Trang

Ngoài 60 tuổi không ‘dính líu’ tới 4 thứ

Muốn tuổi già yên ổn, tự do hưởng phúc, người ngoài 60 tuổi không 'dính líu' tới 4 thứ 'hao tiền tốn bạc'

Những người ngoài 60 tuổi sẽ không "dính líu" tới 4 sai lầm dưới đây để tránh rước họa vào thân.

Ở ngưỡng tuổi về hưu, nhiều người chỉ mong muốn có 1 cuộc sống đủ đầy và tận hưởng bình yên. Lúc này, con cái của họ thường đã trưởng thành, có cuộc sống riêng. Họ có nhiều thời gian rảnh rỗi để chăm sóc bản thân, gia đình hơn. Thế nhưng trên thực tế không ít người lại dại dột vướng vào những sai lầm dưới đây, khiến cuộc sống khổ sở, khó khăn hơn nhiều.

1. Mặc kệ tình hình sức khỏe

Nhiều người nghĩ rằng khi về già, thu nhập giảm nên cần sống tiết kiệm. Nhưng trên thực tế, họ lại sống tằn tiện với bản thân mình, không chịu khám bệnh thường xuyên dù cơ thể có nhiều bất ổn. Đây chính là sai lầm lớn nhất của những người ngoài 60 tuổi. Lúc này, họ đang tạo điều kiện cho bệnh tật phát triển, sức khỏe dần trở nên suy yếu, thậm chí còn không thể sống thọ.

cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-tu-tuyen-co-so-de-quan-ly-tot-cac-benh-khong-lay-nhiem-1

Khi nằm trên giường bệnh ta sẽ biết sức khỏe quan trọng ra sao nên cần chăm sóc chính mình. Ảnh minh họa: Internet

Bất kể chúng ta có hoàn cảnh sống ra sao cũng cần nhớ sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người. Nếu như không có sức khỏe, chúng ta sẽ sống khổ sở, chật vật, đau đớn ngay cả khi có nhiều tiền. Vậy nên mỗi người cần quan tâm tới sức khỏe của mình hơn, học cách yêu thương bản thân mỗi ngày. Chúng ta nên học cách lắng nghe cơ thể mình để hiểu hơn về vấn đề mình đang gặp phải và can thiệp y tế kịp thời.

2. Làm việc quá sức

Không ít người nghĩ rằng sức khỏe của mình vẫn ổn, tài chính chưa đủ đầy nên cố gắng làm việc mỗi ngày. Dù đã ngoài 60 tuổi, họ vẫn cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình. Điều này không xấu nhưng nếu bạn làm việc quá sức, tự "vắt kiệt" sức khỏe của mình thì lại tự hại bản thân.

images1682089_177788168463bfaa68ac37A1_1_

Sau về hưu, chúng ta chỉ nên làm việc nhẹ nhàng để giữ gìn sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Khi lao lực, cơ thể chúng ta dễ suy nhược, sức khỏe cũng giảm sút. Đây là giai đoạn nhiều căn bệnh có thể xuất hiện, chức năng của các cơ quan giảm đi nên rất dễ ngã bệnh. Nếu làm việc quá sức và mắc bệnh, số tiền mà ta kiếm ra chưa chắc đã đủ để trang trải viện phí, thuốc thang. Vậy nên mỗi người cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi khoa học để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

3. Tin tưởng mọi người thái quá

Trong cuộc sống chúng ta đối mặt với rất nhiều cạm bẫy. Vậy nên khi có tuổi, chúng ta không nên trao cho ai đó niềm tin thái quá để tránh "sập bẫy".

Chúng ta nên giữ cho mình những bí mật riêng, đặc biệt là về gia đình, tiền bạc để tránh bị lợi dụng. Mỗi người cần giữ sự tỉnh táo, luôn cảnh giác trong mọi tình huống để không "hao tiền tốn của", hay tự đẩy mình vào cuộc sống bế tắc, khó khăn.

4. Cho vay tiền không kiểm soát

Hầu hết người ngoài 60 tuổi đều có khoản tiết kiệm nhất định để dưỡng già. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách giữ khoản tiền này lâu dài. Không ít người mắc sai lầm vì cho người khác vay tiền không kiểm soát nên khó để thu lại, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ.

top_ngan_hang_vay_tin_chap_b51b9716df

Lúc về già, chúng ta không nên "dính líu" tới các giao dịch tài chính tránh hại mình. Ảnh minh họa: Internet

Thậm chí, kể cả việc cho người nhà vay tiền cũng có thể xảy ra xích mích, mâu thuẫn và thiệt thân. Vì thế, chúng ta nên cân nhắc kỹ lưỡng khi tiết lộ cho người khác biết về số tiền tiết kiệm mà mình có, đồng thời suy nghĩ kỹ việc cho người khác vay tiền.

Nếu quyết định cho vay, bạn nên bàn bạc cụ thể về số tiền vay, hình thức trả, thời gian trả... để không xảy ra xích mích trong tương lai. Cách tốt nhất để người ngoài 60 tuổi có thể sống yên ổn những năm tháng cuối đời là giữ kỹ khoản tiền tiết kiệm, không dựa dẫm vào tiền bạc của bất cứ ai mà tự lo cho chính mình.

>> Giữ được '4 nhanh', người ngoài 60 tuổi có sức khỏe như tuổi thanh xuân, có thể kéo dài tuổi thọ


Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét