soha.vn - TS Pham Minh Liêm | 16/06/2016 12:15
Tiến sĩ Phan Minh Liêm
2/3 số ca ung thư có thể được phòng tránh nếu áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa ung thư. Sau đây là một số thông tin hữu ích có thể giúp các bạn giảm đáng kể nguy cơ ung thư.
LTS: TS Phan Minh Liêm là người Việt Nam đầu tiên được 4 lần vinh danh trên bức tường danh dự của Viện Anderson đặt tại Houston, Texas. Thời gian qua, anh đã có bài viết chia sẻ cho độc giả Trí Thức Trẻ 11 bí quyết để phòng ngừa căn bệnh ung thư.
Nhận thấy vấn đề này được nhiều người quan tâm, TS Pham Minh Liêm đã 3 lần gửi bản update thông tin nhằm đem đến cho độc giả thông tin đầy đủ nhất về kiến thức phòng tránh và tầm soát ung thư. Bài viết gửi đến độc giả dưới đây là bản hoàn thiện nhất của TS người Việt đã được sự góp ý quý giá của các chuyên gia về ung thư tại Viện Anderson.
Chúng tôi xin trân trọng gửi đến độc giả bài viết đầy tâm huyết của TS Phan Minh Liêm.
Ung thư là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm lấy đi sinh mệnh của hơn 8 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới mỗi năm. Hơn 14 triệu ca ung thư được phát hiện mới mỗi năm và số ca bệnh ung thư đang tăng nhanh tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ tử vong do ung thư cao trên thế giới.
Tuy nhiên, 2/3 số ca ung thư có thể được phòng tránh nếu chúng ta áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa ung thư. Sau đây là một số thông tin hữu ích có thể giúp các bạn giảm đáng kể nguy cơ ung thư của bản thân và gia đình, người thân. Đây là phiên bản cập nhật với nhiều thông tin hơn so với phiên bản đã được công bố trước đây. Xin cảm ơn các bạn.
Hình 1: Những điều nên lưu ý để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
1. Tầm soát ung thư định kì theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Việc tầm soát và xét nghiệm phát hiện ung thư sớm rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Sau đây là khuyến cáo của Trung tâm Ung thư MD Anderson về cách tầm soát ung thư dành cho nam và nữ với nguy cơ ung thư ở mức trung bình.
Hình 2: Khuyến cáo tầm soát ung thư của Trung tâm Ung thư MD Anderson dành cho nữ với nguy cơ ung thư ở mức trung bình.
Hình 3: Khuyến cáo tầm soát ung thư của Trung tâm Ung thư MD Anderson dành cho nam với nguy cơ ung thư ở mức trung bình.
Đối với các trường hợp có nguy cơ cao, các bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia về ung thư để được tư vấn cách phòng ngừa, xét nghiệm phù hợp.
Một số link trên Internet với các hướng dẫn xét nghiệm và phòng ngừa ung thư:
http://kienthucgioitinh.org/tu-kham-vu-de-phat-hien-ung-thu-nguc-som-nhat.html
http://yhoccongdong.com/thongtin/cong-huong-tu-tuyen-vu/
http://yhoccongdong.com/thongtin/nhu-anh-va-mri-vu-nhung-dieu-can-biet/
http://ruybangtim.com/ung-thu-co-tu-cung-tam-soat/
http://ruybangtim.com/nen-hieu-the-nao-ve-vaccine-ngua-hpv-va-ung-thu-co-tu-cung/
http://ww5.komen.org/BreastCancer/BreastSelfExam.html
http://www.cancer.org/cancer/breastcancer/moreinformation/breastcancerearlydetection/breast-cancer-early-detection-acs-recs-bse?docSelected=breast-cancer-early-detection-acs-recs-clinical-breast-exam
http://www.webmd.com/breast-cancer/guide/breast-self-exam
http://www.cancer.org/cancer/cancerbasics/signs-and-symptoms-of-cancer
http://www.cancer.org/healthy/findcancerearly/cancerscreeningguidelines/
Việc tầm soát ung thư đặc biệt quan trọng khi nguy cơ ung thư cao (ví dụ như do tiền sử gia đình có người mắc ung thư, do tiếp xúc với tác nhân gây ung thư,...) hoặc khi cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo ung thư như sau.
Các bạn lưu ý đây chỉ là các dấu hiệu cảnh báo chứ không có nghĩa là chúng ta bị mắc ung thư thư khi có các triệu chứng bên dưới. Khi có một trong các biểu hiện dưới đây lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì chúng ta nên đi tầm soát ung thư và khám bệnh kĩ càng.
Hình 4: 12 dấu hiệu cảnh báo ung thư.
Hình 5: Các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.
2. Không hút thuốc và tránh xa nơi có khói thuốc. Khói thuốc chứa rất nhiều độc tố gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, ung thư não, ung thư bàng quang,.. Hút thuốc thụ động, hút thuốc lá điện tử, shisha cũng làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư.
3. Tránh tiêu thụ các loại tương, tương đen, chao, đậu phụng, hắc xì dầu, nước tương, và thực phẩm bị nhiễm độc tố aflatoxin. Chỉ sử dụng các sản phẩm có chất lượng đảm bảo và đã được kiểm định hàm lượng độc tố aflatoxin.
Aflatoxin là một độc tố rất nguy hiểm làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư gan. Không ăn các loại thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc. Hạn chế ăn các loại dưa muối, dưa cải, củ cải muối. Tránh ăn các loại thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
4. Tránh ăn các loại thức ăn bị cháy khét vì các loại thực phẩm cháy khét chứa rất nhiều độc tố gây ung thư, đặc biệt là các loại ung thư đường tiêu hoá (ung thư ruột, ung thư dạ dày,...). Hạn chế chiên, nướng, hạn chế sử dụng nhiệt độ quá cao trong quá trình chế biến thực phẩm. Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt gia súc màu đỏ.
Nên ăn cá, tôm, hải sản, thức ăn chay, thực phẩm an toàn. Các thức ăn nóng, và có dầu mỡ không nên đựng trong các vật dụng có nguồn gốc từ nhựa, xốp, nylon. Thủy tinh, thép, sứ là các vật liệu an toàn đối với việc lưu trữ thực phẩm.
5. Hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn, xúc xích, hot dog, paté gan, các thực phẩm có nhiều chất bảo quản, chất tạo hương, chất tạo mùi, phụ gia, hoặc phẩm màu độc hại.
6. Hạn chế tối đa việc sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia, kể cả rượu thuốc cũng cần hạn chế hoặc tránh sử dụng nếu có thể). Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thức uống có cồn sẽ tăng nguy cơ bị xơ gan, một tiền căn dễ dẫn đến bệnh ung thư gan.
7. Tập thể dục điều độ và nhẹ nhàng, sống nơi yên tĩnh, thoáng mát, thư giãn, ở nơi có nhiều cây xanh. Chú ý không để thừa cân, thiếu cân và phòng ngừa tiểu đường. Béo phì và tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư. Chế độ ăn uống đúng bữa, ăn vừa đủ no. Ngủ sớm và đủ 8 giờ mỗi ngày. Yoga, thiền tĩnh tâm, thư giãn, cầu nguyện, làm việc thiện nguyện rất tốt cho sức khỏe.
Nam giới nên tập thể dục ít nhất 40-45 phút mỗi ngày. Nữ nên tập thể dục thể thao ít nhất 35-40 phút mỗi ngày.
8. Sức khoẻ tinh thần rất quan trọng đối với việc phòng ngừa và điều trị ung thư. Khi chúng ta lạc quan, hạnh phúc, phấn chấn, vui vẻ thì hệ miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả và tiêu diệt ung thư tốt hơn. Ngược lại, khi chúng ta bi quan, buồn, chán đời thì hệ miễn dịch hoạt động yếu, cơ thể sản xuất ra các stress hormone làm kích thích ung thư phát triển.
9. Phòng tránh các tác nhân gây bệnh như virus HPV, HBV, HCV, HIV, vi khuẩn HP bởi vì các tác nhân này làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư. Hiện nay đã có các loại vaccine phòng ngừa HPV, HBV (virus viêm gan siêu vi B).
Chúng ta nên tiêm chủng phòng ngừa các loại virus này. Đối với vi khuẩn HP, chúng ta nên tầm soát định kì và nếu bị nhiễm vi khuẩn HP thì chúng ta nên dùng kháng sinh đặc hiệu để điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
10. Tăng cường sử dụng các loại rau xanh, hoa quả, thực phẩm an toàn, giúp giảm nguy cơ ung thư như nghệ, trà xanh, súp lơ xanh, súp lơ trắng, táo, lê, nho, cam, chanh, dầu ôliu,...
Nghệ có chứa nhiều curcumin và trà xanh có chứa nhiều EGCG. Theo các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ban đầu thì curcumin và EGCG là các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư. Nhiều thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu đang được tiếp tục tiến hành để tăng hoạt tính và khảo sát chuyên sâu tiềm năng ứng dụng curcumin và EGCG trong điều trị và phòng ngừa ung thư.
Tuy nhiên việc sử dụng các chế phẩm, các chiết xuất curcumin, EGCG, thực phẩm chức năng,... cần có sự tư vấn của các chuyên gia y tế để tránh các tương tác thuốc và tránh các tác dụng phụ.
Các hoạt chất như curcumin, EGCG,... hiện nay vẫn chưa thay thế được việc điều trị ung thư bằng các phương pháp điều trị ung thư như hoá trị, xạ trị, phẫu thuật,...
Các hoạt chất như curcumin và EGCG và các biến thể liên quan đến curcumin và EGCG đang được tiếp tục nghiên cứu và tối ưu hoá nhằm ứng dụng trong điều trị ung thư nhưng các nghiên cứu này sẽ cần nhiều thời gian để hoàn tất.
11. Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư. Hạn chế tác hại của tia tử ngoại (đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, lúc cường độ tia tử ngoại cao nhất trong ngày), khói bụi, các hoá chất độc hại, chất phóng xạ,...
Một số hoá chất sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chăm sóc sắc đẹp, in ấn, da giày, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, mực in, chất tạo màu... có chứa nhiều hoá chất tăng nguy cơ ung thư. Do đó, mình cần mang bao tay, khẩu trang, tăng cường thông thoáng khí, sử dụng các hệ thống lọc.
Sử dụng kem chống nắng, dùng mũ, dù che nắng khi tiếp xúc với tia tử ngoại. Hạn chế tiếp xúc và cần đeo khẩu trang, đồ bảo hộ chuyên dụng khi tiếp xúc với amiăng cũng như các loại vật liệu và sản phẩm có chứa amiăng (asbestos) vì amiăng là tác nhân gây ra nhiều loại ung thư như ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư trung biểu mô, ung thư buồng trứng,...
Sau đây là tóm tắt về các biện pháp chúng ta có thể áp dụng để giảm nguy cơ ung thư. Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu chúng ta áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa thì có thể phòng tránh 2/3 số ca ung thư.
Hình 6: Những biện pháp giúp giảm nguy cơ ung thư
Các thông tin chi tiết hơn về các biện pháp phòng ngừa ung thư, các loại thực phẩm giúp giảm nguy cơ ung thư,... được upload tại link sau:
http://www.slideshare.net/LiemMinhPhan/nhng-bin-php-gip-gim-nguy-c-ung-th
Các lời khuyên giúp giảm nguy cơ ung thư được cập nhật với sự tư vấn, góp ý, và hỗ trợ của GS. TS. Mong-Hong Lee, GS. TS. Sai-Ching Yeung (Trung tâm Ung thư MD Anderson), bạn Nguyễn Cao Luân (tổ chức Ruy Băng Tím) và rất nhiều bạn đọc. Tác giả xin chân thành cảm ơn và xin tri ân quí cơ quan báo chí truyền thông đã giúp chuyển tải những thông tin hữu ích này đến với bạn đọc.
theo Trí Thức Trẻ
11 bí quyết chặn ung thư của TS Việt 4 lần được vinh danh tại Mỹ
Tiểu Nhã (ghi) | 08/06/2016 12:15
Lựa chọn lối sống "lành" để ngăn ngừa ung thư và có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ phòng chống ung thư là những cách đơn giản để bạn không lo ung thư gõ cửa.
TS Phan Minh Liêm là người Việt Nam đầu tiên được 4 lần vinh danh trên bức tường danh dự của Viện Anderson đặt tại Houston, Texas. Đây là Viện ung thư số một tại Mỹ, kết hợp giữa đào tạo, nghiên cứu và điều trị, chữa trên một triệu bệnh nhân mỗi năm. Được học tập, làm việc nơi này là mơ ước của nhiều bác sĩ, nhà khoa học nghiên cứu chống ung thư thế giới.
Từ Texas, TS Phan Minh Liêm chia sẻ cho độc giả Trí Thức Trẻ 11 bí quyết để phòng ngừa căn bệnh ung thư.
Ung thư là một bệnh rất nguy hiểm, theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ dữ liệu từ năm 2010 đến năm 2012 thì có 39,6% người Mỹ có khả năng mắc phải căn bệnh ung thư.
Tại Việt Nam tỷ lệ tử vong do ung thư là 74,8 % (thuộc hàng cao nhất trên thế giới). Hơn 150.000 ca ung thư mới được phát hiện tại Việt Nam. Trong đó đa số trường hợp ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc rất muộn khiến việc điều trị rất khó khăn.
Sự nguy hiểm của ung thư đó là sát thủ thầm lặng, khó phát hiện, kháng thuốc, di căn vào các cơ quan quan trọng của cơ thể và đặc biệt nhân loại vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị ung thư hiệu quả.
Nguyên nhân gây ung thư theo nghiên cứu thì lối sống như hút thuốc lá, ít vận động, thức khuya, rượu bia, môi trường ô nhiễm chất gây ung thư, tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn, vi rút như vi khuẩn HP, vi rút HPV, vi rút viêm gan B, C. Ngoài ra, ung thư còn do đột biến vật chất di truyền và nguyên nhân do cá bệnh béo phì, tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch.
Để phòng chống căn bệnh ung thư điều quan trọng nhất chính là cách tránh xa các tác nhân gây ra bệnh.
TS Phan Minh Liêm
1. Ăn nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh an toàn. Tuyệt đối không ăn tương, chao, đậu phụng, hắc xì dầu, nước tương (ngoại trừ các hãng nước tương uy tín có chất lượng đảm bảo và kiểm định hàm lượng độc tố aflatoxin). Không ăn các loại thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc. Hạn chế ăn các loại dưa muối, dưa cải, củ cải muối.
2. Các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chiên, nướng, khét cần tránh. Các loại thịt bò, thịt mỡ cần tránh. Nên ăn cá, tôm, hải sản, thức ăn chay.
3. Các thức ăn nóng, và có dầu mỡ tuyệt đối không đựng trong các vật dụng có nguồn gốc từ nhựa, xốp, nylon. Thủy tinh, thép, sứ là các vật liệu an toàn đối với việc lưu trữ thực phẩm.
4. Không nên ăn các đồ hộp, xúc xích, paté gan, nội tạng, cũng như các thực phẩm có nhiềất bảo quản hoặc màu công nghiệp độc hại.
5. Không sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia, kể cả rượu thuốc cũng cần hạn chế hoặc tránh sử dụng). Tuyệt đối tránh xa nơi có khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn. Hạn chế sử dụng thịt đỏ vì thực phẩm này có thể kích thích tế bào ung thư tăng trưởng.
6. Tập thể dục điều độ và nhẹ nhàng, sống nơi yên tĩnh, thoáng mát, thư giãn, lạc quan ở nơi có nhiều cây xanh. Chú ý không để thừa cân, thiếu cân và phòng ngừa tiểu đường. Chế độ ăn uống đúng bữa, ăn vừa đủ no. Ngủ sớm và đủ 8 giờ mỗi ngày. Yoga, thiền tĩnh tâm, thư giãn, cầu nguyện, làm việc thiện nguyện rất tốt cho sức khỏe.
7. Sức khoẻ tinh thần rất quan trọng đối với việc phòng ngừa và điều trị ung thư. Khi mình lạc quan, hạnh phúc, phấn chấn thì hệ miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả và tiêu diệt ung thư tốt. Khi mình bi quan, buồn, chán đời thì hệ miễn dịch hoạt động yếu, cơ thể sản xuất ra các stress hormone làm kích thích ung thư phát triển.
8. Thường xuyên thực hiện định kì các xét nghiệm và chẩn đoán tầm soát ung thư như chụp nhũ ảnh (mammogram), xét nghiệm máu, nội soi ruột, woman well exam, man well exam.
9. Một số thuốc giúp phòng ngừa ung thư:
Curcumin (chiết xuất từ nghệ)
Resveratrol (chiết xuất từ vỏ nho...)
Zyflamend (kết hợp nhiều dược chất giúp ngừa ung thư)
EGCG (chiết xuất từ trà xanh)
Ngoài ra, linh chi và đông trùng hạ thảo (cordyceps) cũng giúp tăng cường sức khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch giúp ngừa ung thư.
10. Duy trì cân nặng hợp lý. Không để thừa cân hoặc thiếu cân. Béo phì và tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư.
11. Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư như tia tử ngoại, khói thuốc, khói bụi, các hoá chất độc hại... Một số hoá chất sử dụng trong ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp, in ấn, da giày,... như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, mực in, chất tạo màu... có chứa nhiều hoá chất tăng nguy cơ ung thư.
Do đó, cần mang bao tay, khẩu trang, tăng cường thông thoáng khí, sử dụng các hệ thống có chức năng lọc không khí và cô lập, phân huỷ các hoá chất gây ung thư này. Sử dụng kem chống nắng, dùng mũ, dù che nắng khi tiếp xúc với tia tử ngoại.
Tiến sĩ Phan Minh Liêm sinh năm 1983 tại Khánh Hòa. Năm lớp 10, nhận học bổng của tổ chức Soleil Francophone để sang Pháp học.
Năm 2001 thi vào ngành Công nghệ sinh học của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM. Năm thứ 3 ĐH, anh nhận học bổng tiến sĩ của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) và sang Mỹ du học năm 2005.
Năm 2010, tiến sĩ Liêm được bầu làm Chủ tịch Hội Sinh viên sau ĐH của ĐH Texas; Anh nhận giải thưởng Phục vụ cộng đồng của Hiệp hội Sinh viên ĐH Texas tại Houston (2010); Giải thưởng và học bổng NCKH của các tổ chức Rosalie B. Hite Foundation, Cancer Answer Foundation, Andrew-Huggins Foundation,... dành cho các nhà nghiên cứu ung thư xuất sắc;
Ngoài ra anh còn nhận danh hiệu Học giả của tổ chức Sylvan Rodriguez, ĐH Texas - Viện Ung thư MD Anderson dành cho các nhà khoa học nghiên cứu ung thư xuất sắc và có đóng góp hiệu quả cho cộng đồng...
Anh vinh dự được các giải thưởng của quốc hội Mỹ và chương trình nghiên cứu y học của Bộ Quốc phòng Mỹ về nghiên cứu, ung thư (2010 – 2013)
Hiện tiến sĩ Phan Minh Liêm hàng chục công trình nghiên cứu xuất bản cùng với các cộng sự trên các tạp chí khoa học quốc tế về công nghệ sinh học và ung thư, như tạp chí của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Mỹ (Proceedings of The National Academy of Sciences), tạp chí của Viện Ung thư quốc gia Mỹ (Journal of National Cancer Institute)...
theo Trí Thức Trẻ
Trả lời độc quyền của TS Việt Nam tìm ra gen diệt tế bào ung thư tại Mỹ
soha.vn - TS Phan Minh Liêm (từ Mỹ) | 06/06/2016 09:20
0
TS Phan Minh Liêm, hiện đang công tác tại Trung tâm ung thư MD Anderson (Texas, Mỹ), tiết lộ một số thông tin về thành tựu tìm ra gen có thể diệt tế bào ung thư di căn.
Dưới đây là nội dung trả lời độc quyền của TS Phan Minh Liêm với độc giả Trí Thức Trẻ/Soha.vn trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề Nhận diện nguy cơ và sai lầm khi sử dụng nước giải khát.
Hỏi: Thưa anh Liêm, là người tìm ra gene tiêu diệt tế bào ung thư, anh cho biết điều ấy có ý nghĩa thế nào đối với nền y học nói chung và ngành điều trị ung thư nói riêng? (Dạ Lan – dalancam@fpt.vn)
TS Phan Minh Liêm: Mình xin cảm ơn bạn. Thực ra thì đây là công sức của cả nhóm nghiên cứu.
Việc phát hiện ra protein 14-3-3sigma (được mã hoá bởi gien 14-3-3sigma) có khả năng tiêu diệt ung thư bằng cách ức chế hữu hiệu quá trình tạo năng lượng và hấp thu dinh dưỡng của khối u đã mở ra một hướng đi mới và triển vọng trong việc phát triển các liệu pháp để điều trị căn bệnh này một cách chính xác mà không làm tổn thương các tế bào khoẻ mạnh.
Các thử nghiệm ban đầu cho thấy protein 14-3-3sigma có khả năng tấn công hữu hiệu các tế bào ung thư ác tính, hung hãn, di căn.
Hiện nhóm mình đang tiến hành các nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu lâm sàng nhằm hoàn thiện và khảo sát chuyên sâu mức độ khả thi, độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này.
Hiện tại còn rất nhiều điều chúng ta chưa tường tận về protein 14-3-3sigma và sẽ cần thời gian nghiên cứu thêm.
Tuy nhiên, với các kết quả khả quan mà nhóm đã thu nhận được, mình hi vọng phương pháp này có thể sẽ giúp được các bệnh nhân ung thư trong tương lai.
Hỏi: Tôi tìm hiểu thì biết ở VN muốn thải độc chì rất tốn kém. Ở các nước có nền y tế tiên tiến thì họ làm cách nào? Chi phí có lớn không? Bác sĩ có thể mách cho tôi những cách thải độc đỡ tốn tiền và có thể tự áp dụng được không? (Hoàng Thu Thái - FB)
TS Phan Minh Liêm: Biện pháp đầu tiên là chúng ta cần nhận diện nguồn gốc gây ra nhiễm độc chì để xử lý triệt để. Nếu bị nhiễm độc chì ở mức độ thấp thì sau khi chặn đứng nguồn gốc gây nhiễm độc chì (thực phẩm nhiễm chì, sơn có hàm lượng chì cao, bình ắc quy, nguồn nước ô nhiễm chì,...) , cơ thể sẽ dần đào thải chì và hàm lượng chì trong máu sẽ giảm theo thời gian.
Đối với các trường hợp ngộ độc chì nặng, hiện tại có 2 nhóm phương pháp điều trị:
1. Sử dụng các thuốc có khả năng hấp phụ chì và tăng cường đào thải chì qua đường tiết niệu, ví dụ như dimercaptosuccinic acid (DMSA), D-penicillamine (D-penicillamine chưa được Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ cấp phép sử dụng tại Hoa Kỳ),....
2. Sử dụng Ca2Na2 EDTA (EDTA: ethylenediaminetetraacetic acid) và Dimercaprol để hấp thu chì trong cơ thể. Tuy nhiên, các liệu pháp này cũng không hoàn toàn sữa chữa được các tổn thương do ngộ độc chì ở mức độ nghiêm trọng.
Việc dùng các thuốc điều trị nhiễm độc chì cần được tiến hành bởi các chuyên gia y tế có chuyên môn trong lĩnh vực này bởi vì các thuốc này nếu dùng sai phương pháp có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bệnh nhân.
Hỏi: Anh đánh giá thế nào về tác hại của chì đối với sức khỏe? Bị nhiễm chì có liên quan gì đến ung thư không? (buoisangmuathu@yahoo.com)
TS Phan Minh Liêm: Chì có nhiều tác hại đối với sức khoẻ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật của Hoa Kỳ (Center for Disease Control and Prevention), chì khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ được tích trữ trong xương, máu, và các mô.
Sau đó, chì sẽ dần dần được giải phóng ra, gây ra hiện tượng ngộ độc chì từ bên trong. Hiện tượng này sẽ xảy ra mạnh hơn khi về già bởi vì khi đó xương dễ bị loãng và giải phóng chì đã được tích luỹ từ trước.
Việc hấp thu quá nhiều chì sẽ gây tử vong. Nếu hàm lượng chì được hấp thu ở mức cao thì người bệnh sẽ bị thiếu máu, tổn thương thận, não,... Một số biểu hiện khác khi nhiễm độc chì bao gồm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, suy nhược, nhức đầu, cảm giác kim châm ở tay và chân, mất trí nhớ, táo bón,...
Các biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, làm cho các bệnh nhân chủ quan và không lưu tâm đến nguyên nhân bệnh do nhiễm độc chì.
Chì có thể xuyên qua nhau thai, vào trong cơ thể thai nhi và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Việc tiếp xúc với chì ở hàm lượng thấp ở trẻ em có thể làm ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ. Chì còn có khả năng gây sảy thai, sinh sớm, và vô sinh ở cả nam và nữ.
Những người tiếp xúc lâu dài với chì có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận, cao huyết áp, vô sinh cao hơn so với bình thường.
Tổ chức Bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency (EPA)), Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu ung thư (International Agency for Research on Cancer (IARC)) và Bộ Sức khoẻ và các dịch vụ liên quan đến con người (The Department of Health and Human Services (DHHS)) của Hoa Kỳ đã xếp chì vào nhóm các chất có thể gây ung thư trên người bởi vì chì có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến quá trình sửa sai các tổn thương của vật chất di truyền (ADN).
Các tổn thương của vật chất di truyền của tế bào nếu không được sửa chữa thì có thể sẽ gây ra các đột biến gien và làm tăng cao nguy cơ phát sinh ung thư. Vì vậy, nhiễm độc chì là một tác nhân ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Hỏi: Anh có uống nước ngọt không? Anh thấy những đồng nghiệp của mình có sử dụng loại nước này không? Anh nghĩ sao về nước ngọt? (chuotsomeo@gmail.com)
TS Phan Minh Liêm: Mình ít khi uống nước ngọt mà chủ yếu là uống nước lọc và nước trà xanh. Các đồng nghiệp trong nhóm của mình ít khi uống nước ngọt.
Mình nghĩ việc uống nước ngọt là do sở thích của mỗi cá nhân và cần có sự cân bằng hợp lý. Nếu sử dụng quá nhiều nước ngọt thì chúng ta sẽ dễ bị thừa cân và mắc các bệnh răng miệng, tiểu đường, béo phì. Tiểu đường và béo phì làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh tim mạch...
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét