Trang

2 bài thuốc nổi tiếng chữa tiểu đường "100% không tái phát"

soha.vn - 03/09/2014 09:38

Đảng sâm - một vị trong bài thuốc của lương y Quế.

Hơn 60 năm làm nghề thuốc Đông y, lương y Nguyễn Thị Quế (SN 1937, nguyên Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã sáng tạo ra bài thuốc nổi tiếng chữa bệnh tiểu đường.

Trong số đó, tiểu đường là căn bệnh mà bà quan tâm hơn cả. Sau mấy chục năm nghiên cứu, bà đã cho ra đời hai bài thuốc giúp bệnh nhân đái tháo đường ổn định đường huyết, hạn chế các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

Học 23 năm mới được hành nghề

Mặc dù tuổi đã cao nhưng với uy tín trong 3 nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, đến nay, lương y Quế vẫn nhận được sự tín nhiệm của nhiều người bệnh. Mỗi lần có bệnh nhân gọi đến, bà lại không quản ngại xa xôi tới tận nhà thăm khám và bốc thuốc. Nữ lương y chia sẻ: "Lúc về nghỉ, tôi có giới thiệu cho người bệnh một số lương y trẻ tuổi nhưng mỗi lần đau ốm, họ vẫn gọi điện nhờ tôi đến thăm khám bằng được. Năm nay tôi đã 78 tuổi rồi, may mà vẫn còn sức khỏe và vẫn tự đi xe máy. Bản thân người làm thầy thuốc, tôi không nỡ từ chối bệnh nhân tìm tới mình khi nguy cấp".

Lương y Quế sinh ra trong gia đình có truyền thống 4 đời làm Đông y nổi tiếng khắp vùng Đà Nẵng - Quảng Nam. Nhà có 10 anh em (chỉ mình bà Quế là con gái - PV) nhưng đến nay chỉ mình bà theo nghiệp cha ông. Chính vì lẽ đó mà từ năm 12 tuổi, bà đã bắt đầu được những người đi trước truyền thụ kinh nghiệm. Vốn tính thông minh và niềm đam mê với nghề bốc thuốc gia truyền nên từ nhỏ, mỗi lần nhìn mọi người làm việc, bà luôn chăm chú theo dõi và tiếp thu rất nhanh. Đặc biệt, mặc dù tên gọi của các vị thuốc trong Đông y không hề đơn giản nhưng mỗi bài thuốc trị bệnh bà chỉ cần đọc qua một lần là có thể nhớ như in.

Lương y Quế chia sẻ về công hiệu của những cây thuốc trị tiểu đường bà tự tay trồng trong vườn nhà.
Lương y Quế chia sẻ về công hiệu của những cây thuốc trị tiểu đường bà tự tay trồng trong vườn nhà.

"Lúc đó, mỗi lần thấy cha chữa bệnh, tôi cảm thấy thích thú lắm. Vì trong nhà nhiều anh em nhưng chỉ có tôi đam mê với nghề gia truyền nên cha tôi dạy dỗ rất tỉ mỉ. Sau này, tôi xin cha đi học thêm các lớp đông y để học hỏi thêm những bậc tiền bối có tiếng quanh vùng thời đó. Tuy học nghề từ năm 12 tuổi nhưng phải đến 35 tuổi tôi mới được những người trong gia đình cho phép thực hành chữa bệnh. Nhất là chú tôi, ông kỹ tính lắm. Ông căn dặn tôi làm nghề thuốc phải hết lòng vì người bệnh, cấm tuyệt đối chạy theo đồng tiền, dọa dẫm bệnh nhân để lấy tiền. Và cho tới tận bây giờ, tôi vẫn luôn thực hiện theo những lời dạy ý nghĩa đó", lương y Quế cho biết.

Một bí quyết mà lương y Quế rút ra từ quá trình chữa bệnh là "liệu pháp tâm lý". Bà cho biết, người thầy thuốc ngoài vai trò thăm khám, bốc thuốc còn phải giống như một chuyên gia tâm lý. Bởi những người mắc bệnh luôn có tâm lý là gánh nặng cho gia đình. Suy nghĩ của họ luôn dao động bởi nhiều vấn đề khiến bệnh lại càng trở nên trầm trọng. Những lúc đó, người thầy thuốc cần hỗ trợ bệnh nhân về mặt tâm lý, quan tâm chia sẻ trước sự đau đớn và lo lắng của họ, đồng thời tìm phương pháp trấn an để họ yên tâm chữa bệnh.

Là phụ nữ, thường xuyên bận rộn với công việc nhà nhưng trong thời gian còn giữ chức Chủ tịch Hội Đông y quận Sơn Trà, lương y Nguyễn Thị Quế đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Có 15 năm đảm nhận chức vụ thì 12 năm bà liên tục đưa Hội Đông y quận Sơn Trà dẫn đầu về thành tích xây dựng và phát triển ngành Đông y trong địa bàn TP. Đà Nẵng. Với những cống hiến đó, bà đã nhận được nhiều bằng khen của UBND, Hội Đông y TP. Đà Nẵng, Trung ương Hội Đông y Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân…

Thành phần của hai bài thuốc hiệu nghiệm

Lương y Quế cho biết, hơn nửa đời hoạt động trong lĩnh vực Đông y, căn bệnh bà quan tâm nhất chính là tiểu đường. "Bởi đây là căn bệnh nan y rất khó chữa trị dứt điểm và ngày càng có xu hướng gia tăng ở nước ta. Hiện nay, số lượng người mắc phải căn bệnh này không hề nhỏ nhưng lại khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu để lâu ngày không có phương pháp điều trị hợp lý, nó sẽ biến chứng theo chiều hướng rất nguy hiểm. Tây y đã có những loại thuốc điều trị đạt hiệu quả cao. Nhưng bệnh nhân điều trị bằng Tây y thường phải uống thuốc thường xuyên, khi dừng uống lượng đường sẽ tăng trở lại. Điều trị bằng Đông y có hạn chế là không cho kết quả tức thì nhưng các vị thuốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên tuyệt đối an toàn".

Lương y Quế kể lại, những ngày đầu mới hành nghề, rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường tìm đến bà nhờ bốc thuốc. Tuy nhiên bài thuốc trị chứng tiêu khát (trong Đông y, tiểu đường thuộc chứng tiêu khát – PV) của gia đình bà lúc đó khá sơ sài, chưa được chú trọng bằng các căn bệnh khác. Với trăn trở về một căn bệnh "thời đại", bà đã chuyên tâm dành thời gian nghiên cứu và cho ra đời hai bài thuốc trị tiểu đường. Hai bài thuốc này được nữ lương y vận dụng các kiến thức y khoa hiện đại, kinh nghiệm thực tiễn để phát triển từ "vốn" của ông cha để lại. "Người bệnh sau khi dùng hai bài thuốc này nếu có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp có thể an tâm về việc "làm yên" tiểu đường. Bệnh nhân của tôi chưa thấy có trường hợp nào tăng đường trở lại. Đây là bài thuốc được tôi nghiên cứu ra dựa trên những bài thuốc gia truyền trị chứng tiêu khát của gia đình. Tôi dám cam kết rằng hai bài thuốc này đã có hiệu quả với hàng trăm người bệnh", lương y Quế cho biết.

Nhằm đảm bảo uy tín và hiệu quả chữa bệnh, nữ lương y Đà thành không ngại ngần cung cấp cho phóng viên các vị chính trong hai bài thuốc trị tiểu đường. Bài thứ nhất gồm các dược vị như sau: đảng sâm, thục địa, táo nhân, bạch thược, bạch truật, thục linh, hoài sơn, ngũ vị tử, sơn tra, huỳnh kỳ. Bài thứ hai gồm: nhãn nhục, nhục quế, viễn chí, hạt sen, đương quy, nhục khấu, cam thảo, xuyên khung, trần bì và hai quả táo đỏ. Lương y Quế cho biết: "Tuy có sự khác nhau về thành phần dược vị được sử dụng trong hai bài thuốc này nhưng tác dụng của chúng không hề thay đổi. Sau khi đã có đầy đủ các dược liệu trên, người bệnh trộn lẫn rồi cho vào ấm sắc theo phương pháp: Nước thứ nhất lấy 9 phần, sau đó lấy hết nước vừa sắc được ra, đổ nước mới vào sắc đến khi còn khoảng 7 phần. Khi đã có nước thứ nhất và thứ hai, đem hòa chung lại với nhau, chia làm 2 phần. Uống vào hai buổi sáng và chiều trong ngày, sau bữa ăn 20 phút".

Lương y Quế cho biết thêm: "Đây là cách sử dụng thông thường vì không phải người bệnh nào cũng giống nhau nên phải có sự linh hoạt trong cách sử dụng. Người nào bệnh nặng hơn, tôi kết hợp cả hai bài thuốc lại với nhau và hướng dẫn liều lượng cũng như số lần uống cho phù hợp. Người bệnh bình thường chỉ cần uống khoảng 10 thang là sẽ thấy kết quả rõ rệt. Những người bị nặng hơn, mắc bệnh lâu ngày hơn thì thời gian công hiệu tất nhiên cũng sẽ dài hơn. Điều đặc biệt là trong quá trình điều trị, hai bài thuốc này không hề cho thấy tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bổ cho lục phủ ngũ tạng, giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe. Việc sử dụng thuốc nếu đảm bảo tính đều đặn, thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn. Ngoài ra, chế độ ăn uống của người bệnh cũng góp phần không nhỏ đến hiệu quả của việc chữa trị. Người bệnh tiểu đường cần đặc biệt kiêng ăn thực phẩm ngọt, hạn chế ăn cơm và thay bằng các loại rau. Có như vậy lượng đường trong người mới giảm dần và tiến tới ổn định được. Sẽ tốt hơn nếu người bệnh duy trì được việc luyện tập thể dục điều độ".

Hai bài thuốc dành cho các bệnh nhân bị tổn thương thận khác nhau

Đánh giá về hai bài thuốc trị tiểu đường của lương y Nguyễn Thị Quế, lương y Phó Hữu Đức – Chủ tịch Hội Đông y Cầu Giấy (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: "Nguyên nhân gây đái tháo đường là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt hoặc sang chấn tinh thần tạo thành hoả nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của các phủ tạng tâm, vị, thận bị hao tổn. Hỏa nhiệt làm phế âm hư gây chứng khát, vị âm hư gây đói nhiều người gầy, thận âm hư không tàng trữ được tinh hoa của ngũ cốc, gây tiểu tiện ra chất đường. Mặt khác hỏa nhiệt làm huyết bị cô đặc sinh ra huyết ứ, sinh phong, gây ra các biến chứng như chân tay đau nhức, rát bỏng, ngứa ngáy, mụn nhọt lở loét... Phương pháp điều trị chứng tiêu khát trong Đông y là dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở, thận là nguồn gốc của âm dịch nên bổ thận âm là chính kết hợp hoạt huyết hóa ứ. Nhìn chung cả hai bài thuốc của lương y Quế đều có tác dụng bổ thận, hiệu quả với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bài thuốc thứ thứ nhất chỉ nên dùng cho người thận dương hư, còn bài thuốc thứ hai có thể sử dụng cho cả người thận dương hư lẫn thận âm hư. Chính vì vậy, thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng, thể trạng của bệnh nhân để bốc thuốc cũng như điều chỉnh các vị cho phù hợp".

---------------------

Bài thuốc khắc chế bệnh tiểu đường bằng 2 loại quả dễ kiếm

soha.vn - 14/08/2014 10:13

Hiện nay, tiểu đường được xem là một trong những chứng bệnh nan y, rất khó để chữa trị dứt điểm.

Y học hiện đại ví căn bệnh này là "kẻ giết người thầm lặng" bởi những biểu hiện của nó thường không rõ ràng. Thế nhưng, khi được phát hiện thì bệnh thường đã biến chứng ở mức độ nghiêm trọng.

Quả cau tươi – thành phần không thể thiếu trong bài thuốc khắc chế tiểu đườnBài thuốc rẻ tiền, dễ kiếm "đánh bay" tiểu đường trong ít ngàyg. Ảnh TG

Trước nguy cơ đó, cả Đông và Tây y đã có nhiều nỗ lực trong việc tiêu trừ, đẩy lùi căn bệnh này. Tại TP. HCM, một vị lương y đã nghiên cứu và tìm ra bài thuốc khắc chế bệnh tiểu đường với những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Đó là dùng quả cau cảnh và trái cóc dại sắc thành nước, dùng chữa cho bệnh nhân tiểu đường khá hiệu quả.

Nhân duyên thừa hưởng bài thuốc lạ

Người chúng tôi đang nói đến là lương y Hứa Hiền Quang, thầy thuốc Đông y xuất thân trong một gia đình Hoa kiều có truyền thống lâu đời làm thuốc. Đã nhiều năm nay, phòng khám Đông y của lương y Quang (ngay dưới chân cầu Ông Lãnh, Q.1, TP. HCM) là địa chỉ tin cậy của không ít bệnh nhân từ khắp nơi tìm về. Khi chúng tôi đến, dù đã chiều muộn nhưng bệnh nhân vẫn còn rất đông. Dáng vẻ tất bật, thi thoảng ông lại quay qua chỗ chúng tôi ngồi nhắc khéo, xin thông cảm vì phải đợi lâu. Qua chia sẻ, chúng tôi được biết, Lương y Quang sinh ra tại Sài Gòn. Cha ông là một thầy thuốc nổi tiếng. Ngay từ nhỏ, ông đã được cha truyền lại cho những bài thuốc Nam quý giá. Vì lẽ đó, ông sớm thông thạo về tác dụng của các loại thảo dược tự nhiên. Khi lớn lên, ông quyết theo nghề thuốc của gia đình và trở thành niềm tự hào của dòng họ. Lương y Quang cho biết: "Những phương thuốc hiện nay tôi đang dùng phần lớn được kế nghiệp từ cha. Ông cũng chính là người chỉ dạy cho tôi cái tâm của một thầy thuốc phải hết lòng với bệnh nhân. Không những thế, tôi còn học được ở ông tính độc lập, ham học hỏi trong công việc".

Quả cau tươi – thành phần không thể thiếu trong bài thuốc khắc chế tiểu đường. Ảnh TG

Ngoài ra, vị lương y này còn có sở thích sưu tầm các bài thuốc Nam từ trong dân gian và các loại sách Đông y cổ. Lương y Quang lấy từ trong ngăn tủ ra một cuốn sách y học cổ bằng chữ Hán. Ông biết khá rành rọt về loại cổ tự này nên không khó khăn để tìm hiểu những phương thuốc của người Trung Hoa và sau đó kết hợp với cách điều trị của người Việt. Điều đặc biệt, những bài thuốc ông sử dụng cho bệnh nhân không chỉ đạt hiệu quả cao mà giá thành cũng rất thấp. "Nhờ cuốn sách y học cổ này mà tôi tìm ra được bài thuốc chữa trị căn bệnh "khó nói" cho chị em phụ nữ. Đó là căn bệnh huyết trắng, một trong những nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung sau này", lương y Quang cho biết.

Đối với chứng bệnh "khó nói" của phụ nữ, ông cho biết, các thành phần của phương thuốc gồm: Đẳng sâm, phục linh, bạch truật và cam thảo kết hợp với vỏ quýt. Phương thức sử dụng thuốc khá đơn giản, chỉ cần đem sắc lấy nước uống theo công thức: Sắc ba chén nước lấy một chén, lần sắc tiếp theo chỉ đổ vào hai chén cạn còn 8 phần. Tác dụng sẽ giúp bổ khí kiện tỳ, tức phục hồi khí từ bên trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh kiên trì uống thuốc thì bệnh sẽ thuyên giảm và dứt hẳn tùy vào cơ địa của từng người và tình trạng của bệnh.

Tuy nhiên, lương y Hứa Hiền Quang được nhiều người biết đến với biệt tài chữa bệnh tiểu đường, căn bệnh được xem là nỗi nhức nhối thời đại. Điều ngạc nhiên, căn bệnh phức tạp này có thể được khắc chế bằng bài thuốc cực kì đơn giản. Nguyên liệu là hai loại trái dân dã của người Việt mà nơi nào cũng có, đó là cau cảnh và trái cóc. Đối với ông, sở hữu được bài thuốc này cũng là một cái duyên, không phải ai làm thuốc cũng có may mắn như vậy. Lương y Quang kể, cách đây đúng ba năm, trong một lần đi chợ ở gần nhà, ông vô tình gặp lại một người phụ nữ đã từng quen trên chùa trước đó. Sau khi trò chuyện, cảm động trước tấm lòng hành thiện của lương y Quang, người phụ nữ đã chia sẻ bài thuốc quý. Ông Quang nói: "Chỉ gặp tôi vỏn vẹn 2 lần nhưng không hiểu sao, bà ấy lại "chỉ điểm" rồi mách nước cho bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng hai loại trái cau cảnh và cóc. Ban đầu, tôi cũng bán tính bán nghi nhưng đến khi trực tiếp sử dụng, nhận thấy sự chuyển biến tích cực của người bệnh, tôi mới dám tin".

Bài thuốc đơn giản

Bài thuốc rẻ tiền, dễ kiếm đánh bay tiểu đường trong ít ngày 3

Giấy chứng nhận chẩn đoán bệnh theo Y học cổ truyển trao cho lương y Hứa Hiền Quang. Ảnh TG

Theo như lời của lương y Quang, bài thuốc chữa căn bệnh "thời đại" được người phụ nữ kia truyền dạy có nói tường tận: Sắc thuốc cho người bệnh uống phải theo nguyên tắc "nam thất nữ cửu", tức mỗi thứ 7 trái cho nam và 9 trái cho nữ (theo quan niệm nam 7 vía, nữ 9 vía). Uống ngày 3 lần hoặc uống thay nước hàng ngày như trà. "Ban đầu, tôi chưa tin nhưng khi áp dụng cho bệnh nhân đã từng chữa trị ở nhiều nơi không khỏi thì chỉ sau một thời gian ngắn, bệnh tình đã tiến triển rất khả quan. Đồng thời, tôi hướng dẫn người bệnh không nên ăn những thức ăn có nhiều chất đạm, đường. Ngoài ra, người bệnh cần tập thể dục thường xuyên để tiết mồ hôi giúp điều hòa cơ thể. Cứ mỗi đợt uống 20 ngày, sau đó đi xét nghiệm và chỉ sau hơn một tháng, căn bệnh đái tháo đường đã thuyên giảm hẳn. Tôi cũng áp dụng cho bệnh nhân uống thêm trái dừa cạn sau khi đã ổn định để đảm bảo chắc chắn rằng, các chất độc được thải hết ra ngoài", lương y Quang cho biết.

Hơn 40 năm hành nghề thuốc, lương y Hứa Hiền Quang quan niệm, nếu người thầy thuốc sở hữu được bài thuốc quý mà không chia sẻ cho mọi người, chỉ muốn giữ khư khư làm của riêng thì không đúng với cái tâm của nghề. Bởi vậy, không chỉ riêng đối với bài thuốc chữa đái tháo đường mà tất cả các phương thuốc hiệu quả, ông đều sẵn lòng chia sẻ cho những ai tìm đến phòng khám Tân Tế Dân. "Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường tôi may mắn được người ta truyền lại thì nay tôi cũng chia sẻ cho những ai có nhu cầu. Các dược liệu cũng dễ tìm và ít tốn kém… Bởi vậy, tôi hy vọng nhiều người biết đến phương thuốc dân gian nhưng vô cùng quý báu này", lương y Quang tâm sự.

Lương y Quang nói thêm, nếu như sau 20 ngày uống liên tục nước từ trái cóc và trái cau cảnh thì bệnh nhân nên đi xét nghiệm. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đường máu đã trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh cần có chế độ ăn kiêng dành riêng cho người bị bệnh đái tháo đường.

Phòng khám Tân Tế Dân ngày càng được nhiều người biết đến nhưng ngày ngày, lương y Quang vẫn không ngừng học hỏi, tìm tòi những bài thuốc mới trong dân gian. Tính đến nay, ông không thể nhớ rõ mình đã chữa khỏi bệnh đái tháo đường từ trái cau cảnh và trái cóc cho biết bao nhiêu người bệnh. Với tấm lòng của một lương y, lại được sinh ra trong đói khổ, ông hiểu hơn ai hết cảnh mắc bệnh nhưng không có điều kiện chữa trị. Bởi vậy, bệnh nhân tìm đến ông nếu có hoàn cảnh khó khăn, éo le (người già neo đơn), ông đều chữa hoàn toàn miễn phí mà không hề đòi hỏi một chút tư lợi nào cho bản thân. Với đóng góp vì sức khỏe cộng đồng, mới đây nhất, lương y Hứa Hiền Quang đã được Hội Đông y Việt Nam trao tặng tấm bằng khen kỷ niệm chương vì sự nghiệp đông y. "Theo cha đi khám bệnh từ nhỏ, tôi được tận mắt chứng kiến cuộc sống của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, giàu nghèo đều có cả. Chính cái tâm, cái tài của cha là kim chỉ nam cho tôi đi đúng con đường người lương y như hôm nay", lương y Hứa Hiền Quang nói.

Qua nghiên cứu, lương y Đinh Công Bảy – nguyên Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM nhận thấy trong trái cau có nhiều thành phần chất như: alcahoit, tanin, arecolin có tính hạ khí, hành thủy thông đại tiểu trường. Dùng loại quả này có thể chữa được các chứng như: Trương tích, chướng khí, sát trùng, tạ hạ. Hạt cau có vị đắng chát, có tác dụng tiêu tích, lợi thủy, thông khí, diệt khuẩn, trị tả lỵ, sốt rét, phù thũng. Vỏ cau trị thủy thũng, lợi tiểu. Trái cóc lại là một loại quả có vị chua và ngọt rất dễ ăn. Trong loại trái này chứa nhiều vitamin C, có tác dụng làm giảm đường huyết trong máu đối với người mắc chứng tiểu đường, đặc biệt là bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 (bệnh lý mà khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể tự kháng với insulin được sản xuất). Hơn nữa, đây còn là loại quả có giá trị nhiều về mặt dinh dưỡng, phần thịt của quả cóc gồm các chất: lipid, acid, tro, glucid, protein, cellulose.

theo Gia đình và xã hội

 

 

Bài thuốc từ đậu bắp chữa bệnh tiểu đường kỳ diệu

soha.vn - Phong | 31/07/2014 17:07

Bài thuốc trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường có tác dụng giúp người bệnh luôn luôn giữ được mức đường huyết ổn định và an toàn nhất tránh tuyệt đối các biến chứng có thể xảy ra.

Lợi ích của trái đậu bắp

Trái đậu bắp thuộc loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có cholesterol, đậu bắp (okra) luôn có mặt trong thực đơn giảm béo, giúp cơ thể bài trừ độc tố, bảo vệ sức khỏe, làm đẹp da. Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rau quả nói chung, đặc biệt là các vi chất như: canxi, kali, vitamin B6, ma giê, folate và acid alpha - linolenic. Những vitamin này giúp "nâng cấp" sức khỏe khá toàn diện.

Đậu bắp (okra) rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. 1/2 chén đậu bắp nấu chín có thể cung cấp khoảng 2g chất xơ, đậu bắp còn tươi nguyên cung cấp nhiều hơn, 1 chén khoảng 3,2 g. Chất xơ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Chất nhầy chứa trong đậu bắp có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm "lý tưởng" nhất cho những người có dạ dày nhạy cảm.

Bài thuốc từ đậu bắp chữa bệnh tiểu đường kỳ diệu

Đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic. 1/2 chén đậu bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg acid folic. Một chén đậu bắp sống chứa đến 87,8 mg acid folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt đối với những phụ nữ mang thai, acid folic cực kỳ quan trọng vì giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.

Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những người muốn giảm cân do cung cấp ít calo (khoảng 25 calo với 1/2 chén đậu bắp nấu chín và 33 calo cho mỗi chén đậu bắp sống),

Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Bài thuốc về trái đậu bắp chữa bệnh tiểu đường

Lấy hai trái đậu bắp, cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm. Sáng hôm sau, trước khi ăn sáng, vớt bỏ hai trái đậu bắp ra rồi uống hết ly nước ngâm đó. Uống mỗi ngày, sau hai tuần sẽ thấy đường trong máu xuống một cách không ngờ.

Lý giải công dụng của bài thuốc:

Theo nghiên cứu khoa học chất nhầy trong đậu bắp chứa thành phần chất xơ hoà tan và những hoạt chất quan trọng khác nên có thể đã cho tác dụng ổn định đường huyết. Một số tài liệu y khoa cũng đã kết luận chất xơ hoà tan có tác dụng tốt trong ổn định đường huyết. Chất nhầy trong đậu bắp tiết ra thông qua những mặt cắt ngang, dọc thân trái và dễ hoà tan vào môi trường nước, kể cả nước ở nhiệt độ thường. Qua nhiều giờ ngâm, chất nhầy hoà tan vào nước biểu thị rõ bằng độ sánh trong nước tăng lên. Lượng chất nhầy trong trái non cao hơn nhiều so với thân hay lá.

theo Trí Thức Trẻ

 

 

Trị tiểu đường bằng loại cây mọc hoang chỉ 5-7 lần cho hiệu quả

soha.vn - 28/06/2014 20:00

Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm. Rễ tầm bóp dùng trị tiểu đường trong vòng nửa tháng sẽ thấy bệnh chuyển biến.

Cây Tầm bóp còn gọi là cây Lồng đèn hay cây Thù lù canh, tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau trở thành liên nhiệt đới.

Cây mọc hoang trên khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay hai bên ven đường đi làng quê. Cũng nhìn thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu sử dụng tươi hay phơi khô dùng dần.

Là loại cây thảo mọc hoang hàng năm, cao 50 – 90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rủ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, dài 30 – 35mm, rộng 20 – 40mm; cuống lá dài từ 15 – 30mm.

Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành 5 thùy, tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, hơi chia 5 thùy.

Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3 – 4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, hạt nhiều hình thận. Khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn cây có tên dược Herba physalis Angulatae.

Trị tiểu đường bằng loại cây mọc hoang chỉ 5-7 lần cho hiệu quả

Đông y cho rằng, toàn cây Tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm. Chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nôn, nấc.

Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái, hoặc nấu lấy nước rửa. Quả Tầm bóp ăn được, sử dụng trị đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng, đắp ngoài trị đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa ăn trị chứng tiểu đường. Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây Tầm bóp làm thuốc lợi tiểu, lá được sử dụng trị chứng rối loạn của dạ dày…
 
Để tham khảo và có thể áp dụng trong trị liệu khi cần thiết, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cây Tầm bóp.

* Trị cảm mạo (yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nôn nấc): Lấy 20 – 40g Tầm bóp khô sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

* Trị nhọt vú, đinh độc, đau bừu dái: Dùng 40 – 80g cây Tầm bóp tươi giã vắt lấy nước cốt uống. Còn bã đắp lên nơi sưng đau hay nấu nước rửa.

Hoặc trị đinh nhọt có thể lấy quả Tầm bóp, giã đắp lên vùng đau ngày thay 1 lần.

* Trị ho do đờm nhiệt: Lấy quả Tầm bóp 30 – 40g, sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

* Trị thủy thũng: Lấy 40 – 60g quả Tầm bóp, sắc lấy nước uống rải rác trong ngày.

* Trị tiểu đường: Rễ tươi cây Tầm bóp 30 – 40g, tim lợn 1 quả, Chu sa 1g. Nấu nhừ ăn cả nước lẫn cái trong ngày. Cần ăn 5 – 7 lần (cách 1 ngày ăn 1 lần).

theo Nông nghiệp Việt Nam

 

 

Bài thuốc quý khiến bệnh tiểu đường biến mất không còn tái phát

soha.vn - Phong (Sưu tầm) | 14/07/2014 00:55

Uống đậu đen xanh lòng là một phương pháp đông y cổ truyền xuất xứ từ Trung Hoa. Bài thuốc này nằm trong tập sách "Lãnh trai y thoại" của Lục Đình Phổ đời nhà Thanh.

Đậu đen xanh lòng được coi là loại thuốc quý có tầm cỡ thần dược. Đây là một phương pháp thanh lọc cơ tạng tuy thô sơ, đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất cao. Có thể chữa được các chứng bệnh và có những khả năng sau:

1. Thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, trị ốm vặt

2. Nhuận trường, trị táo bón, rối loạn.

3. Giải độc trong bộ ruột, tiêu thủy, làm mạnh gân khỏe cốt, không đau nhức các khớp xương, làm hết phong thấp và tê mỏi.

4. Bổ tim, gan, thận, làm mắt sáng, thính tai, đen tóc.

5. Tiêu trừ một số bệnh linh tinh thường xảy ra cho người cao tuổi.

6. Ổn định huyết áp, điều hòa lượng đường trong máu, tăng sức đề kháng, chống chỏi bệnh tật. Riêng đối với phụ nữ, uống đậu đen xanh lòng sẽ giúp cho sắc diện xanh xao được trở nên hồng hào, da dẻ sẽ được mịn màng, xinh đẹp hơn.

Trên cơ sở phát huy của 6 tác dụng trên: Bệnh tiểu đường tự nhiên biến mất, đường trong máu trở về mức thích nghi, ta nên uống liên tục từ bây giờ cho đến hết đời dù bệnh tiểu đường có muốn tái phát cũng không tài nào tái phát được, có nghĩa là suốt đời không bị bệnh tiểu đường nữa. Bệnh này thuộc loại bệnh nan y, y học thế giới không có thuốc để trị dứt bệnh, chỉ giải quyết cho qua cơn bệnh thôi, rồi cũng tái phát, và nếu có bệnh nặng sẽ không ưng loại thuốc nào hết, chính nó là cơ sở phát sinh ra nhiều bệnh quái ác đưa đến tử vong, các bạn chớ coi thường.

Dược liệu

Chỉ có một thứ duy nhất là đậu đen xanh lòng (Blackbeans with green kernel) , tức là một loại đậu nhỏ, vỏ ngoài thì đen nhưng trong ruột có màu xanh đậm hoặc lợt tùy theo giống (chứ không phải loại đậu đen có ruột màu trắng thông thường).
 
Chúng ta có thể ra chợ hoặc đến tiệm có bán các loại đậu, và bảo họ bán cho vài trăm gram đậu đen xanh lòng đủ để dùng cho một thời gian ngắn thôi, khi uống hết lại mua tiếp, vì sợ mua nhiều quá để lâu có thể bị hư hay bị mọt ăn... vì đây là loại còn sống, loại sấy hạn dùng 6 tháng không xài được. Để xác định có đúng là đậu đen xanh lòng hay không, ta cắt hoặc cắn bể một vài hột để xem ruột nó có xanh hay không.

Liều lượng

Buổi sáng trước khi ăn điểm tâm tối thiểu nửa tiếng đồng hồ, uống sống, nuốt trọng 49 hạt "đậu đen xanh lòng", chọn lấy hạt to rửa, vớt bỏ những hạt nổi, bù lại hạt tốt cho đủ số lượng 49 hạt, uống nhiều nước chừng nào tốt chừng ấy và liên tục như vậy mỗi ngày, uống mãi rất có hiệu quả. Thật là đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện, đúng là thực phẩm chức năng!

Trẻ em từ 3-10 tuổi, chỉ cần uống mỗi ngày 10 hạt thì mắt sẽ sáng, không đau mắt dù học nhiều cũng ít bị cận; tiêu hóa tốt, không táo bón; sức khỏe tốt, ít ốm đau.

Từ 11-16 tuổi, uống mỗi ngày 21 hạt.

Từ 17 tuổi trở lên, uống theo người lớn.

Công dụng

Khi đậu đen xanh lòng uống vào trong ruột sẽ nở ra và hút các độc tố ở trong ruột vào nó rồi đem các độc tố ấy theo phân ra ngoài. Đó là nguyên lý giải độc và trị bệnh của phương pháp uống đậu đen xanh lòng.

theo Trí Thức Trẻ

 

 

Bài thuốc chữa tiểu đường kỳ diệu chỉ từ phần vứt đi của quả bưởi

soha.vn - Phong | 08/07/2014 08:16

Pectin là chất nhầy bao quanh vỏ hạt bưởi và trong cùi quả bưởi chín. Pectin là một chất quý có công dụng mạnh trong việc điều trị bệnh tiểu đường nhưng ít người biết đến điều này.

Hạt bưởi của tất cả các loại bưởi kể cả bưởi rừng, bưởi tép khô không ăn được múi đều có thể tận dụng chiết xuất làm thuốc chữa nhiều bệnh.

Chất nhày quanh vỏ hạt, gọi là pectin.

Pectin là một loại chất xơ hòa tan trong nước. Nó không cung cấp năng lượng nhưng có nhiều giá trị phòng, chữa bệnh như:r

- Kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn trong ruột, có tác dụng tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Giảm béo (do tạo cảm giác no bụng kéo dài, giảm năng lượng ăn vào, do đó giúp giảm cân ở người béo phì).

- Giảm hấp thu lipid.

- Giảm cholesterol toàn phần trong máu (đặc biệt là giảm cholesterol xấu LDL-c) ở người rối loạn lipid máu.

- Khống chế tăng đường huyết trước và sau bữa ăn ở người có bệnh tiểu đường.

- Chống táo bón.

- Cầm máu.

- Sát trùng.

Pectin có thể dùng để trị những bệnh cụ thể như:

Tiểu đường tuýp 2 hoặc giảm béo: Uống 50ml trước bữa ăn 10 phút, ngày 3 lần. Dùng liên tục đến khi xét nghiệm máu, đường huyết trở về bình thường cho người tiểu đường. Người giảm béo, mỗi tuần cân kiểm tra một lần, khi đạt yêu cầu thì thôi dùng thuốc.

Rối loạn lipit máu, tim mạch, táo bón: Uống 50ml sau bữa ăn chính 60 phút, ngày 2 lần. Đến khi xét nghiệm mỡ máu trở về bình thường thì thôi

Cầm máu: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, rong kinh, đa kinh... cứu chữa bằng cách cho uống 20ml x 3 lần trong 60 phút đầu (mỗi lần uống cách nhau 20 phút) kết hợp với nhét bông tẩm pectin vào lỗ mũi chảy máu cam hoặc chỗ răng chảy máu.

Người không có bệnh, cũng nên uống 20 - 30ml dịch pectin mỗi ngày, có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá (đi ngoài dễ, hấp thu dưỡng chất trong thức ăn, thức uống vào cơ thể tốt).

CÁCH CHIẾT PECTIN THÔ QUANH VỎ HẠT BƯỞI

Trong gia đình, sau khi ăn bưởi ta có thể tận dụng nguồn pectin quanh vỏ hạt bưởi để làm thuốc phòng và chữa các bệnh nói trên.

Cách làm:

Hạt bưởi chọn bỏ hết hạt lép. Nếu lượng hạt nhiều thì chỉ lấy khoảng 20 hạt (để chế nước pectin dùng trong 1 ngày), số còn lại đem phơi hoặc sấy thật khô (vỏ ngoài). Ðựng trong túi PE khô sạch (hoặc trong lọ khô sạch) để dùng dần. Chú ý tránh ẩm vì dễ mốc.

Cho hạt bưởi vào cốc, rót nước sôi (còn nóng khoảng 70-800C) ngập hạt, dùng dĩa nhiều răng đánh liên tục chừng 5-6 phút rồi gạn hết nước nhầy vào một cốc riêng. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi lấy hết nước nhầy (sờ tay vào vỏ hạt thấy hết nhầy).

Tùy theo từng giống bưởi, quả bưởi, có loại nhiều pectin phải đánh hạt với nước 5-6 lần mới hết nhầy. Loại ít pectin chỉ cần làm 3 lần là được

Nếu dùng không hết bảo quản dịch pectin trong ngăn mát tủ lạnh được 2 ngày.

theo Trí Thức Trẻ


 

Chữa bệnh tiểu đường bằng loại cây mọc hoang dân dã

soha.vn - 12/06/2014 14:05

Rau bợ hay còn gọi là cỏ bợ, cỏ tần, tứ diệp thảo, điền tự thảo, dạ hợp thảo… là một loại rau dại mọc khắp nơi trên đất nước ta, tập trung nhiều ở ao, mương, hồ và đầm lầy.

Theo Đông y cỏ bợ có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn vào kinh tâm, tỳ; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc... Chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc từ rau bợ.

Bài 1:

Rau bợ 20g, lá sen non 30g tất cả nấu canh ăn hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, mát can thận, an thần hạ áp, trị sang nở, rôm sảy, mày đay, rối loạn chuyển hoá chức năng gan…

Bài 2:

Bài thuốc cho người bị bệnh tiểu đường

Cỏ bợ 30g, thiên hoa phấn 10g, hoài sơn 50g. Cỏ bợ và thiên hoa phấn sắc kỹ lọc lấy dịch chiết rồi cho hoài sơn vào nấu cháo. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, lợi vị, kích thích tuyến tuỵ tiết insulin, ức chế hấp thu đường của tế bào, đồng thời làm chậm quá trình tổng hợp, lên men và đường hóa của tế bào, giúp cơ thể ổn định đường huyết, làm giảm cảm giác thèm ăn ở người tiểu đường. Thích dụng cho những người rối loạn chuyển hoá đường, tiểu đường, ăn uống kém…

Cỏ bợ 50g, rau muống 50g tất cả đem nấu canh, dùng trong 7 - 10 ngày hoặc đến khi hết phù. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù, thích dụng trong các trường hợp phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim, phù do tỳ trợ vận kém …

Bài 3:

Cỏ bợ 100-200g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt uống liên tục 7- 10 ngày có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, cường thận, mạnh bàng quang, thông niệu đạo, bài sỏi. Thích dụng cho các trường hợp mắc sỏi thận, sỏi bàng quang và niệu quản, trị tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không thông trong viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, mẩn ngứa, mày đay, rôm sảy…

Bài 4:

Cỏ bợ  50-100g, lá sen non 30g, cỏ nhọ nồi 20g, tất cả sơ chế đem xào hoặc nấu canh ăn 5-10 ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải thử, bền vững thành mạch, chống xuất huyết. Thích dụng cho những người chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, suy tĩnh mạch chi, rong kinh, phiền nhiệt, háo khát… Ngoài ra có thể vắt lấy nước cốt uống hằng ngày.

Bài 5:

Rau bợ 30-50g, lá vông non 20g, tất cả đem nấu canh ăn 5-7 ngày, bài thuốc có tác dụng  nâng cao chính khí, an thần gây ngủ, thư giãn thần kinh, nhuận tràng. Thích dụng trong các trường hợp: suy nhược thần kinh, làm việc trí óc căng thẳng, đau đầu mất ngủ, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại…

Bài 6:

Cỏ bợ 200-300g, rau rửa sạch thái nhỏ, cua đồng 200g, đem sơ chế giã lọc lấy nước cốt. Tất cả đem nấu canh ăn hằng ngày, bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, an thần, bồi bổ cơ thể, kích thích quá trình tổng hợp, phát triển, tái tạo tế bào xương. Tốt cho những người gãy xương, loãng xương, trẻ em còi xương, chậm phát triển chiều cao, thiếu canxi, mới ốm dậy, suy nhược cơ thể…

Chú ý: Rau bợ mọc sâu dưới bùn đất nên khi thu hái chỉ lấy phần thân và lá non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng cho bớt đi vị tanh của bùn. Hơn nữa do rau có tính hàn nên những người tỳ, vị hư nhược hay tỳ thận dương hư có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, ăn uống tích trệ, ậm ạch khó tiêu, chân tay lạnh không nên dùng.

theo Sức khỏe Đời sống

 
 
 

Me rừng - thuốc trị tiểu đường

soha.vn - 21/03/2014 10:00

Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae)

Đông y cho rằng quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm…

Cây thường mọc ở chỗ sáng, chiều cao thông thường từ 5 – 7m, có khi hơn. Lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dãy, trông như lá kép lông chim. Ra hoa vào tháng 4 – 5 hằng năm; hoa nhỏ màu vàng mọc thành tán ở nách. Quả thịt, hình cầu to bằng quả táo ta và có khía rất mờ.

Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ (Fructus, Folium, Cortex et Radix Phyllanthi Emblicae). Quả thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi hay phơi khô để dành sử dụng dần. Lá thu hái vào mùa hè thu; vỏ và rễ thu hoạch quanh năm, có thể sử dụng tươi hay sấy khô để dùng dần.

Theo đông y cho rằng quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm… Ở Ấn Độ cũng sử dụng nó làm thuốc mát, lợi tiểu, nhuận tràng.

Còn lá me rừng có vị cay, tính bình, tác dụng lợi tiểu. Rễ cây có vị đắng chát, tính bình với tác dụng thu liễm, hạ huyết áp. Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm. Hoa me rừng công dụng làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng. Ngoài ra ở Ấn Độ còn thấy người ta sử dụng quả me rừng khô để trị xuất huyết, ỉa chảy và lỵ hoặc phối hợp với sắt để trị thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu.

Trong đông y cũng được sử dụng đơn độc hay phối hợp như lấy quả me rừng dùng trong trị cảm mạo phát sốt, đau họng, đau răng, chảy máu chân răng, lợi, miệng khô phiền khát, tiểu đường, thiếu vitamine C.

Dùng rễ cây me rừng làm thuốc trị huyết áp cao, đau thượng vị, viêm ruột, lao hạch và cả bệnh bạch huyết. Còn lá me rừng dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm da mẩn ngứa, eczema hay dùng ngoài lấy lá nấu nước tắm rửa phòng trị bệnh ngoài da.

Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin nêu vài phương thuốc chữa trị các bệnh chứng tiêu biểu.

* Chữa cảm mạo phát sốt: Quả me rừng 10 – 30g, sắc lấy nước uống, chia làm nhiều lần.

* Chữa trị huyết áp cao: Rễ cây me rừng 15 – 30g, sắc lấy nước uống trong ngày.

* Làm lợi tiểu: Lấy 10 – 20g vỏ thân cây me rừng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10 – 20g lá me rừng sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
 
* Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 – 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày. Hoặc lấy 15 – 20 quả me rừng nấu sôi, sau ướp muối ăn hằng ngày.
 
* Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.

* Chữa rắn cắn (chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu): Lấy vỏ cây me rừng giã pha chút nước ép lấy nước cốt uống còn bã đắp nơi rắn cắn, lấy dây hoặc băng dính băng giữ cho khỏi bị rơi.

* Chữa phù thũng, Eczema, viêm da, mẩn ngứa: Quả me rừng 10 – 30g, rễ, vỏ me rừng 15 – 30g, lá me rừng 10 – 20g, sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Kết hợp dùng ngoài cần lấy một lượng lá me rừng vừa đủ nấu sôi dùng nước tắm rửa hàng ngày.

theo Nông nghiệp Việt Nam

 

 

Bài thuốc quý chữa khỏi bệnh tiểu đường từ cây cỏ ngọt và cỏ đắng

soha.vn - 08/03/2014 10:00

Cây cỏ đắng (giảo cổ lam) - một trong hai vị thuốc chính làm nên bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả không ngờ của ông Quyết.

Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã được chữa khỏi chỉ bằng 2 loại cây rừng có tên là cỏ ngọt và cỏ đắng. Đây chính là bài thuốc Nam gia truyền 4 đời của ông Đỗ Chí Quyết ở Hòa Bình.

Từ lâu, người dân ở vùng núi cao thuộc thôn Sơn Phú, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã quen thuộc với hình ảnh người đàn ông trạc tuổi ngũ tuần nai nịt gọn gàng, đeo gùi lên lưng vào rừng tìm cây thuốc để làm nguyên liệu chữa bệnh.

Ông tên Đỗ Chí Quyết, 56 tuổi, truyền nhân đời thứ 4 của gia đình chuyên chữa bệnh bằng thuốc Nam, được Sở Y tế Hòa Bình cấp phép hoạt động. Là một thầy thuốc tận tụy, ông đã chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh tiểu đường chỉ bằng 2 loại cây rừng có tên là cỏ ngọt và cỏ đắng.

Bài thuốc quý chữa khỏi bệnh tiểu đường từ cây cỏ ngọt và cỏ đắng 1

Ông Quyết đang ngồi nghiên cứu cuốn sách y học về các loại cây dược liệu quý được một người bạn trong bệnh viên gửi tặng. Ảnh TG

Bài thuốc Nam 4 đời

Mở cửa cho chúng tôi là một người đàn ông có vẻ ngoài đức độ, mái tóc đã ngả màu hoa râm. Cùng lời nói từ tốn, mến khách, ông mời chúng tôi vào nhà. Khi biết chúng tôi là phóng viên đến tìm hiểu về tài năng cũng như bài thuốc nức tiếng của mình, ông tỏ ra vô cùng hào hứng.

Ông Quyết không hề giấu diếm bài thuốc gia truyền mà kể với giọng đầy hãnh diện: "Kể từ đời cụ, gia đình tôi đã trải qua 4 đời làm nghề thuốc Nam. Gia đình tôi luôn tâm niệm một điều là chữa bệnh, cứu người để tu nhân tích đức cho con, cho cháu chứ không phải vì mục đích kinh doanh lợi nhuận". Sinh ra trong một gia đình có ba anh em, ông Quyết là người duy nhất có chí hướng nối nghiệp bốc thuốc. Trong khi đó, người anh cả đi theo nghiệp quân binh, rồi làm việc trong quân đội. Người anh thứ hai lại có duyên với nghề "gõ đầu trẻ". Thành thử, chỉ ông Quyết là say nghề, theo học và gìn giữ nghề thuốc gia truyền đến tận bây giờ.

Ông Quyết kể: "Nhớ ngày bố tôi còn sống, tôi lên 9 tuổi, ông cụ đã cho đi cùng vào rừng lấy thuốc. Vậy nên, tôi biết những loại lá cây làm thuốc chữa bệnh tiểu đường từ đó. Lớn lên, tôi được giao làm các công việc hái, rửa lá, cắt, phơi khô. Do được tiếp xúc và học từ nhỏ nên tôi nhanh chóng nắm được các vị, các bài thuốc và trở thành một "cánh tay" đắc lực giúp việc cho gia đình. Tuy nhiên, đến tận ngày chuẩn bị qua đời, ông cụ mới truyền lại nghề cho tôi".

Ông tự hào nói thêm: "Thực ra, gia đình tôi chỉ tập trung nghiên cứu và chữa các loại bệnh chính là gan, thấp khớp, và công hiệu nhất vẫn là bệnh tiểu đường. Bố tôi khi sinh thời cũng từng chữa trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân tiểu đường".
 
Hơn 40 năm làm thuốc chữa bệnh, ông Quyết không thể nhớ hết có bao nhiêu ca bệnh đã được ông chữa trị. Ông chỉ biết có người ở Bắc Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, cũng có người ở Nam Định, Quảng Ninh,và có cả bệnh nhân bay ra từ TP. HCM. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân vẫn là bà con quanh vùng, vốn đã nhiều năm biết đến danh tiếng của ông lang Quyết.

Đáng chú ý, cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại. Những người bệnh hoặc người nhà của họ không ngại gọi tới ông để thông báo ngày giờ lấy thuốc, cũng như nhờ tư vấn bệnh tình. Ông Quyết còn nhiệt tình gửi thuốc qua đường bưu điện cho bệnh nhân nếu họ không có điều kiện lấy thuốc trực tiếp. Tiếng lành đồn xa, số người tìm đến nhà ông Quyết ngày càng nhiều.

Phương thuốc đặc trị bệnh tiểu đường

Bài thuốc quý chữa khỏi bệnh tiểu đường từ cây cỏ ngọt và cỏ đắng 2

Ông Quyết đang lấy hai vị thuốc là cỏ ngọt và cỏ đắng trong bài thuốc gia truyền của gia đình cho phóng viên xem. Ảnh TG

Theo lời ông Quyết, việc chữa bệnh bằng cây thuốc Nam không giống như bốc thuốc Bắc hay thuốc tân dược: "Người chữa bệnh bằng thuốc Nam thường chữa cả bằng tâm linh và bằng cây thuốc". Ông giải thích, thời gian trước đây khi tìm hiểu về các bài thuốc quý của đồng bào vùng cao, các thầy lang thường thờ thần rừng, thần cây, thần núi... để người bốc thuốc lấy được đúng cây thuốc chữa cho khỏi cái bệnh. Theo cách gọi của y học hiện đại, đây chính là "liệu pháp tâm lý" giúp cho bệnh nhân có niềm tin vào thầy thuốc và phương pháp trị bệnh. Người bệnh cảm thấy an tâm là bệnh tật tự nhiên sẽ được đẩy lui một phần.

"Từ nhỏ, tôi đã được sống cùng đồng bào dân tộc Dao trên vùng cao Đà Bắc, lại thêm việc theo cha đi hái thuốc từ nhỏ, tôi đã học hỏi nhiều kinh nghiệm từ đồng bào trong việc sử dụng các cây dược liệu trên rừng để chữa trị những bệnh thông thường", ông Quyết thổ lộ. Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết ông Quyết còn có 20 năm làm việc tại khoa Đông y thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Điều đó đã khiến tên tuổi của ông Quyết càng uy tín hơn.

Ông Quyết cho biết: "Bệnh tiểu đường không phải bệnh nan y nhưng lại gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho người bệnh". Từ 4 đời nay, thuốc gia truyền của gia đình ông đặc trị bệnh tiểu đường. Bài thuốc gồm hai thành phần chính từ cây rừng, gồm cây cỏ ngọt và cây cỏ đắng. Cây cỏ đắng còn có tên gọi khác là cây giảo cổ lam.

Công dụng của hai loại thảo dược này rất kì diệu. Cây cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, giảm đau đầu, cân bằng huyết áp... Cây cỏ đắng có tác dụng hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Sự kết hợp của hai loại cỏ rừng này đã hình thành bài thuốc "thần dược" điều trị bệnh tiểu đường.

Những cây thuốc này trước kia ở rừng rất nhiều, nhưng thời gian gần đây ngày càng khan hiếm. Việc thu gom cây thuốc trở nên rất khó khăn. "Mọi người trong gia đình tôi phải tự lên rừng kiếm. Ngoài ra, chúng tôi phải thuê người dân trên bản đi lùng tìm và mua lại. Đặc biệt, gia đình tôi còn tiến hành đầu tư các vườn chuyên trồng những cây thuốc quý này. Tuy nhiên, đa phần những cây thuốc quý này khó trồng, khó sống và chi phí đầu tư khá tốn kém", ông Quyết cho biết.

Ông cũng tiết lộ về cách dùng của phương thuốc chữa tiểu đường từ hai loại cỏ ngọt và cỏ đắng. "Cây thuốc cần được rửa sạch, phơi khô, chế biến sau đó đóng gói cẩn thận. Người bệnh chỉ việc mang thuốc về sắc uống thay nước. Mỗi cân thuốc có giá 400.000 đồng. Thông thường mỗi người bệnh chỉ cần dùng tới 3 cân thuốc là bệnh tình đã thuyên giảm và có chuyển biến rõ rệt. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm", ông Quyết chia sẻ.

"Thực sự bài thuốc gia truyền của gia đình tôi chỉ từ loại cỏ rừng mà người dân địa phương vẫn hay sử dụng. 2 loại cỏ ngọt và cỏ đắng thường được người dân nơi đây lấy về phơi khô để trên gác bếp nhà sàn rồi đun nước uống thay trà. Thế nhưng, không ai biết rằng hai loại cây đó kết hợp với nhau lại trở thành một bài thuốc quý", ông Quyết tâm sự thêm. Như vậy, bài thuốc gia truyền chữa bệnh tiểu đường có nguyên liệu không gì khác ngoài chính những dược liệu quý của núi rừng Tây Bắc.

Bài thuốc quý chữa khỏi bệnh tiểu đường từ cây cỏ ngọt và cỏ đắng 3

Những bằng khen, giấy khen ông Quyết được bộ y tế khen thưởng. Ảnh TG

Trong khi đến nhà ông Quyết, chúng tôi đã gặp được ông Bùi Văn Kho, 53 tuổi, trú tại bản Mực (Tiền Phong, Đà Bắc, Hòa Bình). Ông chính là người đã chữa khỏi bệnh tiểu đường nhờ bài thuốc gia truyền của ông Quyết. Ông Kho vui vẻ chia sẻ với chúng tôi: "Mừng quá cô chú ạ. Tôi bị tiểu đường 2 năm nay rồi. Nghe mọi người giới thiệu, tôi tìm đến nhà thầy lang Quyết, uống thuốc theo đúng chỉ dẫn thì khỏi bệnh. Thuốc mát, ngọt nên rất dễ uống. Hiện tôi vẫn lấy thuốc về uống thay nước".

Ông Trương Văn Nho – Trạm trưởng Trạm y tế xã Cao Sơn cho biết: Đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thực sự nào về 2 loại cây cỏ ngọt và cỏ đắng. Nhưng tôi tin rằng hai loại cây này có thể chữa được nhiều bệnh và chúng ta nên tìm hiểu sâu, kỹ hơn về công dụng của nó. Trước mắt, tôi thấy sự kết hợp của 2 loại dược liệu cỏ ngọt và cỏ đắng trong bài thuốc gia truyền của ông Đỗ Chí Quyết đã giúp chữa bệnh tiểu đường rất tốt. Bài thuốc giúp chống lại những khắc nghiệt nơi "rừng thiêng nước độc". Phương thuốc gia truyền của gia đình ông Quyết là một phương thuốc hiệu quả, dễ sử dụng và rất tiết kiệm cho người bệnh".

Chia sẻ về quá trình đầu tư cho vườn cây thuốc chữa bệnh, ông Quyết hóm hỉnh nói: "Thực sự, nếu không đầu tư vào việc trồng cây thuốc quý thì tiền bạc đối với gia đình tôi sẽ rủng rỉnh lắm. Số tiền "đổ" vào trồng thuốc đủ để tôi xây căn nhà 5 tầng, cộng thêm mua được 2 chiếc ô tô con. Thế mà cả vườn thuốc hỏng cả, nhưng tôi vẫn chưa chịu thua đâu. Tôi đang chuẩn bị ươm mầm cho vườn cây thuốc mới. Nếu phụ thuộc vào nguồn cây trên rừng, thì có lẽ, những nguyên liệu cho bài thuốc gia truyền của gia đình tôi chẳng mấy mà cạn kiệt".

theo Gia đình và xã hội

 

 

9 loại rau chữa bệnh tiểu đường cho hiệu quả bất ngờ

soha.vn - 18/03/2014 20:00

Chúng ta hãy tự học cách ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường một cách tốt nhất để tránh bị những tai biến nghiêm trọng.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm bởi những hệ lụy đáng tiếc do căn bệnh này gây nên, nếu như người bệnh không tự biết điều chỉnh đường huyết của mình ở mức ổn định cho phép. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ còn cách học sống chung hòa bình với chúng.

Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình, đặc biệt là cho người bị tiểu đường. Rau xanh nguồn thực phẩm bổ dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe, rau không chứa nhiều calo mà lại giàu chất xơ.

Ăn rau nhiều hơn những thực phẩm khác đồng nghĩa với việc giảm được lượng carb (tinh bột và đường, một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết) và giảm được lượng chất béo bão hòa (thủ phạm gây ra tình trạng đề kháng insulin). Rau quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ.

Vậy loại rau nào tốt cho sức khỏe của người bị bệnh tiểu đường?

Bông cải xanh: Bông cải xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Bông cải xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.

9 loại rau chữa bệnh tiểu đường cho hiệu quả bất ngờ 1

Bí ngô: Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và chữa trị được bệnh tiểu đường.

Rau dền: Rau dền rất thích hợp với người tiểu đường, kèm theo táo bón vì rau dền giàu Magiê - là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.

Dưa chuột: Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nước ép dưa chuột chứa loại hormone cần thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.

9 loại rau chữa bệnh tiểu đường cho hiệu quả bất ngờ 2

Đậu: Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn kiêng, nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Chính vì vậy mà đậu làm ổn định được lượng đường trong máu.

Măng tây: Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì măng tây có khả năng giữ lượng đường trong máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể hấp thụ glucose.

Cà rốt: Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tố.

9 loại rau chữa bệnh tiểu đường cho hiệu quả bất ngờ 3

Hành tây: Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.

Mướp đắng: Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do - một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường.

9 loại rau chữa bệnh tiểu đường cho hiệu quả bất ngờ 4

Những loại rau người bị bệnh tiểu đường cần phải tránh:

Người bệnh tiểu đường cần tránh hoặc hạn chế sử dụng một số rau quả có hàm lượng carbohydrate cao có thể gây tăng đường máu như: khoai tây, khoai lang, khoai từ, khoai mỡ,… hay một số cây họ đậu tuy không có vị ngọt nhưng có chứa khá nhiều tinh bột cũng là những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên hạn chế.

Cách trị bệnh tiểu đường tự nhiên

Trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc là một cách trị liệu tự nhiên bằng chế độ ăn uống và vận động hợp lý sẽ nhanh chóng giúp người bệnh ổn định đường huyết để phòng ngừa biến chứng.

Chế độ ăn uống: Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin. Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn. Nên ăn nhạt khi có tăng huyết áp. Nên ăn đúng bữa có thể ăn thêm 1 – 2 bữa phụ.

Vận động hợp lý: Bên cạnh cách trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống thì người bệnh đồng thời phải thực hiện chế độ vận động hợp lý để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa sự xuất hiện của các biến chứng.

Thể dục liệu pháp là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức.

Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.

theo Vnmedia

 

 

Bí ngô: Bài thuốc kỳ diệu cho người mắc bệnh tiểu đường

soha.vn - 11/06/2014 14:56

Bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường.

Nói tới bí ngô, nhiều người cho rằng đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đường tinh bột và nên tránh đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Nhưng đây chỉ là lời "phỏng đoán" mơ hồ và thiếu kiến thức về loại thực phẩm này. Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho bệnh tiểu đường.

Dưới đây là một số nguyên nhân tại sao bí ngô hoàn toàn "vô hại" đối với bệnh nhân tiểu đường:

- Chỉ số đường huyết trong thực phẩm (chỉ số GI): Đây là một chỉ số dùng để đo mức độ đường chứa trong mỗi loại thực phẩm có tác dụng làm tăng mức độ đường trong máu của bạn. Những loại thực phẩm có chỉ số GI cao như: khoai tây, khoai lang, gạo…, đây là những loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn. Mặc dù bí ngô chứa nhiều tinh bột, nhưng chỉ số đường huyết của nó rất thấp.

- Bí ngô giúp hồi phục tuyến tụy: Như chúng ta đã biết, tuyến tụy cơ quan sản sinh ra insulin, và bạn có nguy cơ mắc tiểu đường nếu quá trình này bị rối loạn.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng chữa khỏi bệnh tiểu đường.

- Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường: Bí ngô có tác dụng làm hạ độ đường huyết trong máu của bạn, vì vậy giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bí ngô còn có tác dụng ngăn ngừa khả năng phát triển thành mãn tính của những người đã bị bệnh tiểu đường. Do đó, đây quả thực là một "bài thuốc" dân gian hữu ích đối với những bệnh nhân tiểu đường.

Bí ngô là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Bí ngô là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Tuy nhiên, không phải tất cả những món ăn được chế biến từ bí ngô đều tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Chẳng hạn như, bánh bí ngô hoàn toàn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng mứt bí ngô thì không.

Do đó, nếu bạn là một bệnh nhân tiểu đường và mong muốn "bài thuốc" dân gian này sẽ có thể hạn chế sự phát triển của bệnh, xa hơn là giúp bạn chữa khỏi căn bệnh này, bạn cần lưu ý một số điểm trong cách chế biến bí ngô như sau:
 
- Sử dụng kèm những loại gia vị có lợi cho bệnh nhân tiểu đường: Nếu là bánh bí ngô, bạn có thể thêm vào đó quế hoặc hạt nhục đậu khấu. Và hãy nhớ, đừng bỏ thêm ớt bột vào, nếu bạn không muốn bài thuốc này hoàn toàn mất tác dụng.
 
- Không nấu với đường: Bí ngô được coi là thực phẩm thay thể đường đối với những bệnh nhân tiểu đường. Vì thể, hãy luôn luôn nhớ, đừng bao giờ cho đường vào các món ăn được chế biến từ bí ngô.
 
- Không nấu với dầu ăn: Nếu sử dụng dầu ăn để rán hoặc xào bí ngô có nghĩa là bạn đang làm giảm những dưỡng chất của chúng. Vì vậy, thay vào rán hoặc xào bí ngô, bạn nên chế biến chúng theo phương pháp nướng hoặc hấp.

theo AFamily

 

 

Bài thuốc cực hay chữa bệnh tiểu đường từ dưa hấu

soha.vn - 07/05/2014 19:30

Ngoài giá trị dinh dưỡng và giải khát, dưa hấu còn là một vị thuốc hay, chữa được nhiều bệnh.

Trong những ngày hè nóng nực, dưa hấu là loại quả ngon, một thứ giải khát quý, vị ngọt mát, mùi thơm nhẹ, ăn xong thấy đỡ khát và khoẻ người.

Trong các sách thuốc cổ, dưa hấu được dùng làm thuốc chữa cảm nắng, say nắng, giải khát, tiêu phiền, chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, nhức đầu... Trong dân gian, thịt quả và vỏ dưa hấu đều được dùng làm thuốc.

Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng từ dưa hấu.

Chữa cảm sốt, nhức đầu, hoa mắt, ra nhiều mồ hôi: Lấy 20g vỏ dưa hấu, 20g kim ngân hoa, 10g lá tre, sắc với 500ml nước, còn 300ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa tiêu chảy: Lấy 20g vỏ dưa hấu khô, sắc với 500ml nước, còn 250ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa cảm nắng, say nắng, lưỡi khô, phiền khát hoặc tinh thần mê sảng, nói lảm nhảm: Chọn loại dưa hấu ngon, to quả, bổ ra ép lấy nước cho người bệnh uống từ từ ít một.

Chữa tiểu đường: Vỏ dưa hấu, vỏ bí xanh, mỗi thứ 30g, sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 lần như trên.

Nghiên cứu về thành phần hoá học, trong 100g dưa hấu có 95,5% nước, 1,2% protit, 2,5% gluxit, 0,5% xenluloza, các muối khoáng canxi, photpho, sắt, các vitamin B1, B2, PP, C, caroten... Đặc biệt, dưa hấu còn chứa nhiều axit folic là một trong các yếu tố quan trọng cần thiết trong quá trình tạo máu. Chỉ cần ăn 200g dưa hấu là đủ nhu cầu axit folic trong ngày.

 

theo Gia đình và xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét