đơn giản, nhưng hành động vỗ vào chỗ lõm ở khuỷu tay rất dễ áp dụng trong các trường hợp nguy cấp, không cần học qua trường lớp đào tạo, thậm chí còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch và cao huyết áp, giảm nguy cơ phát sinh đột quỵ.
Theo lời kể của các nhân chứng, khi cơ thể cụ ông cứng ngắc, thở rất khó thì một vị khách mời trong đám cưới đã nhanh chóng vỗ mạnh vào phần lõm xuống ở khuỷu tay nạn nhân.
Vài phút sau đó, cụ ông mới dần tỉnh lại và lập tức được đưa vào bệnh viện.
Tại phòng hồi sức cấp cứu, bác sĩ có hỏi người nhà: "Ai đã vỗ vào lõm khuỷu tay của bệnh nhân?"
Sau khi được người nhà thuật lại tình hình lúc đó, vị bác sĩ này nói: "Vỗ vào đây là đúng, vừa có thể ngăn chặn tắc mạch máu, lại vừa có tác dụng khai thông huyết mạch. Nếu không, chỉ e rằng xe cứu thương chưa kịp tới, tình huống xấu đã xảy ra".
Câu chuyện cụ ông may mắn được cứu sống nhờ phương pháp vỗ vào chỗ lõm khuỷu tay đã nhanh chóng trở thành chủ đề xôn xao trong giới y học và dư luận nước này.
Trong "Đạo gia", hành động vỗ vào khuỷu tay được gọi bằng cái tên "Điều thương pháp". (Tranh minh họa).
Theo đó, máu huyết của con người có tính chất tương tự như dầu đậu phộng, gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại, gặp nóng sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái lưu thông bình thường.
Trong khi đó, chỗ lõm ở khuỷu tay là nơi có màng ngoài tim và kinh tâm nối thẳng với tim.
Vỗ mạnh vào bộ phận này sẽ tác động vào hai kinh lạc kể trên, giúp cho khí huyết lưu thông, kích thích cơ thể ấm lên và đổ mồ hôi nhằm bài tiết chất độc, đồng thời làm "tăng dương khí", khai thông mạch máu ứ tắc, đồng thời ngăn ngừa tắc động mạch.
Bởi vậy, việc vỗ mạnh vào khuỷu tay để sơ cứu cho người trụy tim như trường hợp cụ ông kể trên không phải là việc làm thiếu căn cứ, thậm chí còn đúng với nhiều nguyên lý y khoa.
Vết bầm tím ở chỗ lõm vùng khuỷu tay sau khi vỗ mạnh cảnh báo về tình trạng bất thường của tim. (Ảnh minh họa).
Mặc dù chỉ là động tác đơn giản, nhưng hành động vỗ vào chỗ lõm ở khuỷu tay rất dễ áp dụng trong các trường hợp nguy cấp, không cần học qua trường lớp đào tạo, thậm chí còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch và cao huyết áp, giảm nguy cơ phát sinh đột quỵ.
*Theo Eacast Health
theo Trí Thức Trẻ
Cơn đau tim bật "xi nhan" 5 dấu hiệu trước khi xảy ra 30 ngày
soha.vn - Hoàng Hương |
Nhiều người rất coi thường các triệu chứng như đau ngực, khó thở, choáng váng ... Nhưng chỉ khoảng 30 ngày sau, họ có thể sẽ phải chịu đựng một cơn đau tim.
Chúng ta thường nghĩ các căn bệnh liên quan đến tim thường xảy ra một cách lén lút và đầy bất ngờ. Chúng dường như không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào trước cả.
Nhưng đôi khi tim vẫn có những dấu hiệu "xi nhan" nhưng không phải ai cũng để ý và thường bỏ qua những dấu hiệu này.
"Đặc biệt với phụ nữ, các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh tim thường không theo một mô típ điển hình", Kerry Hildreth, phó giáo sư về lão hóa và sức khỏe tim mạch tại Trường Đại học Y Colorado (Mỹ) cho biết.
Theo các chuyên gia tim mạch, bất kể là nguyên nhân gì, trong vòng 30 ngày hoặc ít hơn trước khi xảy ra một cơn đau tim, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng cảnh báo.
Với những người mới chớm bị bệnh, theo dõi chặt chẽ huyết áp và cholesterol. Sau đó, hãy đừng quên đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu tiềm ẩn khác dưới đây.
1. Đau ngực hoặc đau nhức
Đau ngực là một dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch.
"Lúc đó, bạn có cảm giác như có một con voi đang đứng lên ngực của mình", Ashley Simmons, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Đại học Kansas (Mỹ) cho biết.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ngực thì nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện ra bệnh.
"Đây không phải là một cơn đau nhói. Cơn đau này có thể lan tỏa ra bả vai, cánh tay, cổ hoặc hàm. Phải cẩn thận nếu bị đau ngực thường xuyên hoặc sau khi tập thể dục, bị căng thẳng. Có thể là do việc lưu thông máu có vấn đề", Simmons nói.
2. Khó thở
Nếu hoạt động nhẹ nhàng mà cũng khiến bạn khó thở thì có thể tim đang gặp "rắc rối". Chưa hết, gặp triệu chứng này khi gắng sức, khi nằm, đặc biệt vào ban đêm khiến bạn tỉnh ngủ và ngồi dậy, bạn hãy nghĩ đến bệnh tim.
"Tôi luôn hỏi bệnh nhân về các hoạt động của họ trong mấy ngày vừa qua và yêu cầu họ so sánh với hoạt động của họ cách đây 1 hoặc 2 năm.
Nếu có sự những thay đổi lớn trong hơi thở, đó là một dấu hiệu báo sắp có chuyện xảy ra", bà Simmons nhận định.
3. Các triệu chứng giống như cúm
Cảm giác buồn nôn hoặc mệt mỏi, hoặc bị cảm lạnh có thể là báo hiệu dòng máu đến não không được cung cấp đầy đủ.
Khi không vận động và không khí xung quanh không quá nóng, mà bạn vẫn bị đổ mồ hôi quá nhiều, điều này báo hiệu một cơn đau tim sắp đến.
Rối loạn tiêu hóa cũng là một dấu hiệu không thể bỏ qua. Các nhà nghiên cứu phát hiện một số phụ nữ bị chứng khó tiêu vài ngày trước khi xảy ra một cơn đau tim. Nhưng họ không liên hệ sự việc này với bệnh tim.
4. Choáng váng
Cảm giác đầu lúc nào cũng lâng lâng hoặc chóng mặt có thể là một dấu hiệu tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim. Càng chính xác hơn khi kèm theo đó là tim đập mạnh (hay đánh trống ngực).
Một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho thấy cảm giác choáng váng khi đứng dậy nhanh cũng có thể là một dấu hiệu báo bệnh tim sắp đến.
5. Mệt mỏi hoặc mất ngủ
Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Arkansas, nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi trong suốt một tuần, nhưng họ cứ nghĩ đó là do làm việc quá sức hoặc do thời tiết. Sau đó, họ đã bị lên cơn đau tim.
Không những thế, trước đó họ cũng bị "rối loạn giấc ngủ".
Nhưng đôi khi tim vẫn có những dấu hiệu "xi nhan" nhưng không phải ai cũng để ý và thường bỏ qua những dấu hiệu này.
"Đặc biệt với phụ nữ, các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh tim thường không theo một mô típ điển hình", Kerry Hildreth, phó giáo sư về lão hóa và sức khỏe tim mạch tại Trường Đại học Y Colorado (Mỹ) cho biết.
Với những người mới chớm bị bệnh, theo dõi chặt chẽ huyết áp và cholesterol. Sau đó, hãy đừng quên đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu tiềm ẩn khác dưới đây.
1. Đau ngực hoặc đau nhức
Đau ngực là một dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch.
"Lúc đó, bạn có cảm giác như có một con voi đang đứng lên ngực của mình", Ashley Simmons, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Đại học Kansas (Mỹ) cho biết.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau ngực thì nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện ra bệnh.
"Đây không phải là một cơn đau nhói. Cơn đau này có thể lan tỏa ra bả vai, cánh tay, cổ hoặc hàm. Phải cẩn thận nếu bị đau ngực thường xuyên hoặc sau khi tập thể dục, bị căng thẳng. Có thể là do việc lưu thông máu có vấn đề", Simmons nói.
2. Khó thở
Nếu hoạt động nhẹ nhàng mà cũng khiến bạn khó thở thì có thể tim đang gặp "rắc rối". Chưa hết, gặp triệu chứng này khi gắng sức, khi nằm, đặc biệt vào ban đêm khiến bạn tỉnh ngủ và ngồi dậy, bạn hãy nghĩ đến bệnh tim.
"Tôi luôn hỏi bệnh nhân về các hoạt động của họ trong mấy ngày vừa qua và yêu cầu họ so sánh với hoạt động của họ cách đây 1 hoặc 2 năm.
Nếu có sự những thay đổi lớn trong hơi thở, đó là một dấu hiệu báo sắp có chuyện xảy ra", bà Simmons nhận định.
3. Các triệu chứng giống như cúm
Khi không vận động và không khí xung quanh không quá nóng, mà bạn vẫn bị đổ mồ hôi quá nhiều, điều này báo hiệu một cơn đau tim sắp đến.
Rối loạn tiêu hóa cũng là một dấu hiệu không thể bỏ qua. Các nhà nghiên cứu phát hiện một số phụ nữ bị chứng khó tiêu vài ngày trước khi xảy ra một cơn đau tim. Nhưng họ không liên hệ sự việc này với bệnh tim.
4. Choáng váng
Cảm giác đầu lúc nào cũng lâng lâng hoặc chóng mặt có thể là một dấu hiệu tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim. Càng chính xác hơn khi kèm theo đó là tim đập mạnh (hay đánh trống ngực).
Một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho thấy cảm giác choáng váng khi đứng dậy nhanh cũng có thể là một dấu hiệu báo bệnh tim sắp đến.
5. Mệt mỏi hoặc mất ngủ
Theo một nghiên cứu của Trường Đại học Arkansas, nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi trong suốt một tuần, nhưng họ cứ nghĩ đó là do làm việc quá sức hoặc do thời tiết. Sau đó, họ đã bị lên cơn đau tim.
Không những thế, trước đó họ cũng bị "rối loạn giấc ngủ".
* Theo Prevention
theo Trí Thức Trẻ
Ăn tối như thế này sẽ làm tăng trầm trọng nguy cơ đau tim
soha.vn - |
Ăn tối trước khi đi ngủ 2 giờ đồng hồ nguy hiểm hơn cả việc bạn có chế độ ăn nhiều muối vì nó làm tăng nghiêm trọng nguy cơ đau tim.
Hàng triệu người Anh đang đứng trước nguy cơ bị các cơn đau tim do ăn bữa tối sau 7 giờ tối, các chuyên gia đã cảnh báo. Kết luận này được trình bày trong một báo cáo nghiên cứu tại Hội nghị Tim mạch lớn nhất thế giới.
Mỗi ngày, tại Anh có hơn 500 người nhập viện vì đau tim và cứ 4 người thì có 1 người bị bệnh.
Nhưng cho đến nay thì đây là nghiên cứu đầu tiên tiết lộ mối liên hệ giữa việc ăn tối muộn với một dạng nguy hiểm của huyết áp cao và có thể gây ra các cơn đau tim.
Các nhà nghiên cứu tìm hiểu trên hơn 700 người trưởng thành bị huyết áp cao trong độ tuổi từ 18-65 để xem có gì khác biệt về chế độ ăn uống và thời gian ăn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.
Nghiên cứu đã kiểm tra các loại thực phẩm mà người tham gia nghiên cứu ăn, hàm lượng muối họ tiêu thụ trong bữa sàng và thời gian ăn bữa tối. Kết quả cho thấy ăn bữa tối muộn có tác động nhiều nhất đến huyết áp sau một đêm.
Ngạc nhiên hơn, ăn tối trước khi ngủ ít hơn 2 tiếng đồng hồ còn gây nguy hại cho sức khỏe nhiều hơn cả so với việc ăn một chế độ ăn nhiều muối. Vậy nên, theo các nhà nghiên cứu, thời gian ăn cũng quan trọng như những gì chúng ta ăn.
Các chuyên gia tham gia nghiên cứu gợi ý, một chế độ ăn uống lành mạnh có nghĩa là ăn một bữa ăn sáng và bữa trưa no đủ, bữa tối chỉ nên ăn nhẹ và tốt nhất không nên ăn muộn hơn 7 giờ tối.
Nghiên cứu cho thấy những người ăn bữa tối muộn sẽ có nhiều khả năng bị chứng "huyết áp cao không xuống" - một dạng nguy hiểm của huyết áp cao vì huyết áp không giảm xuống vào ban đêm.
Trong số những người tham gia nghiên cứu thì có tới 24% những người ăn bữa ăn tối trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ bị "huyết áp cao không hạ xuống" qua đêm, trong khi con số này ở những người ăn tối sớm hơn chỉ có 14%.
Các chuyên gia cho rằng ăn muộn cũng sẽ đẩy cơ thể vào tình trạng "báo động cao", khuyến khích cơ thể sản xuất hormone stress như adrenaline, đồng thời cũng có thể phá vỡ nhịp sinh học.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới tiến hành nghiên cứu mối liên kết giữa các bữa ăn đêm và tình trạng "huyết áp cao không hạ".
Tuy nhiên, điều này không có nhiều tác động như là ăn tối muộn bởi theo thực tế thì không ít người ăn khuya thường bỏ qua bữa ăn sáng.
Tiến sĩ Ebru Özpelit, phó giáo sư khoa tim mạch tại Đại học Eylül Dokuz, Izmir, cho biết cuộc sống hiện đại khiến mọi người có thói quen ăn uống thất thường mà điều này lại vô cùng nguy hiểm.
Phát biểu tại hội nghị thường niên của Hiệp hội châu Âu về Tim mạch tại Rome, Tiến sĩ Ebru cho biết: "Thông thường vào ban đêm cơ thể của bạn đã sẵn sàng cho giấc ngủ, nhưng nếu bạn đang ăn muộn thì điều này sẽ khó diễn ra.
Về cơ bản, cơ thể vẫn đang trong tình trạng hoạt động với mức huyết áp như ban ngày chứ chưa thể thư giãn để ngủ. Các kích thích tố căng thẳng được tiết ra khiến huyết áp không thể giảm theo đúng quy luật khi ngủ".
Ăn sáng là quan trọng, chúng ta nên có một bữa ăn sáng mạnh, chúng ta không nên bỏ qua bữa ăn trưa. Chúng ta phải ăn tối nhưng chỉ là một bữa tối nhẹ và không muộn hơn sau 19 giờ".
Vào ban đêm, huyết áp cần phải giảm ít nhất 10% để cho phép cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục trong ngày. Nếu nó vẫn tăng lên thì có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và các cơn đau tim.
Các nghiên cứu trước đây đã liên kết ăn đêm muộn để một nguy cơ cao của bệnh béo phì và kháng insulin, mà có thể gây nên bệnh tiểu đường loại 2. Mà những bệnh này cũng có thể là tiền đề kéo theo bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ hy vọng kết quả này sẽ được xác nhận bởi các nghiên cứu khác với số người tham gia đông hơn.
Họ cũng kêu gọi nghiên cứu thêm việc kiểm tra chính xác những gì và khi nào mọi người nên ăn, để bảo vệ huyết áp của mình.
(Nguồn: Mirror)
Mỗi ngày, tại Anh có hơn 500 người nhập viện vì đau tim và cứ 4 người thì có 1 người bị bệnh.
Nhưng cho đến nay thì đây là nghiên cứu đầu tiên tiết lộ mối liên hệ giữa việc ăn tối muộn với một dạng nguy hiểm của huyết áp cao và có thể gây ra các cơn đau tim.
Các nhà nghiên cứu tìm hiểu trên hơn 700 người trưởng thành bị huyết áp cao trong độ tuổi từ 18-65 để xem có gì khác biệt về chế độ ăn uống và thời gian ăn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe.
Nghiên cứu đã kiểm tra các loại thực phẩm mà người tham gia nghiên cứu ăn, hàm lượng muối họ tiêu thụ trong bữa sàng và thời gian ăn bữa tối. Kết quả cho thấy ăn bữa tối muộn có tác động nhiều nhất đến huyết áp sau một đêm.
Ngạc nhiên hơn, ăn tối trước khi ngủ ít hơn 2 tiếng đồng hồ còn gây nguy hại cho sức khỏe nhiều hơn cả so với việc ăn một chế độ ăn nhiều muối. Vậy nên, theo các nhà nghiên cứu, thời gian ăn cũng quan trọng như những gì chúng ta ăn.
Các chuyên gia tham gia nghiên cứu gợi ý, một chế độ ăn uống lành mạnh có nghĩa là ăn một bữa ăn sáng và bữa trưa no đủ, bữa tối chỉ nên ăn nhẹ và tốt nhất không nên ăn muộn hơn 7 giờ tối.
Nghiên cứu cho thấy những người ăn bữa tối muộn sẽ có nhiều khả năng bị chứng "huyết áp cao không xuống" - một dạng nguy hiểm của huyết áp cao vì huyết áp không giảm xuống vào ban đêm.
Trong số những người tham gia nghiên cứu thì có tới 24% những người ăn bữa ăn tối trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ bị "huyết áp cao không hạ xuống" qua đêm, trong khi con số này ở những người ăn tối sớm hơn chỉ có 14%.
Các chuyên gia cho rằng ăn muộn cũng sẽ đẩy cơ thể vào tình trạng "báo động cao", khuyến khích cơ thể sản xuất hormone stress như adrenaline, đồng thời cũng có thể phá vỡ nhịp sinh học.
Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới tiến hành nghiên cứu mối liên kết giữa các bữa ăn đêm và tình trạng "huyết áp cao không hạ".
Trước đó, các nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ cũng phát hiện ra rằng những người bỏ qua bữa ăn sáng có nhiều khả năng cũng bị huyết áp cao.
Tuy nhiên, điều này không có nhiều tác động như là ăn tối muộn bởi theo thực tế thì không ít người ăn khuya thường bỏ qua bữa ăn sáng.
Tiến sĩ Ebru Özpelit, phó giáo sư khoa tim mạch tại Đại học Eylül Dokuz, Izmir, cho biết cuộc sống hiện đại khiến mọi người có thói quen ăn uống thất thường mà điều này lại vô cùng nguy hiểm.
Phát biểu tại hội nghị thường niên của Hiệp hội châu Âu về Tim mạch tại Rome, Tiến sĩ Ebru cho biết: "Thông thường vào ban đêm cơ thể của bạn đã sẵn sàng cho giấc ngủ, nhưng nếu bạn đang ăn muộn thì điều này sẽ khó diễn ra.
Về cơ bản, cơ thể vẫn đang trong tình trạng hoạt động với mức huyết áp như ban ngày chứ chưa thể thư giãn để ngủ. Các kích thích tố căng thẳng được tiết ra khiến huyết áp không thể giảm theo đúng quy luật khi ngủ".
Cô nói thêm: "Chúng ta phải xác định tần số lý tưởng và thời gian của các bữa ăn vì cách chúng ta ăn có thể cũng quan trọng như những gì chúng ta ăn.
Ăn sáng là quan trọng, chúng ta nên có một bữa ăn sáng mạnh, chúng ta không nên bỏ qua bữa ăn trưa. Chúng ta phải ăn tối nhưng chỉ là một bữa tối nhẹ và không muộn hơn sau 19 giờ".
Vào ban đêm, huyết áp cần phải giảm ít nhất 10% để cho phép cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục trong ngày. Nếu nó vẫn tăng lên thì có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và các cơn đau tim.
Các nghiên cứu trước đây đã liên kết ăn đêm muộn để một nguy cơ cao của bệnh béo phì và kháng insulin, mà có thể gây nên bệnh tiểu đường loại 2. Mà những bệnh này cũng có thể là tiền đề kéo theo bệnh tim.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ hy vọng kết quả này sẽ được xác nhận bởi các nghiên cứu khác với số người tham gia đông hơn.
Họ cũng kêu gọi nghiên cứu thêm việc kiểm tra chính xác những gì và khi nào mọi người nên ăn, để bảo vệ huyết áp của mình.
(Nguồn: Mirror)
theo Afamily/TTVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét