soha.vn - Tuyết Anh (T.H) | 16/04/2015 08:15
Nghiện thuốc lá không chỉ khiến phổi và hệ hô hấp của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà nó còn có thể gây ra căn bệnh khủng khiếp khiến tay chân bị "cháy thành than".
Những trường hợp tay, chân bị "cháy thành than" do thuốc lá
Trường hợp anh Cill Ha Toàn (40 tuổi, người dân tộc Chil) ở Lâm Đồng phải cắt bỏ hai chân vì bị hoại tử. Nguyên nhân được các bác sĩ trực tiếp chẩn đoán bệnh của anh là do nghiện thuốc lá.
Được biết anh Ha Toàn đã hút thuốc lá trong vòng 32 năm, mỗi ngày anh hút 1 hoặc hơn 1 bao thuốc lá.
Anh Lưu Minh Hán, 26 tuổi ở Phú Xuyên (Hà Nội) với cường độ hút từ 1-1,5 bao thuốc mỗi ngày trong vòng 8 năm. Anh cũng đã phải cắt cụt 3 ngón chân của mình vì chúng bị "cháy thành than".
Anh Nguyễn Văn Toán ở Vĩnh Phúc đã hút thuốc lá 14 năm. Hiện tại anh cũng đang lâm vào tình trạng nguy hiểm khi các ngón chân bị hoại tử và cụt dần, tay cũng đang có hiện tượng hoại tử như chân.
Hai chân bị "cháy thành than" do hút thuốc lá
Khiến tay chân "cháy thành than" rốt cuộc là căn bệnh gì?
Căn bệnh khiến nhiều người, chủ yếu là nam giới mắc phải này được xác định là viêm tắc động mạch chi.
Bệnh do cục máu đông trong lòng mạch máu, gây viêm, hủy hoại mô khiến cơ xương ở các đầu chi nhiễm khuẩn và hoại tử.
Nguyên nhân của bệnh viêm tắc động mạch chi
Viêm tắc động mạch chi được xác định chủ yếu là do nghiện thuốc lá (như các trường hợp nêu trên), bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu, huyết áp tăng, béo phì, lười vận động gây ra.
Dấu hiệu nhận biết viêm tắc động mạch chi
Dấu hiệu của viêm tắc động mạch chi thường bị hiểu nhầm, thậm chí lá chẩn đoán nhầm thành các bệnh về cơ xương khớp, thần kinh ngoại vi,…hay mệt mỏi cơ xương do vận động hay làm việc quá sức.
Tuy nhiên, đó hẳn là một sai lầm đáng tiếc và bạn có thể nghĩ đến căn bệnh viêm tắc động mạch chi này khi có những dấu hiệu sau:
Đau mỏi cơ bắp
Khi đi bộ bạn thường thấy cơ bắp chân, đùi hay mông của mình bị đi bộ, buộc bạn phải dừng lại nhưng lại không có khả năng đi tiếp được nữa.
Hiện tượng này thường lặp lại trong một khoảng cách nhất định khi bạn đi bộ. Nếu khoảng cách ngăn dần, chứng tỏ bệnh đang có sự chuyển biến xấu.
Khi bệnh nặng thậm chí bạn có thể mệt mỏi, đau nhức bàn chân, các đốt ngón chân khi nghỉ ngơi, thậm chí là khi ngủ.
Da tay, chân tái và lạnh
Khi ở giai đoạn sớm thì hiện tượng này thường khó phát hiện và hay bị bỏ qua. Nhưng khi có hiện tượng bị hoại tử thì kèm theo sự đau đớn vô cùng (thuốc giảm đau khi đó là vô hiệu) thì bạn sẽ nhận thấy vùng da ở bàn chân, bàn tay, và các đốt tái và lạnh.
Không phải cắt cụt tay chân nếu phát hiện sớm
TS Lê Văn Trường, Trưởng khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch BV TƯ Quân đội 108 cho biết, đây là căn bệnh khá nguy hiểm nếu bệnh nhân đến viện quá trễ do bệnh nhân chủ quan và thiếu hiểu biết.
Tuy nhiên, nếu sớm phát hiện và quan tâm đến sức khỏe của mình. Khi có những dấu hiệu bất thường, đến ngay bệnh viện để chẩn đoán thì sẽ có phương án điều trị kịp thời giúp bệnh nhân giữ được tay chân của mình.
Nghiện thuốc lá gây viêm tắc động mạch chi
Phòng bệnh viêm tắc động mạch chi
Cần chú ý đến môi trường sống, tránh để các chi bị lạnh và ẩm thấp. Không hút thuốc lá, mệt mỏi, lao động kéo dài, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Ngoài ra phát hiện bệnh sớm là điều vô cùng quan trọng giúp người bệnh không phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ căn bệnh này.
theo Trí Thức Trẻ
Công bố mới về tác hại 'không thể ngờ' khi hút thuốc lá
Lê Trang | 25/02/2015 11:02
Theo một nghiên cứu được thực hiện trong suốt sáu năm trên 200.000 người hút thuốc lá ở Úc: một người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong gấp 3 lần so với người bình thường.
Giáo sư Emily Banks, tác giả chính của nghiên cứu này cho biết hút thuốc lá đưa đến hàng loạt các vấn đề sức khỏe, gây ra nguy cơ tử vong cao vì bệnh tim và ung thư.
Giáo sư chỉ rõ một nghiên cứu về ung thư ở vương quốc Anh từng khuyến cáo 50% số người có thói quen hút thuốc lâu dài thường dẫn đến tử vong vì bệnh ung thư.
Tuy nhiên con số này đã lên đến 67% trong các nghiên cứu mới nhất đến từ các bác sĩ Anh và tình nguyện viên Hiệp hội Ung thư Mỹ.
"Chúng tôi biết rõ, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và bây giờ chúng tôi đã có đủ bằng chứng khẳng định những kết quả đáng lo ngại đó thật sự đáng báo động cho cả thế giới", cô nhấn mạnh.
George Butterworth, quản lý chính sách thuốc lá tại Viện nghiên cứu ung thư Anh, nhận xét nghiên cứu trước đây ở Anh đã ước tính rằng một trong hai người hút thuốc lá sẽ dẫn đến tử vong vì nhiều căn bệnh khác nhau.
Tuy nhiên những con số mới nhất đến từ nghiên cứu ở Úc đã chứng tỏ sức tàn phá của việc hút thuốc lớn hơn rất nhiều lần so với những gì chúng ta nghĩ.
George cho biết thêm 10 năm sau khi cai thuốc lá nguy cơ ung thư phổi giảm đi phân nữa so với người hút thuốc, và nguy cơ đau tim giảm xuống mức bình thường như một người chưa từng hút thuốc.
Tại Úc, khoảng 13% người trưởng thành hút thuốc. Ở Anh, con số này là khoảng 20%.
theo PLO
9 bệnh ung thư người hút thuốc lá có nguy cơ mắc phải
09/03/2014 15:00
Hút thuốc là nguyên nhân của 30% trong tổng số các loại ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tuỵ, dạ dày, vú, cổ tử cung.Thuốc lá được coi là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở vùng Tây Thái Bình Dương, nơi ước tính có tới 50-60% nam giới và 8-10% nữ giới hút thuốc lá và mức tiêu thụ thuốc lá theo đầu người cao nhất thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 3.000.000 ca tử vong do thuốc lá trên toàn cầu. Các nhà khoa học dự báo với tỷ lệ hút thuốc hiện thời, số người chết hàng năm do các bệnh thuốc lá sẽ lên tới 10.000.000 mỗi năm vào năm 2025, trong đó 7.000.000 ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Theo các nghiên cứu trước đây, người ta đã cho biết rằng trong khói thuốc lá có chứa hàng ngàn chất hóa học khác nhau tồn tại dưới hai dạng: dạng hạt và dạng khí. Dạng hạt gồm các chất gây nghiện như: nicotin, hắc ín, trong đó bao gồm rất nhiều các chất hóa học như benzen, benzopyren là các chất gây ung thư trên thực nghiệm. Theo ước tính, mỗi điếu thuốc lá thường chứa 0,5microgam hàm lượng 3-4 benzopyren. Các chất độc dạng khí trong khói thuốc gồm có CO, những khí độc khác giống khí thải của ôtô, xe máy khi chúng không đốt cháy hết nhiên liệu như amoniắc, hydrogen, cyanid.
Người không hút thuốc lá nhưng phải thường xuyên hít thở trong môi trường có khói thuốc do người khác hút cũng bị nguy hiểm như những người hút thuốc, họ là những người "hút thuốc thụ động". Dòng khói phụ (dòng khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy) chứa số lượng lớn các chất gây ung thư và các chất độc hại khác. Một số trường hợp các chất độc chứa trong dòng khói này nhiều gấp 30 lần so với dòng khói chính (là dòng khói do người hút hít vào).
Ngành công nghiệp thuốc lá đã mang lại lợi ích không nhỏ cho kinh tế xã hội như giải quyết công ăn việc làm, đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu của ngân sách quốc gia. Tuy vậy, xét về mặt tác hại thì hút thuốc lá gây tổn thất lớn cho xã hội. Những chi phí dễ nhìn thấy là tiền mua thuốc lá, các chi phí về hỏa hoạn, tai nạn, dọn dẹp nhà cửa. Bên cạnh đó có nhiều chi phí mang tính dài hạn, lớn, khó đo lường là các tổn thất do giảm khả năng lao động, chi phí chữa bệnh do hút thuốc lá gây nên. Có thể nói, chi phí cho các thiệt hại mà hút thuốc gây nên gấp rất nhiều lần lợi ích nhỏ về kinh tế mà ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá mang lại.
Hút thuốc không những là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh ung thư mà còn gây nên các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh về tim mạch, thai chết lưu, giảm cân trẻ sơ sinh, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại biên, loét miệng nối dạ dày và nhiều bệnh khác.
Hút thuốc là nguyên nhân của 30% trong tổng số các loại ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tuỵ, dạ dày, vú, cổ tử cung. Trong khói thuốc, ngoài chất nicotin ảnh hưởng lên hệ tim mạch còn có trên 40 loại hóa chất khác nhau gây ung thư. Trong các chất độc này phải kể đến benzopyren là chất có khả năng 100% gây ung thư trên thực nghiệm.
Người hút thuốc có nguy cơ mắc và chết do ung thư phổi và thanh quản cao gấp 10 - 30 lần so với người không tiếp xúc với khói thuốc. Hút thuốc ở tuổi càng trẻ, thời gian hút càng dài, số lượng thuốc hút trong một ngày càng nhiều càng có nguy cơ cao.
Ở Việt Nam, hút thuốc lào, ăn trầu thuốc cũng là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư phổi và ung thư khoang miệng. Nếu người hút thuốc có kèm theo nghiện rượu thì nguy cơ mắc ung thư càng cao hơn nữa. Thuốc lá và rượu có tác dụng hỗ trợ cho nhau để gây nên ung thư ở người.
Người đang hút thuốc mà bỏ hút thì nguy cơ bị ung thư sẽ giảm dần theo thời gian. Sau 5 năm ngừng hút thì nguy cơ bị ung thư phổi giảm đi 50%, sau 10 năm ngừng hút thì nguy cơ còn không đáng kể, gần như người không hút. Những người không hút thuốc nhưng sống hoặc làm việc trong môi trường cùng với người hút thuốc cũng có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến thuốc lá như bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư như chính người hút, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em (hút thuốc thụ động).
theo Sức khỏe Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét