Trang

Ổ vi khuẩn chứa trong dụng cụ nhà bếp

 

(VietQ.vn)- Trong nhà bạn đâu là nơi bẩn nhất: nhà vệ sinh, bệ xí hay thùng rác? Những đồ vật đó đều không là gì so với một chiếc giẻ rửa bát bé tẹo nhưng lại chứa lượng vi khuẩn gấp 200.000 bệ xí.

 
1. Giẻ rửa bát

Theo nghiên cứu của GS.TS Vi sinh học Charles Gerba (ĐH Arizona, Mỹ), trên giẻ rửa bát hay giẻ lau bếp chứa khoảng 4 triệu con vi khuẩn/ 1cm2 nếu là giẻ bằng mút, và khoảng 1 triệu con vi khuẩn/ 1cm2 nếu là giẻ bằng vải. Cũng theo nghiên cứu của GS. Charles Gerba thì tại bệ xí có thể tìm thấy 50 con vi khuẩn/ 1cm2. Như vậy, giẻ rửa bát trong nhà bếp chứa lượng vi khuẩn cao gấp rất nhiều lần so với bệ xí.

vi khuẩn từ rẻ rửa bát

Giẻ rửa bát được dùng để lau hầu hết các vật dụng trong nhà bếp, tiếp xúc với cả thực phẩm sống nên dễ nhiễm khuẩn, giẻ lại ẩm ướt thường xuyên nên là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, nên thay giẻ mỗi tuần một lần, muốn dùng lâu dài nên ngâm giẻ vào nước javen tối thiểu 15 phút/ 1 tuần, xả sạch rồi phơi ra nắng. 

2. Bồn rửa bát

Nghiên cứu của Hội đồng Vệ sinh (Anh) cũng cho biết, số lượng vi khuẩn tại bồn rửa bát là hơn 77.000 con/ 1cm2. Còn nghiên cứu của GS.TS Charles Gerba cho thấy các ống thoát nước từ nhà bếp chứa hàng trăm ngàn loại vi khuẩn trên mỗi cm2. Theo ông, ở trong bồn rửa bát, vi khuẩn E.coli còn nhiều hơn trong bồn cầu sau khi đã xả nước.

bồn rửa bát cũng rất nhiều vi khuẩn
Đây là nơi luôn ẩm ướt, cũng là nơi để thức ăn sống trước khi chế biến, các vi khuẩn từ những thực phẩm này bám trụ ở bồn rửa bát, hơn nữa chúng còn được "trợ lực" từ những thức ăn thừa khi rửa bát người ta cho trôi xuống đường cống hoặc bám dính nơi thành bồn…

3. Thớt

nhiều vi khuẩn ẩn trong thớt

Cũng theo nghiên cứu của GS.TS Charles Gerba thì số vi khuẩn ở thớt nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu, tức là khoảng gần 4000 vi khuẩn/ 1cm2. Thớt được dùng để chặt thịt tươi, đồ sống… nên nguy cơ lưu lại những vi khuẩn như salmonella và campylobacter – các loại vi khuẩn thường có trong thịt sống. Ngoài ra, thớt ẩm ướt, những vết chặt trên bề mặt thớt… là nơi cư ngụ của nhiều vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh. Không những thế, thớt dùng lâu ngày sẽ xuất hiện các vụn gỗ, vụn nhựa trên bề mặt sẽ lẫn vào thức ăn và đi vào cơ thể. Vụn nhựa là hóa chất, nếu mức độ tích tụ lâu dài sẽ gây nguy hại, có thể là những vết mẩn ngứa, tiêu chảy, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ…

4. Cần gạt nước

cần gạt chứa vi khuẩn

Theo Hội đồng Vệ sinh (Anh), cần gạt nước trong nhà bếp là nơi chứa khoảng 2000 vi khuẩn/ 1cm2. Những vi khuẩn độc hại phát hiện thấy ở đây là E.coli, salmonella và campylobacter. Khi bạn chế biến các loại thức ăn sống đồng thời bạn lại dùng tay đó để mở vòi nước rửa tay, vi khuẩn từ đồ sống sẽ theo đó di chuyển sang vòi nước. Hãy rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ít nhất 20 giây trong và sau khi làm bếp. Bạn cũng nên thường xuyên làm vệ sinh ở địa điểm này bằng chất tẩy rửa.

5. Tủ lạnh

ổ vi khuẩn trong tủ lạnh

Các nhà nghiên cứu của Công ty Microban Europe (Anh) đã phân tích độ nhiễm bẩn từ những ngăn đựng rau quả trong 30 chiếc tủ lạnh. Kết quả cho thấy có tới 8000 vi khuẩn/ 1cm2, có trường hợp số vi khuẩn lên tới 129.000 vi khuẩn/ 1cm2. Những loại vi khuẩn tiêu biểu là trực khuẩn đường ruột samonelle và listeria.Tay cầm của tủ lạnh có nhiều người đụng vào nên là nơi lây lan mầm bệnh, nhiều trường hợp tay người đang chế biến thực phẩm sống cũng cầm vào để lấy them đồ từ tủ lạnh. Mọi gia đình nên vệ sinh ngăn dưới tủ lạnh khoảng 2 tuần/ 1 lần bằng chất tẩy rửa nhà bếp. Nên để thực phẩm tươi sống vào ngăn cuối cùng và để tách riêng. Tay cầm tủ lạnh nên được lau sạch thường xuyên…

6. Dao kéo

Dao và đồ dùng nhà bếp đều có thể trở thành nguồn lây bệnh. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm an toàn thực phẩm tại Đại học Georgia (Mỹ) đã sử dụng dao mới và bàn mài trên sáu loại trái cây và rau quả đã được tiêm virus viêm gan A và một loại virus gây "nôn" có tên norovirus.  Hơn phân nửa số dao và bàn bị nhiễm virus sau khi tiếp xúc với rau củ nêu trên, rồi virus truyền qua những con dao chưa tiếp xúc để bên cạnh. Thí nghiệm được tiến hành trên dưa chuột, dâu tây, cà chua, cà rốt và dưa hấu ruột đỏ, vàng. Theo công bố trên số mới nhất của tạp chí thực phẩm và môi trường Virus học, các loại dao, cho dù có răng cưa, sắc hoặc không sắc đều không quan trọng.  Đồng tác giả nghiên cứu Marilyn Erickson cho AFP biết quả nghiên cứu này rất quan trọng đối với những người có hiện miễn dịch yếu.

dao cũng không

Ngoài ra, bề mặt bếp nấu, sàn nhà bếp, thùng rác cũng là những nơi chứa nhiều vi khuẩn, hay tiếng ồn từ sự va chạm của các dụng cụ khi nấu nướng cũng có thể gây ù tai, tổn hại cho tim mạch… cũng cần được chú ý để vệ sinh và sắp xếp hợp lý.

7. Chảo chống dính

chảo chống dính cũng chứa nhiều rủi ro

Chảo được bao phủ bởi chất Teflon, một loại hóa chất hữu cơ khá độc hại có tính chịu nhiệt và không kết dính. Thường xuyên sử dụng chảo ở nhiệt độ cao sẽ nhanh dẫn đến tình trạng nứt lớp bao phủ, và khi đó các chất độc hại sẽ bay vào không khí. Khi sử dụng loại chảo này dưới nhiệt độ cao sẽ làm thoát ra rất nhiều loại vi khuẩn, chúng có thể xâm nhập vào buồng phổi và dẫn đến các triệu chứng của bệnh phổi. Cách đây 60 năm bệnh nhân đầu tiên của trường hợp này chính là nhân viên làm việc trong nhà máy DuPont - nơi sản xuất ra loại chảo chống dính.

8. Ô nhiễm không khí nhà bếp

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Sheffield (Anh) cho thấy, ô nhiễm không khí trong nhà bếp có thể nguy hiểm gấp 3 lần so với những con phố chật ních xe cộ. Mức độ ô nhiễm này là do khí ga thải ra khi nấu nướng, các chất tẩy rửa cường độ mạnh… Những khí thải nguy hiểm là carbon monoxide, nitrogen dioxide do bếp gas thải ra khi đun nấu. Đây đều là những loại khí gây nguy hiểm cho người già và người có bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, còn khí thoát ra do lượng dầu ăn dùng chiên rán ở nhiệt độ cao, người hít phải trong thời gian dài sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư…

 Tác hại của những vi khuẩn trong nhà bếp:

+ E.coli: gây tiêu chảy, viêm phổi, viêm đường tiết niệu

+ Salmonella: nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm

+ Campylobacter: gây đau bụng, tiêu chảy

+ Yersinia: gây viêm ruột hoại tử

+ Cryptosporidium: gây bệnh tiêu chảy, mất nước

+ Listeria, Staphylococcus aureus, Bacillus cereus: gây ra các triệu chứng ngộ độc thức ăn

Linh Nguyễn (th)

 

Đồ gia dụng từ nhựa tái chế rất nguy hiểm

(VietQ.vn) - Xung quanh câu chuyện trên thị trường có nhiều đồ gia dụng làm từ nhựa tái chế (mà nguyên liệu chủ yếu từ rác thải), trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam các chuyên gia cho biết, nếu sử dụng nhựa tái sinh sản xuất ra đồ gia dụng sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Sử dụng nhựa tái sinh sản xuất đồ gia dụng rất nguy hiểm cho sức khỏe

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều đồ dùng được làm bằng nhựa tái chế mà bằng mắt thườn người dân khó phân biệt được. Nếu sản phẩm làm bằng nhựa tái chế từ rác thải thì mức độ độc hại còn cao hơn nhiều lần, bởi ngoài chất độc hại từ nhựa vẫn còn những dịch khuẩn trong môi trường chứa các nguyên liệu đó.

Theo các chuyên gia Viện hóa học Công nghiệp Việt Nam, nhựa có nhiều loại, nếu là nhựa nguyên sinh thì độ an toàn cao, còn nhựa tái sinh thì rất nguy hiểm nếu tiếp xúc gần gũi với con người. Tuy nhiên, xét cho cùng, tất cả các loại nhựa dù nguyên sinh hay tái sinh khi tiếp xúc với nhiệt độ cao đều sản sinh ra chất độc hại.

Trong quá trình gia công nhựa, người ta có thể đưa vào một số chất hóa dẻo, chất phụ gia. Đặc biệt, các sản phẩm có chứa chất hóa dẻo khi ở nhiệt độ cao sẽ thải ra chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe con người như tim mạch, tuần hoàn máu hay thậm chí có thể gây ra bệnh tâm thần, ung thư…

Phân tích về vấn đề này, chuyên gia ngành nhựa Nguyễn Giang cho biết: ở Việt Nam không chủ động được nguyên liệu nên đa phần nhập ngoại. Các cơ sở sản xuất hay sử dụng nhựa tái chế để tái chế loại làm bao bì, hộp nhựa đựng thực phẩm. Mà các cơ sở sản xuất tư nhân, do điều kiện cơ sở, công nghệ, máy móc chưa cao nên thường sơ chế một cách sơ sài, miễn sao ra được hạt nhựa để bán ra ngoài.

Nhựa tái chế là loại nhựa đã qua sử dụng, nhất là những loại nhựa đựng hóa chất nói chung, rất độc hại. Loại nhựa này đã tiếp xúc với những chất khác, khi đem vào sản xuất lại thường không làm sạch nên trong quá trình đưa vào nhựa hóa, các hóa chất đọng lại trong đó sẽ khuếch tán ra ngoài.

Đã là nhựa tái chế thì không thể đẹp như nhựa chính phẩm (nhựa sử dụng lần đầu) do đó bắt buộc người ta phải cho phẩm màu để che đi khuyết tật của sản phẩm. Ví dụ, đôi dép nhựa đi trong nhà màu trắng đẹp là nhựa chính phẩm, còn những đôi nhiều màu thường là nhựa bẩn nên bắt buộc phải cho màu khác để sản phẩm đẹp hơn.

Ở nhiều nước, loại nhựa tái chế không được dùng để sản xuất ra sản phẩm đựng đồ ăn, nói chung là không để tiếp xúc với con người.

Chuyên gia Nguyễn Giang cho biết, theo cảm quan, người tiêu dùng nên dùng loại bao bì nhựa trắng hoặc trong suốt là tốt nhất; hoặc trên bề mặt nhựa trông sạch sẽ thì yên tâm hơn. Bởi khi đã độn nhựa tái chế vào thì không thể trong suốt được nữa, không nên sử dụng bao bì độn nhựa có màu.

Mặc dù đã len lỏi sâu vào đời sống, bữa ăn của người dân và chứa nhiều nguy cơ độc hại, nhưng đến nay, sản phẩm bằng nhựa tái chế trên thị trường Việt Nam vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Ít ai biết được sản phẩm nhựa mình đang dùng là loại nhựa nào, có xuất xứ từ đâu và liệu có là nhựa tái chế đến từ bãi rác hay không. Sự an toàn đối với người dùng hoàn toàn dựa vào hiểu biết của người sản xuất, người chế biến sản phẩm, tuy nhiên những yếu tố này đôi khi bị lợi nhuận che mờ.

Đức Thắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét