Những thông tin dưới đây tập hợp từ trang web của Lương y Nguyễn Hữu Toàn daulung.net/benh-dau-lung/
Những nguyên nhân gây đau lưng
Đau lưng thường làm chúng ta cảm thấy khó chịu. Có những thói quen tưởng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây đau lưng.
1. Căng thẳng quá độ
Khi bạn căng thẳng, các cơ trên khắp cơ thể, nhất là cơ ở cổ và lưng sẽ bị co lại. Những cơ này cần có thời gian để được thả lỏng. Bởi vậy, nếu bạn căng thẳng suốt cả ngày, khiến chúng luôn bị căng, những cơn đau sẽ là không tránh khỏi.
Cho nên khi đã xác định được nguyên nhân đau lưng là do căng thẳng, bạn có thể tìm cách thư giãn như tập luyện, đi chơi với bạn bè, đọc sách hoặc nghe nhạc. Nghiên cứu của Áo tiến hành trên 65 người bị thoát vị đĩa đệm cho thấy, sự kết hợp giữa âm nhạc và nghỉ ngơi giúp giảm rõ rệt cảm giác đau ở vùng thắt lưng.
2. Chế độ ăn không lành mạnh
Nghiên cứu cho thấy, ở những người bị đau lưng, các động mạch dẫn tới xương sống bị nghẽn. Hệ tuần hoàn khoẻ mạnh giúp cung cấp dưỡng chất tới xương sống và loại bỏ các chất cặn bã trong cơ thể. Quá trình này khi bị gián đoạn dễ kích thích đáp ứng viêm. Các chất gây viêm khi được giải phóng vào lưng có thể kích thích các dây thần kinh truyền tín hiệu gây đau tới não bộ.
Vì thế, một chế độ ăn lành mạnh, tốt cho vùng lưng sẽ giúp giảm đáp ứng viêm. Nên tránh tiêu thụ nhiều caffeine và các loại thực phẩm chế biến sẵn, thay vào đó, cần năn nhiều các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, các loại quả hạch, protein (thịt gà, cá, thịt nạc), rau và trái cây.
3. Nệm trải giường quá cũ
Theo Hiệp hội chăm sóc giấc ngủ Hoa Kỳ, tuổi thọ của một chiếc nệm trải giường là từ 9 – 10 năm, tuy nhiên, bạn nên thay nệm trải giường sau 5 – 7 năm nếu thấy mình ngủ không ngon giấc. Nghiên cứu của Đại họcOklahoma(Mỹ) cho thấy, những người thay nệm trải giường sau 5 năm ngủ ngon hơn và ít bị đau lưng hơn.
Do đó, không nên chọn loại nệm quá mềm hoặc quá cứng. Nệm quá cứng làm tăng áp lực lên xương sống và tăng cảm giác đau. Để thoải mái hơn, bạn có thể đệm gối dưới đầu gối khi nằm ngửa, kẹp gối giữa 2 đầu gối khi nằm nghiêng hoặc kê gối dưới bụng và hông khi nằm sấp.
4. Đi giầy cao gót
Khi đi giầy cao gót, bạn phải ưỡn lưng, khiến các cơ ở xương sống làm việc nhiều hơn. Một số loại dép cao gót không có phần đỡ phía gót chân, khiến gót chân dễ bị lắc, làm trọng lượng cơ thể phân bổ lên vùng này không ổn định, từ đó dễ gây đau lưng.
Chính vì vây, thay vì chạy theo xu hướng thời trang, bạn hãy chọn cho mình những đôi giầy đế mềm và nên mang lót giầy khi không cảm thấy thoải mái. Nghiên cứu của Đại học Lehigh (Mỹ) cho thấy, những người bị đau lưng khi chuyển sang đi giầy nhẹ, thoải mái, có lót chân, 80% trong số họ đã giảm hẳn cảm giác đau trong vòng 1 năm.
5. Xem ti vi quá nhiều
Xem ti vi nhiều sẽ cắt giảm thời gian dành cho việc tập luyện. Theo một nghiên cứu của Na Uy trên thanh thiếu niên, những em ngồi xem ti vi hoặc chơi máy tính 15 tiếng/tuần trở lên có tỷ lệ đau vùng thắt lưng cao gấp 3 lần các bạn cùng trang lứa nhưng năng vận động.
Vì vậy, nên hạn chế xem ti vi. Khi tới những đoạn quảng cáo, bạn hãy làm vài động tác duỗi người hoặc vận động để tránh các cơ không bị căng do ngồi quá lâu. Ở trẻ nhỏ, đi bộ 1,5km/ngày sẽ giúp giảm đau lưng và tạo điều kiện để xương sống có thể duỗi ra.
6. Stress
Theo khảo sát của Trung tâm y tế tại học Duke (Mỹ) trên 58 bệnh nhân mắc chứng đau thắt lưng mạn tính, những người tập học cách tha thứ ít cảm thấy tức giận, trầm cảm và… ít xuất hiện cảm giác đau hơn những người khác. Theo S James W. Carson, thành viên nhóm nghiên cứu: "Cảm xúc, sự căng cơ và suy nghĩ của con người có thể ảnh hưởng trực tiếp tới độ mạnh của các tín hiệu gây đau".
Vậy nên, tha thứ không phải là một việc dễ thực hiện, nó đòi hỏi phải đấu tranh tâm lý nhiều lần. Đầu tiên, bạn hãy tập nghĩ về người mình yêu quý, sau đó nghĩ về bản thân mình rồi một người mà bạn không quen biết. Cuối cùng, mới nghĩ tới người mà bạn không có cảm tình tốt với họ.
-----
Đau lưng, nguyên nhân và điều trị
Đau lưng do sự co cơ bắp tạo lên các cơn đau nhói ở cổ sau, nguyên nhân gây đau lưng do ngồi sai tư thế, làm việc quá lâu hoặc do một bệnh lý nào đó gây ra.
Trong những trường hợp như thế, để giảm đau thường dùng thuốc chống viêm, giãn cơ và một số thao tác massage the giãn giúp giãn cơ, giảm đau.
Điều trị Đau lưng
Khi đau lưng, thường sẽ dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm hoặc tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ kê đơn.
Ngoài ra điều trị đau lưng bằng biện pháp vật lý trị liệu có hiệu quả cao.
Đau lưng do thận hư
a- Triệu chứng: Đau ngang thắt lưng có lúc chóng mặt, đau đầu, mỏi gối, lưng yếu, chân lạnh, sắc mặt xanh nhợt, mạch trầm tế, hễ cứ lao động là lưng càng đau mỏi,
b- Lý: Thận hư hàn nên đau mỏi lưng
c- Pháp: bổ thận cho mạnh lưng
d- Phương huyệt: Thiên ứng, Mệnh môn, Thận du, Uỷ trung, Dũng tuyền, tất cả đều châm bổ hoặc cứu
e- Giải thích cách dùng huyệt: Bổ mệnh môn để cường tráng toàn thân đặc biệt là thận Hoả, bổ Thận du để củng cố nguồn gốc, suy yếu sinh ra bệnh, Uỷ trung là tổng huyệt chữa lưng thuộc kinh Bàng quang có quan hệ biểu lý với thận, Dũng tuyền là Tỉnh huyệt của thận nên bổ hoặc cứu để trị chứng lạnh chân.
Xoa bóp: Cứu các huyệt trên, xoa xát, day ấn huyệt.
2- Đau lưng do phong thấp
a- Triệu chứng: Lưng đau cứng khi đau chỗ này khi đau chỗ khác, không ưa đấm bóp, hay chườm nóng, sắc đỏ mạch huyền sác, đái ít, vàng xẻn, đại tiện táo.
b- Lý: Phong thấp nhiệt xâm nhập
c- Pháp: Trừ phong thấp tư bổ can thận
d- Phương huyệt: Phong môn, Âm lăng tuyền, Thiên ứng, Uỷ trung
e- Giải thích cách dùng huyệt: Phong môn, chủ trị phong, đặc biệt là bộ phận lưng. Âm lăng tuyền để kiện tỳ trừ thấp, Uỷ trung là tổng huyệt chữa lưng.
Xoa bóp: Khám lưng tìm vùng co cứng, day vùng cứng lưng, bấm điểm huyệt, xoa xát lưng.
Chữa đau lưng hiệu quả bằng châm cứu
Một nghiên cứu cho thấy châm cứu là dùng các cây kim đặc biệt xuyên vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp giảm đau hiệu quả hơn hẳn các các điều trị khác.
Hàng trăm người bị đau thắt lưng mãn đã tham gia vào nghiên cứu. Họ được chia thành 4 nhóm. Nhóm thứ nhất chỉ châm cứu 1 lần, nhóm thứ 2 điều chị theo liệu trình, nhóm thứ 3 là châm cứu bằng kim điện cực và nhóm cuối cùng dùng các phương pháp tây y.
Sau 8 tuần, tình trạng đau lưng của 60% những người được châm cứu có sự cải thiện. Trong khi phương pháp thông thường là 39%. Sau 1 năm, 59 – 69% người được điều trị bằng châm cứu báo cáo kết quả cải thiện đáng kể, so với 50% ở những người dùng phương pháp thông thường.
Nhà nghiên cứu, TS Daniel Cherkin cho biết: Tất cả các hình thức châm cứu đều có hiệu quả và tác động lâu dài đối với chứng đau lưng mãn" khi so với phương pháp thông thường.
Với nghiên cứu này, châm cứu hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn quan trọng trong điều trị đau lưng mãn. Bởi châm cứu không chỉ an toàn, ít tác dụng phụ mà còn có tác dụng lâu dài.
Nghiên cứu được đăng tải trên chuyên sanArchives of Internal Medicine.
Để được tư vấn tốt hơn bạn hãy liên hệ phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn – 19006834
Theo Dailymail
Bệnh đau lưng ở nam giới
Đau lưng rất hay gặp trong đời sống hàng ngày, một trong số chúng ta nói chung và nam giới nói riêng cũng đã từng bị đau lưng một hoặc nhiều trong đời. Bệnh tuy không gây chết người nhưng nếu để thành mạn tính sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tới chất lượng cuộc sống.
Đau lưng do hút thuốc lá
Nguyên nhân: Theo thống kê, người hút thuốc có tỉ lệ đau mỏi lưng cao hơn 2-3 lần so với người không hút thuốc, bởi vì chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm cho huyết quản thu co, từ đó làm cho thành phần dưỡng chất của dinh dưỡng xương sống giảm, chức năng sụn đệm cột sống của xương cột sống dần dần bị thoái hoá…Người bệnh hút thuốc thường dễ bị loãng xương và sự gia tăng các thành phần hóa học trong máu dẫn tới các cơn đau lưng.
Phòng ngừa và điều trị: Không nên hút thuốc lá. Nếu người đã bị bệnh đau lưng nên cai thuốc lá để tình trạng đau lưng giảm đi.
Đau lưng do bụng phệ
Nguyên nhân: Đàn ông béo thường có bụng phệ và nó làm tăng áp lực lên cột sống. Khi đó, để giữ cân bằng cơ thể, các cơ ở lưng gần cột sống phải gắng sức nhiều hơn. Cơ thể người bệnh lúc này giống như cái bập bênh mà điểm tựa là cột sống, phía bụng nặng sẽ là lực níu xuống, trong khi các cơ lưng gần cột sống phải gân lên để giữ thăng bằng. Lúc đầu, các cơ này còn khỏe và vượt qua được, nhưng lâu ngày không chịu nổi dẫn đến đau lưng.
Phòng ngừa và điều trị: Nhằm phòng ngừa đau lưng do bụng phệ, cần có chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý để giữ trọng lượng cơ thể. Để điều trị một số thể đau lưng, người bệnh cũng cần luyện tập để tăng cường sức mạnh cho những nhóm cơ ở thân.
Đau lưng sau khi "yêu"
Nguyên nhân: Do tư thế sinh hoạt không hợp lý, thời gian và cường độ sinh hoạt quá mức khiến cho các gân cơ vùng thắt lưng bị co cứng bất thường, thậm chí các dây chằng cột sống có thể bị căng giãn đột ngột từ đó phát sinh chứng đau lưng. Điều này càng dễ xảy ra ở vào lứa tuổi trung niên trở lên khi cột sống thắt lưng đã và đang quá trình thoái hóa.
Phòng ngừa
Để dự phòng tình trạng này cần chú ý phòng dục điều độ, không sinh hoạt trong trạng thái quá mệt mỏi, căng thẳng về tinh thần, say rượu bia… Khi sinh hoạt cần lựa chọn tư thế, cường độ và thời gian thích hợp. Nếu tình trạng đau lưng tái diễn nhiều lần, nhất thiết phải đi khám bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc cũng như những lời khuyên của chuyên gia.
Điều trị
- Cần phải nằm nghỉ trên giường, toàn thân và tâm trí thả lỏng. Có thể nhờ người khác hoặc tự mình lấy dầu nóng xoa vào vùng thắt lưng rồi dùng lòng hai bàn tay xát dọc hai bên cột sống theo chiều lên xuống trong 1 phút sao cho tại chỗ nóng lên là được. Tiếp đó, dùng ngón tay giữa day ấn các mỏm gai đốt sống thắt lưng với một lực tương đối mạnh trong 1 phút.
- Ngồi dậy ở tư thế thẳng lưng, cẳng chân vuông góc với đùi. Dùng các ngón tay day nhẹ vùng thắt lưng để tìm điểm đau nhất rồi dùng ngón tay giữa day ấn trong 1 phút với một lực tương đối mạnh.
- Tiếp đó, đặt hai bàn tay ôm lấy eo lưng, ngón cái ở phía lưng, các ngón còn lại ở phía bụng (tư thế chống nạnh) rồi dùng hai ngón tay cái day bấm mạnh vào khối cơ lưng trong 1 phút, vừa day vừa nhẹ nhàng cúi ngửa cột sống thắt lưng với biên độ tăng dần.
- Cuối cùng, có thể dùng một trong những chế phẩm tự chế như: ngũ gia bì và đỗ trọng lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g với rượu nhạt hâm nóng; tiểu hồi hương 9g, đậu đen 500g, hai thứ sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 9g với rượu nhạt; bồ dục lợn 1 đôi làm sạch, thái miếng đem hầm với đỗ trọng 20g, hạt tiêu 14 hạt, ăn nóng.
Đau lưng liên quan đến cột sống
Nguyên nhân: Bệnh đau lưng có thể liên quan đến cột sống. Những người thường phải ngồi làm việc lâu và ít hoạt động thể chất. Những người ngồi máy tính và những người phải đứng bất động lâu cũng hay bị đau lưng. Nếu bệnh lâu dần sẽ bị lệch đốt sống và các gốc thần kinh cột sống. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn. Đôi khi điều này sẽ dẫn đến mất một phần khả năng lao động, người bệnh sẽ không thể làm một số công việc nào đó.
Phòng ngừa và điều trị:
- Nếu công việc của bạn buộc phải ngồi nhiều giờ hoặc phải đứng yên một chỗ, hãy cố gắng nửa tiếng một lần, vận động cho giãn gân cốt, ví dụ như đứng lên đi lại trong phòng, hoặc tốt hơn nữa là làm vài động tác thể dục lưng như cúi gập người về phía trước, sang hai bên và ngả ra phía sau… điều đó tránh cho cột sống bị teo.
- Và sẽ rất tốt nếu bạn tập thể dục 10-15 phút mỗi ngày. Để phòng chống bệnh đau lưng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau. Nếu bạn bắt buộc phải đứng lâu, hãy cố gắng dồn trọng lượng cơ thể cho cả hai chân, hoặc thay đổi chân thường xuyên.
- Nếu bạn phải nâng vật gì đó từ dưới sàn nhà, hãy giữ lưng thẳng. Còn nếu mang vật nặng, hãy dừng lại để nghỉ nhiều hơn và đổi tay. Không nên đi giày cao hơn 4cm.
- Bác sĩ khuyên bạn không nên nằm ngủ trên bề mặt cứng. Còn nằm trên nệm quá mềm, khi ngủ cột sống của bạn bị võng xuống, khiến cho cơ bắp bị đè nặng. Ban đầu ngủ dậy bạn thấy mỏi lưng, sau đó dẫn đến bệnh đau lưng.
Đau lưng do chế độ ăn uống
Nguyên nhân: Do chế độ ăn uống không hợp lý. Thiếu các chất khoáng như canxi, phốt pho, kali và magiê có thể dẫn tới bệnh loãng xương, làm cho xương cột sống dễ gãy và xốp.
Phòng ngừa và điều trị:
Cần phải ăn thường xuyên các loại thực phẩm như pho mát tươi béo, bắp cải, cà rốt, các loại đỗ, đậu côve, gạo, củ cải đỏ, hồ đào… Chúng ta vẫn có thói quen ăn đường trắng, tuy vậy cũng nên hạn chế bởi cơ thể muốn hấp thụ được thì phải tiêu hao một số dưỡng chất và điều đó làm cho cột sống của chúng ta yếu đi.
Đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cốt sống
Nguyên nhân: Là do các chấn thương cột sống, tư thế xấu trong lao động. Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống. Hơn 90% thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm nếu không điều trị có thể khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời do bị liệt, có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ…
Phòng ngừa và điều trị: Nằm nghỉ, dùng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroide (NSAIDS), vật lý trị liệu… Khi điều trị bảo tồn không đáp ứng – từ 6 tuần đến 6 tháng – có thể thực hiện các phẫu thuật can thiệp.
Đau lưng do thận
Nguyên nhân: Đau lưng này phát xuất từ vị trí khá cao ở lưng, thường từ góc tạo bởi xương sườn cuối và cột xương sống (vùng thận), chạy lan xuống rồi vắt ngang hông, đi xuống góc phải của bụng phía trước và tới tận bộ phận sinh dục tạo nên các cơn đau bão thận.
Cơn đau này sinh ra bởi tình trạng vỏ bọc thận bị căng cứng đột ngột do sạn bị nghẽn ở niệu quản (ống dẫn tiểu đi từ thận xuống bọng đái. Bệnh nhân đau lăn lộn nằm, đứng không yên, đau gập nhười lại.
Phòng và điều trị: Uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày. Chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol. Hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp. Dừng hút thuốc lá, vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn. Tập thể dục thể thao mỗi ngày. Tránh dùng thuốc không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận. Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
Đau lưng do bệnh tật và sự thay đổi của cơ thể
Nhiều bệnh tật có thể gây ra hoặc làm gia tăng tình trạng đau lưng. Đó là chứng vẹo cột sống (cột sống bị uốn cong và chỉ gây đau lưng khi bước vào tuổi trung niên), trượt đốt sống (bẩm sinh), viêm khớp…
Phòng và điều trị
- Luyện tập: Luyện tập làm tăng sự dẻo dai của các múi cơ, có tác dụng nâng phần trên của cơ thể và thường bị suy yếu do lối sống tĩnh tại. Cơ bắp dẻo dai sẽ nâng đỡ được cột sống, giảm đau. Điều quan trọng nhất là cần vận động càng nhiều càng tốt, từ đi bộ, đi bơi đến tập Pilate.
Tuy nhiên, hãy cẩn thận với các môn tập có thể gây tổn thương thêm như aerobic.
- Chỉnh tư thế: Việc hiệu chỉnh lại các tư thế ngồi, đứng, mang vác… chưa đúng sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả
- Xoa bóp, bấm huyệt: Liệu pháp dùng tay để nắn bóp và điều chỉnh các vị trí trên cột sống sẽ giúp giảm đau và mềm lưng. Bấm huyệt được xem là một trong những liệu pháp cơ bản giúp giảm đau lưng.
Biện pháp này chỉ hiệu quả khi người thực hiện bấm huyệt hiểu rõ về các huyệt đạo và có kỹ thuật bấm huyệt bài bàn.
Ngoài ra, cần kết hợp thêm với luyện tập (treo người thẳng lưng – tập xà).
- Châm cứu: Đây là một liệu pháp y học cổ truyền phương Đông dùng các cây kim để châm vào các huyệt đạo trên cơ thể mà được cho là tác động tới các dây thần kinh và làm giảm đau.
- Mát xa: Được cho là một trong những liệu pháp thư giãn tinh thần và trí tuệ (phần tác động chủ yếu là da, mỡ dưới da và các cơ). Mát xa giúp giảm đau và giúp cải thiện giấc ngủ và nhiều vận động khác của cơ thể.
Mát xa được cho là làm tăng tiết endorphin, một chất giảm đau tự nhiên và có tác dụng "đánh lạc hướng" sự truyền các tín hiệu của các dây thần kinh lên não. 13 cuộc khảo sát cho thấy mát xa mang lại hiệu quả cao và hoàn toàn không gây tác dụng phụ và tác động của nó kéo dài tới 3 tháng sau điều trị.
ST
Vai trò và tầm quan trọng của cột sống
Cuộc sống của con người là một quá trình vận động không ngừng và chính sự vận động ấy tạo nên cuộc sống. Mọi công trình muốn đứng được phải có các cột trụ, các cột trụ có vững công trình mới có thể đứng vững. Cơ thể con người là một kiệt tác của tạo hóa, không những đứng rất vững trên hai chân mà còn vận động, hơn thế nữa còn chuyển động, chuyển động từ rất nhẹ nhàng, uyển chuyển, tinh tế đến mạnh mẽ, dẻo dai và quyết liệt.
Cấu trúc của cột sống
Cột sống của con người là một tập hợp gồm 33 – 34 đốt sống được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ.
Cột sống bao gồm 5 đoạn: 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7; 12 đốt sống ngực từ D1 đến D12; 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5; 5 đốt xương cùng từ S1 đến S5; Các đốt xương cụt (xương cụt)
Mỗi đốt sống gồm một thân đốt sống ở phía trước và cung sau ở phía sau.
Cung sau có hai chân cung nối với thân sống và hai bản sống hợp với nhau ở phía sau giữa tạo
thành mấu gai, ở mỗi bên của cung sau có mấu gai và mấu khớp. Các mấu khớp của hai đốt sống kế cận hợp với nhau tạo thành khớp liên mỏm bên (facet joint). Các chân cung, thân đốt sống và mấu khớp tạo thành lỗ liên hợp, nơi các dây thần kinh từ ống sống đi ra ngoài.
Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm, đĩa đệm bao gồm một vòng xơ và nhân nhày, đĩa đệm dính chắc vào thân đốt sống và được giữ chắc hơn bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ bắp giữ vững vàng các đốt sống và đĩa đệm với nhau và giữ cho cột sống ở tư thế thẳng đứng
- Hệ thống dây chằng là các bản sợi dẹt nối liền các đốt sống, bao gồm các dây chằng dọc trước, dọc sau, dây chằng bên, dây chằng liên gai, dây chằng vàng…
- Hệ thống cơ bắp từ vùng cổ gáy, dọc xuống lưng, đến vùng xương chậu.
Ống sống thắt lưng được giới hạn ở phía trước bởi thân đốt sống và các đĩa đệm, phía sau bởi dây chằng vàng và các cung đốt sống, bên cạnh là các cuống sống, vòng cung và lỗ liên hợp Trong ống sống có bao màng cứng, tủy sống, rễ thần kinh và tổ chức quanh màng cứng (là tổ chức lỏng lẻo gồm mô liên kết, tổ chức mỡ và đám rối tĩnh mạch, có tác dụng đệm đỡ tránh cho tủy sống và các rễ thần kinh khỏi bị chèn ép bởi thành xương sống, kể cả khi vận động cột sống thắt lưng tới biên độ tối đa).
Chức năng và vai trò của cột sống
Cột sống hoạt động như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người có thể đứng thẳng. Cột sống còn là một chuỗi khớp xương xếp lại thành chồng nối liền đầu, mình, chân, tay, giúp cho đầu, thân và các chi vận động đa dạng, linh hoạt và thoải mái, nhờ vậy con người có thể vận động, lao động, sinh hoạt và tham gia mọi hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí.
Cột sống còn là một đường ống chắc chắn gọi là ống tủy để bảo vệ tủy sống, phần tiếp theo của não bộ và nơi xuất phát của các rễ thần kinh chi phối mọi hoạt động của cơ thể.Cột sống cùng với các xương sườn, xương chậu tạo thành các khung xương để các cơ bám vào và để bảo vệ các tạng trong lồng ngực và trong ổ bụng.
Cột sống có hình gần giống chữ S do có hai đoạn ưỡn ở cổ và thắt lưng, một đoạn gù ở ngực. Với hình dạng này cùng với hoạt động của các đĩa đệm, các lực tác động lên cơ thể, lên cột sống và hai chân luôn luôn được phân tán.
Vận động của cột sống rất đa dạng và linh hoạt nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đốt sống, sự căng giãn của các dây chằng, sự co giãn của các cơ và đặc biệt sự thay đổi hình dạng của các đĩa đệm.
Các bệnh lý của cột sống và đĩa đệm
Với cấu trúc phức tạp và vai trò quan trọng nêu trên, cột sống là cơ quan rất năng động đáp ứng mọi nhu cầu của con người trong sinh hoạt, lao động và vui chơi giải trí. Tuy nhiên, bất cứ một thay đổi từ nhỏ đến lớn của mỗi bộ phận của cột sống, bất cứ một sự bất thường hay bất đồng bộ trong các tư thế, động tác trong lao động, sinh hoạt hay vui chơi giải trí của con ngường cũng có thể ảnh hưởng lên cột sống và gây nên những bất thường hay bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp tại cột sống như:
- Đau lưng, đau thắt lưng: Do tư thế, do lao động, do sinh hoạt, do thể thao.
- Bệnh lý của khối cơ lưng, thắt lưng
- Chấn thương vùng lưng và thắt lưng do sinh hoạt, do thể thao, do lao động, đặc biệt các chấn thương tích lũy trong các động tác lao động giản đơn, lặp đi lặp lại.
- Thoái hóa cột sống và đĩa đệm.
- Thoái hóa, dày dây chằng vàng.
- Thoát vị điã đệm cột sống cổ, lưng (ngực), thắt lưng.
- Viêm thân sống đĩa đệm do lao (Lao cột sống), do vi trùng.
- Loãng xương, gãy lún đốt sống do loãng xương.
- Viêm cốt sống dính khớp.
- U tủy sống, u màng tủy.
- U ngoài màng cứng.
- Ung thư di căn vùng cột sống…
Và biểu hiện ban đầu của các bệnh lý này thường là triệu chứng đau tại cột sống, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng, vì đây là vùng hoạt động nhiều nhất của cột sống hay còn gọi là bản lề của cột sống.
bacsigiadinh.org
Vi khuẩn có là tác nhân gây đau lưng ?
25% đau lưng do viêm nhiễm
Đau thắt lưng là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất. Nhiều bệnh nhân đỡ đau lưng trong 3 tháng đầu điều trị theo các cách thông thường nhưng 50% tiếp tục đau lưng và khổ sở vì nó.
Mang vác vật nặng và ngủ trên đệm mềm là nguyên nhân phổ biến nhưng nhiều trường hợp lại là do trượt đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới cho thấy vi khuẩn cũng liên quan với chứng đau dai dẳng này sau khi kết quả chụp MRI ở những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cho thấy tình trạng sưng nề ở quanh cột sống. Ảnh chụp cho thấy điều này diễn ra ở 7/10 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Những bệnh nhân có đĩa đệm bình thường không có sự bất thường này.
Các nhà khoa học tin rằng cứ 4 trường hợp đau lưng thì có hơn 1 trường hợp là do viêm nhiễm, chứ không phải là do các nguyên nhân cơ học như sai tư thế hay nâng vật không đúng cách.
Trong mọt nghiên cứu mang tính thăm dò, 29 bệnh nhân bị đau thắt lưng đã được điều trị bằng kháng sinh amoxicillin-clavulanate trong 3 tháng. Trong suốt quá trình điều trị, 52% bệnh nhân cho biết họ thấy tình trạng bệnh của họ thuyên giảm rõ rệt và 24% thấy khá hơn.
Các nhà nghiên cứu tin rằng khi đĩa đệm bị trượt ra ngoài, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây viêm. "Thủ phạm" tìm thấy ở hơn 50% bệnh nhân là do vi khuẩn gây mụn có tên Propionibacterium và khuẩn Coryne propinquum. Sự xuất hiện của vi khuẩn sẽ gây ra phản ứng của hệ miễn dịch – dẫn tới sự biến đổi của xương mà có thể nhìn thấy được.
Những nghiên cứu mang tính thử nghiệm khác cũng ủng hộ giả thuyết này.
Vi khuẩn này đến từ đâu?
Vi khuẩn có thể tìm thấy trên da và trong miệng và thường xuyên xâm nhập vào dòng máu qua nướu lợi, đánh răng quá mạnh cũng có thể gây chảy máu lợi.
"Bình thường các vi khuẩn này không gây ra vấn đề gì, nó kỵ khí và điều đó có nghĩa rằng nó không thể phát triển trong môi trường hiện diện ôxy. Nhưng ở đĩa đệm bị trượt, máu không được cung cấo và nó thể chu du đến những đĩa đêm này, cơ thể sẽ phản ứng lại, kết quả là gây đau thắt lưng", BS Hanne Albert, trưởng nhóm nghiên cứu của TT Nghiên cứu Lưng ở Denmark (Đan Mạch).
Kháng sinh – Thuốc mới trị đau lưng?
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Đan mạch, hơn một nửa số bệnh nhân đã cải thiện được triệu chứng sau 90 ngày dùng kháng sinh liều hằng ngày. Một cuộc khảo sát lớn hơn đang được thực hiện với kết quả sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Chuyên gia về xương khớp David Blake, bệnh viện Quốc gia, đánh giá: "Nếu những kết quả này được công nhận và là từ một cuộc thử nghiệm quy mô hơn thì chắc chắn đây sẽ là bước tiến lớn và tương đương với phát hiện viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori. Đây sẽ là một ngạc nhiên lớn đối với khoa học và nó sẽ cứu sống hàng triệu số phận".
Đau lưng bên trái là gì?
Đau lưng bên trái là gì?
Đau lưng bên trái là triệu chứng khá phổ biến, gây đau đớn và khó chịu cho người mắc phải. Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng bên trái nhưng chủ yếu là thoát vị đĩa đệm hay bệnh liên quan tới vấn đề thận.
Thoái vị đĩa đệm: Đĩa đệm nằm giữa khoang gian đốt sống, giúp đệm đỡ, phân tán lực khi có áp lực trọng tải tác động lên cột sống. Nếu đĩa đệm thoái hóa hoặc thoát vị ra ngoài sẽ làm giảm chiều cao khoang gian đốt sống, giảm và mất nhiệm vụ đệm đỡ. Triệu chứng là bạn thấy đau đột ngột khi mang vác vật nặng hoặc khi vặn mình , chỗ đau là ở cuối, gần xương cụt.
Bệnh về thận: Bạn thấy đau thắt lưng, thắt lưng bên trái nặng hơn thắt lưng bên phải. Thi thoảng cảm giác đau buốt lan xuống bộ phận sinh dục, đi tiểu nhiều, cảm thấy mệt mỏi. Thận có rất nhiều loại bệnh như : sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận…
Ngoài ra còn có một số bệnh khác nhẹ hơn:
Đau lưng bên trái ở đoạn dưới và đau nhiều sau khi mang vác nặng có thể do bong gân, Đặc biệt đau vùng thắt lưng kèm theo một bên đùi hoặc bàn chân thấy đau, tê và yếu có thể do dây thần kinh bị kẹt hoặc gai đôi.
Nếu bạn cảm thấy đau lưng bên trái thường xuyên thì nên đi khám chữa bệnh. Vì những bệnh này tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hướng đến cuộc sống của bạn. Ví dụ như: thoái vị đĩa đệm nếu không kịp thời đi mổ thì sẽ bị liệt hai chân, còn nếu bị bệnh thận mà không chữa thì cuộc sống rất khổ sở. Vì khi thận bi hư khả năng lọc máu và thải chất độc cho cơ thể kém nên bạn sẽ không duy trì cuộc sống lâu dài của mình được. Vì thế chữa bệnh thận là điều cần thiết.
Hiện nay, nước ta chưa có thống kê đầy đủ về tỉ lệ người mắc bệnh này, tuy nhiên, xu hướng chung là ngày càng gia tăng. Để phòng bệnh đau lưng bên trái, điều quan trọng bạn phải thay đổi lối sống, tích cực tập luyện thể dục, không ngồi lâu một chỗ, ngồi sai tư thế, tránh mang vác nặng quá sức. Bạn không muốn đau lưng gây phiền toái cho bạn?
Mẹo hay trị đau lưng
Những mẹo hay trị đau lưng sau đây sẽ giúp hạn chế phần nào những khó chịu do chứng đau phổ biến này gây ra.
1. Bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống cũng giúp trị đau lưng.
Đau lưng do căng cơ
Đau lưng do căng cơ
Đa số những hiện tượng đau thắt lưng cấp tích đều là do cơ hoặc dây chằng vùng thắt lưng bị tổn thương. Căng cơ mới nghe thì không có vẻ gì là nghiêm trọng, nhưng đau thắt lưng có thể sẽ trở nên vô cùng nhức nhối. Đây cũng là nguyên nhân của khá nhiều ca cấp cứu mỗi năm.
Căng cơ xảy ra khi cơ bị căng quá mức hoặc rách gây tổn thương các sợi cơ.
Tổn thương dây chằng vùng thắt lưng xảy ra khi dây chẳng ( các mô liên kết dạng sợi, rất dẻo dai, gắn kết cơ với xương và khớp) bị căng quá mức hoặc rách.
Không nhất thiết phải phân biệt đau thắt lưng do căng cơ hay tổn thương dây chằng vì phương pháp chữa trị giống nhau.
Khi cơ hay dây chằng vùng thắt lưng bị căng hay rách, vùng cơ xung quanh có thể bị viêm. Khi viêm, các cơ vùng lưng có thể co và gây đau dữ dội vùng thắt lưng và khó khăn khi di chuyển. Đau thắt lưng do căng cơ thường xảy ra sau khi mang vác vật nặng, nâng nhấc khi đang xoay người, di chuyển hay bị ngã đột ngột. Điểm đau thường cố định, không gây tê xuống chân. Bệnh nhân có thể cảm thấy mỏi hoặc căng cơ và sẽ thấy dễ chịu hơn khi nghỉ ngơi.
Điều trị đau thắt lưng do căng cơ.
Căng cơ thường khỏi theo thời gian ( khoảng 2 ngày hoặc 2 tuần) vì cơ ở vùng thắt lưng luôn được cung cấp máu giàu dinh dưỡng và protein giúp cơ phục hồi rất nhanh.
Nếu vùng thắt lưng bị đau dữ dội, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhưng không quá từ một đến hai ngày. Ngoài ra, dùng thuốc ( theo chỉ định của bác sĩ chuyên cột sống xương khớp nếu bị viêm quá nặng), chườm đá hoặc chườm nóng cũng sẽ giúp giảm đau.
Nếu đau thắt lưng kéo dài hơn hai tuần, cơ sẽ yếu đi vì theo thói quen chúng ta thường sẽ tránh vận động các vùng cơ bị đau. Việc này sẽ dẫn đến teo cơ rồi yếu cơ, hay nói khác đi, vùng thắt lưng sẽ đau nhiều hơn vì khả năng nâng đỡ cột sống của cơ lúc này giảm khá nhiều so với bình thường.
Theo iccmdc
15 phương pháp chữa và giảm đau lưng hiệu quả
15 phương pháp chữa và giảm đau lưng hiệu quả
Hầu như tất cả mọi người đều bị đau lưng tại một số thời điểm nào đó trong cuộc sống của họ. Đau lưng là bệnh khá phổ biến, đứng thứ 2 sau bệnh đau đầu.
Đau lưng có nhiều nguyên nhân: cơ bắp căng thẳng, liên quan đến đĩa đệm thoát vị, hẹp đốt sống, loãng xương, hoặc do một khối u…Vì thế, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân của bệnh để từ đó ta sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Châm cứu
Một nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Sheffield ở Vương quốc Anh rằng Châm cứu có khả năng giảm được chứng đau lưng dai dẳng và có lợi ích kinh tế hơn. Đa số bệnh nhân cũng chọn châm cứu là biện pháp tối ưu để điều trị đau lưng.
Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn sử dụng phương pháp Đông y ( châm cứu, bấm huyệt, mát xa…kết hợp với những liệu pháp khác) đã và đang là địa chỉ tin cậy cho những bệnh nhân mắc các bệnh và lưng nói riêng và các bệnh khác nói chung. Bệnh của bạn sẽ khỏi sau 6-10 tuần điều trị tại phòng khám.
Kem bôi ( Capsaicin )
Có thể bạn chưa từng nghe nói về capsaicin nhưng nếu bạn đã từng ăn ớt và cảm thấy miệng của mình có giác bốc cháy thì đó chính là do chất capsaicin – là một thành phần có trong ớt. Chất này được chính minh có tác dụng làm giảm đau.
Trong một nghiên cứu song song, 160 người được điều trị với Capsaicin trong 3 tuần trong khi 160 người khác sử dụng một loại dược khác. Sau 3 tuần, cơn đau giảm 42% đối với nhóm Capsaicin và 31% ở nhóm còn lại.
Vitamin D
Đau cơ mãn tính có thể là một triệu chứng của thiếu vitamin D. Vitamin D được tìm thấy trong các loại cá có xương nhỏ, sữa, ngũ cốc và ánh sáng mặt trời.
Những người dưới 30 tuổi hay bị thiếu vitamin D trầm trọng. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tất cả những người liên tục bị đau cơ, xương, khớp nên được kiểm tra thiếu vitamin D.
Liệu pháp âm nhạc
Âm nhạc là liệu pháp tự nhiên chi phí thấp đã được tìm thấy để giảm lo ấu, ức chế hay trầm cảm liên quan đến những cơn đau dai dẳng.
Vitamin B12
Vitamin B12 có tác dụng giảm đau lưng hiệu quả và an toàn. Các bác sĩ sử dụng B12 cho một nhóm bệnh nhân bị đau thắt lưng. Sau một thời gian bệnh nhân cho thấy sự giảm đau đáng kể. Họ cũng sử dụng thuốc giảm đau ít hơn so với bệnh nhân ko điều trị kèm B12.
Các triệu chứng khác của thiếu hụt vitamin B12 là tê, ngứa ran, khó chịu, suy giảm trí nhớ nhẹ và trầm cảm.
Thiếu hụt B12 có thể là một trong nguyên nhân của các bệnh sau: Thiếu máu, nhiễm trùng ruột, bệnh tiêu hóa…Vitamin B12 tiêm vào bắp thịt là tốt nhất tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể ngậm dưới lưỡi.
Magiê
Magie là khoáng chất thứ tư dồi dào nhất trong cơ thể. Nó tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Magie duy trì sự phát triển cơ bắp, chức năng thần kinh, giữ cho nhịp tim ổn định, hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giữ cho xương chắc khỏe. Magie cũng giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu, huyết áp bình thường, tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và tổng hợp protein.
Các triệu chứng của thiếu hụt magie bao gồm: co thắt cơ và đau, hội chứng tiền kinh nguyệt, dễ cáu gắt, trầm cảm, kháng insualin, huyết áp cao, nhịp tim ko đều.
Nghiên cứu của các chuyên gia người Đức phát hiện ra rằng việc bổ sung khoáng chất magie giảm các triệu chứng đau ở 76/82 bệnh nhân đau lưng mãn tính.
Vỏ cây liễu
Vỏ cây liễu trắng có tính chất giảm đau tương tự như aspirin.
Tuy nhiên loài liễu trắng lại chỉ sống ở phía bắc bán cầu.
Tập Yoga
Theo các chuyên gia sức khỏe, việc tăng cường độ săn chắc của các cơ bắp ở vùng bụng và dọc theo cột sống đã được chứng minh là phương pháp tốt để ngăn ngừa tình trạng đau ngay từ đầu.
Ấn huyệt
Ấn huyệt có thể mang lại sự dễ chịu lập tức cho các cơn đau vùng thắt lưng, một sự căng thẳng lớn lao hay vận dụng cơ bắp quá mức ở vùng bụng. Cần lưu ý rằng các trường hợp nặng hay mạn tính như: thoát vị đĩa đệm hay thoái hoá cột sống thắt lưng chỉ có thể chữa trị được bởi các nhà chuyên môn và các thầy thuốc có thẩm quyền.
Kĩ thuật thở điều hòa.
Tập thở sâu và chậm theo yoga có thể giúp giảm cảm giác đau. Thí nghiệm cho thấy những phụ nữ có thể điều hòa nhịp thở xuống còn ½ tốc độ hít thở bình thường cảm thấy bớt đau đớn hơn khi làm xét nghiệm. Điều hòa nhịp thở giúp làm dịu phản ứng "chống hoặc chạy" của cơ thể khi bị đau. Đây cũng là một phương pháp phân tâm rất hiệu quả cho phụ nữ khi đau đẻ.
Mát xa
Đối với nhiều người, khi bị đau lưng, điều đầu tiên họ nghĩ đến là đi mát xa. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng mát xa có hiệu quả giảm đau cấp và mãn tính. Nó cũng có tác dụng giảm lo âu, trầm cảm trong thời gian mang bệnh. Mát xa cũng là Phương pháp trị liệu phổ biến nhất để giảm đau lưng trong thời khi mang thai.
Nắn khớp
Kĩ thuật nắn khớp là một kỹ thuật phổ biến nhằm điều trị chứng đau lưng, đau cổ bằng cách dùng lực của tay ấn vào chỗ khớp xương bị đau.
Nắn chỉnh khớp là hình thức cụ thể của phương pháp xoa bóp bằng tay, một phương pháp cổ xưa dựa vào việc khôi phục cấu trúc thống nhất của cột sống.
Nắn chỉnh khớp thường kèm theo một tiếng kêu " khục" của khớp nghe có vẻ đau xong sau đó bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu.
Kỹ thuật Alexander
Phương pháp này giúp chúng ta điều chỉnh thói quen không có lợi cho tư thế đã hình thành lâu trong cuộc sống. Những thói quen này là tác nhân gây căng thẳng và nhiều bất lợi cho cột sống.
Phương pháp Prolotherapy
Prolotherapy là một hình thức tái tạo dây chằng không phẫu thuật, được sử dụng để điều trị đau mãn tính, bao gồm viêm khớp, đau lưng, đau xơ cơ và các chấn thương trong thể thao. Những tổn thương mô mềm không chỉ gây ra những cơn đau ngay lập tức mà còn có thể gây ra những vấn đề dài hạn như viêm xương khớp – căn bệnh ảnh hưởng đến 9 triệu người Anh, bởi vì các dây chằng không thể hỗ trợ các khớp xương và mô cơ bắp xung quanh.
Prolotherapy sử dụng loại đường dextrose hòa tan vào nước và tiêm vào các dây chằng bị hư hỏng. Điều này giảm đáng kể tình trạng viêm, làm tăng cung cấp máu và kích thích tế bào tự tái tạo.
Liệu pháp thủy lý học
Liệu pháp thủy lý học không phải là một phương pháp xa lạ vì chúng đã được thực hiện từ thời cổ đại như là một cách làm giảm đau tự nhiên. Thuật ngữ thủy lý học bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là tắm. Thủy lý học là một phương pháp chữa bệnh bằng nước (thủy liệu pháp), tức là việc điều trị được thực hiện bằng cách sử dụng nước tắm khoáng chất hoặc nước nóng. Nước khoáng, thường được dùng dưới dạng của khoáng chất ma-giê sulfat (MgSO4, một hợp chất hóa học có chứa ma-giê, lưu huỳnh và ô-xy) hay còn gọi là muối Epsom, vốn có khả năng làm mềm dẻo các cơ. Cả ma-giê và sunfat đều là những khoáng chất dễ được hấp thu qua da. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lượng ma-giê trong cơ thể sẽ tăng lên sau khi tắm bằng loại nước có chứa muối Epsom. Ngoài ra, liệu pháp thủy lý học còn có thể làm tăng sự tuần hoàn máu, giảm viêm và được sử dụng như một cách trị đau nhức tự nhiên.
(Thaythuoccuaban dịch từ Altmedicine)
Hãy thẳng lưng lên để khỏe
Hãy thẳng lưng lên để khỏe
Bạn có muốn trông mình nhẹ nhàng đi vài ký mà không phải đổ mồ hôi để tập thể hình hoặc phải ăn kiêng cả tháng?
Hãy cố gắng ngẩng cao đầu và giữ cho lưng thật thẳng bởi vì tư thế đứng lom khom luôn làm cho người khác chú ý về vòng bụng quá cỡ của bạn. Khi bạn lom khom, bạn đã cho phép trọng lực tác động lên cơ thể một cách không cần thiết. Điều này sẽ làm cho bạn dễ bị chứng đau lưng kinh niên, tệ hơn là gặp những vấn đề khác về hô hấp và đau đầu.
Sự thực là đứng thẳng vô cùng có lợi cho sức khỏe, nếu thực hiện một cách đúng đắn, một tư thế đẹp sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh viêm khớp, ngăn chặn đau cơ, và giữ cho các khớp xương thẳng hàng nếu không kể đến việc nó còn làm cho bạn trông tự tin hơn nữa. Thực hiện những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có một tư thế lý tưởng:
Khi đứng:
Khi đứng, hãy hình dung một đường thẳng vô hình nối từ tai xuống vai rồi chạy thẳng xuống mắt cá chân và luyện tập tư thế này trước gương hàng ngày. Để sửa chữa một tư thế xấu, hãy bắt đầu bằng việc nâng cằm lên, đưa vai về phía sau sao cho thẳng hàng với vành tai, thót bụng và đứng thẳng gối để dàn đều trọng lực khắp xương sống.
Bạn cũng cần chú ý, tránh dồn trọng lực lên gót chân mà nên dồn lên cả bàn chân, nếu phải đứng liên tục trong thời gian dài, hãy thường xuyên thay đổi chân trụ. Ngoài ra, tránh với một vật ở quá xa và khi nâng một vật nặng thay vì dùng lực ở lưng, hãy sử dụng đầu gối và cơ hông.
Khi ngồi:
Công việc văn phòng chính là kẻ giết người thầm lặng, nếu không biết cách ngồi, bạn sẽ phá hủy tư thế của mình. Chú ý là cột sống phải được tạo thành hình chữ S khi ngồi và để làm được điều này, cần đệm một chiếc gối nhỏ ở phần giữa lưng dưới của bạn và tựa ghế. Thay vì chồm người về phía bàn làm việc, hãy ngả lưng và dựa vào ghế. Nếu cần ngồi gần bàn hơn, hãy kéo ghế lại gần.
Bàn chân phải được đặt hoàn toàn trên sàn nhà phẳng sao cho cẳng chân và đùi tạo thành một góc vuông ở đầu gối, cánh tay cũng phải đặt thoải mái trên bàn tạo thành một góc gần vuông ở khủy tay và nách. Để làm được điều này, bạn nên sử dụng loại ghế tựa có thể điều chỉnh được độ cao của ghế so với mặt bàn.
Khi nằm ngủ:
Bạn có hay đau lưng khi thức dậy vào mỗi sáng? Nếu gặp phải hiện tượng như thế, đệm ngủ của bạn quá mềm. Một quy tắc rất cơ bản, bề mặt cứng bao giờ cũng nâng đỡ lưng tốt hơn, vì thế nên cố gắng sắm một chiếc đệm có độ mềm vừa phải, được làm từ chất liệu cao su thiên nhiên là lý tưởng nhất. Tuyệt đối tránh nằm sấp khi ngủ vì ngoài các vấn đề về tư thế, bạn sẽ gặp vấn đề về tim. Nên nằm nghiêng và xoay mình sang hai bên sao cho thoải mái nhất.
Tiếp theo, hãy kiểm tra chiếc gối ngủ của bạn. Nó có đảm bảo một đường thẳng từ tai nối qua vai và xuống đến mắt cá chân như bạn đã biết về tư thế đứng không? Nếu gối quá cao hoặc quá thấp cho yêu cầu này, hãy thay thế ngay lập tức. Bạn cũng có thể sử dụng một chiếc khăn tắm nhỏ, cuộn lại và kê dưới gáy, nó sẽ làm cho bạn dễ chịu hơn. Một chiếc gối kê ở mắt cá chân khi bạn nằm ngửa và kê giữa hai chân khi bạn nằm nghiêng cũng là một ý kiến hay.
Những kỹ thuật này có vẻ như rất đơn giản nhưng chúng thực sự có ích trong việc giảm bớt sức ép lên hệ thống cơ và xương của bạn. Tuy nhiên, bạn nên biết cách nghỉ ngơi đúng lúc, tập thể dục thường xuyên để cơ thể được nghỉ ngơi. Thực hiện được tất cả những yêu cầu này, bạn sẽ có một cơ thể với một tư thế khỏe và đẹp.
Suckhoegiadinh.org
Địa chỉ chữa khỏi bệnh đau lưng
Phương pháp chữa bệnh bằng đông y đang là được lựa chọn là phương pháp chữa bệnh của thế kỷ 21. Điều trị theo đông y được cho là phương pháp điều trị toàn diện dựa trên căn bản âm dương và tổng hòa các cơ quan trên cơ thể. Xin giới thiệu với các bạn địa chỉ chữa bệnh bằng đông y hiệu quả cao do lương y Quốc gia Nguyễn Hữu Toàn khám và chữa bệnh. Bạn sẽ chữa khỏi bệnh đau lưng chỉ trong 6-10 tuần điều trị.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn
Lương y quốc gia Nguyễn Hữu Toàn là cháu nội cố y sư Nguyễn Hữu Hách (Giảng viên giảng dạy và nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông y Trung ương (nay là Viện y học cổ truyền Việt Nam). Người được con cháu dòng họ Nguyễn Hữu suy tôn là thủy tổ của dòng họ bao đời bốc thuốc cứu người. Lương y Nguyễn Hữu Toàn kế thừa và phát huy các bài thuốc đông y, phương pháp trị bệnh bí truyền của gia đình, đã chữa khỏi và đem lại nhiều niềm vui, hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân.
Với sự đóng góp tích cực trong công tác hoạt động cứu chữa bệnh Lương Y Nguyễn Hữu Toàn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trao tặng Cup vàng – Danh hiệu "Trái tim vì sức khoẻ người Việt". Danh hiệu như một sự tôn vinh dành cho những nhà thầy thuốc, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Y – Dược, những cá nhân hoạt động tích cực , hiệu quả trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Để tìm hiểu thêm các bạn có thể vào trang http://www.thaythuoccuaban.com. Tại đây bạn có thể nói chuyện, tâm sự và nhận được sự tư vấn trực tiếp của Lương y Quốc gia Nguyễn Hữu Toàn. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi được Lương y Nguyễn Hữu Toàn bắt bệnh và chữa trị khỏi bệnh chỉ khoảng 6-10 tuần sử dụng thuốc. Các bệnh nhân ở xa sẽ được chuyển thuốc đến tận nơi, theo địa chỉ bệnh nhân cụ thể. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe của mình, bạn có thể vào trang http://www.thaythuoccuaban.com/benhan.asp kể bệnh để nhận được sự tư vấn của Lương y
Mọi thông tin liên hệ: Phòng khám Đông Y Nguyễn Hữu Toàn – 482 – Lô 22 – Lê Hồng Phong – Hải Phòng
ĐT: 0313.3722083 – 0313.246181
Bài tập giảm đau lưng
Cuộc sống bận rộn, công việc ít vận động là nguyên nhân gây ra một số bệnh về xương khớp. Sau đây là một số bài tập giúp bạn phòng tránh được những rắc rối do bệnh về xương khớp, đau lưng gây ra.
Năm bài tập sau sẽ giúp bạn thư giãn, duy trì các cơ bắp vùng lưng, đùi và bụng. Vùng lưng, bụng và cơ bắp đùi tốt sẽ đảm bảo sức khỏe tốt cho bạn.
Tăng cường và thư giãn của cơ bắp vùng lưng
Nâng hông trên sàn
Bắt đầu từ Vị trí: Nằm ngửa, hai cánh tay dang ra dọc theo cơ thể với mặt đất, chân cong theo hình, bàn chân trên mặt đất.
Thực hiện bài tập: Thở ra, Nâng mông lên khỏi mặt đất, đẩy lưng theo hông. Hít vào, đặt lưng và hông xuống đất, lặp lại 20 lần.
Bài 2
- Tư thế ban đầu: Chống hai tay hai chân xuống đất, mặt hướng xuống đất.
- Động tác: Cong mông lên đồng thời ép lưng xuống phía dưới, bụng thả lỏng. Giữ nguyên tư thế này 10 giây. Sau đó, cong lưng lên phía trên, thu bụng lại. Giữ nguyên tư thế này 10 giây. Mỗi lần tập, lặp đi lặp lại động tác này từ 5 đến 10 lần.
Bài 3
- Tư thế ban đầu: Chống hai tay hai chân xuống đất, mặt hướng xuống đất.
- Động tác: Hít sâu, sau đó vừa thở ra vừa trượt hai bàn tay về phía trước càng xa càng tốt, sao cho xương đùi ở tư thế song song với mặt đất. Vừa hít vừa trở về tư thế ban đầu. Mỗi lần tập, lặp đi lặp lại động tác này từ 6 đến 10 lần.
Bài tập đùi
Bài 1
- Tư thế ban đầu: Đứng áp lưng vào tường. Hai chân gập lại thành góc vuông, hai tay duỗi thẳng theo thân người.
- Động tác: Co chặt vòng bụng và thở ra trong vòng 30-40 giây trong tư thế này. Sau đó từ từ đứng dậy, nghỉ 20 giây. Mỗi lần tập, lặp lại động tác này 6 lần.
Bài 2
- Tư thế ban đầu: Nằm ngửa, gáy chạm đất, mông sát chân tường, hai chân duỗi thẳng dọc theo tường.
- Động tác: Nâng hông lên bằng cách tỳ mạnh gót chân vào tường cho đến khi mặt dưới bàn chân chạm vào tường. Gáy vẫn áp sát đất. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây. Mỗi lần tập, lặp lại động tác này 6-10 lần.
Bài tập bụng
Bài 1
- Tư thế ban đầu: Nằm ngửa, hai chân co lại, bàn chân đặt sát nhau trên mặt đất, hai tay duỗi thẳng về phía đầu gối.
- Động tác: Nâng nhẹ đầu và vai đồng thời thở ra, phần dưới lưng vẫn áp sát mặt đất. Vừa hít vào vừa trở về vị trí ban đầu. Mỗi lần tập, lặp lại động tác này 6-10 lần.
Bài 2
- Tư thế ban đầu: Nằm ngửa, hai chân co lại thành góc vuông, hai bàn chân cách nhau khoảng 20cm. Hai cánh tay gập lại, hai bàn tay đặt sau đầu hoặc ngang hai thái dương.
- Động tác: Thở ra, nâng đầu và vai lên sao cho khuỷu tay và đầu gối càng gần nhau càng tốt. Hít vào và hạ đầu xuống. Mỗi lần tập, lặp lại động tác này 10-20 lần.
Chú ý: Số lần tập chỉ ra trên đây chỉ là gợi ý. Người tập có thể tuỳ khả năng của mình để tăng hoặc giảm số lần lặp lại động tác. Không nên cố nếu cảm thấy số lần tập nói trên là quá sức.
Cách đơn giảm phòng bệnh đau lưng
Đau lưng có nhiều nguyên nhân, có thể là triệu chứng của một bệnh về xương khớp hoặc do tuôi cao. Nhưng có những nguyên nhân do những thói quen không tốt, Một số lời khuyên sau có thể giúp bạn phòng và điều trị được bệnh đau lưng.
1. Tăng cường bổ xung Vitamin D và Canxi
Vitamin D và canxi là 2 chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho sức mạnh của xương. Chúng cũng góp phần ngăn chặn các cơn đau ở lưng. Bạn có thể bổ sung vitamin D và canxi từ sữa và các sản phẩm có sữa, các loại rau lá xanh…
2. Hãy giảm trọng lượng nếu bạn thừa cân
Nếu bạn đang thừa cân, chắc chắn bạn sẽ bị đau lưng nhiều hơn những người có trọng lượng bình thường khác. Bởi vì, những người thừa cân, đặc biệt là béo bụng sẽ gây nhiều áp lực lên các cơ bắp ở lưng do phải chuyển trọng lực về phía trước. Vì vậy, hãy cố gắng để duy trì trọng lượng lý tưởng. Bạn có thể thực hiện bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
3. Không hút thuốc
Hút thuốc lá gây ra các vấn đề khác nhau trong cơ thể và đau lưng là một trong số đó. Lý do rất đơn giản, nicotine cản trở dòng chảy của máu tới các đĩa đệm vùng cột sống. Điều này làm tăng tốc độ thoái hóa, dẫn đến đau lưng, thậm chí là đau lưng nghiêm trọng.
4. Hãy cẩn thận khi nâng vật nặng
Khi bạn nâng vật nặng, cần uốn cong đầu gối và sau đó sử dụng sức mạnh để nâng vật lên. Hãy chắc chắn rằng vật cần nâng không quá nặng so với trọng lượng cơ thể và không được để cơ thể bị giật bất ngờ để tránh cột sống không xử lý kịp, dẫn đến bị đau.
5. Bạn hãy tập thể dục
Theo Nancy E.Epstein, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Winthrop – trưởng khoa Thần kinh cột sống cho rằng, nếu bạn không tập thể dục hàng ngày thì bạn sẽ có nguy cơ bị đau lưng. Bà khuyến cáo tất cả mọi người nên tập các bài tập phòng chống đau lưng như tập yoga, đi xe đạp, bơi lội và đi bộ… để cải thiện tính linh hoạt của cơ thể.
6. Tránh những tư thế "xấu"
Các bác sĩ chỉnh hình đều nói rằng tư thế không đúng cũng ảnh hưởng đến các cơ và cột sống. Một khi cột sống phải chịu áp lực thì khả năng đau lưng là khó tránh khỏi. Vì vậy, cần giữ đúng tư thế ngay cả khi đứng hoặc ngồi, ví dụ như ngồi phải thẳng lưng, đứng thẳng chân với tư thế vững chãi để đỡ cơ thể.
Thực phẩm tốt cho bệnh đau lưng
Đau lưng là một triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đông y: đau lưng do sự co cứng ở các cơ ở sống lưng, dây chằng cột sống bị viêm, thoái hóa cột sống … Với pháp trị trong đông y là uống thuốc đông y, kết hợp châm cứu, bấm huyệt. Ngoài ra cần chú trọng đến chế độ ăn cũng có tác dụng trong điều trị bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm hỗ trợ điều trị và dự phòng tích cực tình trạng bệnh đau lưng mà các bạn nên tham khảo
Hạt sen
Còn gọi là liên tử nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng dưỡng tâm, ích thận, bổ tỳ. Sách Nhật hoa tử bản thảo cho rằng : liên tử có tác dụng trị yêu thống. Sách Bản thảo cương mục cũng viết: "Liên tử giao tâm thận, hậu tràng vị, cố tinh khí, cường cân cốt, bổ hư tổn, lợi nhĩ mục, trừ hàn thấp". Bởi vậy, hạt sen rất thích hợp với chứng đau lưng mạn tính do thận hư hoặc có kèm theo hàn thấp.
Hạt dẻ
Có công dụng bổ thận khí, kiện tỳ vị, làm mạnh lưng gối. Sách Thiên kim yếu phương viết: "Sinh thực chi, thậm trị yêu cước bất toại". Nhà bác học Lý Thời Trân khuyên rằng: để trị chứng đau lưng mỗi ngày nên ăn 10 hạt dẻ hoặc giả nấu cháo hạt dẻ ăn thường xuyên.
Vừng đen
Tên thuốc là cự thắng, vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận. Sách Bản thảo cương mục cho rằng: vừng đen có khả năng trị ngũ tạng hư tổn, làm tăng khí lực và làm vững gân cốt. Sách Thọ thân dưỡng lão tân thư chủ trương dùng rượu vừng đen để trị chứng đau khớp, tứ chi yếu liệt và lưng đau gối mỏi ở người già. Dân gian thường dùng cháo vừng đen để bổ thận và chữa chứng yêu thống.
Rau hẹ và hạt hẹ
Còn gọi là phỉ thái và phỉ tử. Rau hẹ có công dụng ôn trung, hành khí, tán huyết, "làm ấm lưng gối" (Nhật hoa tử bản thảo), "trị dương hư thận lãnh, dương đạo bất chấn, hoặc yêu tất lãnh thống" (Phương mạch chính tông). Dân gian thường dùng rau hẹ xào với dầu vừng ăn hoặc dùng rau hẹ 60g rửa sạch, ép lấy nước cốt rồi hoà với một chút rượu vang uống để chữa chứng đau lưng mạn tính. Hạt hẹ có công dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối, tráng dương cố tinh, dùng rất tốt cho những người đau lưng mỏi gối do lạnh.
Hoài sơn
Có công dụng ích thận, kiện tỳ, bổ phế. Sách Biệt lục Viết: "Hoài sơn chỉ yêu thống" (hoài sơn có công dụng chữa đau lưng). Mỗi ngày dùng 30g đến 60g ninh nhừ, chế thêm đường phèn làm đồ tráng miệng
Chế độ ăn bệnh đau lưng
Các chuyên gia về dinh dưỡng đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân đau lưng như sau:
Ăn nhiều cá: cá có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm. Đau lưng là một hình thức viêm nội bộ, thêm cá trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm mức độ đau đớn do những cơn đau lưng gây nên. Mỗi tuần nên ăn ít nhất từ 2 đến 4 bữa cá như cá bơn, cá hồi, cá thu hoặc cá ngừ ánh sáng để giữ cho omega-3 cung cấp cho cơ thể luôn ở mức độ cao. Omega-3 ở mức độ cao giúp giảm đáng kể tình trạng viêm gây ra cơn đau lưng. Nếu bạn không thể ăn nhiều cá thì cần bổ sung omega-3 từ các loại dầu cá. Tuy nhiên bổ sung dầu cá cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Vitamin B1: ăn nhiều các loại thực phẩm chứa vitamin B1 như các loại sữa, gạo, có thể rút ngắn thời gian đau lưng từ tổn thương thần kinh .
Trái cây và Rau quả: Hầu hết các loại trái cây và rau quả là ít calo và nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp duy trì trọng lượng của cơ thể một cách dễ dàng hơn, giúp giảm cân ở những người béo phì. Việc duy trì một trọng lượng vừa phải sẽ giảm áp lực tác dụng lên các vùng xương khớp, xương cột sống. Do đó nó sẽ có tác dụng giảm bớt các cơn đau. Bên cạnh đó một số loại trái cây và rau có thêm đặc tính chống đau rất tốt như: anh đào, nam việt quất, nho đỏ, trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C. Những loại trái cây này giúp trì hoãn sự tiến triển của viêm khớp, giảm các cơn đau lưng.
Gia vị có tác dụng giảm đau lưng: Một số loại gia vị mà thành phần của nó giúp giảm đau như: củ nghệ, củ gừng có tác dụng giảm sức, bảo vệ các khớp sương. Thường xuyên ăn nghệ giúp giảm cơn đau lưng vì lý do xương khớp.
Tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường. Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món ăn chiên, rán, xào sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng.
Như vậy thay đổi chế độ ăn uống cũng là một cách điều trị bệnh hiểu quả. Việc ăn những thực phẩm nhất định có thể giúp kiểm soát cơn đau và viêm nhiễm, chế độ ăn uống khỏe mạnh kết hợp với các hình thức điều trị khác như tập thể dục nhẹ nhàng và kéo dài, thư giãn, và dùng thuốc sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh đau lưng.
Hỏi đáp bệnh đau lưng »
Đau lưng triền miên, phải làm sao?
Vì bạn không nói rõ bố mình bao nhiêu tuổi, đau thế nào và đau lâu chưa nên việc chẩn đoán bệnh là rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu bố bạn đã bị thường xuyên, đau nhất ở vùng xương cùng, vùng thắt lưng thì rất có thể bố bạn bị đau lưng cơ năng. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng lại khó điều trị vì đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.
Để điều trị bệnh, ngoài việc dùng các loại thuốc kháng viêm giảm đau, dãn cơ thì bố bạn cũng nên duy trì một chế độ làm việc phù hợp. Trong trường hợp buộc phải làm việc đồng áng thì cũng không nên gượng ép, nhất là nên tránh những công việc nặng nhọc hoặc phải cử động hay cúi khom lưng quá lâu.
Bạn nên đưa bố bạn đến các chuyên khoa cơ xương khớp gần nhất để được khám và có cách điều trị phù hợp.
(Theo danviet.vn)
Còn trẻ mà đau thắt lưng mỗi sáng
Đau thắt lưng gần xương chậu có thể là biểu hiện của bệnh đau thắt lưng; cũng có khi là biểu hiện của bệnh thận. Nhưng thường thì chỉ là đau cơ năng chứ không phải đau bệnh lý, nhất là ở lứa tuổi đôi mươi và đau vào buổi sáng sau khi ngủ dậy như bạn.
Cần tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, nếu sau thời gian khoảng 1-2 tháng tập luyện đều đặn mà không hết đau hoặc đau tăng hơn thì khi ấy bạn nên đi khám, kiểm tra bệnh.
(Theo thanhnien.com.vn)
Khi bị đau lưng ta nên làm gì?
Đau lưng là một triệu chứng hay gặp ở nhiều người. Khi bạn ngồi quá lâu trong một thời gian dài, hay do chúng ta ngồi không đúng tư thế, hoặc do làm môi trường làm việc bắt buộc chúng ta phải ngồi một tư thế trong thời gian dài, từ ngày này qua ngày khác, hoặc cũng có thể là triệu chứng một số căn bệnh khiến chúng ta bị đau lưng. Nhưng những dấu hiệu đầu tiên của bệnh thường khiến chúng ta vô ý bỏ qua vì cơn đau đến và lại qua đi. Vì vậy chúng ta phải làm gì để đối phó với những cơn đau lưng này?
Cột sống và những cơn đau:
Trước tiên, bệnh đau lưng có thể liên quan đến cột sống. Đặc biệt là với những người thường phải ngồi làm việc lâu và ít hoạt động thể chất, nhất là những người ngồi làm việc thường xuyên với máy tính, nhân viên văn phòng, những người đứng hay ngồi ở 1 tư thế lâu cũng là những nạn nhân của bệnh đau lưng.
Nếu không có biện pháp phòng ngừa bệnh đau lưng thì lâu dần sẽ bị lệch đốt sống và các gốc thần kinh cột sống. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Đôi khi có thể dẫn đến mất một phần khả năng lao động, người bệnh sẽ không thể làm một số công việc nào đó như khuân vác, những việc nặng….
Vì vậy chúng ta nên tập thể dục ít nhất mỗi ngày 10-15 để trị đau lưng.
Để phòng chống bệnh đau lưng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Nếu bạn bắt buộc phải đứng lâu, hãy cố gắng dồn trọng lượng cơ thể cho cả hai chân, hoặc thay đổi chân thường xuyên.
- Nếu công việc của bạn buộc phải ngồi nhiều giờ hoặc phải đứng yên một chỗ, hãy cố gắng nửa tiếng một lần, vận động cho giãn gân cốt, ví dụ như đứng lên đi lại trong phòng, tập vài động tác thể dục nhẹ cho lưng như: cúi gập người về phía trước, sang hai bên và ngả ra phía sau… điều đó tránh cho cột sống bị teo .
Nếu bạn phải nâng vật nặng hay vậy gì đó gì đó từ dưới sàn nhà, phải giữ lưng thẳng. Còn nếu mang vật nặng, hãy dừng lại để nghỉ nhiều hơn và đổi tay. Với chị em phụ nữ thì không nên đi giày cao hơn 4cm.
Bác sĩ khuyên bạn không nên nằm ngủ trên bề mặt quá cứng và quá mềm. Khi nằm trên nệm quá mềm, khi ngủ cột sống của bạn bị võng xuống, khiến cho cơ bắp bị đè nặng. Ban đầu ngủ dậy bạn thấy mỏi lưng, sau đó dẫn đến bệnh đau lưng.
Đau lưng do chế độ ăn uống
Đau lưng còn do chế độ ăn uống không hợp lý. Ăn uống thiếu các chất khoáng như canxi, phốt pho, kali và magiê có thể dẫn tới bệnh loãng xương, làm cho xương cột sống dễ gãy và xốp.
Chúng ta hay có thói quen ăn đường trắng và cơ thể muốn hấp thụ được thì phải tiêu hao một số dưỡng chất và điều đó làm cho cột sống của chúng ta yếu đi. Chính vì vậy chúng ta nên hạn chế việc này.
Vì vậy chúng ta phải ăn thường xuyên các loại thực phẩm như pho mát tươi béo, bắp cải, đậu, gạo, củ cải đỏ, hồ đào, cà rốt, các loại đỗ, …
Mặc dù vậy, không phải khi nào bạn cảm thấy đau ở lưng tức là bệnh của bạn chính là đau lưng. Mà cơn đau lưng đó còn có thể liên quan tới các cơ quan nội tạng. Khi bạn đau ở tim có thể cảm thấy đau bên vai trái. Còn cơn đau âm ỉ ở vai phải có thể do triệu chứng bệnh của tuyến tụy.
Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện cơn đau lưng thường xuyên và kéo dài thì bạn hãy đi khám bác sĩ và tiến hành kiểm tra một cách kĩ lưỡng, không nên tự điều trị. Vì khi có dấu hiệu đau lưng, chúng ta thường hay tự chữa trị đau lưng bằng cách xoa bóp hoặc mát-xa, mà điều này đôi khi lại có hại.
A.D. (Theo www.pravda.ru)
Chứng bệnh đau lưng
Đáp: Có thể bạn đau lưng do cột sống cử động quá độ, các bắp thịt hoặc dây chằng ở lưng bị căng quá mức và kéo theo cơn co thắt hoặc tổn thương của các sợi cơ, gây nên đau lưng tại vùng cạnh xương sống. Nguyên nhân có thể do tập thể dục không hợp lý, mang vác nặng, ngồi, đứng quá lâu ở một tư thế,…
Khi bị đau, bạn nên nằm nghỉ, thư giãn nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông làm tăng cảm giác mệt mỏi. Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp thông dụng nhưng cần cẩn trọng vì cũng có thể khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ làm cơn đau trầm trọng hơn. Nếu không có thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể dùng tạm thời các loại thuốc giảm đau cơ và đau toàn thân. Lưu ý khi sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn liều dùng ghi trên hộp thuốc và tránh không được lạm dụng. Tránh các tư thế xấu gây đau lưng và nên tập các bài tập cơ lưng hàng ngày, tập thể dục đúng cách, tốt nhất là chọn môn bơi lội. Bạn nên đi khám kịp thời nếu có dấu hiệu như: lưng đau đột ngột; đau lưng kèm triệu chứng khác như sốt, đau ngực, khó thở, co dạ dày…
(Theo phunuonline)
Không xem thường triệu chứng đau lưng kéo dài
Uống thuốc được 3 ngày thì tôi thấy có triệu chứng đau vùng thắt lưng bên phải, nhưng tôi vẫn tiếp tục uống hết 5 ngày thuốc. Sau đó vì vẫn bị đau tức vùng thắt lưng phải nên tôi đi khám chuyên khoa thận tiết niệu. Kết quả siêu âm cho thấy thận trái bình thường nhưng thận phải: không to, nhu mô không đều, cực dưới có nang 21mm, đài bể thận và niệu quản không giãn, không có sỏi. Tôi gửi kèm kết quả xét nghiệm.
Bác sĩ kết luận tôi bị nhiễm khuẩn tiết niệu và cho thuốc kháng sinh Cefuroxim 250mg – 30 viên (uống ngày 4v) và vitamin B1.
Còn nang thận, bác sĩ chỉ nói là do bẩm sinh và không đáng lo ngại nên không cần chữa.
Tuy nhiên tôi rất băn khoăn vì bác sĩ khám bệnh có lẽ do không có thời gian nên không giải thích cụ thể.
1. Có phải tôi bị nhiễm độc do kháng sinh gây độc tính cho thận không?
2. Nhiều năm trước tôi đi khám không có nang thận, bây giờ mới có, sao lại có thể là do bẩm sinh?
3. Xin bác sĩ giải thích về căn bệnh nhiễm trùng tiết niệu của tôi cặn kẽ hơn.
4. Bệnh nang thận của tôi có cần chữa không? Có gây biến chứng không? Hiện tôi vẫn đang bị đau tức vùng thắt lưng phải.
Rất mong được sự tư vấn và giải thích của bác sĩ vì tôi đang rất lo lắng.
Ngô Thị Hồng Vân
- Trả lời của Phòng mạch online:
Xét nghiệm nước tiểu chỉ có 25 bạch cầu/ul chưa đủ để kết luận nhiễm trùng tiểu bởi phụ nữ lấy nước tiểu ngay đầu bãi, giữa chu kỳ kinh cũng thấy bạch cầu cao như vậy.
Triệu chứng đau thắt lưng là dấu hiệu cần được quan tâm. Để tránh lo lắng tôi đề nghị chị nên chụp CT thận xem nang thận (trên siêu âm) có thật là "nang" hay là cái gì? Tôi nói vậy vì siêu âm không thể nhìn chính xác 100% đó là nang hay là khối u.
Dấu hiệu đau lưng là dấu hiệu rất đáng quan tâm. Đau lưng + tiểu đêm hơn 10 năm với một người 39 tuổi rất cần tìm ra "thủ phạm".
Những thứ thuốc mà bác sĩ TMH hoặc bác sĩ nội khoa cho chị uống không thể là nguyên nhân gây ra nang thận. Tôi nghĩ có thể nang thận có từ trước nhưng khi siêu âm chị không uống nhiều nước để nhìn thận rõ hơn hoặc bác sĩ siêu âm đã bỏ qua.
Còn nhiễm trùng tiết niệu thì ngoài bạch cầu 25/ul chẳng có chỉ số nào đáng lưu ý. Có thể bác sĩ thấy chị đau lưng + tiểu đêm nên cho thuốc để nếu nhiễm trùng thì kháng sinh sẽ giải quyết.
Nếu sau khi chụp CT mà khẳng định là nang thận thì chị nên gặp bác sĩ chuyên khoa thận. Nang 21 mm vẫn cần theo dõi, nếu nang lớn dần và gây khó chịu như đau lưng nhiều, đi tiểu đêm đến mức rối loạn giấc ngủ thì bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp mổ nội soi cắt bỏ nang cho chị.
TS.BS LÊ THÚY TƯƠI
Theo báo tuổi trẻ
Đau lưng làm giảm chỉ số IQ?
Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác thoáng đau khi đứng lên ngồi xuống, mỏi và tê chồn ở lưng chưa? Bạn ngồi tại bàn làm việc quá lâu. Khi bạn bất ngờ đứng dậy để lấy cho mình một ly nước, bạn cảm thấy một cơn đau thoáng qua. Rồi bạn thấy lưng mình như bị xơ cứng và đau vài giờ sau đó, cơn đau còn lan dần xuống chân. Nó đang gây nguy hiểm cho bạn.
Đừng lờ nó đi, cơn đau chính là một tín hiệu mà lưng đang cố gắng "nói" với bạn, "nhờ" bạn giúp đỡ nó bằng cách thay đổi tư thế ngồi nghèo nàn và sự cố chịu đựng trong hàng năm của bạn. Làm thế nào để thay đổi chúng và giúp cho lưng và cổ của bạn hết đau?
Nỗi thống khổ trong văn phòng
Hãy đối mặt với sự thật này. Không ai có thể ngồi quá 6 tiếng một ngày tại bàn làm việc. Đó là nghiên cứu của các nhà khoa học. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là rất nhiều nhân viên văn phòng hiện nay đang áp dụng phương thức này. Và nó cũng giải thích vì sao phụ nữ làm bàn giấy thường mắc bệnh nặng hơn nam giới.
Một cuộc khảo cứu của Bệnh viện đa khoa Singapore tiến hành tại hầu hết các công sở ở nước này cho thấy: 79% phụ nữ được khảo cứu có những cơn đau ở lưng, cổ và vai, cao hơn so với nam giới (63%).
Một phần nguyên nhân gây những cơn đau là do cách sống, cách làm việc: ngồi một chỗ quá lâu.
Câu hỏi được đặt ra là những cơn đau này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe không? Có. Những cơn đau có thể ảnh hưởng đến sự tập trung, chú ý trong công việc và hơn thế nữa làm ảnh hưởng tới trí nhớ tạm thời của bạn. Và những sự cố gắng đó không giúp ích nhiều cho công việc của bạn.
"Thử nghĩ xem, nếu bỏ qua những cơn đau, chúng sẽ tiến triển dần thành những cơn đau mãn tính, ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và cuộc sống xã hội của bạn" – các nhà nghiên cứu cảnh báo. Và chúng như một sự tác động không tốt lên hệ thần kinh.
Một vài bệnh nhân đã kết thúc khóa điều trị với những tác động thần kinh không nhỏ và chúng sẽ có một ảnh hưởng lâu dài. Thậm chí, khi bạn nghĩ rằng những cơn đau bạn cảm nhận được không đủ cho những triệu chứng thông thường, đừng thiếu quan tâm đến nó.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern (Mỹ) phát hiện ra rằng, những cơn đau lưng làm giảm chỉ số IQ của bạn và những cơn đau mãn tính làm mất đi những tế bào não, khoảng 11% và làm cho não bạn già đi khoảng 10-20 năm so với những người bình thường.
Phụ nữ thường gặp cơn đau
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, công việc của phụ nữ khiến họ gặp những cơn đau nhiều hơn nam giới. Vì sao? Phải kể đến những thói quen của phụ nữ. Hãy bắt đầu bằng những gót chân và đôi giày cao gót.
"Chúng tôi không gọi đó là gót chân Asin nhưng chính những đôi giầy cao gót các bạn mang hàng ngày là tác nhân gây những cơn đau. Khi bạn mang giầy cao gót, chúng sẽ tạo áp lực lên đầu mũi chân, cổ, vai, thắt lưng để giữ cho bạn thăng bằng.
Và những người trưởng thành bước khoảng 20.000 bước mỗi ngày sẽ có những cơn đau ở ngón chân không thể tránh khỏi", một nhà nghiên cứu khẳng định.
Sau đó là việc mang theo túi xách. Bạn cứ để ý mà xem, những chiếc túi ngày càng nặng với linh tinh những vật dụng "cần thiết". Và nhiều người để đựng hết những đồ đạc mang theo trong ngày đã tự trang bị cho mình một chiếc túi khổ lớn. Nhưng mang theo túi xách nặng cũng là một áp lực bạn tự gây ra cho lưng. Chúng tạo ra sự thay đổi về trọng tâm khi di chuyển và tự gây áp lực lên lưng và vai của bạn.
Một nghiên cứu nữa cho thấy, những phụ nữ có vòng 1 quá khổ cũng là những người thường xuyên mắc bệnh đau lưng.
"Cũng giống như những người thường đeo túi, những người phụ nữ có vòng 1 quá khổ thường bị thay đổi trọng tâm khi di chuyển và gây áp lực lại lưng, nhất là với những người có thể trạng người nhỏ".
Và dù đã được chữa trị dứt cơn đau nhưng các nhà nghiên cứu không thể loại trừ nguyên nhân gây bệnh do đó cơn đau vẫn quay trở lại.
Đứng thẳng và ngồi đúng cách
Nếu bạn không đau lưng, hãy cố gắng giữ gìn nó bằng cách tạo cho mình những thói quen tốt. Một tư thế ngồi không tốt là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau cơ lưng, bởi thói quen ngồi quá lâu bên bàn làm việc và thường xuyên gập người trước máy vi tính. Bởi ngồi nhiều ảnh hưởng tới lưng nhiều hơn việc đi lại thường xuyên.
Do đó những giờ nghỉ ngơi trong lúc làm việc sẽ giúp giải tỏa "stress" cho lưng. Vậy tại sao không giải phóng đôi chân và nằm nghỉ? Những năm 80, người ta tin rằng nếu ai đó đau lưng, bạn nên dừng mọi hoạt động và nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường.
Ngày nay quan niệm đó đã thay đổi. Một số hoạt động vừa phải có lợi cho lưng được khuyến khích. Ví dụ như những người bị bệnh nên tham gia vận động trong những lộ trình điều trị nhẹ nhàng, vật lý trị liệu, những vận động tự nhiên của cơ thể.
Đó là những biện pháp để sử dụng năng lực nội sinh của chính mỗi người điều trị bệnh. DBC (Documentation base care) là phương pháp thường được sử dụng trong điều trị nhất. Phương pháp bao gồm những bài tập tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân và những vật dụng được chế tạo phù hợp như một phòng tập thể thao để làm tăng chức năng cơ, sự dẻo dai và sự kết nối giữa các cơ.
Sau những bài tập, dây chằng lưng sẽ trở nên khỏe hơn, dẻo dai hơn và tránh cho bạn những tổn thương lưng trong những tai nạn tiếp theo.
Trong các phương pháp điều trị, ngoài việc tập luyện, các bác sỹ còn sử dụng phương pháp nắn chỉnh xương, một trong những phương pháp cổ xưa nhất. Nắn chỉnh làm sao cho dây thần kinh, xương, các cơ và khớp nối đều hoạt động một cách hoàn hảo. Nếu chúng không phù hợp với nhau, chúng sẽ làm cho các khớp và dây thần kinh đau hơn, ảnh hưởng hơn đến hoạt động của bạn.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, đau lưng được xác định là đau vùng thắt lưng, và nguyên nhân do sự bế tắc của khí, và cách điều trị tốt nhất là điều hòa âm dương. Người Trung Quốc cũng cho rằng, thắt lưng là nơi tập trung của khí, tinh thần, những cơn đau tại nơi này có thể gây nên những rắc rối cho quả thận, nơi tập trung khí.
Do đó, việc phát hiện sớm những cơn đau sẽ giúp bạn sớm có phương pháp điều trị kịp thời. Và lời khuyên của bất kỳ bác sỹ nào cũng nói với bạn khi được hỏi về căn bệnh này là: phát hiện ra những triệu chứng bệnh sớm nhất có thể.
Thói quen tốt cho lưng
Các nhà nghiên cứu khuyên rằng, bạn nên tạo cho mình những thói quen tốt cho lưng để tránh khỏi những cơn đau không đáng có.
Tại công sở
- Thường xuyên đứng dựa lưng vào ghế theo đúng chiều của xương sống. Bạn hãy đảm bảo rằng, lưng ghế của bạn luôn đủ chắc cho bạn dựa vào.
- Đặt con chuột và bàn phím vi tính ở vị trí thuận lợi nhất cho mọi thao tác của bạn. Màn hình máy tính đặt ở vị trí thuận lợi cho mắt và đủ với độ dài của tay.
- Khoảng 45 phút bạn nên cho lưng thư giãn bằng cách đứng dậy, đi lại đôi chút trước khi làm việc tiếp.
Trên xe
Tạo tư thế ngồi thoải mái nhất khi di chuyển trên đường và thường xuyên nghỉ ngơi nếu đi xa.
Khi làm việc
Không nên bê vật quá nặng, không tạo sức ép cho lưng. Nếu vật nặng, bạn có thể chia nhỏ hoặc nhờ người giúp đỡ để nâng vật lên.
Khi nghỉ ngơi
Nằm thẳng, không nên gác chân lên giá cao. Không nên nằm nghiêng một bên
(Theo tienphong.vn)
Đau nhức vùng thắt lưng
Nếu có việc phải đứng lâu thì mỏi không chịu nổi, thậm chí việc đứng lên ngồi xuống cũng là "cực hình". Tối nào ngủ hai chân cũng giật giật, có cảm cảm giác tê tê. Tôi đi khám ở khoa Nội thần kinh, bệnh viện Nhân dân Gia Định. Khi chụp phim, bác sĩ nói xương không bị vấn đề gì, nhưng lại cho uống thuốc thần kinh tọa, sau lại cho uống bổ sung can-xi mà hiện tại bệnh vẫn không biến chuyển. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp, thật ra tôi bị bệnh gì? Và nên đi khám ở đâu? Lê Nguyễn Hương Quỳnh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Trả lời: Bạn Hương Quỳnh thân mến, Triệu chứng đau thắt lưng, tê nhói từ thắt lưng xuống mông và đùi như bạn mô tả là dạng đau lan theo rễ thần kinh, có thể dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng của bạn đang bị chèn ép. Tình trạng đau nhói khi đi lại và tê chân, ngoài nguyên nhân thần kinh, còn có thể kể đến những bất thường trong mạch máu. Bạn cần đến khám chuyên khoa Ngoại thần kinh để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Việc điều trị nội khoa không thành công là do ở cột sống lưng bạn nhiều khả năng đang có sự chèn ép cơ học các dây thần kinh, rất có thể là do thoát vị đĩa đệm, bổ sung canxi và thuốc thần kinh tọa sẽ không có tác dụng. Khoa Ngoại thần kinh bệnh viện Triều An thông thường sẽ cho chỉ định chụp MRI cột sống thắt lưng những trường hợp thế này để xác định rõ nguyên nhân và vị trí của sự chèn ép thần kinh. Nếu thật sự bạn bị thoát vị đĩa đệm, sẽ được điều trị bằng phẫu thuật ít xâm lấn rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.
Chúc bạn thành công.
(Theo thanhnien.com.vn)
Gai đôi cột sống là gì?
Gai đôi cột sống là gì?
- Tư vấn của phòng mạch online:
Gai đôi cột sống dịch từ chữ spina bifida tiếng latin nghĩa là cột sống bị tách đôi (split spine). Đây là dị tật bẩm sinh từ lúc sinh do trong qua trình hình thành từ bào thai ống thần kinh (neural tube) không đóng hoàn toàn và phần xương sống nằm phía trên của phần dây sống cũng không đóng hoàn toàn.
Bạn có thể hình dung như thế này cho dễ hiểu: để hình thành phần dây sống (spinal cord) có 1 tấm thần kinh sẽ cuộn tròn lại như bạn cuốn 1 cuốn bò bía vậy, tuy nhiên vì bạn cuốn dở quá nên cuốn bị hở, phần xương bao bên ngoài cũng bị cuốn dở như vậy nên cột sống không được đóng kín. điều này sẽ làm cho màng bao quanh dây sống lòi ra ngoài theo chỗ hở này khi đó gọi là thoát vị màng não (meningocele).
Gai đôi cột sống chia làm ba loại: gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta) gai đôi có nang (spina bifida cystica) và thoát vị màng não. Vị trí hay gặp là ở vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Dạng gai đôi có nang là có ý nghĩa nhất vì dẫn tới mất chức năng 1 phần cơ thể của người bị và cho dù có mổ để đóng lại thì cũng không cải thiện chức năng của dây sống.
Hiện nay, người ta cho rằng tỉ lệ bị gai đôi cột sống ở bào thai có thể giảm tới 70% khi người mẹ được cho uống acid folic bổ sung trước khi có thai. |
Tỉ lệ bị gai đôi cột sống khá cao, khoảng 1-2 trẻ sơ sinh bị trên 1000 trẻ được sinh ra. Tỉ lệ này có khác nhau tuỳ theo dân tộc và vùng địa lý.
Biểu hiện bệnh rất thay đổi tuỳ thuộc loại nào, có loại nặng thì bệnh nhân có thể bị liệt, mất cảm giác, không kiểm soát được đường ruột và bàng quang, vẹo cột sống.
Loại ẩn là loại nhẹ, loại này "cuốn bò bía" không bị hở mà chỉ có phần xương không đóng kín thôi, lỗ cột sống cũng nhỏ nên dây sống không trồi ra ngoài được. Rất nhiều người bị nhưng không thấy triệu chứng gì cả.
Cũng có người bị triệu chứng thần kinh ở chân và bàng quang do dây sống bị kẹt bên dưới phần cột sống bị hở trong quá trình phát triển của cột sống. Hồi cứu có hệ thống các nghiên cứu bằng X quang cho thấy không có sự liên quan giữa đau lưng và gai đôi cột sống, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy gai đôi cột sống không phải là hoàn toàn vô hại.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, một nghiên cứu khác cho thấy gai đôi có thúc đẩy chuyện bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm rằng không phải cứ 100% người bị gai đôi là bị đau lưng và thoát vị đĩa đệm đâu.
Về vấn đề điều trị: trường hợp của bạn không có rối loạn thần kinh nên không phải điều trị gì cả. Bạn cứ vui sống đừng quá lo lắng về nó, khi nào có bệnh gì khác thì đi tới bệnh viện để BS khám và điều trị cho bạn. Chúc bạn lạc quan yêu đời.
Theo báo tuổi trẻ
Thoái hóa cột sống
Trả lời:
Theo chiều ngang, cột sống (CS) cấu tạo bởi nhiều đốt, chia thành nhiều khoanh. Cột sống gồm 30 đốt: 7 đốt sống cổ (ký hiệu C1 – C7), 12 đốt sống lưng (D1 – D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5), 5 đốt sống cùng (S1 – S5), 1 đốt sống cụt. Trong CS có tủy sống, các rễ thần kinh từ tủy ra (chi phối hoạt động chi trên, dưới) và động mạch thân nền.
Trường hợp của bạn đã đi khám và được chẩn đoán là thoái hóa đốt sống L5 S1. Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên.
Nguyên nhân:
- Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ.
- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.
- Tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.
- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.
- Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.
- Trọng lượng quá mức cho phép khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.
Thông thường, bệnh xuất hiện ở người có tuổi từ 35, 40 trở lên. Tỷ lệ bị thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới. Nếu như ở nam giới phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, thì nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ.
Biểu hiện của thoái hoá cột sống
- Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống… Nếu gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.
- Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.
- Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.
Khống chế những cơn đau lưng và khó chịu do thoái hoá cột sống bằng cách nào?
- Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v… Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.
- Khi ở nhà, nếu bị đau lưng, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng cũng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.
- Chườm nóng và xoa bóp được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn.
Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.
- Khi đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì nên giữ gìn, không để tái phát. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.
Bạn đã đi khám, đã có chẩn đoán bệnh và đã có phác đồ điều trị, bạn cần kiên trì điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị.
Nguồn: tổng hợp
Ngồi lướt web nhiều giờ dễ gây đau lưng ở phụ nữ
Theo kết quả khảo sát, có tới 78% số phụ nữ được hỏi cho biết thường có cảm giác đau lưng dữ dội khi họ phải ngồi quá lâu tại bàn làm việc hoặc tập trung vào màn hình khi lướt web. Và có tới 18% số chị em phải chịu đựng chứng đau lưng hàng ngày.
1/3 số phụ nữ được khảo sát cho biết, họ thường bị chứng đau lưng hành hạ cách vài ngày một lần. Và gần 1/4 số chị em phải chịu đựng chứng đau lưng một lần vào mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Đặc biệt có tới 44% số chị em bị chứng đau lưng hành hạ đến nỗi họ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại.
Nhà vật lý trị liệu Sammy Margo nói: "Chứng đau lưng có thể gây ra các tác hại to lớn, khiến không ít người gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đồng thời tác động tiêu cực đến cuộc sống gia đình, công việc và xã hội".
Nguồn: PNO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét