Một số lời khuyên:
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề
nghiệp gây nên, cho sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc
trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân
phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa
những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo
lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác
luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời
gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.
Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính
Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở
lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 -
66cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ. Không để tầm màn
hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.
Khi ngồi gần nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà.
Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu sử dụng đồ kẹp hồ sơ
dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.
Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế
sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị
gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối
đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ
chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. khi
nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc
cúi gấp cổ.
Một số lưu ý:
Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
Không nên đội nặng trên đầu.
Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng.
Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không
nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng
mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để
xác định bệnh chính xác để điều trị.
Các bài tập nhỏ có lợi cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổĐộng tác 1:
Ngồi thẳng người trên ghế, hai chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân, lưng thẳng, hai vai giữ nguyên cúi gập cằm tối đa vào ngực, hít vào khi thở ra ngửa cổ ra tối đa, đưa đầu về tư thế bình thường vẫn giữ nguyên vai nghiêng đầu sang trái, rồi sang phải. Làm từ 10 đến 20 lần
Động tác 2:
Vẫn ngồi tư thế trên, giữ nguyên vai, gập đầu vuông góc với thân và quay tròn cổ theo kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ( hít vào thở ra đều đặn). Làm như thế 10 đến 20 lần
Động tác 3:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng. hai tay xuôi theo thân, lấy phần cao nhất của mông và phần nhô cao nhất của đầu (phía sau) làm điểm tựa nâng vai và thân lên như hình cái thuyền ( hít vào thở ra đều đặn). Làm như thế 10 đến 20 lần
Động tác 4:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng chống hai chân, hai bàn tay bắt chéo nhau đưa ra sau gáy. Dùng sức của cổ và hai tay đưa đầu về phía đầu gối của hai chân ( hít vào thở ra đều đặn). Làm như thế 10 đến 20 lần
Động tác 5:
Nằm ngửa trên mặt sàn cứng, hai chân co, bắt chéo chân (gót chân nọ để trên gối chân kia) hai bàn tay đan chéo vào nhau đưa ra sau gáy đưa khuỷu tay bên này về phía gối bên đối diện (bắt chéo). Hít vào thở ra đều đặn làm như thế 10 đến 20 lần.
DS. Ninh Ngọc Hiển
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét