Trang

Trắc nghiệm: nhận biết sớm dấu hiệu trí não mệt mỏi

Sức ép mùa thi có thể khiến bộ não của nhiều bạn trẻ mệt mỏi và không thể phát huy hết năng lực, ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập. Nhận biết sớm tình trạng trí não quá tải sẽ giúp bạn kịp thời ngăn chặn những hệ quả xấu.

Liệu bạn có những triệu chứng quen thuộc dưới đây:

1. Ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày nhưng vẫn thấy thèm ngủ?

a. Không có

b. Thỉnh thoảng

c. Thường xuyên

Nhiều bạn trẻ mệt mỏi vì thiếu dưỡng chất.

2. Bạn có những lúc cảm thấy trì trệ, chỉ ngồi lỳ một chỗ không muốn làm gì, nghĩ gì?

a. Không có

b. Thỉnh thoảng

c. Thường xuyên

3. Bạn có những hành động nhầm lẫn như bỏ nhầm quần áo bẩn vào tủ thay vì vào máy giặt?

a. Không có

b. Thỉnh thoảng

c. Thường xuyên

4. Bạn nghĩ vẩn vơ, không thể tập trung khi học bài?

a. Không có

b. Thỉnh thoảng

c. Thường xuyên

5. Bạn thấy khó tiếp thu bài ở lớp?

a. Không có

b. Thỉnh thoảng

c. Thường xuyên

6. Bạn có những biểu hiện đãng trí như không nhớ mình đã cất những đồ vật quen thuộc ở đâu?

a. Không có

b. Thỉnh thoảng

c. Thường xuyên

7. Bạn học nhiều nhưng khi kiểm tra thì lại không nhớ bài?

a. Không có

b. Thỉnh thoảng

c. Thường xuyên

Dinh dưỡng đẩy đủ giúp đẩy lùi tình trạng mệt mỏi trí não.

Nếu bạn có từ một câu trả lời (c) hoặc 3 câu trả lời (b) trở lên chứng tỏ trí não bạn đang có những triệu chứng mệt mỏi vì thiếu dưỡng chất.

Sự mệt mỏi về thể chất có thể được phục hồi sau một buổi nghỉ ngơi, ăn uống thì sự đuối sức về trí não cũng vậy. Tuy nhiên, những "thức ăn" mà bộ não cần phải được cung cấp dưới dạng tinh tế hơn. Cùng là nguồn chất đạm từ thịt gà nhưng dinh dưỡng có trong một chiếc đùi gà rán sẽ khác với một lọ nước cốt gà đã loại bỏ cholesterol và chất béo.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong khi những chất béo có hại từ món chiên rán có khả năng gây tổn thương cho trí não thì nước cốt gà với đạm chất đã được bẻ gãy thành những phân tử cực nhỏ qua quá trình chưng cất sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thụ, giúp cho não nhanh chóng trở nên tỉnh táo và đẩy lùi sự mệt mỏi trí não trong 15 phút.

Ngọc Bích

 

Lo con thi trượt vì mải mê lướt web

Con tôi học lớp 12, rất thích lên mạng. Tôi cấm đoán thì cháu cáu gắt, nổi giận. Vợ chồng tôi năn nỉ, cháu mới chịu học bài một lúc, tôi không biết khuyên răn con thế nào? (Thanh Hùng, Vũng Tàu)

Trả lời:

Thế giới mạng giờ đây đối với các cháu là một phần quen thuộc, một phần của việc giải trí. Thông qua đó, cháu có thể kết nối bạn bè, thể hiện bản thân, thu thập thông tin... Vì đó là nhu cầu của các cháu nên khó bắt chúng cách ly, từ bỏ ngay lập tức. Điều cần làm là kiểm soát thông tin mà các cháu cập nhật để can thiệp kịp thời khi chúng có dấu hiệu thu thâp thông tin không tốt. Còn lại cha mẹ hãy tạo cơ hội cho con cân bằng giữa việc học và việc giải trí. Điều đó sẽ rất tích cực trước những áp lực học hành mà cháu đang đối diện. Mỗi ngày cháu cần ít nhất hai giờ cho hoạt động giải trí, trong khoảng hai giờ đó, phụ huynh có thể cho cháu từ 45 phút đến một giờ sử dụng mạng máy tính.

Trẻ cảm thấy khó chịu, cáu gắt khi bị phụ huynh cấm dùng máy tính.

Trên thực tế, nếu cháu biết sử dụng hợp lý, máy tính cũng là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin, nội dung ôn tập tốt, hỗ trợ cháu tích cực cho năm cuối cấp. Sự ngăn cấm sẽ tạo ra rào cản tình cảm, sự xa cách trong mối quan hệ cha mẹ - con cái, thay vào đó phụ huynh có thể tạo cơ hội cho cháu vào vị trí của một người lớn, cùng con bàn bạc, thương lượng và thống nhất với hoạt động giải trí, học hành. Điều này khiến cháu cảm thấy mình được quan tâm, chăm sóc và được công nhận là một người trưởng thành cần có trách nhiệm với chính mình và gia đình.

Sử dụng máy tính hợp lý giúp trẻ học tập tốt hơn.

Với những cháu đang vào giai đoạn khó khăn của việc học hành và thi cử, cha mẹ cần đồng hành với con chứ không phải thúc ép, tạo áp lực. Mong muốn của người lớn lúc nào cũng tốt đẹp nhưng điều đó cần là nguồn động viên hơn là một áp lực khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi trí não, căng thẳng tâm lý. Quan trọng trong giai đoạn này là việc giúp các cháu cảm thấy được công nhận dù có bất cứ kết quả nào đến, cùng với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp dưỡng chất cần thiết để cháu dễ dàng ứng phó với sự mệt mỏi, kém tập trung.

PGS.TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn

Cận kề ngày thi đại học, không ít bạn trẻ vẫn uể oải vì trí óc thiếu minh mẫn, khả năng tập trung và nhớ bài kém. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, tìm mọi cách để "lên dây cót" tinh thần và sức khỏe cho con.

Kỳ thi đại học là một trong những điểm mốc quan trọng trên nấc thang thành công của mỗi người, vì vậy, phụ huynh nào cũng con có được phong độ và tinh thần tốt nhất trong những ngày thi. Theo đó, khi thấy con có những biểu hiện mệt mỏi như thiếu ngủ, trì trệ, trí nhớ kém..., cha mẹ đều rất lo lắng.

Học hành mất tập trung, mau quên là dấu hiệu của mệt mỏi trí não.

Chị Thanh Hằng, quận 1, TP HCM có con đang học ở trường Trần Đại Nghĩa sốt ruột khi nghe con than thở là dạo này học bài cứ trôi tuột. Nhiều đêm, chị thấy con học bài rất khuya, nhưng lại than là mỗi khi chuẩn bị đi ngủ thì lại cảm thấy trong đầu trống rỗng, chẳng nhớ được gì.

"Bài vở nhiều mà cháu cứ hoang mang. Sáng nay, cháu vừa kêu: 'Thật sự không thể học thuộc thêm một chữ nào nữa', tôi phải làm gì bây giờ?", chị Hằng băn khoăn.

Có con đang học lớp 12 ở một trường dân lập, anh Nguyễn Đức Hùng cũng nóng ruột khi thấy con có những biểu hiện mệt mỏi, mất tập trung. Con anh Hùng thường xuyên rơi vào trạng thái học đâu quên đó. Có những lần đêm học rất thuộc nhưng đến lớp, kiểm tra lại tắc tị, đọc xong đề bài mà chẳng biết làm gì.

Từ ngày con lên lớp 12, vợ anh nấu "trường kỳ" ngày hai bữa óc heo, bí đỏ để bồi bổ não cho cháu. Nhưng ăn mãi, con anh sợ đến mức tuyên bố: "hết đời cũng không dám ăn hai món đó nữa".

Bên cạnh các nguyên nhân xã hội, tâm lý, một lý do quan trọng gây nên tình trạng trên là não thiếu dinh dưỡng. Để xử lý khối lượng bài vở khổng lồ trên trường, chạy sô đi học kèm, toán, lí, hoá, văn, ngoại ngữ…, não của trẻ rất mệt mỏi và cần một lượng dinh dưỡng nhiều hơn bình thường. Thời điểm này, các sĩ tử cần những món ăn đủ dinh dưỡng cho trí não.

Bổ sung nước cốt gà giúp học sinh dễ tiếp thu bài vở và giảm bớt mệt óc.

Trước đây, các bà mẹ thường nấu những món bổ dưỡng như súp gà, súp óc heo cho con ăn để bồi bổ trong kỳ thì. Nhưng trong thời đại bận rộn ngày nay, ngày càng nhiều người tìm đến những thực phẩm dinh dưỡng như nước cốt gà đóng chai. Đây là lựa chọn hợp lý và tiện lợi vì nước cốt gà dễ hấp thụ, có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả trong việc đẩy lùi mệt mỏi trí não, giúp trẻ dễ tiếp thu bài vở và giảm bớt mệt óc.

Ngọc Bích

Cháu nhà tôi học khá, nặng động trong các phong trào của trường. Nhưng càng gần ngày thi đại học, cháu càng có những biểu hiện chán học, buồn bã, mất tập trung nên tôi rất lo, xin chuyên gia tư vấn giải pháp hiệu quả? (Ngọc Nga - Đồng Nai)

Trả lời:

Tôi rất chia sẻ với những lo lắng mà chị dành cho cháu. Cha mẹ thường bất an khi thấy con mình trở nên buồn bã, có biểu hiện rối loạn tinh thần trong một vài tuần liền. Ở trẻ vị thành niên, hiện tượng này không hiếm gặp... Thậm chí, ở một số gia đình, dù cha mẹ nói gì hay làm gì, các cháu vẫn không thể trở nên vui vẻ và bớt chán nản. Các cháu có thể bật khóc ngay lập tức trước những sự việc tưởng chứng rất vụn vặt. Chính vì vậy, điều đầu tiên, chị hãy yên tâm rằng hiện tượng tâm lý này có thể trôi qua khi chúng ta có sự chăm sóc tinh thần và sức khỏe hợp lý cho trẻ.

Đồng cảm, chia sẻ giúp học sinh thêm động lực trong học tập và thi cử.

Khi trẻ mắc chứng chán nản, các em thường cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, dễ cáu gắt, nổi giận, kêu than không muốn học hành, không muốn làm việc. Chính vì vậy, thay vì nhắc nhở, tiếp tục thúc ép con thì phụ huynh nên bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ cùng con những suy nghĩ trong lòng. Với những học sinh cuối cấp, trước những kỳ thi quan trọng, áp lực học hành, thi cử và sự kỳ vọng của cha mẹ khiến các cháu dễ dàng nảy sinh tâm trạng chán nản hơn.

Ở giai đoạn này, cha mẹ nên giúp trẻ cân bằng tinh thần bằng những hoạt động giải trí, vui chơi, đáp ứng nhu cầu tinh thần và quan tâm đến các xúc cảm của trẻ, khéo léo cùng trẻ xây dựng một kế hoạch ôn tập phù hợp... Bên cạnh đó, mẹ hãy tiếp năng lượng cho con, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để con có đủ trí lực, sức lực, vượt qua dễ dàng hơn những căng thẳng tâm lý, mệt mỏi trí não.

PGS.TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét