Trang

Tác dụng phụ của Omega-3 ít người biết

Tác dụng phụ của Omega-3 ít người biết

Omega-3 rất tốt cho tim, não bộ và da nhưng dưới đây là những tác dụng phụ của Omega-3 ít người biết.

Tác dụng phụ của Omega-3 

Dưới đây là một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải nếu sử dụng Omega-3 sai cách:

Mất ngủ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng dầu cá với liều lượng vừa phải có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Báo Lao động dẫn nguồn Healthline cho biết, một nghiên cứu trên 395 trẻ em chỉ ra rằng uống 600mg axit béo Omega-3 mỗi ngày trong 16 tuần giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều dầu cá có thể gây mất ngủ. Một nghiên cứu cho thấy, dùng quá nhiều dầu cá Omega-3 có thể khiến các triệu chứng mất ngủ thêm trầm trọng và gây ra lo lắng đối với bệnh nhân có tiền sử trầm cảm.

Chảy máu cam

Báo Lao động dẫn nguồn trang Healthline cho biết, chảy máu chân răng và chảy máu cam là hai trong số những tác dụng phụ nổi bật của việc tiêu thụ quá nhiều Omega-3. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, 72% thanh thiếu niên dùng 1-5gram dầu cá Omega-3 hàng ngày bị chảy máu cam do tác dụng phụ.

Vì lý do này, bạn nên ngừng dùng dầu cá trước khi phẫu thuật và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung.

Tăng nguy cơ chảy máu

Axit béo Omega-3 đặc tính làm loãng máu tự nhiên, có lợi cho những người nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc bị rối loạn chảy máu nên thận trọng, vì hấp thụ quá nhiều Omega-3 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím.

Omega-3 nếu sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ với sức khoẻ.

Omega-3 nếu sử dụng sai cách có thể gây ra những tác dụng phụ với sức khoẻ.

Chóng mặt, buồn nôn

Một số loại axit béo Omega-3, chẳng hạn như dầu gan cá, có thể chứa hàm lượng vitamin A cao. Hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến ngộ độc, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và thậm chí có thể gây hại cho gan. Do đó, điều cần thiết là phải kiểm tra thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm bổ sung và tránh tiêu thụ quá nhiều.

Gây ra các phản ứng dị ứng

Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số người có thể bị dị ứng với cá hoặc động vật có vỏ, dẫn đến phản ứng bất lợi khi tiêu thụ chất bổ sung Omega-3 có nguồn gốc từ những thực phẩm này. Những người ăn chay trường hoặc người bị dị ứng hải sản nên xem xét các lựa chọn thay thế từ thực vật như chất bổ sung Omega-3 từ tảo.

Những điều cần lưu ý khi bổ sung Omega-3

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BS Lê Bách, Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền (Hà Nội), cho biết khi bổ sung Omega-3 bạn cần lưu ý những điều sau:

- Đọc kỹ hướng dẫn về cách dùng, liều lượng trước khi bổ sung.

- Cần duy trì uống đều đặn và hàng ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

- Không được tự ý tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bổ sung quá nhiều có thể gây hại vì Omega-3 có thể có thể gây loãng máu hoặc chảy máu quá nhiều ở một số người. Vì lý do này, những người dự định phẫu thuật nên ngừng bổ sung Omega-3 trước cuộc phẫu thuật từ 1-2 tuần. Người đang dùng thuốc như warfarin, aspirin hoặc clopidogrel cũng không nên sử dụng.

- Người có sẵn tình trạng bệnh lý nhất định cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung Omega-3.


Nguồn 
https://vtcnews.vn/tac-dung-phu-cua-omega-3-it-nguoi-biet-ar892824.html

5 hành vi tiết kiệm gây hại tới sức khỏe

5 hành vi tiết kiệm gây hại tới sức khỏe

Dù tiết kiệm là chính đáng nhưng nếu quá tằn tiện lại gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe con người.


Nguồn 
https://vnexpress.net/5-hanh-vi-tiet-kiem-gay-hai-toi-suc-khoe-4787230.html

Người cao tuổi dễ mất ngủ nên ăn gì để cải thiện?

Người cao tuổi dễ mất ngủ nên ăn gì để cải thiện?

(PLO)- Các thực phẩm giàu vitamin B, magiê... sẽ góp phần giúp cho người cao tuổi có giấc ngủ ngon hơn.

Thông tin trên website của Cục an toàn thực phẩm (VFA), Bộ Y tế cho hay, có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi, phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe, thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng tâm lý…

Loại trừ các nguyên nhân gây mất ngủ do bệnh lý, thì cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc. Trong đó cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp.

người cao tuổi
Loại trừ bệnh lý, điều chỉnh dinh dưỡng sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi. ẢNH MINH HỌA: THẢO PHƯƠNG

Đơn vị này khuyến nghị, người cao tuổi nên ăn thực phẩm giàu vitamin nhóm B gồm B1, B3, B5, B6, B12. Các thực phẩm giàu vitamin B có thể kể đến như thịt, cá, sữa, trứng, gan động vật, ngao, hàu, trai, các loại hải sản, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…

Đây đều là thực ăn rất tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp ngăn ngừa mệt mỏi, trầm cảm, đau đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ…

Bên cạnh đó, việc bổ sung thực phẩm giàu magiê như: các loại rau lá xanh như rau chân vịt, các loại hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt… cũng rất tốt với người bị mất ngủ. Theo các chuyên gia y tế, magiê là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp làm dịu hệ thần kinh trung ương ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Ngoài ra, người cao tuổi bị mất ngủ cũng có thể sử dụng một số thực phẩm đã được chứng minh có tác dụng an thần như: lá vông, hạt sen, tâm sen, long nhãn, táo đỏ… Chúng ta có thể hãm uống thay trà hoặc nấu cháo ăn giúp cải thiện giấc ngủ tốt.

VFA lưu ý thêm, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Do đó người cao tuổi nên ăn đủ chất, ăn các thực phẩm nấu mềm vừa giúp tăng hấp thu dinh dưỡng lại dễ dàng ăn, nuốt.

Ngoài ra việc ăn đúng giờ, thì người cao tuổi cũng không nên bỏ bữa, không ăn quá no, hoặc ăn quá nhiều chất đạm, chất béo trước khi đi ngủ, để tránh gây đầy bụng, khó tiêu. Những tác động này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người lớn tuổi.


Nguồn 
https://plo.vn/nguoi-cao-tuoi-de-mat-ngu-nen-an-gi-de-cai-thien-post807375.html

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân

Những món đồ gia dụng hữu ích luôn là thứ không thể thiếu trong các gia đình bởi chúng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như giải phóng sức lao động cho các bà nội trợ. Tuy nhiên, dù sử dụng loại vật dụng nào thì chúng ta cũng phải chú ý đến thời hạn sử dụng của nó, nếu quá thời hạn sử dụng mà không vứt đi sẽ gây hại cho chính sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Dưới đây là 6 món nhiều nhà còn đang lưu trữ dù chúng đã có các dấu hiệu báo động hết hạn sử dụng, nếu nhà bạn còn phải vứt đi ngay kẻo rước bệnh vào người!

Thớt bị mốc

Khi nấu ăn, chúng ta thường dùng thớt gỗ hoặc tre để cắt rau, thịt. Nhưng khi sử dụng lâu dài, bạn sẽ thấy trên thớt sẽ xuất hiện rất nhiều vết nứt, trường hợp nặng sẽ bị ẩm mốc.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 1.

Bạn có thể tự mình kiểm tra xem thớt gỗ ở nhà có gặp vấn đề tương tự hay không. Nếu có, chúng ta cần thay thế kịp thời, vì khi thớt bị mốc, một lượng lớn Aflatoxin - chất gây nhiễm thực phẩm thường gặp trong điều kiện tự nhiên được sản sinh bởi nấm Aspergillus - sẽ sinh sôi trên đó. Những loại vi khuẩn nấm mốc này rất cứng đầu và việc vệ sinh đơn giản là vô ích.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 2.

Nếu chúng ta tiếp tục sử dụng, những vi khuẩn này sẽ làm ô nhiễm thực phẩm và gây hại cho cơ thể. Khuyến cáo khi sử dụng thớt gỗ, bạn cần thay thế thường xuyên, hoặc thử dùng thớt làm bằng chất liệu khác để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 3.

Nồi cơm điện bên trong bị trầy xước

Nồi cơm điện là dụng cụ chúng ta thường xuyên sử dụng để nấu cơm, nấu cháo. Bên trong nồi cơm điện được bảo vệ bằng một lớp phủ. Nếu sau một thời gian sử dụng bạn nhận thấy lớp phủ đó bị xước hay bong tróc, bạn nên thay thế ngay!

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 4.

Bởi vì sau khi lớp sơn phủ của nồi cơm điện bị hư hỏng sẽ sinh ra các nguyên tố vi lượng và các thành phần hóa học khi đun nóng. Những thứ này sẽ xâm nhập vào thực phẩm và gây tác hại lớn cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, đừng để việc tiết kiệm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình nhé.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 5.

Khăn tắm hơn nửa năm không thay

Tất cả chúng ta đều sử dụng khăn bông khi giặt và tắm. Chúng có khả năng hút nước nhất định và làm sạch hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng khăn, bạn cần có thói quen thay chúng thường xuyên.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 6.

Các nghiên cứu cho thấy, do sử dụng lâu dài, khăn sẽ chuyển sang màu vàng và phát ra mùi khó chịu. Lúc này, khăn đã trở thành nơi tập trung của vi khuẩn, thậm chí giặt nhiều lần cũng không có tác dụng.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 7.

Khăn bông cần được thay khoảng ba tháng một lần, điều này có thể bảo vệ làn da của bạn tốt hơn.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 8.

Cây cọ/bàn chải toilet

Cây cọ hay bàn chải toilet là vật dụng vệ sinh được chúng ta thường xuyên sử dụng. Khi có vết bẩn trong bồn cầu, chúng ta có thể dùng bàn chải toilet để làm sạch.

Tuy nhiên, bàn chải vệ sinh truyền thống có những nhược điểm nhất định. Do sử dụng thường xuyên, bụi bẩn sẽ đọng lại trên đó, gây phiền toái cho gia đình.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 9.

Nếu không thay càng sớm càng tốt, bồn cầu và cây cọ toilet đều sẽ sẽ sinh ra rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng. Trên thực tế, nhiều gia đình đã không còn sử dụng chổi vệ sinh thông thường bởi chúng sẽ chỉ khiến phòng tắm trở nên bẩn hơn.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 10.

Nếu muốn giải quyết vấn đề này, bạn có thể thử dùng bàn chải vệ sinh dùng một lần, rất thuận tiện cho việc khử nhiễm.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 11.

Khăn lau bát đĩa

Khăn lau bát đĩa là vật dụng vệ sinh không thể thiếu trong nhà bếp. Nhiều gia đình cũng thường sử dụng luôn khăn này để lau bụi bẩn và các vết dầu, nước đọng lại. Lúc này, dù đã được giặt kỹ nhiều lần nhưng sau 1 thời gian sử dụng, trong khăn đã tích tụ rất nhiều E.coli và salmonella - loại vi khuẩn có hại cho cơ thể.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 12.

Tốt nhất bạn nên tách biệt các loại khăn lau cho từng mục đích riêng và thay thế khăn thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình.

Quần áo cũ

Nhiều người không muốn loại bỏ quần áo cũ mà tìm cách chất đống chúng trong tủ. Thời gian trôi qua, quần áo trong tủ ngày một nhiều, không chỉ chiếm diện tích mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng của bạn. Hơn nữa, sau mùa nồm, tủ quần áo sẽ xuất hiện mùi ẩm mốc!

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 13.

Mọi người nên nhanh chóng vứt bỏ quần áo cũ trong tủ để tủ được sạch thoáng. Bạn có thể quyên góp những bộ quần áo không mặc và vứt bỏ những bộ quần áo bị hỏng.

6 thứ các nhà cứ tích mãi dù có dấu hiệu "báo động": Thay ngay kẻo mang bệnh vào thân- Ảnh 14.

Mỗi người nên hình thành thói quen loại bỏ những đồ vật không còn sử dụng được khi cần để nhà cửa sạch sẽ hơn, đồng thời ngăn chặn các nguy cơ gây hại tới sức khỏe cho cả gia đình.

Theo Toutiao


Nguồn 
https://kenh14.vn/6-thu-cac-nha-cu-tich-mai-du-co-dau-hieu-bao-dong-thay-ngay-keo-mang-benh-vao-than-215240826192026928.chn

Nước râu ngô rất tốt nhưng 5 nhóm người sau không nên dùng

Nước râu ngô rất tốt nhưng 5 nhóm người sau không nên dùng kẻo rước họa vào thân

Theo y học cổ truyền, râu ngô có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, làm tăng bài tiết của mật. Râu ngô là vị thuốc dân gian lâu đời, hiện nay được dùng chữa các chứng bệnh như viêm túi mật, viêm gan và các bệnh về tim, đau thận, sỏi thận, viêm thận. Liều dùng râu ngô là 10-20g, sắc uống. Râu ngô còn được chế biến thành cao, uống để nâng cao sức khỏe.

Theo BS.CKI Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược (Cơ sở 3), hiện nay nhiều người dân đã biết đến tác dụng của râu ngô nên tìm mua để nấu nước dùng hàng ngày. Nước uống râu ngô lành tính, tuy nhiên không nên quá lạm dụng và có chống chỉ định với nhóm người nhất định.

Nước râu ngô rất tốt nhưng 5 nhóm người sau không nên dùng kẻo rước họa vào thân- Ảnh 1.

Nước râu ngô (ảnh minh họa).

Ai không nên uống nước râu ngô?

Người huyết áp thấp

Râu ngô là vị thuốc điều trị huyết áp cao nên bệnh nhân huyết áp thấp không nên sử dụng nước râu ngô. Đối với những người bệnh đã ở trong tình trạng hạ huyết áp, uống nước râu ngô có thể gây ra huyết áp thấp.

"Biểu hiện hạ huyết áp sau khi uống nước râu ngô là chóng mặt, mệt mỏi và các triệu chứng khó chịu khác về đường tiêu hóa, thậm chí khiến tình trạng huyết áp thấp nặng thêm", bác sĩ Yến Nhi cho hay.

Người hạ đường huyết

Theo bác sĩ Yến Nhi, đối với người bệnh đang hạ đường huyết, uống nước râu ngô có thể gây nặng thêm các triệu chứng hạ đường huyết như hồi hộp, run tay, đổ mồ hôi. Do vậy, khi bị hạ đường huyết, mọi người cần tránh uống nước râu ngô.

Phụ nữ mang thai ít nước ối

Nước râu ngô tốt cho phụ nữ mang thai, có thể làm giảm "nội nhiệt" (nóng trong) ở phụ nữ mang thai khi sử dụng điều độ.

Bác sĩ Yến Nhi cho hay phụ nữ mang thai uống nước râu ngô giúp lợi tiểu, có tác dụng làm giảm các triệu chứng phù nề ở giai đoạn cuối thai kỳ và giảm bớt gánh nặng cho tim, đồng thời thúc đẩy quá trình bài tiết mật.

Dùng nước râu ngô với mức độ vừa phải có thể hỗ trợ giảm lượng đường trong máu và hạ huyết áp; ngăn ngừa bệnh vàng da ở thai nhi.

Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai ít nước ối (thiểu ối) thì không nên uống nước râu ngô để tránh làm nặng thêm hiện tượng thiểu ối, không có lợi cho sự phát triển của thai nhi, làm giảm lượng đường trong máu và thậm chí gây huyết áp thấp, làm xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt.

Bác sĩ Yến Nhi khuyên: "Phụ nữ mang thai có thể uống nước râu ngô nhưng cần theo lời khuyên của bác sĩ hướng dẫn tùy theo thể trạng từng thai phụ. Sản phụ không được tự ý sử dụng một cách mù quáng để tránh gây ra phản ứng phụ, gây tổn hại đến sức khỏe. Đồng thời, không nên uống quá nhiều nước râu ngô để tránh làm tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây ra các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đau bụng".

Người dị ứng phấn hoa

Trong râu ngô có chứa một lượng phấn hoa nhất định, có thể gây khó chịu cho những người bị dị ứng phấn hoa. Nếu dùng nước râu ngô có triệu chứng nổi mẩn da, khó thở hoặc các triệu chứng dị ứng khác, hãy ngừng sử dụng và tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Người đang dùng thuốc chống đông

Râu ngô được cho là thực phẩm có chứa nhiều vitamin K. Bác sĩ Yến Nhi cho hay người đang sử dụng thuốc chống đông không nên dùng nước râu ngô. Người sử dụng thuốc khi muốn sử dụng loại nước gì cần phải có sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ.

Ngọc Minh


Nguồn 
https://kenh14.vn/nuoc-rau-ngo-rat-tot-nhung-5-nhom-nguoi-sau-khong-nen-dung-keo-ruoc-hoa-vao-than-215240826163634188.chn

Người vo gạo mỗi bữa vẫn làm sai, từ bỏ ngay nếu không muốn cả nhà bị đầu độc

Nói thật: Người vo gạo mỗi bữa vẫn làm sai, từ bỏ ngay nếu không muốn cả nhà bị đầu độc

1. Bảo quản gạo sai cách

Nhiều người có thói quen đổ gạo trực tiếp vào thùng hoặc xô đựng gạo đựng trong góc ếp. Tuy nhiên, đây là môi trường tốt để nấm mốc phát triển và khiến lượng gạo vượt quá tiêu chuẩn aflatoxin, gây hại cho sức khoẻ. Đây là chất có độc cao, gây nguy hại cho gan thậm chí dẫn đến ung thư gây ung thư.

Cùng với đó, việc bảo quản gạo nơi nóng ẩm cũng khiến thành phần hoá học trong gạo trắng bị oxy hoá và chuyển sang vàng. Khi đó, tốt nhất không nên sử dụng. Bác sĩ Tan Dunci gợi ý, nên bảo quản gạo trắng trong tủ lạnh để hạn chế việc sản sinh aflatoxin, giảm chất lượng gạo. Hoặc ít nhất nên bảo quản chúng trong hộp chống ẩm.

Nói thật: Người vo gạo mỗi bữa vẫn làm sai, từ bỏ ngay nếu không muốn cả nhà bị đầu độc- Ảnh 1.


2. Không sử dụng lõi nồi cơm điện để vo gạo

Việc sử dụng lõi nồi cơm điện để vo gạo là việc làm quen thuộc và thuận tiện với nhiều gia đình nhưng hoàn toàn có thể tạo ra chất độc.

Leung Ka-sing, phó giáo sư Khoa Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng của Đại học Bách khoa Hồng Kông (Trung Quốc) từng giải thích, khi vo gạo, các hạt gạo sẽ chà xát vào trong lòng nồi cơm, phá hỏng lớp phủ chống dính bên trong. Từ đó, có thể tạo ra Teflon và các hợp chất khác có hại cho sức khoẻ. 

Cùng với đó, khi kim loại dưới lớp chống dính bị lộ ra ngoài và tiếp xúc với không khí dẫn đến oxy hóa sẽ tạo thành chất axit perfluorooctanoic (PFOA). Chất này có thể tồn tại trong cơ thể con người tới 3 năm, không chỉ ảnh hưởng tới tuyến giáp mà còn dẫn đến mãn kinh sớm ở phụ nữ, tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Ủy ban Cố vấn Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cũng đã phân loại PFOA là chất có thể gây ung thư.

3. Không ngâm gạo quá lâu

Nhiều người cho rằng, để gạo mềm, dẻo và rút ngắn thời gian nấu, nên ngâm gạo sau khi vo sạch. Ví dụ gạo trắng ngâm từ 15 đến 30 phút, gạo lứt sẽ ngâm từ 40 phút đến 1 giờ.

Nói thật: Người vo gạo mỗi bữa vẫn làm sai, từ bỏ ngay nếu không muốn cả nhà bị đầu độc- Ảnh 2.


Tuy nhiên, bác sĩ Tan Dunci cũng nhắc nhở, các loại ngũ cốc như gạo trắng, gạo lứt... khi ngâm ở nhiệt độ phòng dễ tạo điều kiện cho nấm mốc, độc tố phát triển. Trường hợp axit Bonklitic (axit lên men gạo) phát triển trong quá trình ngâm sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ.

Tốt nhất, nếu muốn ngâm gạo thì nên ngâm trong tủ lạnh để tránh những trường hợp xấu xảy ra.

Nguồn: edh.tw


Nguồn 
https://kenh14.vn/noi-that-nguoi-vo-gao-moi-bua-van-lam-sai-tu-bo-ngay-neu-khong-muon-ca-nha-bi-dau-doc-2152408261807437.chn

4 mẹo đi bộ giúp bảo vệ khớp gối

4 mẹo đi bộ giúp bảo vệ khớp gối

Đi bộ là hình thức tập luyện rất có lợi cho sức khỏe khớp gối. Những người mà khớp gối nhạy cảm, chẳng hạn như bị viêm xương khớp, thì đi bộ đúng cách có thể giúp cải thiện khả năng vận động.

Đi bộ là một trong những bài tập cardio toàn thân tốt nhất cho sức khỏe. Ngoài tăng cường cơ bắp, đi bộ còn giúp đốt nhiều calo hơn, giảm cân và kiểm soát cân nặng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

4 mẹo đi bộ giúp bảo vệ khớp gối- Ảnh 1.

Đi bộ đúng cách có thể giúp cải thiện sức khỏe khớp gối

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng đi bộ sai tư thế hoặc tạo nhiều áp lực lên đầu gối có thể gây đau, viêm và cứng khớp. Về lâu dài, tình trạng này có thể gây bệnh viêm khớp.

Để khớp gối không bị tổn thương và tận dụng tối đa lợi ích của đi bộ, mọi người cần áp dụng những điều sau:

Luôn khởi động

Trước khi bắt đầu đi bộ, người tập cần thực hiện đầy đủ các động tác khởi động. Đó có thể là xoay các khớp xương trên cơ thể, giãn cơ và bắt đầu đi bộ với tốc độ chậm.

Những người có khớp gối bị cứng hoặc đau thì cần phải bắt đầu với tốc độ chậm. Cách này sẽ giúp dịch khớp tiết ra và bôi trơn khớp trước khi buổi tập thực sự bắt đầu. Nếu có thể, người tập được khuyến khích chườm nóng khớp trước khi tập và ngâm mình trong bồn nước khi buổi tập kết thúc.

Đi bộ thường xuyên hơn trong ngày

Nếu bạn bị đau cứng khớp vào buổi sáng thì trong ngày hãy thường xuyên đứng dậy và di chuyển. Trung bình cứ 30 phút thì hãy đi bộ với tốc độ chậm trong 1 đến 2 phút. Với những ngày khớp không bị đau nhức thì hãy tranh thủ đi bộ với cự ly xa hơn. Cách này sẽ giúp tăng cường sức bền và duy trì thói quen tập luyện.

Đi trên bề mặt mềm

Nếu khớp gối bị đau thì cần hạn chế đi bộ trên những bề mặt cứng như bê tông hay đường nhựa. Vì bề mặt cứng có thể tạo áp lực lớn hơn cho khớp gối. Thay vào đó, người tập hãy chọn đi trên những bề mặt mềm hơn, chẳng hạn như mặt cỏ, đường đất, đường mòn hay trên máy chạy bộ.

Chọn giày thoải mái

Một cách quan trọng giúp giảm áp lực lên đầu gối khi đi bộ là chọn đúng loại giày. Giày đi bộ cần có đế phẳng, linh hoạt, nâng đỡ tốt, phần nửa trước của giày có thể uốn cong tốt. Đệm giày tốt cũng có thể giúp giảm sốc cho đầu gối, theo Healthline.


Nguồn 
https://thanhnien.vn/4-meo-di-bo-giup-bao-ve-khop-goi-185240820174912378.htm

Khoa học tìm ra tần suất đi đại tiện tốt nhất

Khoa học tìm ra tần suất đi đại tiện tốt nhất

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y sinh Cell Reports Medicine cho thấy tần suất đi đại tiện nói lên rất nhiều điều về sức khỏe và tìm ra tần suất "hoàn hảo" phản ánh sức khỏe tốt nhất.

Các nhà khoa học tại Viện Sinh học hệ thống ở Seattle, bang Washington (Mỹ), đã kiểm tra thói quen sinh hoạt của hơn 1.400 người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 19 đến 89 và số lần họ đi tiêu trong một tuần.

Khoa học tìm ra tần suất đi đại tiện tốt nhất- Ảnh 1.

Tần suất đi đại tiện nói lên rất nhiều điều về sức khỏe

Tùy theo tần suất đi tiêu, những người tham gia được chia thành 4 nhóm:

  • Táo bón: Đại tiện 1 - 2 lần/tuần
  • Hơi ít: 3 - 6 lần/tuần
  • Hơi nhiều: 2 - 3 lần/ngày
  • Quá nhiều: Từ 4 lần trở lên một ngày.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu phân và máu của những người tham gia, đồng thời khảo sát về việc tập thể dục, lối sống và thói quen ăn uống cũng như sức khỏe tâm thần, mức độ căng thẳng của họ.

Các tác giả nhận thấy tuổi tác, giới tính và cân nặng có liên quan đáng kể đến tần suất đi tiêu.

Kết quả nghiên cứu đã phát hiện con số "hoàn hảo" là từ 1 - 2 lần mỗi ngày. Những người ăn nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên và uống đủ nước có nhiều khả năng đạt được tần suất lý tưởng này, theo tờ Daily Mail.

Đáng chú ý, những người táo bón và đi tiêu quá nhiều có lượng vi khuẩn liên quan đến quá trình lên men protein cao hơn.

Khoa học tìm ra tần suất đi đại tiện tốt nhất- Ảnh 2.

Những người táo bón và đi tiêu quá nhiều có liên quan đến tổn thương gan, thận và bệnh mạn tính

Đặc biệt, những người táo bón có nồng độ các sản phẩm phụ lên men protein trong máu cao hơn. Những sản phẩm phụ như p-cresol-sulfate và indoxyl-sulfate có thể gây tổn thương thận.

Riêng ở những người đi tiêu quá nhiều, nồng độ hóa chất liên quan đến tổn thương gan tăng cao.

Đặc biệt, nồng độ indoxyl-sulfate trong máu có liên quan đáng kể đến việc giảm chức năng thận. Điều này cho thấy tần suất đại tiện và chuyển hóa vi khuẩn đường ruột có liên quan đến tổn thương nội tạng ở người khỏe mạnh.

Tác giả nghiên cứu chính, tiến sĩ Johannes Johnson-Martinez, cho biết: Lên men protein sẽ tạo ra một số chất độc có thể xâm nhập vào máu. Quá trình này tạo ra các sản phẩm phụ có hại làm tổn thương gan, thận và gây ra các bệnh mạn tính.

Thành viên nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Sean Gibbons, cho biết: Táo bón lâu dài có thể gây ra bệnh thận mạn tính. Nghiên cứu này cho thấy tần suất đi tiêu có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và tần suất đi tiêu bất thường có thể dẫn đến bệnh mạn tính, theo Daily Mail.


Nguồn 
https://thanhnien.vn/khoa-hoc-tim-ra-tan-suat-di-dai-tien-tot-nhat-185240717212538778.htm

Đi đại tiện như thế nào là bình thường?

Đi đại tiện như thế nào là bình thường?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hồng Trâm - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Đại tiện là nhu cầu sinh lý cơ bản của mỗi chúng ta, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Thông qua thói quen đại tiện và tính chất phân, bạn có thể có một cái nhìn sơ bộ về sức khỏe hệ tiêu hoá của mình.

1. Đi đại tiện bình thường là như thế nào?

Đi vệ sinh như thế nào là bình thường là thắc mắc chung của rất nhiều người. Để đánh giá được điều đó, ta cần dựa vào thói quen đi đại tiện và tính chất của phân.

1.1. Thói quen đi đại tiện

Đại tiện là hình thức loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể theo đường tiêu hoá. Thói quen đi đại tiện của mỗi người không giống nhau, có người đi đại tiện hàng ngày nhưng cũng có người một tuần chỉ vài lần.

Số lần đi đại tiện và số lượng phân thải ra mỗi lần tuỳ thuộc vào chế độ ăn, cơ địa, hệ vi khuẩn đường ruột và thói quen sống. Gen và lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng khá nhiều đến tần suất đại tiện. Theo khuyến cáo, mỗi ngày lượng chất xơ cần cho nam giới là 38 gram và phụ nữ cần 25gram.

Như vậy, tần suất đi đại tiện như thế nào là bình thường? Tần suất đại tiện phổ biến nhất là 1 lần/ngày. Có những người đi đại tiện nhiều hơn - khoảng 2 – 3 lần/ ngày, hoặc ít hơn – khoảng 3 – 4 lần/ tuần vẫn được xem là bình thường. Nếu tần suất đại tiện của bạn nhiều hơn hoặc ít hơn những con số ở trên và điều đó xảy ra trong một thời gian dài thì nhiều khả năng là hệ tiêu hoá của bạn đang có vấn đề.

1.2. Tính chất phân

Ở người bình thường, phân có dạng hình ống giống như xúc xích, mềm mại không thô cứng, bề mặt mịn, không nặng mùi. Phân có thể sần sùi hoặc có vết nứt khi chế độ ăn thiếu nước và chất xơ.

Phân thường có màu nâu sẫm hoặc vàng nâu. Màu sắc của phân còn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào thức ăn và thuốc.

 Giải đáp đi đại tiện như thế nào là bình thường?
Giải đáp đi đại tiện như thế nào là bình thường?

2. Dấu hiệu bất thường khi đại tiện

Nhận biết những dấu hiệu bất thường khi đại tiện là cần thiết để ta có thể phát hiện sớm những bệnh lý trên hệ tiêu hoá và điều trị kịp thời. Nếu sự thay đổi kéo dài trên 1 tuần, bạn cần đến gặp bác sĩ.

2.1. Thay đổi về tần suất đại tiện

Nếu đi đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày, có thể bạn đang bị tiêu chảy. Bên cạnh đó, hơn 3 ngày mới đi đại tiện 1 lần cũng là tình trạng bất thường. Phân ứ đọng trong đại trực tràng quá lâu sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như trĩ, táo bón, tiêu ra máu, tắc ruột,...

2.2. Thay đổi về tính chất phân

  • Phân cứng, nhỏ, phải rặn để đẩy ra: Nghĩa là bạn đang bị táo bón. Nguyên nhân thường gặp nhất là chế độ ăn không đủ nước và chất xơ. Hãy bổ sung vào thực đơn thêm các loại hoa quả, rau củ, quả hạch và hạt.
  • Phân có màu đen như hắc ín hoặc đỏ tươi: bạn đang bị chảy máu đường tiêu hoá. Bạn cần gặp bác sĩ ngay khi thấy có máu trong bồn cầu. Một số loại thuốc có chứa bismuth cũng có thể làm phân có màu đen nhưng tình trạng này sẽ hết khi ngưng thuốc.
  • Phân lỏng nhưng không do tiêu chảy: bệnh Celiac. Theo đó, những người mắc bệnh này không có khả năng hấp thu gluten (protein trong lúa mì, lúa mạch). Khi ăn các thức ăn có chứa gluten, hệ miễn dịch sẽ huỷ hoại các vi nhung mao trong lòng ruột non khiến cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Bệnh nhân có thể bị tiêu lỏng và đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Phân nổi lên thay vì chìm xuống: đường tiêu hoá bị đầy hơi. Điều này là bình thường nếu bạn ăn nhiều đậu, giá đỗ, cải bắp hoặc một bữa ăn thịnh soạn. Tuy nhiên, nếu điều này xuất hiện thường xuyên và bạn thấy váng dầu kèm theo phân thì có khả năng là bạn đang bị viêm tụy hoặc nhiễm trùng. Hậu quả là người bệnh bị giảm khả năng sản xuất các enzym tiêu hoá mỡ hoặc niêm mạc ruột bị tổn thương dẫn đến kém hấp thu.
  • Phân lỏng có mùi sulfur, mùi trứng thối: nhiễm Giardia. Ký sinh trùng Giardia thường có trong nước tự nhiên. Người bệnh có khả năng nhiễm Giardia nếu đi bơi ở các ao hồ, sông suối, đi cắm trại hoặc uống nước chưa nấu chín. Bệnh nhân có thể tiêu lỏng kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng nhưng vẫn cảm thấy khoẻ. Để chẩn đoán xác định căn bệnh này cần xét nghiệm mẫu phân.
  • Phân nhỏ dẹt như bút chì: táo bón hoặc ung thư trực tràng. Táo bón có thể khiến phân mảnh dẹt nhưng chỉ trong thời gian ngắn và được cải thiện khi bạn ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Nếu tình trạng này kéo dài nhiều tháng và phân ngày càng nhỏ dẹt hơn, đó có thể là dấu hiệu của ung thư trực tràng. Khối u chiếm chỗ trong trực tràng làm phân không có không gian để đóng khuôn như bình thường.
  • Phân lỏng và có màu xanh tảo biển: nhiễm Clostridium difficile. Thường gặp sau một thời gian dài sử dụng kháng sinh, làm phá vỡ cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột dẫn đến Clostridium difficile phát triển ồ ạt và gây ra các vấn đề về hệ tiêu hoá.
 Chế độ ăn hợp lý giúp bảo vệ hệ tiêu hoá
Chế độ ăn hợp lý giúp bảo vệ hệ tiêu hoá

3. Xây dựng thói quen đi đại tiện một cách khoa học

Vậy chúng ta nên tập thói quen đi đại tiện như thế nào là tốt? Chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ hệ tiêu hoá, loại bỏ các tình trạng đại tiện bất thường tại nhà bằng cách thay đổi lối sống như sau:

3.1. Xây dựng chế độ ăn hợp lý

  • Bạn nên ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả, trái cây tươi, các loại hạt. Ăn thêm các thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai lang, chuối, bơ,... Tăng cường các loại thức ăn chứa vitamin nhóm B như ngũ cốc, đu đủ để kích thích nhu động ruột.
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, cay nóng, các chất kích thích như cà phê, nước trà, bia, rượu.
  • Mỗi ngày uống đủ nước khoảng 2 – 2,5 lít/ ngày. Nên uống nước ấm sau khi thức dậy và khi đói bụng.

3.2. Xây dựng chế độ vận động lành mạnh

  • Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, yoga,...
  • Mỗi ngày ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 tiếng/ ngày. Tập thói quen không thức khuya, đi ngủ đúng giờ và thức dậy sớm.
  • Tập thói quen đại tiện vào một khung giờ cố định trong ngày, không nhịn đại tiện quá lâu.

Đại tiện bình thường được đánh giá chung thông qua thói quen đại tiện và tính chất phân. Bạn cần dựa vào những dấu hiệu trên để biết thế nào là đại tiện bình thường và bất thường. Việc xây dựng thói quen đi đại tiện một cách khoa học không chỉ giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn bảo vệ chất lượng cuộc sống.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Nguồn 
https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/di-dai-tien-nhu-nao-la-binh-thuong-vi