06/04/2015 | dinhlan | blogtamsu.vn
Thật đáng tiếc những điều kiện phát triển của chúng và quá trình vận chuyển thường khiến cho chúng bị ô nhiễm với một vài chất độc hại. Bởi vậy, nếu bạn không chú ý đầy đủ đến việc làm sạch nó thì những sản phẩm tự nhiên này có thể biến thành những dấu hiệu báo trước cho bệnh tật.
Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, rau củ và hoa quả là một trong những thành phần thiết yếu của một chế độ ăn uống khỏe mạnh. Thật đáng tiếc những điều kiện phát triển của chúng và quá trình vận chuyển thường khiến cho chúng bị ô nhiễm với một vài chất độc hại. Bởi vậy, nếu bạn không chú ý đầy đủ đến việc làm sạch nó thì những sản phẩm tự nhiên này có thể biến thành những dấu hiệu báo trước cho bệnh tật.
Các chất ô nhiễm phổ biến trong sản phẩm
Các loại hoa quả như cà rốt, khoai tây và gừng phát triển ở dưới đất còn các loại rau xanh rậm lá thường được bao bọc bằng một lớp bùn, đó chính là nơi trú ngụ của một vài vi khuẩn có hại. Các loại rau củ khác phát triển từ những phần ở trên không của cây cũng mang theo bụi bẩn do tiếp xúc với không khí. Bên cạnh đó, nước, phân bón, thuốc trừ dịch hại và thuốc trừ sâu được sử dụng để phát triển rau củ cũng có thể trở thành một nguồn gây ô nhiễm.
Những hiểm họa mà rau củ ô nhiễm đặt ra
Bụi bẩn gắn liền với bề mặt rau củ có chứa hàng nghìn vi sinh vật; chúng được cho là nguyên nhân gây ra một loạt những căn bệnh liên quan đến ngộc độc thực phẩm, dẫn đến các triệu chứng như sốt, đau bụng, co thắt và tiêu chảy. Ngoài ra, một số chất hóa học như phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng để giúp cây trồng phát triển được cho là các yếu tố có khả năng gây rủi ro về các loại bệnh tật khác như ung thư.
Rửa rau củ đúng cách
Chọn loại rau củ được nuôi trồng bằng những phương pháp hữu cơ chắc chắn sẽ là điều khôn ngoan nhưng ngay cả hành động rửa sản phẩm đơn giản cũng có thể có tác dụng giảm bớt những rủi ro mà các chất gây ô nhiễm mang lại. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ về phương pháp đúng đắn cần tuân theo khi xử lí rau củ sống.
Sử dụng nước sạch
Rửa tay thật kĩ với xà phòng và nước sạch trước khi bạn xử lí rau củ sống. Đảm bảo rằng bạn sử dụng nước uống được để làm sạch rau củ và hoa quả. Nếu chất lượng của nguồn nước địa phương không đáng tin cậy, hãy dùng nước uống từ máy lọc nước của bạn để rửa hoa quả ở nước cuối cùng trước khi bạn bắt đầu nấu hoặc ăn chúng.
Dùng một chiếc bàn chải trong trường hợp rau củ khó làm sạch
Đối với rau củ và hoa quả có lớp vỏ dày và bẩn, tốt hơn là nên sử dụng một chiếc bàn chải dành riêng cho mục đích này. Bằng cách chải nhẹ nhàng bề mặt, có thể loại bỏ được bụi bẩn và vi khuẩn một cách hiệu quả hơn khỏi sản phẩm như vậy.
Cắt các loại rau củ có thể có con giun thành những khúc nhỏ
Rau củ có nhiều góc cạnh như bông cải xanh, súp lơ có thể có giun, bụi bẩn và vi khuẩn thành những nơi khó để tiếp cận. Lựa chọn tốt nhất trong những trường hợp như vậy đó là cắt hoa quả thành những khúc nhỏ, sau đó ngâm chúng trong nước một lúc trước khi rửa dưới nước. Một thói quen phổ biến của người Ấn Độ đó là thêm một chút muối và bột nghệ vào nước để ngâm súp lơ; cả hai thành phần này đều có tác dụng chống vi trùng rất hiệu quả.
Rửa các loại rau xanh rậm lá đúng cách
Chú ý nhiều hơn đến việc rửa các loại rau xanh rậm lá. Tách rễ, lá và thân củ nó, sau đó ngâm chúng vào những chiếc bát nước lạnh riêng để loại bỏ bụi bẩn. Sử dụng một cái lọc để lọc nước và lặp lại vài lần cho đến khi tất cả bụi bẩn đã ra khỏi rau củ. Làm khô rau, sử dụng một tấm khăn giấy để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn ra khỏi bề mặt tốt hơn.
Các chất tẩy rửa dành cho hoa quả có thể có hại hơn là lợi.
Đừng bao giờ sử dụng một chất tẩy rửa, xà phòng hay một thành phần làm sạch để rửa rau củ hay hoa quả. Lớp vỏ ngoài cùng có thể bị cúng và không thể xuyên thủng được nhưng thực tế thì hầu hết sản phẩm có thể hấp thụ các hóa chất có trong các thành phần làm sạch thông qua lỗ chân lông trên bề mặt. Ngay khi những hóa chất này tìm ra cách để đi vào rau củ, chúng có thể sẽ ảnh hưởng có hại đến không chỉ hương vị mà còn cả sự an toàn của chúng.
Ngâm hoa quả trong nước trước khi rửa
Tránh giữ hoa quả dưới vòi nước đang chảy – điều này không có tác dụng gì ngoài việc lãng phí nước. Thay vào đó, hãy lấy một ít nước vào một cái bát, ngâm hoa quả trong đó và cọ rửa chúng để loại bỏ các chất ô nhiễm bám trên bề mặt. Bắt đầu rửa loại hoa quả ít đất trước và thay nước để đảm bảo hiệu quả. Rửa lượt cuối cùng bằng nước tinh khiết sau đó lau nhẹ cho rau củ khô bằng một chiếc khăn giấy.
Gọt bỏ lớp vỏ chứa chất bảo quản
Dưa chuột và táo thường được bao bọc bằng một lớp sáp có các tính chất bảo quản. Việc loại bỏ lớp ngoài này có thể rất khó, do vậy tốt hơn là nên gọt lớp vỏ ngoài cùng của sản phẩm trước khi rửa và sử dụng nó.
Hầu hết các loại hoa quả và rau củ đều có một lớp phủ tự nhiên trên bề mặt có tác dụng duy trì độ ẩm. Khi bạn rửa sản phẩm, lớp bao bọc này sẽ bị phá hủy, do vậy thực phẩm được rửa sẽ dễ bị tổn hại hơn và bị tấn công bởi các vi sinh vật. Vì vậy hãy tránh lưu giữ hoa quả và rau củ trong thời gian dài sau khi rửa; thay vào đó hãy rửa ngay trước khi bạn cần sử dụng chúng. Mặc dù những phương pháp rửa rau củ này có thể giúp bạn xử lí được nhứng chất ô nhiễm bề mặt, nhưng chúng không kiểm soát được việc xác định độ an toàn của hàm lượng bên trong. Cách tốt nhất để đảm bảo hoa quả và rau củ không bị ô nhiễm do các hóa chất độc hại đó là mua rau củ được trồng theo các phương pháp hữu cơ.
Đinh Lan (Theo báo điện tử Gia đình Việt Nam)
Ngâm rau quả bằng nước muối để khử hóa chất đúng hay sai?
Nhiều chị em hay dùng nước muối để loại hóa chất, thuốc trừ sâu trong thực phẩm. Liệu nước muối có tác dụng như họ nghĩ?
Không thể loại trừ hóa chất bằng nước muối
Trao đổi với Zing.vn về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, giảng viên khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học bách khoa Hà Nội, khẳng định nước muối gần như vô tác dụng trong việc loại trừ thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trong thực phẩm.
"Nhiều người dùng nước muối để diệt vi khuẩn ở thịt, cá để lâu, hơi có mùi hoặc ngâm rau củ quả khi mua ngoài chợ. Việc làm này chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn ở một chừng mực nhất định chứ không phải tất cả. Riêng về các hóa chất thuốc trừ sâu, ngâm nước muối không có tác dụng như nhiều người lầm tưởng".
Theo PGS.TS Thịnh, hiện nay chưa một dung dịch nào có thể loại trừ hoàn toàn thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trên các loại rau, củ và các thực phẩm khác. Trong khi đó, nước muối chỉ có tác dụng sát khuẩn, hoàn toàn vô dụng trong việc loại bỏ hóa chất. Tuy nhiên, hóa chất thuốc trừ sâu dễ hòa tan trong môi trường nước. Chẳng hạn, cơn mưa rào to có thể gột rửa 70-80% thuốc trừ sâu trên ngọn rau, ngọn cây.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cũng khẳng định dùng nước muối không thể giúp loại trừ dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực phẩm trên rau củ. Thậm chí nếu ngâm bằng nước muối quá đặc, trong thời gian dài dễ làm rau bị nát, mất ngon, thậm chí khiến các chất bẩn thẩm thấu ngược lại.
Cách loại bỏ hóa chất
Để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc loại bỏ chất hóa học, bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm, theo cả hai chuyên gia, ngâm rửa bằng nước sạch nhiều lần là điều quan trọng nhất, tốt nhất nên rửa 4-5 lần.
Ngoài ra, cách rửa rau, củ, quả cũng đóng vai trò khá quan trọng. Bạn nên dùng chậu nhiều nước để dễ loại bỏ đất cát, sau đó rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần giúp trôi bụi bẩn lẫn hóa chất.
Bạn chỉ nên ngâm thực phẩm với muối trong chậu nước khi đã rửa sạch đất cát. Sau đó, thực phẩm vẫn cần rửa lại dưới vòi nước sạch.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải khuyến cáo, để hạn chế các loại thực phẩm bẩn, nên chọn những địa chỉ uy tín, tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Nguồn: news.zing.vn
Mẹo đơn giản để loại bỏ thuốc trừ sâu khỏi rau củ quả
(Blogtamsu) -Bạn có biết rằng 65% các sản phẩm mẫu được phân tích qua cuộc kiểm tra của Bộ Nông nghiệp Mỹ khẳng định về sự tồn tại của các chất cặn từ thuốc trừ sâu?
Bạn có biết rằng 65% các sản phẩm mẫu được phân tích qua cuộc kiểm tra của Bộ Nông nghiệp Mỹ khẳng định về sự tồn tại của các chất cặn từ thuốc trừ sâu? Nếu bạn không mua thực phẩm hữu cơ đã được chứng nhận, thì có lẽ bạn đang tiêu thụ một lượng đáng kể các hóa chất với mỗi khẩu phần ăn các loại rau xanh 'tốt cho sức khỏe'. Nhóm hoạt động vì môi trường (EWG) đang cố gắng thông báo cho cộng đồng về mức độ tiếp xúc với các hóa chất độc hại thường được tìm thấy trong các sản phẩm tươi ngon. Họ đã công bố một danh sách hàng năm về hầu hết các loại hoa quả và rau củ, nó được gọi là danh sách 'Dirty Dozen' và 'Clean Fifteen'.
Táo, dâu tây, nho, lê, cần tây, rau bina, ớt chuông ngọt, đào nhập khẩu, dưa chuột, cà chua bi, đậu Hà Lan nhập khẩu và khoai tây, tất cả đều nằm trong danh sách 'bẩn' của EWG. Bạn nên thận trọng khi tiêu thụ những sản phẩm này, vì chúng có chứa một số loại cặn bã thuốc trừ sâu khác nhau và có hàm lượng thuốc trừ sâu cao liên quan đến các sản phẩm khác. Ví dụ như, mọi mẫu đào nhập khẩu và 99% táo được kiểm tra được xác thực là có chứa ít nhất một loại dư lượng thuốc trừ sâu.
Loại hoa quả và rau củ sạch nhất chắc chắn có chứa thuốc trừ sâu gồm có trừ sâu, ngô ngọt, dứa, cải bắp, đậu ngọt đông lạnh, hành, măng tây, xoài, đu đủ, kiwi, cà tím, nho, dưa đỏ, súp lơ và khoai lang. Bơ là loại trái cây sạch nhất với chỉ 1% thuốc trừ sâu được tìm thấy.
Làm cách nào để tiêu thụ hoa quả và rau củ an toàn hơn?
Có một mẹo đơn giản và không tốn kém có thể giúp bạn loại bỏ những hóa chất độc hại này. Rất đơn giản bạn chỉ cần rửa rau củ tươi trong hỗn hợp giấm trắng đã qua chưng cất và nước. Gayle Povis Alleman – một chuyên gia dinh dưỡng đã có giấy chứng nhận khuyến cáo nên ngâm rau củ và hoa quả trong một hỗn hợp gồm 10% giấm với 90% nước. Pha chế hỗn hợp này sau đó cho thực phẩm vào ngâm trong 15 đến 20 phút. Khi bạn loại bỏ chúng bạn sẽ để ý thấy rằng nước còn lại trong chậu rất bẩn và có thể chứa một vài chất bẩn. Rửa sạch hoa quả và rau củ trong nước mới và sau đó thưởng thức chúng. Không nên áp dụng phương pháp này với những loại hoa quả dễ bị dập nát như các loại quả mọng, vì chúng có lớp vỏ rất xốp và có thể bị tổn hại và ngấm quá nhiều giấm. Với các loại hoa quả khác hương vị giấm sẽ không còn lưu lại trên thực phẩm.
Theo Trung tâm khoa học và môi trường (CSE) hỗn hợp nước với 2% nước muối cũng có tác dụng rửa hoa quả và rau củ. Cách này sẽ loại bỏ hầu hết sự tiếp xúc với dư lượng thuốc trừ sâu thường xuất hiện trên bề mặt.
Nói chung, bạn nên cẩn trọng khi rửa hoa quả và rau củ, vì các hóa chất có thể còn sót lại trong các đường nứt khó rửa. CSE khẳng định rằng nếu thực hiện siêng năng thì việc rửa thực phẩm với nước lạnh có thể loại bỏ 70% đến 80% tất cả thuốc trừ sâu. Điều quan trọng đó là phải đầu tư một chút thời gian vào việc chế biến thực phẩm, vì rốt cục bạn không muốn tiêu thụ một món đồ ăn nhẹ chứa toàn các chất độc. Học viện nhi khoa Hoa Kỳ đã ban hành một bản báo cáo quan trọng vào năm 2012 khẳng định rằng trẻ em rất nhạy cảm đối với tính độc hại tiềm tàng của dư lượng thuốc trừ sâu. Bằng cách rửa rau củ và hoa quả một cách cẩn thận bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe của cả gia đình mình.
Đinh Lan (Theo báo điện tử Gia đình Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét