09:00 | 15/12/2012
Vị đại gia được yêu cầu trả gần 4 tỉ đồng để cô ca sỹ Hải Phòng xinh đẹp mang thai hộ, tiền đó đổ ra sông ra bể.
Người "cho mượn" tử cung có vai trò nuôi dưỡng thai, còn gen và máu của đứa trẻ được quy định bởi trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng thuê mang thai. |
Thuê kiều nữ mang thai, mong con xinh đẹp
Như tin đã đưa, một đại gia vốn hiếm muộn nay đã ngoài
50 tuổi đã ra sức nhờ bạn bè tìm hộ người đẻ thuê hoặc mang thai hộ. Gọi
là “hộ” nhưng ông sẵn sàng bỏ khoản tiền lớn chi trả cho việc này.
Tìm khắp mối, ông không ưng ai. Cô là cave chuyên
nghiệp, cô lại quá xấu nên ông không duyệt được. Cuối cùng, người bạn
giới thiệu cho ông một cô ca sĩ đất cảng.
Ông khá ưng vì cô xinh xắn, dáng đẹp, không phải gái
giang hồ. Tuy nhiên, cô ra giá khá cao. Ông phải trả công cô bằng một
ngôi nhà 3 tỷ đồng và kèm theo 700 triệu đồng.
Không chỉ đại gia này, mà nhiều bà mẹ khi muốn nhờ mang
thai hộ rất băn khoăn. Tìm người mang thai hộ đã khó, người đó có đủ
sức khỏe để mang thai càng khó hơn.
Điều trăn trở của nhiều bà mẹ, ông bố vô sinh là đứa
con sẽ mang những yếu tố gì từ người mang thai hộ? Ngoài tiêu chuẩn
khỏe, có cần tiêu chuẩn đẹp hay không?
Chị Trần H. L. (Hà Nội) bày tỏ: “Tôi muốn có thai nhưng
sức khỏe không cho phép, tôi bị bệnh tim và đang chờ phẫu thuật. Tôi có
ý định nhờ người mang thai hộ, nhưng lại băn khoăn không hiểu khi đứa
bé sinh ra sẽ bị ảnh hưởng thế nào từ người mang thai.
Cô em ở quê có ý định mang thai giúp. Cô ấy rất cao
ráo, trắng trẻo và xinh xắn. Có điều trong 3 đứa con của cô ấy có 1 bé
bị bệnh tim bẩm sinh”.
Còn một bà mẹ khác khẳng định: “Người mang thai hộ sẽ
có ảnh hưởng khá lớn đến thai nhi. Thai nhi sẽ có nhóm máu của người
mang thai.
Trong quá trình hình thành và phát triển, thai nhi tiếp
nhận dinh dưỡng thông qua rốn và máu của người mang thai truyền trực
tiếp vào cơ thể thai nhi. Do đó, cơ thể của thai nhi sẽ thực hiện các
thay đổi về di truyền để có khả năng tiếp nhận chất dinh dưỡng này.
Không chỉ thế, người mẹ này tỏ ra thông thái chia sẻ:
“Môi chất của cơ thể người mang thai ảnh hưởng đến bộ gen của thai nhi.
Cơ thể người mang thai và thai nhi có thể chuyển gen cho nhau. Từ đó cơ
thể thai nhi có thể mắc các bệnh do di truyền mà người mang thai gặp
phải”.
Vậy quay lại với trường hợp đại gia trên, việc kén chọn người mang thai hộ và chịu mức chi phí cao như vậy có phải là đúng?
Vị đại gia muốn kiều nữ mang thai hộ phải trả số tiền lên đến gần 4 tỉ đồng. Ảnh minh họa |
Kiều nữ vẫn có thể sinh Thị Nở
Để có được câu trả lời khoa học, phóng viên đã trao đổi
với GS – TS Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng trường Đại học Y dược Huế, một
chuyên gia trong lĩnh vực này.
Hiện tại, với các tiến bộ trong công nghệ sinh sản,
chức năng làm mẹ sinh học có thể được chia ra giữa mẹ di truyền (người
phụ nữ cung cấp trứng) và mẹ mang thai (người phụ nữ chứa thai nói chung
được biết đến như là người mang thai hộ)
Mẹ mang thai hộ là khái niệm mới xuất hiện gần đây. Mẹ
mang thai hộ là người phụ nữ mang phôi thai từ trứng đã được thụ tinh
của người phụ nữ khác (thường là của các cặp vợ chồng không thể sinh con
vì nhiều lý do khác nhau) cho tới khi sinh ra đứa trẻ.
Vì thế, mẹ mang thai hộ xét về mặt sinh học không phải là mẹ của đứa trẻ ấy.
GS Cao Ngọc Thành chia sẻ: Không nói đến vấn đề luật
pháp mà nói về vấn đề chuyên môn, để mang thai hộ, người phụ nữ mang
thai không nhất thiết phải cùng nhóm máu với người mẹ có trứng.
Nhưng nhất thiết phải làm xét nghiệm Rh (Rh là yếu tố
cho biết tình trạng protein có trong tế bào máu, người có yếu tố này
được ký hiệu là Rh+, nếu không có sẽ là Rh-) để xác định người phụ nữ
mang thai hộ có cùng Rh- hoặc Rh+ với phụ nữ có trứng hay không. Vì nếu
không tương đồng về Rh thì thai dễ bị sảy hoặc nảy sinh các vấn đề khác.
Ngoài ra, người mang thai hộ phải được chuẩn bị để nội
mạc tử cung tương ứng với bà mẹ cung cấp trứng. Tử cung của người mang
thai hộ cần tương ứng về mặt phát triển để có thể mang thai. Vì vậy, cần
có sự can thiệp bên ngoài, tức là sử dụng nội tiết tố ngoại sinh tương
ứng. Đặc biệt trong giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tiết chế của nội
mạc tử cung.
Trứng của người mẹ khi chín, rụng sẽ được thụ tinh với
tinh trùng của người cha thành phôi, sau đó cấy vào tử cung của người
mang thai hộ.
Như vậy, trong vòng 12 tuần lễ đầu, bác sĩ sẽ can thiệp
bên ngoài như dùng nội tiết tố thay thế để người mang thai hộ có một
môi trường đảm bảo thai phát triển được.
Sau 12 tuần lễ, khi nhau thai của người phụ nữ mang
thai hộ phát triển, thai sẽ được nhau thai nuôi dưỡng. Khi đó, không cần
can thiệp bên ngoài.
Như vậy, có thể thấy rằng, người mang thai hộ cần xét
nghiệm máu, làm các xét nghiệm tổng quát. Đồng thời, làm các xét nghiệm
chuyên biệt như đánh giá chức năng của buồng trứng và thăm dò giải phẫu
chức năng tử cung, nội tiết. Từ đó xác định người đó có thể mang thai hộ
hay không.
Theo như GS Thành phân tích, các bậc cha mẹ muốn nhờ
mang thai hộ không phải lo lắng về máu của đứa trẻ có bị ảnh hưởng từ
người mang thai hộ hay không.
Nhóm máu, cũng như bộ gen di truyền của đứa trẻ hoàn
toàn đã được hình thành khi kết hợp giữa trứng của người mẹ sinh học và
tinh trùng của người cha.
Như vậy, đại gia nọ có thuê cô ca sĩ xinh đẹp mang thai
hộ thì đứa trẻ cũng sẽ có gen của ông ta và vợ chứ không phải thừa
hưởng nét đẹp của cô ca sĩ. Phải chăng như vậy gần 4 tỉ đồng đổ ra sông?
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng
phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cũng khẳng
định: Người mang thai hộ không phải cùng nhóm máu với người mẹ có trứng.
Máu người mẹ sẽ vận chuyển chất dinh dưỡng đến nhau thai. Đây là cơ
quan đảm nhiệm chức năng trao đổi chất giữa cơ thể mẹ và thai.
Một phôi được cấy vào tử cung của người lạ không phải
lúc nào cũng thành công. Thậm chí, phôi của 1 người làm tổ trong tử cung
của người đó có khi còn bị đào thải.
Tuy nhiên, thực tế có những bà mẹ đã 60 tuổi vẫn mang
thai thành công cho con gái mình. Nói chung, máu và gen di truyền đã có
sẵn trong phôi nên đứa trẻ không bị ảnh hưởng về di truyền từ người mang
thai hộ.
Tuy nhiên, cũng cần xem xét ở yếu tố ngoại sinh của người mang thai đó có thể xảy ra hiện tượng làm thay đổi bộ gen.
Ví dụ như người mang thai hộ bị tai nạn phải cấp cứu,
nếu chụp chiếu X quang sẽ nguy hiểm đến thai nhi, có thể ảnh hưởng đến
gen của đứa bé.
Theo Nguyễn Tâm
VTC News
VTC News
09:56 | 13/12/2012
Thực hư nữ ca sĩ ra giá gần 4 tỷ đồng để mang thai hộ
Một cô ca sĩ khá xinh đẹp quê ở Hải
Phòng ra giá khi mang thai “hộ” là ngôi nhà 3 tỷ và 700 triệu đồng kèm
theo. Nhưng cũng có cô mới 21 tuổi đưa ra mức giá chỉ 100 triệu đồng.
Người phụ nữ ngồi giữa này không thể sinh con. |
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc chấp nhận hay tiếp tục cấm mang thai hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình.
TS Nguyễn Văn Cừ, Phó Khoa Luật
dân sự (Đại học Luật Hà Nội) - thành viên tổ biên tập sửa đổi Luật Hôn
nhân và Gia đình - cho biết qua các phiên thảo luận, nhiều ý kiến cho
rằng nên chấp nhận mang thai hộ.
Tuy nhiên, đa phần các ý kiến chưa đồng tình mở rộng phạm vi người mang thai hộ mà chỉ chấp thuận nếu đó là chị em ruột thịt.
Xung quanh việc có nên chấp nhận
mang thai hộ hay không, đối tượng như thế nào, nếu xảy ra tranh chấp sẽ
xử lý ra sao, VTC News đã tìm gặp người trong cuộc, các bác sĩ, nhà làm
luật để trao đổi về vấn đề này.
Có cầu ắt có cung
Một đại gia vốn hiếm muộn con nay
đã ngoài 50 tuổi. Vị đại gia này nhờ bạn bè tìm hộ người đẻ thuê hoặc
mang thai hộ. Gọi là “hộ” nhưng ông sẵn sàng bỏ tiền ra để trả cho người
mang thai hộ đó.
Tìm khắp mối, ông không ưng ai. Cô
là cave chuyên nghiệp, cô lại quá xấu nên ông không duyệt được. Cuối
cùng, người bạn giới thiệu cho ông một cô ca sĩ đất cảng.
Mang thai hộ ở những người không phải chị
em cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều thảm kịch gia đình như người mang thai
hộ cướp luôn người chồng, người con của gia đình đó, nếu quá trình mang
thai, họ phát sinh tình cảm với đứa trẻ
BS Phạm Thị Minh Trang
|
Còn chị N. T. H, (Hai Bà Trưng, Hà
Nội) chia sẻ: “Tôi đang ở trong một tình cảnh không còn lựa chọn. Tôi
đang rất mệt mỏi. Tôi khát khao được làm mẹ, nhưng tôi không thể mang
thai dù tôi đã có phôi trữ lạnh. Tôi muốn tìm người mang thai hộ nhưng
làm sao để an toàn cho con tôi sau này? Khi tìm được người mang thai hộ
rồi tôi phải làm gì để đảm bảo con sẽ được ra đời mạnh khỏe?
Tôi không có chị em gái để nhờ, vợ
chồng tôi không muốn nhờ một người quen biết. Tôi vừa vào TP. HCM vì tôi
thấy trong đó việc mang thai hộ đơn giản hơn nhiều so với ngoài Bắc.
Tôi được biết người mang thai hộ thường tập trung ở quận 8 nên tôi sẽ
nhờ người quen đi tìm và làm hợp đồng cụ thể chặt chẽ”.
Trong vai người muốn tìm người mang
thai hộ, phóng viên đã gặp một cô gái tên T. sinh năm 1991, nhà ở Hà
Nội. Cô kể cô đã có chồng và con hơn 1 tuổi. Cô và chồng làm nghề lao
động tự do, vì cần tiền nên cô mới làm vậy.
Khi được hỏi, chồng có đồng ý cho
mang thai hộ không? T. có vẻ khá chân thật khi nói: “Vợ chồng em đã
thống nhất làm việc này rồi, nên chị yên tâm. Nhưng chỉ là mang thai hộ,
tất cả là của người ta chứ không quan hệ trực tiếp gì cả”.
“Thế em sẽ ở đâu trong thời gian
mang thai?”. “Em ở luôn nhà mình”. “Vậy em không ngại hàng xóm à, vì họ
sẽ hỏi con em đâu?”. Vì vấn đề này có lẽ cô chưa tính đến nên ngập ngừng
một lúc cô bảo: “Em cũng hơi ngại”.
T. đưa ra giá khá rẻ là 100 triệu
đồng cho việc mang thai hộ này. Mọi chi phí khám xét do người đi thuê
trả. Nếu đồng ý, ứng trước cho cô và khi đặt phôi vào người cô thì đưa
tiếp. Khi hỏi phải đưa bao nhiêu, cô bảo tùy phía bên thuê.
Nếu có nhu cầu mang thai hộ, chỉ cần ra bệnh viện Phụ sản TW sẽ gặp được cò (Người áo xanh) giới thiệu các dịch vụ liên quan đến sinh đẻ như mang thai hộ .... |
Mang thai hộ: Tỉ lệ rất ít nên cần cân nhắc
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc
chấp nhận hay tiếp tục cấm mang thai hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia
đình. Qua các phiên thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng nên chấp nhận mang
thai hộ. Tuy nhiên, đa phần các ý kiến chưa đồng tình mở rộng phạm vi
người mang thai hộ mà chỉ chấp thuận nếu đó là chị em ruột thịt.
Vì nếu mở rộng đối tượng mang thai
hộ sẽ dễ phát sinh việc hình thức là mang thai hộ nhưng đằng sau nó là
những hợp đồng tiền bạc.
Tuy nhiên, trên thực tế việc núp
bóng mang thai hộ vẫn có dù theo Nghị định 96/2011 quy định xử phạt vi
phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh nêu rõ, hành vi mang thai hộ có
thể bị phạt từ 30 triệu đến 40 triệu đồng.
TS-BS Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc
Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết: Trong khoảng 100 cặp vợ
chồng, có 10-15 cặp không thể có con tự nhiên. Tuy nhiên, họ có thể tìm
đến các biện pháp hỗ trợ sinh con.
Nhưng cũng có trường hợp không thể
mang thai như phụ nữ bị cắt tử cung, tử cung bị dị tật… Khi đó, chỉ còn
biện pháp là nhờ người mang thai hộ.
Bác sĩ Vệ cho rằng, thực tế, trong
hàng nghìn người vô sinh mới có vài người có nhu cầu mang thai hộ. Và
đặt ra vấn đề cho phép mang thai hộ, các nhà làm luật cần cân nhắc vì
luôn có tính 2 mặt của nó.
Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang, nguyên
phó chủ nhiệm Khoa Sản phụ và Kế hoạch hóa gia đình, bệnh viện 198 phân
tích về tình trạng không thể có con của những phụ nữ không may mắn:
“Người mẹ không sinh con được khi bị tắc ống dẫn trứng. Trứng không tự
di chuyển vào tử cung được.
Hoặc vòi trứng bị hẹp cũng gây nên
tình trạng chửa ngoài tử cung. Vì khi trứng rụng sẽ di chuyển vào vòi
trứng. Trứng và tinh trùng thường gặp nhau ở vòi trứng sau đó thành hợp
tử. Hợp tử này lớn dần nhưng nếu vòi trứng bị hẹp thì hợp tử sẽ nghẽn
lại và làm tổ luôn ở vòi trứng chứ không phải ở tử cung.
Ngoài ra, những phụ nữ có nhân xơ trong lòng tử cung cũng khó để chửa vì nguy cơ sảy thai cao”.
Bác sĩ Trang cho rằng, việc mang thai hộ vì ý nghĩa nhân đạo, nên làm. Nhưng vì tiền để làm lại là điều không nên.
Mang thai hộ ở những người không
phải chị em cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều thảm kịch gia đình như người
mang thai hộ cướp luôn người chồng, người concủa gia đình đó, nếu quá
trình mang thai, họ phát sinh tình cảm với đứa trẻ.
Theo Nguyễn Tâm
VTC News
VTC News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét