Trang

Dùng gừng mỗi ngày, khỏi cần bác sĩ

Thứ sáu, 31/8/2001 08:58 GMT+7 - doisong.vnexpress.net
Theo các nhà nghiên cứu Đan Mạch, gừng có thể làm giảm cơn đau tim và đột quỵ. Một thí nghiệm kéo dài 7 ngày cho thấy, những phụ nữ ăn 70 g hành sống hoặc 5 g gừng tươi mỗi ngày có thể tránh được việc sản sinh dramacin, một chất gây kết dính tiểu cầu, tạo thành cục máu, làm tắc nghẽn thành mạch.
f

Gừng được bày bán ở nhiều nơi.

Theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh... Khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng. Do khả năng kỳ diệu của nó, người xưa có câu: "Mỗi ngày một lát gừng già, lương y bất đáo gia".

Sau đây là một số công dụng khác của gừng:

- Làm ấm tim, mạnh phổi, tráng dương, có thể giúp "hâm nóng" cho các cặp vợ chồng lớn tuổi. Món ốc hương hấp chấm nước mắm gừng là một ví dụ.

- Người bị say tàu xe trước khi lên tàu, nếu ăn một củ gừng tươi bằng ngón tay cái, sẽ ngăn được nôn mửa. Y học cổ truyền thì cho rằng, chỉ cần dùng vài lát gừng tươi buộc vào cổ tay, chỗ lằn xếp sát gốc phía lòng bàn tay cũng ngăn được chứng bệnh khó chịu này. Đó là do gừng có thể làm êm dịu dạ dày. Đặc tính này của gừng cũng được các nhà khoa học Anh khẳng định qua cuộc thí nghiệm trên 60 phụ nữ. Trước cuộc phẫu thuật, họ được cho uống bột gừng và kết quả là họ đã không bị đau dạ dày trong khi giải phẫu.

- Chữa viêm nhiễm đường hô hấp trên (kể cả viêm họng): Dùng gừng tươi và củ cải trắng (hai phần bằng nhau), giã nát với ít muối để ngậm hoặc vắt lấy nước nhỏ mũi ngày 3 lần. Có thể cho người bị cảm mạo, ho hen, viêm họng... ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng.

- Với người bị trúng gió nặng đến mức á khẩu, phương pháp cấp cứu hữu hiệu là cạy miệng nạn nhân, đổ nước gừng tươi vào. Gừng cũng được dùng để đánh gió. Do không làm trầy x­ước da mà lại có tính sát trùng da và làm ấm, kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.

- Bong gân, bầm, sưng đau do ngã: Lấy gừng tươi giã nát với ít muối bó vào chỗ đau, để qua đêm sẽ khỏi. Dùng gừng tươi giã nát ngâm với rượu để xoa bóp có thể làm giảm cơn đau nhức các loại.

- Việc ướp gừng trong 30 phút trước khi kho thịt, cá (nhất là cá biển như các ngừ, cá nục) không chỉ làm tăng mùi thơm mà còn giúp giải độc, triệt tiêu tính gây dị ứng của cá, thịt nữa. Đó là do trong gừng có một enzym phân giải protein.

DS Diệu Phương, SK&ĐS

Thứ năm, 23/5/2013 07:54 GMT+7 - doisong.vnexpress.net
Gừng ta củ nhỏ, da sần sùi, chia làm nhiều nhánh, nhiều đường vân, có bám đất xung quanh. Gừng Trung Quốc thường không dính đất, củ to, tròn, da trơn láng, mịn màng, thân mọng nước, ít đường vân, rất dễ bóc vỏ.

Thông tin gừng Trung Quốc nhiễm chất trừ sâu cực độc được bán tràn lan tại nhiều chợ Việt Nam khiến các bà nội trợ hoang mang khi chọn mua gừng. "Mình thường không để ý xuất xứ, nguồn gốc của gừng khi mua. Mấy hôm nay nghe thông tin gừng độc, ra chợ mình có quan sát kỹ hơn trước khi mua nhưng thường hàng nào cũng bán một loại, không biết lấy cơ sở nào mà so sánh chọn lựa", chị Mai ở quận Bình Thạnh, TP HCM, lo lắng.

IMG-4799_1369210423[1482088941].jpg
Gừng Trung Quốc (bên trái) có kích cỡ to, thân tròn, ít nhánh con, thân mọng nước hơn gừng ta (phải) rất nhiều. Ảnh: Lê Phương.

Chị Hà, tiểu thương tại chợ quận 2, cho biết chị thường nhập gừng ta về bán vì giá rẻ hơn và người tiêu dùng ưa chuộng hơn. "Hai loại gừng này rất dễ phân biệt với nhau, nhìn bề ngoài là đã biết rồi. Gừng Trung Quốc mẫu mã đẹp nhưng khó để lâu, gừng ta vị thơm đậm đà nên bán lẻ chạy hàng hơn", chị Hà chia sẻ.

IMG-4822[1482088941].jpg
Gừng ta có da sần sùi, chia làm nhiều nhánh, nhiều đường vân, có bám đất xung quanh. Ảnh: Lê Phương.
IMG-4823[1482088941].jpg
Gừng Trung Quốc thường không dính đất, da trơn láng, mịn màng, ít đường vân, rất dễ bóc vỏ. Ảnh: Lê Phương

Theo chị Hà, chỉ cần nhìn vào bề mặt củ gừng là thấy ngay sự khác biệt. Gừng trong nước có củ nhỏ, da sần sùi, chia làm nhiều nhánh, nhiều đường vân, có bám đất xung quanh. Gừng Trung Quốc thường không dính đất, củ to, tròn, da trơn láng, mịn màng, thân mọng nước, ít đường vân, rất dễ bóc vỏ. Gừng ta có vị thơm đậm, cay nồng, gừng Trung Quốc không có mùi vị. Phần lõi, gừng ta có nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét. Lõi gừng Trung Quốc ít xơ, đường vân nhợt hơn.

IMG-4852[1482088941].jpg
Lõi gừng Trung Quốc (bên trái) mọng nước hơn gừng ta (phải). Ảnh: Lê Phương.
IMG-4843[1482088941].jpg
Lõi gừng Trung Quốc ít xơ, đường vân nhợt hơn. Ảnh: Lê Phương.
IMG-4856[1482088941].jpg
Gừng ta có phần lõi nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét, thơm nồng đặc trưng. Ảnh: Lê Phương.

Anh Hạnh, tiểu thương tại chợ Văn Thánh, quận Bình Thạnh, TP HCM, cho biết mấy ngày nay, khi mua gừng người tiêu dùng thường gặng hỏi rất kỹ càng. "Gừng Việt nếu càng to, càng trơn láng, sạch sẽ thì càng khó bán vì nhiều chị em e ngại là hàng Trung Quốc", tiểu thương này cho biết.

Tại chợ đầu mối Hóc Môn, mỗi tháng khoảng 185 tấn gừng Trung Quốc tiêu thụ ra thị trường, tức 6 tấn một ngày. Đại diện ban quản lý chợ cho biết gần đây lượng hàng tiêu thụ vẫn không giảm, hoạt động mua bán diễn ra bình thường. Nhiều thùng hàng tại chợ ghi rõ nguồn gốc xuất xứ là Sơn Đông, Trung Quốc - nơi phát hiện gừng sử dụng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép 3-6 lần.

Giá gừng Trung Quốc 20.000 đồng một kg, gừng Việt Nam rẻ hơn với khoảng 16.000 đồng mỗi kg. Sau thông tin gừng Trung Quốc độc, giá gừng ta tăng lên xấp xỉ hàng ngoại. Tiểu thương chợ đầu mối Hóc Môn cho biết khách mua gừng Trung Quốc đa phần là để chế biến, nấu nướng tại những nơi sử dụng số lượng nhiều như nhà hàng, quán ăn vì nó trơn láng, sạch sẽ, dễ lột vỏ, gột rửa.

Lê Phương - Lệ Quyên

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét