soha.vn - 01/03/2014 10:29
Ở những người hay uống rượu, rượu tích tụ lâu ngày trong cơ thể thành những chất độc. Chị em có thể giúp ông xã giải chất độc này bằng bài thuốc từ đậu đen.
Ðậu đen là loại thực phẩm được ưa dùng trong nhân dân vì giá trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Bộ phận dùng làm thuốc là hạt có vỏ đen, nhân trắng hoặc xanh (đậu đen xanh lòng).
Theo Y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng bổ huyết, bổ can thận; giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu. Ðậu đen có công năng chữa bệnh nhiệt đối với người ở xứ nhiệt đới, nhất là khi trời nắng nóng.
Vào mùa hè, chè đậu đen là đồ giải khát được ưa thích, khi nấu chè cho thêm vài hạt muối sẽ giúp cơ thể cân bằng điện giải do ra mồ hôi nhiều mất nước...
Một số bài thuốc thanh nhiệt, giải độc từ đậu đen:
Chữa đái dắt: Đậu đen 15g, hạt sen 15g, rau má, hạt mã đề vừa đủ, tất cả đem sắc đặc uống thay nước chè. Hoặc đậu đen 20g, bông sứ 15g. Hai thứ sao qua, đổ ngập nước, sắc cạn còn một nửa thì uống. Uống 5-7 ngày.
Chữa đau nhức ở các khớp xương hoặc ngộ độc rượu lâu ngày:
Lấy một quả dừa xiêm loại bánh tẻ vạt đầu, rồi bỏ 20g đậu đen đã rửa sạch vào quả dừa, đậy nắp dừa lại sau đó đem chưng cách thủy khoảng 3 - 4 giờ cho đậu nhừ rồi đem ra uống nước, ăn cái, mỗi tháng chỉ cần ăn 1 - 2 lần là đủ.
Cháo thanh nhiệt giải độc dùng trong mùa nóng: Đậu đen 50g, lá sen 1 lá, gạo tẻ 50g. Cách chế biến: Lá sen lấy loại lá bánh tẻ, loại bỏ tạp chất thái nhỏ đem sắc 15 - 20 phút, lọc lấy nước bỏ bã. Gạo tẻ và đậu đen loại tỏ tạp chất, vo qua, cho vào nồi rồi cho nước sắc lá sen vào thêm nước cho đủ, đem ninh nhừ thành cháo. Nêm gia vị vừa đủ bắc ra ăn nguội trong ngày.
Có thể ăn thường xuyên trong mùa hè. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, trừ thử (giải nắng nóng) an thần, hạ áp, bổ ngũ tạng, bù tân dịch (điện giải). Thích hợp cho tất cả mọi lứa tuổi, nhất là với người phải làm việc trong môi trường nắng nóng, người háo khát, người can thận âm hư gồm: Tăng huyết áp, phụ nữ tiền mãn kinh, rôm sảy, ban ngứa, suy nhược cơ thể...
theo Sức khỏe Đời sống
2 bài thuốc kỳ diệu từ đậu đen áp dụng được cho tất cả mọi người
soha.vn - 05/06/2014 08:11
(Soha.vn) - Đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt đến già vẫn đọc được chữ.
Có hai loại đậu đen là loại vỏ đen ruột trắng và loại vỏ đen ruột xanh gọi là đậu đen xanh lòng được sử dụng làm thuốc nhiều hơn.
Loại đậu này nhiều sách cổ Trung Hoa có viết: Ngoài bông cúc ra, đậu đen là loại thực phẩm dưỡng sinh tốt nhất để bổ mắt đến già vẫn đọc được chữ; hay sách Đông y đời Mãn Thanh ghi đậu đen tính hàn, vị cam (ngọt), sắc đen, chứa nước, hình dáng giống quả thận, nên có khả năng làm sáng mắt, lợi thủy, bổ thận, nhuận tâm, giải nhiệt, khu phong, hoạt huyết, giải độc, giảm đau, trừ chứng sưng phù. Dùng đậu đen giã nát hay đâm vụn, đắp lên chỗ sưng đau sẽ chóng lành. Hay ăn đậu đen thường xuyên phòng được chứng ban trái.
Còn sách "Bản thảo bị yếu" viết: Đậu đen có đặc tính làm cho người già mắt yếu được sáng trở lại; có công hiệu bổ thận và điều hòa hệ thống tim mạch. Nhờ sử dụng đậu đen thường xuyên mà có cụ già trên 80 tuổi vẫn không phải đeo kính lão, lên xuống cầu thang không biết mệt, viết tay không run. Táo bón nhờ đậu đen làm nhuận tràng, đại tiện trở lại bình thường…
Sách "Thọ thân dưỡng lão tân thư" viết: Lý Mỗ tiên sinh mỗi sáng thức dậy nuốt 27 hạt đậu đen tròn; đến nay đã già nhưng mắt vẫn tỏ, tai vẫn thính như tuổi thanh xuân. Sách "Dưỡng lão càn thư" của Huy Thân viết: "Mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng, suốt đời sáng mắt, thính tai, đen tóc, tiêu mụn nhọt"...
Sau đây xin giới thiệu vài phương thuốc trị bệnh từ đậu đen xanh lòng để tham khảo và áp dụng. Hy vọng sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.
Phương thuốc cho người lớn:
* Dùng đậu đen xanh lòng: Theo sách "Lãnh Hải Y Thoại" của La Đình Phổ đời Thanh Trung Quốc có ghi khí của đậu đen xanh lòng làm minh mục (sáng mắt), bổ thận, tim, gan, thính tai, đen tóc, mạnh gân cốt, nhuận trường, không táo bón rối loạn, giải độc, tiêu thủy, thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không đau vặt.
Nguyên liệu: 49 hạt đậu đen xanh lòng (không mọt, hạt mẩy đều, nếu được loại mới càng tốt).
Cách làm và sử dụng: Đếm đủ 49 hạt (không được thừa thiếu), sau rửa sạch bằng nước sôi để nguội. Cho 49 hạt đậu đen xanh lòng vào ly sạch, cho nước sôi nguội vào vừa đủ ngập, (nếu không mắc các chứng kiêng muối mặn như cao huyết áp, phù… thì có thể cho cùng vài hạt muối ăn vào trong ly có đậu đen rồi đổ nước vào đậy kín không sợ bụi bặm, côn trùng bay vào…) để vài tiếng hoặc qua đêm. Sáng mai thức dậy, đánh răng rửa mặt xong là uống hết 49 hạt đậu ngâm này cùng nước ngâm đậu.
Nếu không đủ nước chiêu đậu có thể uống bằng nước lọc (nhớ khi nuốt đậu đen xanh lòng này không được nhai vỡ ra, cũng không được giã, tán mà nuốt chửng như uống thuốc, nếu nhai là không đạt). Sau 30 phút (là thời gian tối thiểu) mới được ăn điểm tâm. Trong suốt thời gian dùng thuốc đậu đen này không phải kiêng cữ bất cứ gì. Ai cũng uống được kể cả già trẻ. Có thể uống không thời hạn; tuy nhiên thời gian uống ít nhất cũng phải hàng tháng mới hiệu nghiệm. Phương này có thể sử dụng cho cả người mắc bệnh tiểu đường.
Liều sử dụng cho trẻ:
Đậu đen xanh lòng ngâm nước lọc qua đêm sáng uống. (Lưu ý cho trẻ uống cần cẩn thận không dễ bị lạc vào đường khí quản; do vậy cần chia làm nhiều lần uống và cũng sau 30 phút mới được ăn sáng và đừng ngâm quá lâu đậu sẽ bị lên men là không đạt).
Trẻ 3 – 10 tuổi ngày uống 7 hạt.
Trẻ 11 – 16 tuổi uống 21 hạt/ngày.
Trẻ 17 trở lên uống 49 hạt/ngày như người lớn.
Các phương trị liệu khác từ đậu đen:
*Chữa đau bụng dữ dội: Đậu đen 50g sao cháy hoặc sắc với rượu uống. Cũng có thể sắc với nước sau pha chút rượu vào uống cũng được.
*Chữa lưng sườn bỗng dưng đau nhói: Đậu đen 200g, sao vàng ngâm rượu uống.
*Chữa trúng phong cấm khẩu không nói được, tâm phiền hoảng hốt, tay chân không cử động được, hoặc đau bụng đầy hơi, hay ngất rồi tỉnh lại (dùng hỗ trợ hay trong điều kiện không có cơ sở y tế): Dùng đậu đen lớn hạt nấu bỏ bã lấy nước cô thành cao mà ngậm. Sử dụng lâu ngày mới có công hiệu.
*Chữa ngộ độc rau quả: Đậu đen tán nhỏ ngâm rượu vắt lấy nửa thăng (tức 0,5 lít) nước cốt, chia ra uống trong ngày.
*Chữa say rượu bất tỉnh: Đậu đen 1 thăng (1.000g) sắc lấy nước chia ra uống nhiều lần cho nôn ra thì khỏi.
*Chữa trúng hàn: Đậu đen sao cháy, đang lúc còn nóng đổ rượu vào uống xong thì trùm mền vào cho ra mồ hôi thì khỏi.
*Chữa thượng tiêu hỏa bức, khạc ra máu hay ứ máu buồn phiền, khô ráo, khát nước: Đậu đen 1 vốc, tử tô 2 cành, ô mai 2 quả, nước 3 bát, sắc lấy 6 phần nước, giã gừng sống vắt lấy 1 chén nước hòa vào rồi chia ra uống dần sau bữa ăn.
*Chữa trĩ ra máu (trường phong hạ huyết): Đậu đen xanh lòng, lấy bồ kết sắc lấy nước rổi tẩm vào đậu đen một chốc, sau đem đậu sao vàng, xát bỏ vỏ ngoài, tán nhỏ, lấy nước mỡ lợn trộn lẫn viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30 viên chiêu với nước gạo Tần mễ rất công dụng.
*Chữa phù thũng nằm ngồi không yên: Đậu đen 1 thăng (1.000g), nước 5 thăng (tức 5 lít), nấu còn 3 thăng (tức 3 lít), lại chế vào 5 thăng rượu (5 lít), xong nấu tiếp cạn còn 3 thăng (3 lít), chia ra làm 3 lần, uống lúc còn nóng cho đến khi khỏi mới thôi.
*Chữa bụng trướng do ăn cá độc: Đậu đen sắc lấy nước uống khi còn ấm.
*Chữa đau đầu: Đậu đen 3 phần sao hơi có khói và cho vào 5 phần rượu ngâm trong 7 ngày, đậy kín sau đưa ra uống hết.
*Chữa mất ngủ: Đậu đen nấu nóng rồi cho vào một vỏ gối đen mà gối đầu, khi nguội lại thay đậu đen nóng khác.
*Kinh trị âm chứng bí phương: Lấy lượng đậu đen vừa phải, sao già rồi đổ rượu vào, đậy kín cho khỏi bay mất hơi, chờ nguội uống rất hay.
*Chữa chứng đái tháo đường: Chọn một trong hai phương pháp sau:
- Đậu đen tán nhỏ, dồn vào một cái túi mật bò, phơi trong bóng râm (âm can) 100 ngày sau tán làm thành viên to chừng 2g. Mỗi ngày uống 1 viên, uống hết thuốc là bệnh khỏi.
- Đậu đen, thiên hoa phấn hai vị có lượng như nhau, tán nhỏ trộn hồ làm viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 70 viên, lấy đậu đen sắc lấy nước làm thang uống thuốc, ngày uống 2 lần, rất công hiệu. Phương này có tác dụng hay với chứng tiêu khát do thận hư.
*Chữa tiêu chảy hoắc loạn: Đậu đen 1 vốc nghiền sống rồi hòa với nước uống.
theo Nông nghiệp Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét