Phong - theo Trí Thức Trẻ | 27/04/2014 17:08
Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu chế biến và ăn không đúng cách, nó sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
Nhiều người thường dùng trứng gà để bồi bổ sức khỏe cho những người đang ốm hoặc vừa khỏi bệnh. Nhưng ít ai biết rằng với những người đang có bệnh, việc ăn trứng có thể gây trúng độc hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn.
Vì thế, mặc dù trứng gà rất lành và bổ dưỡng, nhưng khi dùng cho các trường hợp sau cần hết sức lưu ý:
1. Người đang cảm sốt:
Bị sốt mà ăn trứng gà thì nhiệt lượng cơ thể sẽ tăng lên nhưng lại không phát tán ra ngoài được, giống như "thêm dầu vào lửa", bệnh càng nặng hơn. Vì vậy, khi người đang lên cơn sốt, tuyệt đối không được ăn trứng gà, rất nguy hiểm.
2. Người vừa mới khỏi bệnh:
Với người vừa khỏi bệnh, sức đề kháng của cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn nên cũng cần tránh ăn trứng tươi, luộc vừa chín tới... vì có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella.
3. Người bị tiêu chảy:
Lúc này, việc chuyển hoá các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những bạn làm mất tác dụng bồi bổ mà còn làm cho bệnh nặng thêm.
BÀI LIÊN QUAN
4. Người bị mật có sỏi:
Nếu dùng thức ăn có nhiều chất đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, bắt túi mật đang bị bệnh phải làm việc quá tải, gây đau đớn, nôn mửa...
5.Trẻ nhỏ dưới một tuổi:
Có không ít trường hợp trẻ bị dị ứng ngay sau khi ăn trứng gà, đặc biệt đối với trẻ từ sáu tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm. Vì vậy, chỉ nên bổ sung trứng vào khẩu phần ăn khi trẻ đã được hơn một tuổi.
Ngoài ra những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch… cũng nên kiêng hoặc không ăn quá nhiều trứng gà vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
10 cách ăn trứng gà sai, gây hại rất nhiều người mắc
theo Vnmedia | 07/04/2014 07:56
Trứng gà là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách có thể sẽ gây hại cho sức khỏe.
Trứng gà chưa nấu chín: Trong trứng gà chưa được nấu chín có hai hợp chất rất khó phân giải, gây ảnh hưởng không tốt đến việc cơ thể hấp thụ và tiêu hóa protein có trong trứng gà. Trong quá trình hình thành, trứng gà đã mang một số vi khuẩn gây bệnh nên khi chưa được nấu chín, các vi khuẩn này sẽ không bị tiêu diệt, rất dễ gây nên bệnh tiêu chảy.
Ngoài ra, các protein trong trứng gà sống có kết cấu hóa học rất chặt chẽ, cơ thể con người hầu như không thể hấp thụ. Các protein này gây ức chế cho trung khi thần kinh và cản trở cơ thể tiết nước bọt, dịch vị dạ dày và dịch vị của ruột, khiến cho bạn ăn không ngon và tiêu hóa kém.
Ăn trứng gà không đúng cách gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa.
Trứng gà luộc chín quá: Trứng gà luộc quá lâu thì trên bề mặt của lòng đỏ sẽ xuất hiện một lớp màu xanh xám do chất sắt có trong trứng gà tạo ra khiến cơ thể rất khó hấp thụ. Trứng gà luộc chín kỹ cũng không giữa được vị tươi ngon như khi nấu vừa độ, gây ảnh hưởng đến cảm giá ngon miệng của người thưởng thức.
Ăn trứng gà và đậu tương: Một số người có thói quen ăn trứng gà và uống sữa đậu nành trong bữa sáng, tuy nhiên diều này là không nên vì men phân giải protein trong đậu tương khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.
Ăn trứng gà và đường: Trứng gà cho thêm được và được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất "tiêu diệt" các axit aminh có lợi chơ cơ thể. Hơn nữa, chất này làm máu đông, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây nên mối nguy hại tiềm tàng, khiến máu trong cơ thể dễ bị đông đặc.
Trứng gà và mì chính: Khi được chế biến với nhiệt độ cao, hàm lượng cao natri clorua và amoniac có trong trứng gà sẽ tạo nên vị tươi ngon đặc trưng, rất hấp dẫn của loại thực phẩm này. Nếu cho thêm mì chính sẽ làm ảnh hơngr không tốt cho hương vị và độ dinh dưỡng của trướng gà.
Luộc trứng gà với lá chè: Trong lá chè có cả tính kiềm và tính chua, kết hợp với nguyên tố sắt trong trứng gà và thành khác sẽ kích thích dạ dày không có lợi cho tiêu hóa.
Trứng gà luộc ngâm vào nước lã: Từ trước đến nay, chúng ta thường có thói ngâm trứng gà luộc vào nước lã để cho dễ bóc vỏ, nhưng các chuyên gia y tế khẳng định rằng đây là cách làm không đảm bảo vệ sinh. Trứng gà tươi vốn có một lớp màng bảo về ở bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng gà không còn lớp màng này. Bên cạnh đó, khi ngâm trứng trong nước, "túi khí" bên trong quả trứng có tác dụng cản trở khi lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong, khiến trứng bị biến chất và nhanh hỏng.
Ăn trứng gà để qua đêm: Trứng gà luộc chín lòng đào để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn. Nêu ăn phải trứng gà biến chất, vửa giảm giá trị dinh dưỡng, vừa gây hại cho sức khỏe.
Ăn trứng gà với thịt thỏ: Cũng rất hại vì hai thực phẩm này khi ăn cùng nhau sẽ gây ra phản ứng, kích thích dạ dày dẫn đến tiêu chảy.
Ăn trứng gà với quả hồng: Ăn quả hồng ngay sau khi ăn trứng gà là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày, ruột cấp tính.
Ngoài ra ăn quá nhiều trứng gà có thể gây ra tình trạng thừa chất dinh dưỡng, dẫn đến béo phì và tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.
Cách luộc trứng gà
Cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu.
Lúc luộc trứng, có thể cho thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng, hoặc không chín lòng đỏ.
5 thực phẩm thông dụng "tối kỵ" không ăn với trứng gà
theo Vnmedia | 13/03/2014 10:28
Ăn trứng gà thế nào thì tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Trứng gà là một món ăn bổ dưỡng, là một trong những thực phẩm được sử dụng thường xuyên của mọi người, mọi gia đình.Trong trứng gà có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,… Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt và kẽm... Ngoài ra, nguồn protein trong trứng rất dồi dào và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch.
Riêng lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp. Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra.
Vitamin D là vi chất thiết yếu để con người tiêu thụ canxi và duy trì sức khỏe cho xương. Do vậy, có thể nói trứng cùng các sản phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loãng xương.
Mặc khác trứng còn có tác dụng cải thiện sức khỏe cho tóc và móng vì trứng rất giàu chất sunfur, các vitamin, khoáng chất. Đối với người hoạt động tri óc thì trứng là một loại thực phẩm tuyệt vời bởi vì trong lòng đỏ trứng cũng rất giàu axetylcholin, chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tham gia vào nhiều chức năng của não bộ. Vì vậy, ăn trứng giúp tăng cường trí nhớ, rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, nhất là sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.
Ảnh minh họa,
Tuy nhiên ăn trứng gà thế nào thì tốt cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Thông thường, trứng gà không thể ăn cùng với đậu tương, đường trắng, thịt thỏ. Nếu ăn cùng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu.
- Không nên ăn trứng gà với đậu tương: Buổi sáng ăn trứng gà, uống một cốc bột đậu tương đã trở thành một thói quen của nhiều người, nhưng thực tế thói quen này là sai lầm. Trong đậu tương có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như protein, chất béo, đường, vitamin, khoáng chất... nếu kết hợp với trứng gà sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng này.
- Không nên ăn trứng gà cùng với thịt thỏ: Hai loại thức ăn này ăn cùng nhau sẽ sinh ra phản ứng, kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.
- Không nên ăn trứng gà cùng với đường trắng: Một số người có thói quen ăn trứng gà chấm đường. Hai thức ăn này kết hợp với nhau không chỉ khiến cho cơ thế khó hấp thu mà còn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người.
- Không nên ăn trứng gà với hồng: Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1-2 giờ, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
- Không uống trà ngay sau khi ăn trứng gà: Rất nhiều người ăn xong trứng gà sẽ uống nước trà để bớt bứ nhưng trong lá trà có axit tannic acid, chất này kết hợp với protein trong trứng gà sẽ gây khó tiêu hoá do nhu động ruột giảm.
Ngoài ra, khi ăn trứng gà cần tránh một số điều sau đây:
- Không ăn trứng gà đã chín để qua đêm: Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe. Do khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm, vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.
- Không dùng các loại thuốc chống viêm:Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng. Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.
- Không nên ăn quá nhiều: Mặc dù giá trị dinh dưỡng của trứng gà rất cao nhưng ăn nhiều dễ gây ra dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến béo phì, tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.
Trứng gà ngải cứu: Ai không nên ăn?
theo Sức khỏe Đời sống | 04/03/2014 13:30
Tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng cũng không nên ăn thường xuyên món trứng gà ngải cứu. Đặc biệt, người mang một số bệnh nhất định không nên ăn món này.
Trứng gà ngải cứu là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Có thể dùng 1 - 2 quả trứng/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng quá cũng không tốt.
Cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) thuộc họ cúc, thường mọc hoang, nhưng nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi vì công dụng y học của nó.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu...
Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, trị bệnh nội thương ngoại cảm, trị bệnh giun, chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều, còn được dùng để băng bó sai khớp...
Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn. Vì vậy, ngải cứu vừa là loại cây thuốc chữa bệnh, vừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ.
Trứng gà vị mặn tính lạnh, làm yên 5 tạng, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, trị ho hen, kiết lỵ, động thai, bổ dưỡng làm sinh đẻ dễ dàng. Lòng đỏ trứng gà có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh: tâm, tì, vị, có tác dụng dưỡng âm, minh tâm, vỗ tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư...
BÀI LIÊN QUAN
Trứng gà ngải cứu cũng là món ăn bài thuốc bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Có thể dùng 1 - 2 quả trứng/ngày xào ngải cứu ăn lúc còn nóng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều trứng quá cũng không tốt, càng không nên ăn ngày này qua ngày khác.
Mặc dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe ;ví dụ như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... nên hạn chế ăn trứng. Những người ốm dậy, thể trạng còn yếu, người già, phụ nữ sau sinh nếu không có bệnh như nói trên thì nên ăn cách ngày một quả trứng là tốt nhất.
Bên cạnh đó, phải ăn thêm các loại thực phẩm khác như cá, thịt, trái cây... sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Tốt nhất nên ăn cách ngày hoặc 7 - 10 ngày là một liệu trình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét