Trang

Cụ bà gần 70 năm chữa bệnh dại miễn phí cho người nghèo

http://giadinh.net.vn/xa-hoi/cu-ba-gan-70-nam-chua-benh-dai-mien-phi-cho-nguoi-ngheo-20130624094312401.htm

Thứ Ba, 25/06/2013 10:33 (GMT+7)

(GiadinhNet) Bị chó mèo mang vi rút bệnh dại cắn, điều cần thiết với người bệnh là đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị. Tuy nhiên dưới đây, chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc một trường hợp đặc biệt về cụ bà nắm giữ bài thuốc gia truyền từ 4 đời, đã 70 năm chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

Cụ bà gần 70 năm chữa bệnh dại miễn phí cho người nghèo 1

Cụ Trinh dành cả đời mình chữa bệnh dại miễn phí cho người nghèo. Ảnh M.L

 
Tấm lòng ấy của cụ thật đáng trân trọng và đáng để cơ quan chức năng vào cuộc xem xét bài thuốc.
 
Viên hoàn đơn 3 vị và truyền nhân nữ đặc biệt
 
Nay đã bước vào tuổi gần đất xa trời, đi đã bước thấp bước cao nhưng cụ Phạm Thị Trinh (83 tuổi, thôn Biềng, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) vẫn còn minh mẫn, đôi mắt vẫn sáng như ngày nào. Cụ vẫn mong mỏi, bài thuốc của mình có thể sớm được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, qua đó giúp nhân rộng để cứu giúp những người nghèo. Tấm lòng ấy của cụ bà nắm giữ bài thuốc chữa bệnh dại bí truyền 4 đời của dòng họ mình nhưng không vụ lợi, chúng tôi thiết nghĩ thật đáng trân trọng và đáng để các cơ quan chức năng xem xét.

Bệnh dại được xếp vào nhóm các bệnh truyền nhiễm tái nổ và đứng thứ hai trong số các bệnh truyền nhiễm gây tử vong ở Việt Nam. Nguồn lây bệnh chủ yếu là do chó và mèo. Những người bị chó méo cắn không điều trị dự phòng nếu phát bệnh dại gần như 100 % là tử vong.


Cụ sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghề thuốc gia truyền ở xã Quỳnh Thái, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình). Cụ nội của cụ Trinh là ông lang Phan nức tiếng khắp vùng với bài thuốc chữa  xương khớp, chó dại cắn rồi đến đời ông, đến bố cụ. Cụ là truyền nhân đời thứ 4. 

"Ba đời trước nhà tôi đều bốc thuốc chữa bệnh miễn phí cho mọi người. Theo quy định của gia tộc bài thuốc bí truyền của dòng họ chỉ được truyền cho nam. Đến đời tôi gia cảnh khó khăn, 2 anh trai phải đi làm kiếm miếng cơm. Tôi là út, nhỏ nhất ở nhà phụ cha đi hái và sao thuốc. Khi đó cha cũng có tuổi sợ thất truyền bài thuốc nên đã phá lệ truyền lại cho tôi", Cụ tâm sự. Nghề thuốc vận vào đời cụ thành cái nghiệp từ đấy.

Cụ chia sẻ phương pháp "chẩn đoán" người mang virus bệnh dại: "Nếu bị chó, méo cắn, để biết con chó con mèo đó cắn mình có mang bệnh dại không có hai cách thử. Cách thứ nhất, lấy lá cây tràm với lá trầu không giã nhừ sau đó xát từ chân tóc, chân gáy xuống tới ngang thắt lưng. Để khô, lấy rượu với giấy bản hoặc vải màn rửa từ trên gáy xuống. Nếu người bị chó mèo truyền bệnh thì sẽ mẩn đỏ dọc từ thắt lưng lên. Nếu mẩn đỏ đến gần chân gáy thì người đó sắp phát bệnh, còn đến chân tóc thì khả năng cứu sống là 50%. Cách thứ hai, lấy 6 hạt đỗ xanh cho vào miệng nhai, nếu cảm thấy hạt đỗ thơm ngon không có mùi tanh ngai ngái là người đó bị truyền bệnh dại".

Tuy nhiên theo cụ thì cách thứ hai nhanh, đơn giản nhưng không đoán chuẩn tình trạng của người mang bệnh bằng cách thứ nhất. Tùy vào nam hay nữ, tình hình sức khỏe, và mức độ nhiễm virus dại mà cụ Trinh cho uống từ 6 đến 9 viên hoàn cứng. Sau khi uống viên hoàn cứng  người bệnh sẽ luôn có cảm giác buồn đi đại tiện nhưng không đi được. Sau 2 ngày uống thuốc thử lại bằng hai cách trên. Nếu người nào chưa hết mẩn đỏ, uống thêm 3 viên nữa sẽ khỏi hẳn. Những viên hoàn cứng này cũng vô hại với nếu người không mang virus bệnh dại nếu uống phải.

Nói về vị thuốc trong những viên hoàn cứng cụ không giấu giếm: "Viên hoàn đơn trong đó có 3 vị chính: một phần bụng con văn liêu sao khô, gạo nếp rang thơm và một phần muội chảo. Ba vị được chia theo tỷ lệ 1/1/1, dùng cơm nếp thơm vo viên rồi phơi 7 ngày liền trong nắng. Nếu trong bảy ngày có một ngày mưa vì phải bỏ những viên hoàn đó", cụ mong muốn với bài thuốc của mình sẽ không ai phải chết oan vì bệnh dại nữa.
 
"Ca" đặc biệt và 300 viên mỗi năm

Nhắc lại những "ca" đầu tiên, cụ như sống lại nhiệt huyết một thời tuổi trẻ. Khi cụ vừa học thành thạo bài thuốc chữa bệnh dại thì không may cụ thân sinh qua đời. Đói khổ quá mấy mẹ con cụ đóng cửa bồng bế nhau lên vùng núi Lục Ngạn (Bắc Giang) mưu sinh từ đó.

Năm ấy, thôn Biềng (xã Nam Dương) có hai anh em ruột là Thân Văn Lục và Thân Văn Khiêm, đi chơi đều bị chó cắn. Một thời gian, Khiêm lên cơn co giật, sùi bọt mép rồi chết. Bố mẹ Lục, Khiêm tưởng là bị bỏ bùa, bỏ thuốc liền mời 4 ông thấy mo người Hoa về cúng 3 ngày 3 đêm. Lúc đó, Lục cũng đang lên cơn sốt. Thấy biểu hiện của Lục cũng giống Khiêm trước khi chết, cả gia đình đã nghĩ đến điều xấu nhất. Họ hàng đã chuẩn bị trâu bò để lo hậu sự cho Lục về với tiên tổ.

Lúc đó, cụ Trinh mới 17 tuổi, mấy mẹ con cụ mới chuyển đến trong làng sinh sống nên ít đi lại. Khi Khiêm nên cơn co giật chết cụ mới biết. Cụ vội chạy sang nhưng chẳng kịp. "Người làng lúc đó lạc hậu và khắt khe lắm, họ cho uống đủ thuốc không khỏi thì cho là tà ma bùa chú. Tôi mới 17 tuổi nói ai nghe. Mẹ tôi can "thôi, kệ người ta, mình là người mới đến yên phận mà sống". Nhưng cái tâm của người thầy thuốc không cho phép tôi thấy chết mà không cứu", Cụ Trinh nhớ lại.

Dường như đã tuyệt vọng, cha mẹ Lục giao tính mạng con trai họ cho cụ. Cả làng Biềng tập trung hồi hộp xem cụ cứu Lục. "Áp lực từ phía mọi người cũng khiến tôi toát mồ hôi và thoáng lo lắng nhỡ có chuyện chẳng lành vì khí đó Lục đang sốt cao, khoảng cách giữa sự sống và cái chết rất mong manh", cụ nói tiếp. Sau 3 ngày Lục đã hết sốt, ăn uống đi lại bình thường cụ mới thở phào nhẹ nhõm. Cụ cười móm mém: "để cứu Lục tôi phải dùng đến 12 viên hoàn đơn. Lục khỏi thì mẹ tôi phát ốm, bà lo cho tôi quá".

Từ đợt ấy, người dân nơi đây vẫn có người bị chó, mèo dại cắn nhưng không còn những cái chết thương tâm nữa. Mối hiềm khích nghi ngờ về những cái chết mờ ám trước đó cũng được xóa bỏ. Lục ngày xưa giờ cũng lên chức ông của bầy cháu nội ngoại. "Nếu không có cụ Trinh thì giờ tôi đã không được hưởng phúc bên con cháu. Sau đợt ấy, cụ cũng cứu tôi thêm 2 lần nữa", ông Thân Văn Lục (70 tuổi) nói với lòng biết ơn cụ "thần y' chữa bệnh dại.

Gần 70 năm, 21 nghìn viên thuốc là tâm huyết là tấm lòng của một lương y tận tâm với nghề. Cũng trong 70 năm ấy, cụ đều chữa bệnh miễn phí cho những người không may mang trên mình virus dại, nhiều người tỏ ý muốn trả tiền, cụ đều từ chối.

Cụ tâm sự từ đáy lòng: "Mình sinh ra cũng là dân lao động, phải vất vả lam lũ lắm mới kiếm được miếng cơm. Người ta nghèo khó mới cần mình. Cùng cảnh với nhau phải thương nhau chứ".
 
Lê Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét