Trang

Quản lý an toàn thực phẩm: Trước giờ G, hàng quán vỉa hè nhất loạt “không biết”

 

Thông tư liên tịch 13/2014 của Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương về vấn đề quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) sẽ có hiệu lực từ 26/5 tới.

Một nội dung đáng chú ý là các chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được xác nhận kiến thức về ATTP thông qua "thi cử". Nhưng hiện tại, việc làm cần thiết này vẫn chưa được mấy người biết tới.

"Tôi không biết"

Đó là câu trả lời của hầu hết những chủ cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các hàng quán vỉa hè khắp Hà Nội theo khảo sát của PV Báo GĐ&XH khi thời điểm Thông tư liên tịch 13/2014 còn chưa đầy 20 ngày nữa là có hiệu lực. Chúng tôi phỏng vấn ngẫu nhiên 20 chủ quán hàng ăn ở khu vực quận Thanh Xuân và 10 chủ quán cà phê ở quận Hai Bà Trưng với cùng một câu hỏi "Ông/bà có biết trong tháng 5 này phải kiểm tra, xác nhận kiến thức về ATTP không?". Rất tiếc, chúng tôi không nhận được một cái gật đầu nào, đồng thời cũng không ai cho biết mình nhận được thông báo gì từ UBND phường liên quan đến vấn đề này.

Bà Nguyễn Thị Anh (số nhà 510B8, phố Nguyễn Đức Quý, Thanh Xuân), bán thịt xiên nướng vỉa hè, mồ hôi nhễ nhại nói: "Không! Ngày nào cũng ở ngoài đường thế này thôi, tôi chẳng biết thông tin gì mới cả". Chủ nhà hàng Ý Linh (nhà N5C, Nhân Chính, Thanh Xuân) chuyên đặc sản ốc cũng thừa nhận: "Không! Tôi chưa biết đến vấn đề này. Từ lúc bán hàng đến giờ mình chỉ có giấy đăng ký ATVSTP hàng năm, đảm bảo chất lượng sản phẩm thôi".

Còn chị Tuyết, bán bánh mì dưới nhà N5D, Nhân Chính thì thẳng thắn: "Tôi không bận tâm lắm tới việc này, chính quyền cũng chả nói gì cả". Hay ông Tiếp (44 tuổi, nhà N4D, Nhân Chính), chuyên bán bún ngan trả lời: "Không! Tôi chưa biết thi cử gì về kiến thức ATTP cả. Tôi học nghề từ bà dì ở Nam Định quê tôi, làm lâu rồi quen tay thôi. Giấy phép vệ sinh ATTP thì lâu rồi, hồi 1999-2000 có đăng ký ở Ngã Tư Sở. Thuế môn bài ngày đấy là 180.000 đồng".

Bà Bảy (cổng làng sinh viên Hacinco) – trưa bán bún đậu mắm tôm, tối bán cháo, bún riêu cua nói: "Như tôi đây lấy đâu thời gian mà tìm hiểu mấy thông tin này. Nhà tôi cũng không đăng ký vệ sinh ATTP, bán vỉa hè thế này thì đăng ký làm gì. Mình bán thì cứ bán thôi". Chủ quán cơm bình dân trên đường Nguyễn Văn Thêm (Thanh Xuân) cho biết: "Hàng năm chồng tôi vẫn ra phường khám sức khỏe, thử máu để đăng ký vệ sinh ATTP, năm nào cũng đăng ký cái đó. Mình làm đảm bảo thì khách quay lại, chứ chuyện xác nhận kiến thức gì đó thì chưa nghe bao giờ".

Hàng loạt những câu "không" hồn nhiên đến… giật mình kia đã phần nào cho thấy sự "quan tâm" của chính quyền các phường đối với nhóm đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, chủ yếu là hàng ăn trên vỉa hè trên địa bàn. Nhưng ngay cả ở "phân khúc"… sang hơn là quán cà phê, nhà hàng… các chủ cơ sở cũng ngơ ngác trước chuyện sẽ phải "thi" để có được xác nhận về kiến thức ATTP. Chủ quán cà phê Linh (60B, Hàng Chuối, quận Hai Bà Trưng) thật thà cho biết, chưa nhận được thông tin gì chủ trương này. Hay chủ một quán cà phê khác trên phố Lê Thánh Tông cho chúng tôi xem giấy mời của UBND phường Phan Chu Trinh đề nghị đi khám sức khỏe, tập huấn về phục vụ kinh doanh ăn uống với chi phí 179.000 đồng/người tại một phòng khám đa khoa, tuy nhiên, anh chẳng mặn mà gì nên bỏ về sớm.
 
Các bộ chỉ hướng dẫn

Trả lời PV Báo GĐ&XH, ông Trần Quang Trung – Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết: "Phần thức ăn đường phố, hàng rong thuộc trách nhiệm của UBND các cấp, chứ không phải của Bộ, ngành. Theo quy định thì tùy điều kiện mà các địa phương sẽ triển khai. Chúng tôi đang hi vọng được 80% là mừng lắm rồi. Bởi những người kinh doanh đó thường thay đổi địa điểm liên tục. Các tỉnh hiện nay đang xây dựng mô hình quản lý thức ăn đường phố. Phương thức bây giờ cũng không phải là cấp xác nhận cho từng người một mà có thể mở các lớp tập huấn vài chục người".

Theo ông Trung, Bộ Y tế cùng các bộ NN&PTNT, Công Thương chỉ quản lý và hướng dẫn về góc độ chuyên môn. Việc các chủ cơ sở, người kinh doanh thực phẩm có biết đến chủ trương này hay không, tuân thủ ra sao thì phụ thuộc vào UBND các cấp. "Bộ Y tế hướng dẫn cho các địa phương những nội dung phải tập huấn như thế nào. Còn cách thức thực hiện ra sao thì tùy điều kiện từng nơi", ông Trung nói.

Lãnh đạo Cục ATTP nhấn mạnh, việc triển khai thông tư này của 3 bộ không nhằm để "siết" hàng rong, quán ăn vỉa hè, mà mục đích chính là nâng cao nhận thức của người kinh doanh đồ ăn uống, thậm chí tập huấn cả những việc tưởng chừng sơ đẳng nhất như rửa tay, đeo găng thế nào đúng. "Tiêu chí cuối cùng là phổ biến kiến thức tới người dân, chứ không phải gây khó khăn cho việc kinh doanh của họ", ông Trung nói.
Theo Thông tư 13/2014: Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Việc kiểm tra thực hiện bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp.


Theo GDXH

 

vietq.vn -

Cảnh báo thực phẩm gây biến đổi hooc môn giới tính

Tại Việt Nam, hàm lượng giới hạn tối đa của Trenbolone acetate quy định trong thịt trâu, bò là 2 μg/kg và trong gan của trâu, bò là 10 μg/kg.
 
Thông tin từ Cục an toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, trong thời gian vừa qua, trên một số phương tiện truyền thông có đưa tin Cục Kiểm dịch Động Thực vật Liên bang Nga (VPSS) cho biết: VPSS quyết định cấm nhập khẩu thịt bò từ Australia do phát hiện chất kích thích tăng trưởng Trenbolone dạng vết trong một số lô hàng nhập khẩu.

Về vấn đề này, Cục An toàn thực phẩm xin cung cấp một số thông tin sau:

Trenbolone là chất kích thích tăng trưởng có tác dụng tăng khả năng tạo cơ ở động vật, tuy nhiên chất này có thể gây ra hiện tượng nam tính hóa ở phụ nữ.

Trenbolone  được chấp nhận với giới hạn cho phép trong chăn nuôi ở một số nước như Úc, Nhật, Canada... Tuy nhiên, Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) cấm chất này trong thịt bò nhập khẩu.

Tại Việt Nam, theo thông tư số 24/2013/TT - BYT ngày 14/8/2013 của Bộ Y tế ban hành về việc quy định mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm, hàm lượng giới hạn tối đa của Trenbolone acetate trong thịt trâu, bò là 2 μg/kg và trong gan của trâu, bò là 10 μg/kg.

Như vậy, thuốc kích thích tăng trưởng Trenbolone acetate được phép sử dụng trong chăn nuôi tại Việt Nam và sản phẩm thịt và gan trâu, bò tiêu thụ trên thị trường phải đảm bảo theo quy định trên.

Cục An toàn thực phẩm sẽ tiếp tục cập nhật thông tin và cảnh báo sớm cho cộng đồng.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)

 

Rối loạn nội tiết vì màng bọc thực phẩm

(VietQ.vn) - Hầu hết loại màng bọc thực phẩm đang bán trên thị trường là màng PVC gây hại cho người tiêu dùng như: rối loạn nội tiết, ung thư, mắc bệnh nan y,… nên bị cấm dùng trong bảo quản thực phẩm.
 
Trên thị trường hiện nay, các bao bì, sản phẩm màng bọc thức ăn đều bằng nhựa PVC sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... được bày bán đa dạng với hàng chục thương hiệu, như Ringo, Annapurna, Cungwrap, diamond...

Chị Huệ, chủ cửa hàng Mỹ Huệ, đường số 6, chợ Phước Bình, cho biết khách mua thường không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại nào mà chỉ xem giá cả. Màng bọc Trung Quốc giá cũng tương đương hàng trong nước, dao động từ 10.000-43.000 đồng/hộp tùy kích cỡ.

Màng bọc thực phẩm tràn lan trên thị trường
Màng bọc thực phẩm độc hại tràn lan khắp thị trường

Sự nhập nhằng giữa các loại màng bọc thực phẩm sản xuất trong nước nhưng nhãn mác, hướng dẫn sử dụng lại ghi bằng tiếng nước ngoài khiến người dùng lầm tưởng là hàng nhập khẩu.

Tại các siêu thị, hầu hết các loại màng bọc thực phẩm đều là hàng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, một số là nhãn hàng riêng của siêu thị. Nhưng màn bọc thực phẩm Trung Quốc cũng được bày bán. Như tại siêu thị Co.op mart Xa lộ Hà Nội bán màng bọc Trung Quốc với thương hiệu Diamond, BigC Hoàng Văn Thụ cũng bán sản phẩm này. Song tại Co. op mart, sản phẩm này được dán nhãn phụ với xuất xứ Trung Quốc, còn tại BigC thì xuất xứ Mỹ đóng gói tại Trung Quốc.

Màng bọc thực phẩm tiện lợi nhưng độc hại

Thực tế, thị trường màng bọc thực phẩm ở Việt Nam có rất nhiều loại với các nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Tuy nhiên, về chất lượng của các sản phẩm màng bọc này thì không thể đảm bảo tất cả đều đạt tiêu chuẩn và an toàn khi sử dụng. Trong hầu hết các loại màng bọc thực phẩm, nhà sản xuất đều có sử dụng thêm chất hoá dẻo để tăng độ dẻo dai cho màng bọc như DEHP, DEHA…

Màng bọc thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hạiMàng bọc thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại

Chất tạo dẻo như DEHP thì có nguy cơ gây ngộ độc cho người dùng. DEHA là chất dẻo đã bị bị cấm sử dụng gần chục năm vì có thể gây ảnh hưởng đến hormone, làm rối loạn nội tiết, khiến estrogen tăng, nội tiết tố nam giảm khiến nữ sớm dậy thì, nam vô sinh, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bộ phận sinh dục của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện công nghệ sinh học và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết, phân tích về mặt chuyên môn, màng bọc sử dụng chất PE tinh khiết không có độc hại. Màng nhựa PVC cứng, giòn nên khi sử dụng chất liệu này để làm bao bì thực phẩm, màng bọc, nhà sản xuất thường cho thêm chất hóa dẻo để làm tăng độ dai cho màng bọc.

Nếu sử dụng chất tạo dẻo được được công nhận an toàn với hàm lượng đúng quy định thì không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng thực tế vẫn có một số chất tạo dẻo độc hại như DEHP có thể tăng nguy cơ gây ngộ độc. Hơn nữa, có những cơ sở sản xuất còn cho thêm nhiều chất không được phép vào chất hoá dẻo CD (catdimi) giúp nilon mềm, dẻo hơn.

Chất này rất độc hại cho cơ thể con người như gây ra các bệnh nan y, ung thư vì khi ở nhiệt độ cao, các chất trong nilon sẽ bị thôi ra và ngấm vào thực phẩm.

Các chuyên gia khuyên người tiêu dùng tốt nhất nên sử dụng màng bọc PE, nếu sử dụng màng bọc PVC thì không nên trực tiếp bọc đồ chín và không nấu trong lò vi sóng. Trên sản phẩm làm từ nhựa PVC cũng khuyến cáo không cho tiếp xúc với lửa, các loại thực phẩm chứa dầu mỡ, nhưng hầu hết người dùng đều sử dụng theo thói quen để bọc thức ăn có tiếp xúc dầu mỡ.

Đáng nói là muốn tìm loại màng bọc PE hiện nay không dễ, bởi ngay những kênh bán hàng lớn như siêu thị, cửa hàng nhựa cũng ít có. Sản phẩm PE chỉ có các loại túi đựng thực phẩm có lớp khóa nhựa phía trên, được đóng trong hộp giấy, giá bán cao gấp hai, ba lần loại màng bọc. Song nhiều người tiêu dùng cho rằng sử dụng loại túi này rất bất tiện. Do thực phẩm mua về sơ chế hay thức ăn dư sau mỗi bữa cơm thường được đưa vào tô, dĩa… dùng màng bọc phủ kín đưa vào tủ lạnh tiện dụng, mỏng, dễ bám dính hơn là bỏ vào túi.

Theo một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các loại bao bì thực phẩm, giá thành sản xuất PVC rẻ hơn PE rất nhiều. Trên cơ sở hóa lý khác nhau mà hầu hết các nước chỉ cho phép dùng màng, túi, bao bì đựng thực phẩm bằng PE (polyethylene) do an toàn với sức khoẻ người sử dụng. Còn PVC (polyvinyl chloride) không được sử dụng do có chứa chloride, một loại chất kết tủa gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Linh Nguyễn (th)

 

Thận trọng tiếp xúc lâu dài với bao bì thực phẩm

(VietQ.vn) – Các nhà khoa học đã liên tục đưa ra những cảnh báo về bao bì kém chất lượng hay những bao bì có chứa những hóa chất độc hại với sức khỏe của người tiêu dùng toàn thế giới.
 
Ăn uống của con người cũng giống như ai đó hút một điếu thuốc. Hút một điếu thuốc duy nhất không có khả năng gây hại sức khỏe nhưng kéo dài suốt cuộc đời là có những tác động lũy tiến. Tạp chí Dịch tễ học và Y tế cộng đồng của Vương quốc Anh đã khẳng định điều này cũng đúng trong trường hợp của bao bì thực phẩm.

Các nhà khoa học môi trường cảnh báo trong tạp chí rằng các hóa chất tổng hợp được sử dụng trong bao bì, bảo quản và chế biến có thể gây hại cho sức khỏe con người trong thời gian dài. Nguyên nhân là do hầu hết các chất không phải là chất trơ và chúng hoàn toàn có thể xâm nhập vào các loại thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày.

Tiếp xúc lâu dài với bao bì thực phẩm có thể hại sức khỏe (Ảnh minh họa)

Tiếp xúc lâu dài với bao bì thực phẩm có thể hại sức khỏe (Ảnh minh họa)

Mặc dù thực tế đã chứng minh rằng những hóa chất đó đã được kiểm định và quy định tỷ lệ rõ ràng nhưng những người ăn thực phẩm đóng gói, được chế biến sẵn có khả năng mắc bệnh kinh niên khi tiếp xúc suốt cả cuộc đời với mức độ thấp của các chất này. Hiện tại, thông tin về các tác động dài hạn của chúng chưa được xác định rõ nhưng chắc chắn chúng có thể ảnh hưởng đến cả giai đoạn phát triển quan trọng của con người, chẳng hạn như trong bụng mẹ.

Tác động của chúng ảnh hưởng đến toàn nhân loại vì theo các nhà nghiên cứu, hầu hết các loại thực phẩm đều được đóng gói và toàn bộ dân số trên thế giới đều có khả năng tiếp xúc. Điều này được khẳng định là vô cùng quan trọng bởi thiếu hiểu biết chính là khoảng cách giữa khỏe mạnh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Việc tiếp xúc lâu dài với các vật liệu bao bì thực phẩm hoặc FCM, chất được sử dụng trong đóng gói, lưu trữ, xử lý thực phẩm, là một điều đáng quan tâm. Nhiều chất độc hại được biết đến, chẳng hạn như formaldehyde, một chất gây ung thư được sử dụng một cách hợp pháp trong các bao bì đóng gói thực phẩm. Formaldehyde có mặt rộng rãi với tỷ lệ thấp trong chai nhựa chứa nước uống có gas và trong những hộp thực phẩm có melamine.

Ngoài ra, các chất hóa học khác có tác động phá vỡ quá trình sản xuất hormone cũng có thể được tự tạo ra trong FCM, bao gồm bisphenol A , tributyltin , triclosan , và phthalates.Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học đối với một số các chất này đang được thực hiện và được các nhà hoạch định chính sách sử dụng trong công nghiệp sản xuất. Điều đó đồng nghĩa người tiêu dùng vẫn còn vô tình tiếp xúc với các hóa chất này hàng ngày.

Hơn nữa, các chất FCM có thể thay đổi các tế bào tái tạo, đặc biệt chúng có thể phá vỡ nội tiết tố. Mặc dù chúng không được cân nhắc và xem xét như một hóa chất có thể tiếp xúc với cơ thể người một cách thường xuyên nhưng vẫn có rất nhiều những nghi vấn về những tác động hóa học của chúng tới sức khỏe của con người.

Đinh Nhung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét