Trang

6 bài tập tay giảm đau khớp tay

soha.vn - Hoàng Hương | 14/04/2016 08:21

6 bài tập tay giảm đau khớp tay

6 bài tập tay dưới đây có thể cải thiện phạm vi vận động, linh hoạt và dẻo dai cho đôi tay bị viêm khớp dạng thấp.

Hàng ngày phải thường xuyên làm việc như đánh máy tính, lau dọn nhà cửa, nấu ăn… khiến nhiều người bị tê cứng các ngón tay, bàn tay hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp mà không hề hay biết.

Họ cho rằng những triệu chứng đó là bình thường và có thể vẫn chịu đựng được.

Viêm khớp dạng thấp (RA) là căn bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ gây ra tổn thương lên một số khớp. Đầu tiên là ở ngón tay, sau đó lan ra các khớp khác.

"Ngón tay và ngón chân thường bị đau trước. Vì vậy, khi có triệu chứng đau ở các bộ phận này, người bệnh phải có phương pháp điều trị kịp thời, để tránh lây lan sang các khớp khác.

Bài tập tay có thể cải thiện phạm vi vận động, linh hoạt và dẻo dai cho đôi bàn tay", Eric Matteson, giáo sư thuộc Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) cho biết.

Theo kết quả công bố vào năm 2015 trên tạp chí The Lancet (Anh), các bài tập tay phù hợp có thể làm gia tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chức năng bàn tay ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.

Trước khi thực hiện các bài tập này, những người mắc viêm khớp dạng thấp có thể ngâm tay trong nước ấm để giảm đau và mang lại hiệu quả cao hơn.

Bài tập 1: Uốn ngón tay

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2016/1-1460361172507/6-bai-tap-tay-giam-dau-khop-tay.gif

Giơ bàn tay thẳng lên với tư thế thoải mái, gập ngón cái vào lòng bàn tay sao cho đầu ngón cái chạm vào phần cuối của ngón út.

Trong trường hợp ngón tay cái không thể chạm vào được, hãy cố duỗi ngón cái càng xa càng tốt. Sau đó đưa ngón cái trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại động tác này nhiều lần với mỗi bàn tay.

Bài tập 2: Gập khớp tay

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2016/2-1460361183626/6-bai-tap-tay-giam-dau-khop-tay.gif

Bạn có thể làm bài tập này dễ dàng bất cứ lúc nào tay bạn cảm thấy các ngón tay của mình bị tê cứng. Vẫn bắt đầu bằng cách giơ tay trái lên thẳng.

Giữ bàn tay và các ngón tay áp sát thẳng vào nhau. Gập các khớp cuối và khớp giữa của các ngón. Giữ thẳng các khớp ngón tay. Chuyển động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay trở lại tư thế bắt đầu.

Mỗi bài tập, phải lặp đi lặp lại nhiều lần và đổi tay.

Bài tập 3: Nắm bàn tay

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2016/3-1460361183694/6-bai-tap-tay-giam-dau-khop-tay.gif

Để thực hiện bài tập này, bạn cần một mặt phẳng để đặt bàn tay lên sao cho cẳng tay, cổ tay và bàn tay nằm trên cùng một đường thẳng, ngón tay duỗi thẳng và áp sát nhau.

Sau đó, các ngón tay gập vào nhau thành nắm đấm hờ, tuyệt đối không nắm chặt. Cử động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay trở về tư thế ban đầu và sau đó làm lại động tác này hiều lần cho mỗi bàn tay.

Bài tập 4: Vòng tay chữ C

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2016/4-1460361183830/6-bai-tap-tay-giam-dau-khop-tay.gif

Giữ bàn tay và các ngón tay thẳng và khép vào nhau. Nhẹ nhàng uốn cong các ngón tay thành hình chữ C giống như khi cầm lon bia hoặc chai nước. Cử động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay trở về tư thế ban đầu.

Lặp đi lặp lại động tác nhiều lần và đổi tay.

Bài tập 5: Vòng tay chữ O

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2016/5-1460361184082/6-bai-tap-tay-giam-dau-khop-tay.gif

Bắt đầu với bàn tay giơ thẳng lên, sau đó nắm tay vào hình thành dạng chữ "O" bằng cách chạm ngón tay cái vào từng ngón tay. Cử động từ từ và nhẹ nhàng.

Sau đó, tiếp tục đưa ngón tay cái lần lượt chạm vào ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út. Làm lại động tác này nhiều lần với mỗi tay. Bạn có thể tập động tác này bất cứ khi nào tay của bạn bị đau và cứng.

Bài tập 6: Di chuyển ngón tay

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2016/6-1460361184616/6-bai-tap-tay-giam-dau-khop-tay.gif

Đặt bàn tay lên một mặt phẳng, lòng bàn tay úp xuống. Di chuyển ngón trỏ về phía ngón tay cái. Tiếp tục với ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út. Tập đi tập lại nhiều lần và sau đó đổi tay.

* Theo Mayoclinic

theo Trí Thức Trẻ

 

5 bài tập thư giãn cho đôi bàn tay

soha.vn - lananh | 18/11/2011 14:51

5 bài tập thư giãn cho đôi bàn tay

Những bài tập dưới đây sẽ giúp duy trì sức khỏe đôi bàn tay, cải thiện mức độ uyển chuyển và thoải mái trong khi bạn vận động.

1. Khép và xòe các ngón tay: Đưa hai bàn tay hướng lên trên, với các ngón tay khép hờ lại với nhau. Sau đó, bạn từ từ xòe các ngón tay ra hết cỡ. Giữ tư thế ấy trong khoảng vài giây, rồi khép các ngón tay lại chậm chậm, trở về tư thế ban đầu. Bạn nên thực hiện các thao tác xòe và khép các ngón tay này từ 5 đến 10 lần.

2. Xòe và nắm bàn tay: Đưa hai bàn tay hướng lên trên, các ngón tay xòe ra. Sau đó, bạn từ từ co các ngón tay lại thành hình nắm đấm, với ngón tay cái nằm bên ngoài ngón trỏ. Nhớ đừng bóp bàn tay quá chặt và giữ tư thế ấy trong vòng vài giây, rồi mở các ngón tay xòe ra trở về tư thế ban đầu. Bạn hãy thực hiện bài tập xòe và nắm bàn tay từ 5 - 10 lần.

http://sohanews.mediacdn.vn/qoAqoYUMVd6Wum4PlaH8toxYnMwtC/File/2011/270_e5054.jpg

3. Xoay ngón tay cái: Đưa ngón tay cái hướng lên trên (với các ngón tay còn lại co vào lòng bàn tay). Rồi bạn từ từ xoay ngón tay cái theo đường vòng tròn. Sau đó vài giây, bạn tiếp tục xoay ngón tay cái theo chiều ngược lại. Hãy lặp lại các thao tác này từ 5 - 10 lần.

4. Co các ngón tay: Đưa hai bàn tay hướng lên trên, các ngón tay xòe ra. Sau đó, lần lượt co từng ngón tay (trỏ, giữa, áp út, út) cho chạm vào ngón tay cái, giữ tư thế này trong vòng vài giây rồi mở ra. Khi thực hiện bài tập này, bạn cần nhớ luôn giữ tư thế bàn tay xòe ra như lúc ban đầu, chỉ riêng ngón tay chạm vào ngón cái mới co lại thôi. Hãy thực hiện bài tập này theo thứ tự lần lượt các ngón từ 5 - 10 lần.

5. Co cổ tay và xoay cánh tay: Ngồi trên một cái ghế dựa và để phần cánh tay của bạn trên tay ghế, sao cho phần lưng cổ tay chạm vào điểm đầu của tay ghế, bàn tay cũng như các ngón tay của bạn ngửa lên và đưa ra ngoài, khỏi tay ghế.

Thao tác 1: Từ từ co cổ tay, kéo bàn tay hướng lên trên, các ngón tay quắp vào trong cánh tay, giữ tư thế này trong vài giây. Sau đó, bạn chầm chậm hạ cổ tay và bàn tay xuống để trở về tư thế ban đầu. Hãy lặp lại các thao tác này từ 5 - 10 lần.

Thao tác 2: Bạn vẫn duy trì tư thế ngồi để tay trên ghế như lúc đầu và giữ cùi chỏ đứng im một chỗ, rồi từ từ xoay phần cánh tay của bạn cho tới khi lòng bàn tay úp xuống. Giữ tư thế ấy trong vòng vài giây, rồi xoay chầm chậm cánh tay trở về tư thế ban đầu, với bàn tay ngửa lên trên. Hãy lặp lại các thao tác này từ 5 - 10 lần.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn bị chứng viêm khớp ở hai bàn tay, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra những bài tập tốt nhất, giúp thuận lợi cho việc điều trị.

Theo Nguyễn Niệm

Phụ nữ TPHCM/Realage

 

Bài tập cho người sử dụng máy vi tính

soha.vn - An Ngọc Hoa | 13/12/2015 12:28

Bài tập cho người sử dụng máy vi tính

Sử dụng máy tính nhiều nên có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Với những người có công việc phải ngồi bên máy tính từ 6-8 tiếng mỗi ngày dễ cảm thấy bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn...

Sự vận động cơ thể để phục hồi lại năng lượng với các bài tập thể dục nhẹ nhàng dưới đây là rất cần thiết cho những người thường xuyên phải làm việc với máy tính.

Tập cho đôi tay

1. Đan hai tay vào nhau, xoay tròn cổ tay, đồng thời thả lỏng người, thư giãn đầu óc, hít thở sâu.

2. Duỗi thẳng cánh tay ra ngoài kết hợp với hít thở sâu.

3. Gập cổ tay trái, lòng bàn tay trái hướng xuống, dùng ngón cái phải ấn cổ tay trái. Bốn ngón còn lại của tay phải ấn mạnh vào ngón cái tay trái. Đổi tay thực hiện lại động tác.

4. Gập cổ tay trái, lòng bàn tay hướng lên trên, các ngón tay duỗi thẳng ra. Dùng tay phải ấn ngón út trái xuống dưới. Thực hiện lại động tác với tay phải.

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2015/bai-tap-cho-nguoi-su-dung-may-vi-tinh1448942542-1449983002308/bai-tap-cho-nguoi-su-dung-may-vi-tinh.jpg

 

Tập cho cổ và vai

1. Hai tay đặt ra sau đầu, đan hai tay vào nhau, dồn trọng tâm của đầu vào bàn tay và cánh tay. Cổ vươn ra trước, dùng lực tay ấn đầu xuống, vừa ấn vừa hít thở sâu. Thực hiện 5 lần động tác này.

2. Đặt tay phải vào tai trái, kéo nhẹ sang bên phải, sao cho đầu quay về bên phải, đồng thời hít thở sâu 5 lần. Lặp lại vài lần rồi đổi sang làm với tay trái.

3. Chuyển động cổ sang hai bên, kết hợp với xoa bóp xung quanh cổ.

4. Hít thở, nhún vai lên cao, thở ra, hạ vai xuống. Thực hiện động tác 4-5 lần.

5. Lắc vai ra trước và sau 5 lần.

6. Mặt quay sang bên phải, mắt nhìn thẳng xuống dưới, làm 3-5 lần. Đổi sang thực hiện với bên trái.

7. Trong tư thế thả lỏng trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng, bàn tay đặt vào đầu gối. Ngẩng đầu, ưỡn ngực ra trước. Thực hiện động tác 3-5 lần.

Tập cho đôi chân và bàn chân

1. Ngồi trên ghế tựa, gập đầu gối lại, đưa đầu gối lên ngang ngực rồi hạ xuống. Thực hiện động tác 5 lần, kết hợp với hít thở sâu.

2. Xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi hướng thực hiện 10 lần.

3. Ngồi trên ghế, thả lỏng người. Nhấc bàn chân khỏi mặt đất, các ngón chân khép lại, cổ chân gập lên, sau đó duỗi thẳng ra. Thực hiện 5 lần.

4. Giữ thăng bằng trên 1 chân, sau đó đổi sang đứng bằng chân kia. Thực hiện đổi liên tiếp hai chân 20-30 lần. 

theo Sức khỏe Đời sống

 

Bài tập 5 ngón tay đơn giản để thoát khỏi bệnh tật

soha.vn - Linh Nga | 11/11/2015 10:05

Bài tập 5 ngón tay đơn giản để thoát khỏi bệnh tật

Massage ngón tay cái giúp giảm nhức đầu và stress, xoa bóp ngón trỏ để bớt đau nhức cơ bắp, chà xát lòng bàn tay sẽ khỏi buồn nôn.

Ngón tay cái: Điều trị nhức đầu và stress 

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2015/1-1-25546-1447149125309/bai-tap-5-ngon-tay-don-gian-de-thoat-khoi-benh-tat.jpg

Ngón tay cái có liên quan đến lá lách, dạ dày và cảm xúc của bạn.

Nếu cảm thấy nhức đầu hoặc có cảm giác căng thẳng và trầm cảm, hãy giữ ngón tay cái của bạn và ấn nhẹ lên nó.

Bạn massage ngón cái nhẹ nhàng, lặp lại quá trình này 3-4 lần hoặc cho đến khi được thư giãn. 

 Ngón trỏ: Khỏi đau nhức cơ bắp và thất vọng

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2015/2-2-43077-1447149123996/bai-tap-5-ngon-tay-don-gian-de-thoat-khoi-benh-tat.jpg

Ngón trỏ được cho là có liên quan đến cảm xúc sợ hãi, hoang mang và cơ quan thận

Nghiên cứu cho thấy xoa bóp ngón tay trỏ giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân thận.

Ngoài ra, người mắc chứng đau lưng, đau cơ, khó chịu ở chân tay nên làm bài tập ngón tay này để dịu cơn đau. 

Ngón giữa: Giảm mệt mỏi và tức giận

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2015/3-3-24106-1447149122713/bai-tap-5-ngon-tay-don-gian-de-thoat-khoi-benh-tat.jpg

 

Xoa bóp nhẹ nhàng lên ngón giữa của bạn để giảm đau, viêm, các vấn đề về gan và lưu thông máu.

Massage nhẹ ngón giữa cũng giúp bạn bình tĩnh lại nếu đang tức giận và khó chịu. Bạn cảm thấy thoải mái và duy trì huyết áp bình thường khi tập cho ngón giữa. 

Ngón áp út: Cải thiện tiêu hóa và suy nghĩ tiêu cực 

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2015/4-4-38540-1447149121516/bai-tap-5-ngon-tay-don-gian-de-thoat-khoi-benh-tat.jpg

Bạn cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và những suy nghĩ tiêu cực, tâm trí bối rối bằng cách massage ngón tay áp út.

Ấn nhẹ lên ngón tay đeo nhẫn cũng làm giảm đau ngực và các vấn đề về hô hấp. Trong khi làm các bài tập này, bạn cần phải nghỉ ngơi, giữ h tĩnh và hít thở sâu. 

Ngón tay út: Giảm cảm giác sợ hãi và suy nghĩ lo lắng 

x

x

Người quá nhạy cảm và suy nghĩ, lo lắng nhiều có thể xoa bóp ngón tay nhỏ để trấn an mình. Tâm trí sẽ rõ ràng, tư duy ổn định khi bạn làm bài tập ngón tay này.

Chà xát lòng bàn tay: Giảm buồn nôn, tiêu chảy và táo bón 

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2015/6-6-43057-1447149119609/bai-tap-5-ngon-tay-don-gian-de-thoat-khoi-benh-tat.jpg

Chà xát lòng bàn tay của bạn nhẹ nhàng bằng chuyển động quay bàn tay kia.

Bạn cũng có thể áp hai lòng bàn tay để xoa và hít thở sâu ba lần. Bài tập này làm giảm buồn nôn, căng thẳng và táo bón. Bệnh nhân ung thư đang điều trị nên áp dụng bài tập tay này. 

Áp hai bàn tay: Tăng năng lượng, cải thiện lưu lượng máu

http://sohanews.mediacdn.vn/k:2015/7-7-35017-1447149118638/bai-tap-5-ngon-tay-don-gian-de-thoat-khoi-benh-tat.jpg

Nhẹ nhàng ấn khu vực trung tâm của lòng bàn tay và các đầu ngón tay của bạn bằng cách đưa bàn tay áp sát nhau.

Việc làm này sẽ làm tăng lưu lượng máu đến ruột và thận. Bài tập này cũng sẽ làm tăng sức mạnh cơ thể và sự tự tin. 

theo VOV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét