Trang

Bài thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và bệnh gút

thanhnien.com.vn -

Bài thuốc nam điều trị được 2 bệnh đái tháo đường và bệnh gút (thống phong) cùng lúc gồm có 3 thứ: lá sa kê vàng tự rụng, lá ổi non, trái đậu bắp.

1. Sa kê còn có tên gọi là cây bánh mì, tên khoa học: Artocarpus incisa L, thuộc họ dâu tằm Moraceae. Cây thân gỗ cao 10 - 12m, có thể cao tới 15 - 20m; tán lá rất đẹp; phiến lá to, dài 30 - 50 cm, rộng 10 - 12 cm, chia thùy lông chim nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều màu xanh lục, thẫm bóng. Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có 1 nhụy, cũng có khi hoa đực tụ họp trông như đuôi con sóc dài 20 cm. Cụm hoa cái hình cầu, có khi hình ống. Quả sa kê rất to, giống như quả mít tố nữ, gần như tròn hoặc như hình trứng, có đường kính 10 - 20 cm, vỏ màu xanh lục nhạt hay vàng nhạt, thịt quả rất nạc, trắng và chứa nhiều bột. Quả sa kê mọc thành từng chùm vài ba quả không có hạt, nhưng cũng có những quả có hạt chìm trong thịt quả. Cây sa kê chịu đất khô ẩm, các tỉnh phía Nam nước ta trồng nhiều sa kê vừa thu quả để ăn, vừa là cây cảnh đẹp che mát trong vườn. Quả sa kê được chế biến ra nhiều món ăn ngon. Thường thái mỏng từng lát nhỏ rán với mỡ, bơ ăn ngon như ăn bánh mì rán thơm ngon, còn dùng hầm nấu cà ri. Xay thành bột chế biến nhiều món ăn thường ngày, làm thành pho mát, bánh ngọt, nấu với tôm, cá trộn, nấu với gạo có giá trị dinh dưỡng cao. Thành phần hóa học: sa kê có 2 - 6% nước; 3,2% muối; 0,2 - 1,17% lipit; 1,1 - 4,09% profit; 64 - 85% tinh bột, đường, dextrin; 2 - 3% độ tro. Theo Tài liệu cây thuốc Việt Nam, thì ăn sa kê có tác dụng bồi dưỡng cơ thể. 

2. Ổi còn có tên ủi, phan thạch lưu, guajava; tên khoa học: Psidum guyjava L (P.pomiferum L.Psidium Pyriferum L); họ sim Myrtaceae. Trồng ổi chọn đất khô, cát sỏi, đồi nứt; ổi mọc hoang ở đồi núi, nhân dân trồng ổi để ăn, bán và làm thuốc. Ổi có tác dụng tốt trong làm thuốc, như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân cây. Nhưng thường dùng nhất là búp non và lá non. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Thành phần hóa học: Ổi có Pecftin và vitamin C tùy từng loại ổi. Trong lá và búp non 10%: Taninpyrogalic, axit Psiditanic, chừng 3% nhựa và rất ít tinh dầu (0,36%). Trong thân và lá có Tritecpeinic. Trong hạt có 14% dầu, mùi thơm, 15% Protein và 13% tinh bột; ổi còn xanh, chát, điều trị rất tốt tiêu lỏng; ổi chín có tác dụng nhuận trường. Từ xa xưa trong dân gian thường dùng lá ổi non, búp ổi non chữa đau bụng, tiêu lỏng rất tốt; liều lượng 15 - 20g búp ổi, rễ ổi non phối hợp với một ít chè xanh và gừng sắc uống. Rễ vỏ thân cây còn dùng rửa vết thương, vết loét...; sắc uống 15g rễ và vỏ thân cây sắc 200 ml nước còn 100 ml uống.

3. Đậu bắp, trái đậu bắp thường dùng nấu canh chua với cá, canh chua ngọt, luộc đậu bắp thay rau muống, rau cải ăn rất ngon (chưa có tư liệu nói về đậu bắp).

Hoa và lá ổi - Ảnh: wikipedia

Đậu bắp

***

Ba thứ thuốc nam kể trên điều trị bệnh đái tháo đường và bệnh gút (thống phong) mang lại kết quả tốt. Qua theo dõi điều trị, bệnh nhân Hoàng Thanh L., 53 tuổi, quê TP Quy Nhơn (Bình Định) bị bệnh gút mãn tính; củ gút đã lồi, to, u, cục gồ ghề, ở các ngón bàn tay, chân, khuỷu...;  lại có thêm đái tháo đường rất nặng, đường trong máu 18mmnol/L (bình thường 3,9 - 6,1mmol/L hoặc 70 - 110mg/100ml); đã điều trị nhiều thứ thuốc nhưng không giảm bệnh. Bệnh nhân đã uống kết hợp 3 thứ: sa kê, búp ổi và đậu bắp, theo công thức: đậu bắp 100g, búp ổi non 20g, sa kê 100g (theo kinh nghiệm dân gian phải là lá sa kê úa vàng tự rụng mới tốt, không dùng lá tươi), 3 thứ sắc uống liên tục. Nay đường máu trở về dưới bình thường, bệnh gút cũng đã giảm nhiều. (Bài thuốc nam này do giáo sư Mai Thế Trạch, Bệnh viện Y - Dược TP.HCM hướng dẫn cho bệnh nhân L. điều trị).

Bác sĩ Trang Xuân Chi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét