Trang

Cách dùng đũa để giảm nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo

Báo động dùng đũa sai cách có thể "rước" sát thủ gây ung thư gan

soha.vn - Vân Hồng | 08/05/2016 08:15

Chúng ta đang sử dụng đũa hàng ngày và "vô thời hạn" mặc dù đũa chẳng khác gì bàn chải đánh răng hay khăn mặt, được khuyến cáo nên thay mới thường xuyên.

Vì sao đũa không có hạn sử dụng?

Đũa cũng có hạn sử dụng, thay đũa khi đã cũ mốc để đảm bảo sức khỏe (Ảnh minh họa)

Đũa cũng có hạn sử dụng, thay đũa khi đã cũ mốc để đảm bảo sức khỏe (Ảnh minh họa)

Chúng ta đang sử dụng đũa hàng ngày và "vô thời hạn" mặc dù đây là dụng cụ chẳng khác gì bàn chải đánh răng hay khăn mặt, được khuyến cáo nên thay mới thường xuyên.

Từ xưa đến nay, đũa được dùng gần như tự nhiên và không có hạn sử dụng, việc thay mới hay không cũng không dựa trên một cơ sở nghiên cứu khoa học nào.

Đũa là vật dụng có độ bền cao, không mấy khi hỏng vỡ, nên theo thói quen thì chúng ta sẽ bảo quản và sử dụng lâu dài năm này qua năm khác.

Trên thực tế, công nghệ làm đũa giờ đã thay đổi rất nhiều so với đũa tre được làm thủ công trước đây với quy trình ngâm, phơi, tẩm sấy cầu kỳ.

Đũa sản xuất công nghiệp thường có công đoạn xử lý đa dạng, có nơi làm kỹ theo quy chuẩn an toàn, nhưng cũng có nơi làm theo cách thô sơ, qua loa.

Vậy, làm sao có thể biết vòng đời của đũa nên kéo dài bao lâu? Chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng, với những đôi đũa không được sản xuất theo quy trình chuẩn thì chỉ nên dùng không quá 6 tháng.

Vì sao đũa có thể gây ung thư gan?

Cần vệ sinh đũa đúng cách trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh (Ảnh minh họa)

Cần vệ sinh đũa đúng cách trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn vệ sinh (Ảnh minh họa)

Từ khi xuất hiện loại đũa dùng một lần, nhờ sự tiện lợi và giá thành rẻ nên ai cũng đã quen với việc sử dụng loại đũa này.

Tuy nhiên, đây là sản phẩm được các chuyên gia cảnh báo, quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng loại đũa này chưa đủ an toàn, là môi trường tốt nhất cho các loại nấm phát triển thuận lợi.

Nấm mốc có trong đũa thuộc chủng loại mốc aflatoxin – một chất gây ung thư gan đã được công nhận rộng rãi.

Sử dụng loại đũa nhiễm khuẩn có nấm mốc còn gây ra chứng tiêu chảy do nhiễm trùng, nôn mửa và một số các bệnh về tiêu hóa khác.

Đối với đũa sử dụng với tần suất cao, mức độ ngấm nước trong đũa càng cao nên luôn ẩm ướt. Đồng thời bảo quản lưu trữ trong bếp thiếu ánh sáng và không khí cũng dễ dàng trở thành nơi sinh sản thuận lợi cho vi khuẩn.

Đũa để trong tủ dài ngày trong tình trạng chưa khô ráo sẽ xuất hiện vi khuẩn aureus, chủng vi khuẩn E.coli, gây độc hại cao gấp trên 5 lần so với bình thường.

Dùng đũa thế nào cho đúng cách?

Vòng đời của đũa là bao lâu?

Với những loại đũa có chất lượng không cao, trung bình vòng đời sử dụng chỉ nên kéo dài từ 3- 6 tháng. Khi đũa bị đổi màu là dấu hiệu đầu tiên bạn nên thay mới.

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, khi sử dụng từ 3- 6 tháng, đũa bắt đầu có sự thay đổi về màu sắc, bị thâm đen hoặc phai màu nhạt đi.

Trong quá trình sử dụng, đũa sẽ bị trầy xước, tạo thành các khe rãnh nhỏ li ti, thức ăn và vi khuẩn sẽ bám vào, trú ẩn và sinh sôi nhanh chóng.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, đũa tre và gỗ là 2 loại có khả năng bị ẩm mốc nhiều nhất so với các chất liệu khác. Bạn có thể quan sát hoặc ngửi mùi để phát hiện đũa có bị nấm mốc hay không.

Do không có hạn sử dụng nên ít người quan tâm đến vấn đề này, khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đũa mà không hề hay biết.

Người nội trợ thường có thói quen cất đũa vào tủ và tin rằng như thế có thể đảm bảo được sự sạch sẽ. Trên thực tế, đũa dễ dàng sinh ra nấm mốc chỉ trong 1 ngày và lây lan nhanh chóng.

Bảo quản đũa thế nào cho đúng?

Đũa có nấm mốc tuyệt đối không nên sử dụng, hạn chế dùng các loại đũa rẻ tiền (Ảnh minh họa)

Đũa có nấm mốc tuyệt đối không nên sử dụng, hạn chế dùng các loại đũa rẻ tiền (Ảnh minh họa)

Cách bảo quản đũa tốt nhất là thường xuyên "luộc" đũa bằng cách đun sôi, đảo qua lại cho đến khi cảm thấy vi khuẩn và nấm mốc trên đũa đã chết.

Nên phơi khô đũa bằng ánh nắng mặt trời hoặc máy sấy, đảm bảo việc khử trùng đũa trước khi bảo quản đũa vào tủ hoặc hộp gia dụng.

Các chuyên gia cho biết, trong quá trình sản xuất và vận chuyển, đũa rất dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn và vi rút có hại cho cơ thể. Vì thế, khi mua đũa mới, nhất định phải đặc biệt chú ý khi làm sạch lần đầu.

Cách tốt nhất là rửa đũa sạch sẽ bằng nước máy, sau đó dùng dầu rửa bát chất lượng tốt để rửa, tiếp tục luộc đũa bằng cách đun sôi trong vòng 30 phút. Phơi khô ráo sạch sẽ trước khi sử dụng.

Rửa đũa đúng cách thế nào?

Các chuyên gia khi quan sát thói quen rửa bát của nhiều người đã nhận xét, chúng ta đã rửa đũa quá mạnh. Quen chà xát tẩy rửa mạnh tay vì nghĩ rằng như vậy mới đủ sạch sẽ.

Càng rửa mạnh, đũa càng bị xây xát, nứt nẻ hoặc thủng lỗ chỗ do tróc sơn. Khi sử dụng, thức ăn và vi khuẩn sẽ bám vào đó để làm tổ và sinh sôi, vô cùng mất vệ sinh.

Không bao giờ nên chọn chất tẩy rửa axit và kiềm, để tránh dư lượng hóa chất gây hại cho con người lưu lại trên đồ dùng.

Đũa "sắc màu" chứa nhiều vi trùng hơn?

Theo xu hướng tiêu dùng chung, nhà sản xuất liên tục thay đổi mẫu mã và màu sắc để thu hút khách hàng.

Việc sản xuất các loại đũa sơn nhiều màu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không phải ai cũng biết.

Bản chất của đũa sơn không phải lúc nào cũng chứa chất gây độc, tuy nhiên quy trình sản xuất không nghiêm ngặt và không theo quy chuẩn sẽ cho ra đời những loại đũa kém chất lượng.

Đũa sơn nếu sản xuất với quy trình kém chất lượng, khi xào nấu tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ gây ra sự nóng chảy hoặc phân hủy sơn vào trong thức ăn.

Kim loại nặng như chì và các dung môi hữu cơ gây ung thư như benzen trong đũa khiến người tiêu dùng trực tiếp ăn vào miệng, gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

*Theo Sina

theo Trí Thức Trẻ

 

Sau bao lâu dùng thì nên thay đũa ăn một lần?

soha.vn - Thanh Hà | 14/01/2016 22:15

Mọi gia đình Việt đều sử dụng đũa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, sau bao lâu thì thay mới đũa ăn/lần thì không phải ai cũng biết.

Bà nội trợ băn khoăn về thời gian thay mới đũa ăn

Hiện nay, có rất nhiều bà nội trợ lăn tăn về thời điểm thau mới đũa ăn cho chính gia đình mình.

Khi nói về thời điểm nên thay đũa ăn, bà nội trợ tên Nguyễn Thị Thảo (Hà Đông, HN) chia sẻ rằng dù là người phụ nữ trong gia đình nhưng chị cũng biết bao lâu thì nên thay đũa ăn.

Bởi có người bảo nên sử dụng trong khoảng 4 tháng. Có người lại nói 6 tháng, 1 năm. Tuy nhiên, nhiều lần định thay đũa song chị Thảo vẫn thấy đũa dùng tốt nên còn ngần ngại "thanh lý" vì thấy nó quá lãng phí.

Bản thân chị Thảo cho biết, nhà chị có công to việc lớn như đám cưới, đám giỗ lớn thì mới phải mua đũa dùng một lần ăn. Dùng xong là cũng vứt đũa dùng một lần đi luôn. Nhưng còn đũa nhà chị ăn hàng ngày, chị toàn dùng đũa tre cho an toàn.

Nhiều bà nội trợ lăn tăn về thời điểm thau mới đũa ăn cho chính gia đình mình. Ảnh minh họa.

Nhiều bà nội trợ lăn tăn về thời điểm thau mới đũa ăn cho chính gia đình mình. Ảnh minh họa.

"Nhà mình toàn dùng đũa tre chưa bao giờ dùng đũa sơn hay đũa inox. Ngay cả đũa tre có họa tiết trang trí mình cũng không dùng vì sợ độc, không an toàn" – chị Thảo tâm sự.

Do ngày nào dùng đũa xong chị Thảo cũng rửa sạch sẽ và để chỗ thoáng gió, cho nên đũa dùng mấy năm mà nhà chị vẫn không bị mốc, còn như mới. Bởi thế, chị cứ "tiếc của" không thay mới.

"Mình nghe nhiều người nói vài tháng hoặc 1 năm nên thay đũa mới. Song thật sự nhà mình đũa dùng mấy năm rồi mà vẫn tốt, chưa một lần bị mốc" – chị Thảo khẳng định.

Sau bao lâu thì nên thay mới đũa ăn một lần?

Bất kì loại đũa ăn nào cũng có hạn sử dụng, nếu quá hạn sử dụng mà vẫn tiếp tục dùng đũa thì nguy cơ hại sức khỏe sẽ càng tăng.

Thông thường, các loại đũa có hạn sử dụng 3-6 tháng. Sau khoảng thời gian này, màu đũa có thể chuyển sang đậm hoặc nhạt dần do tần suất sử dụng. Màu sắc của đũa thay đổi cho thấy vật liệu làm ra đôi đũa chắc chắn bị thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần thay đũa vì mức độ an toàn khi dùng đũa đã giảm.

Thông thường, tuổi thọ của đũa là 3 – 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay. Ảnh minh họa.

Thông thường, tuổi thọ của đũa là 3 – 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay. Ảnh minh họa.

Đối với các loại đũa tre, gỗ, nếu dùng quá lâu có thể sản sinh ra nhiều loại nấm mốc, nhẹ thì gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Thông thường, tuổi thọ của đũa là 3 – 6 tháng, nếu đũa đổi màu phải thay ngay.

Từ góc độ sức khoẻ mà nói chọn lựa loại đũa có nguồn gốc tự nhiên là tốt nhất. Đũa càng đẹp càng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, do đó khi chọn đũa nên chọn loại đũa mộc mạc được làm từ tre trúc tự nhiên.

Tuy nhiên đũa tre trúc khó rửa sạch, dễ bị nấm mốc, cho nên sau bữa ăn nên chú ý rửa thật sạch sẽ, rửa xong nên lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đũa thoáng khí, bảo quản khô ráo, đừng quên định kỳ tiêu độc đũa.

theo Người đưa tin

 

 

5 KHÔNG khi dùng đũa để không nguy hại đến sức khỏe

soha.vn - Thanh Hà | 17/02/2016 10:41

5 KHÔNG khi dùng đũa để không nguy hại đến sức khỏe

Dùng đũa ăn hàng ngày là một hành động thân thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng đũa ăn để không gây hại cho sức khỏe bản thân.

Không nên dùng đũa gắp thức ăn cho người khác

Có một thực trạng bạn thường thấy trong bữa ăn của người Việt là mọi người dùng đũa đang ăn gắp thức ăn cho những người ngồi cùng bàn.

Thực tế, việc gắp thức ăn cho người cùng bàn nhiều là điều không nên. Cho dù đó là thói quen khó bỏ, hay sự tôn trọng, yêu thương người ngồi cùng mâm đi chăng nữa thì vẫn nên bỏ.

Bởi vì đằng sau nó ẩn chứa nhiều lý do sức khỏe, có thể đe dọa sức khỏe con người.

Theo Tuổi Trẻ từng tổng hợp trước đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ ước tính mỗi năm có một trong sáu người (48 triệu người) bị bệnh, 128.000 người nhập viện và 3.000 người chết vì các bệnh lan truyền từ ăn uống.

Cũng theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), virút gây viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng, một người lành ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh (phân của người bệnh) sẽ mắc bệnh viêm gan A.

Virút cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người nhiễm, nhưng khả năng ít hơn nhiều.

Theo Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE), trên 80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Vi khuẩn này gây ra khá nhiều bệnh của dạ dày - tá tràng như: chứng rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày - tá tràng.

Vi khuẩn H. pylori có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và lan truyền chủ yếu qua ăn uống.

Do đó, để tránh lây nhiễm cần ăn chín, uống sạch, tránh các thói quen xấu như: uống chung ly rượu, chấm chung nước mắm, lấy đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người bên cạnh...

Có thể kết luận rằng, dùng đũa mình đang ăn gắp thức ăn cho người khác là thiếu vệ sinh và có khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm.

Không sử dụng đũa quá 3-6 tháng/lần

Nhiều gia đình sử dụng đũa ăn quanh năm mà không có nhu cầu thay mới. Song điều này là không nên. Bởi thông thường các loại đũa được làm từ đũa tre, gỗ có hạn sử dụng là 3-6 tháng/lần.

Do đó, bạn nên thường xuyên thay đũa và lựa chọn những loại đũa không rõ nguồn gốc để không gây nguy hại đến sức khỏe.

Không dùng đũa để chuyển màu

Ngay cả khi đũa ăn hàng ngày vẫn còn tốt nhưng nếu đũa đã chuyển sang màu đậm hoặc nhạt dần. Bởi sau một thời gian sử dụng thì nên thay đũa mới vì mức độ an toàn của đũa đã giảm.

Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Ảnh minh họa.

Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Ảnh minh họa.

Không dùng đũa đã nấm mốc

Bạn cũng không nên dùng đũa đã có dấu hiệu bị nấm mốc, đặc biệt với các loại đũa tre, gỗ. Bởi nếu tiếc của dùng thì sẽ có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, ói mửa, đặc biệt là bệnh ung thư gan.

Không dùng đũa ngửi có mùi hắc

Nên chọn những loại đũa có nguồn gốc tự nhiên. Sau mỗi lần sử dụng chú ý rửa thật sạch sẽ, lau khô bằng vải sạch, để vào ống đựng đũa thoáng khí, bảo quản khô ráo.

Đối với việc sử dụng đũa dùng 1 lần. Nếu bóc lớp nilong ngửi thấy mùi hắc là SO2 đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng.

theo Người đưa tin

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét