Biết mình bị ung thư gan, xin đừng "nằm" chờ chết
Vân Hồng | 21/06/2016 11:07
Nói đến ung thư gan thì ai cũng sợ và tin rằng đời đã "tận số". Các chuyên gia cho rằng "buông xuôi" mới làm cho bạn chết. Nếu biết trước và phối hợp, bạn sẽ sống.
Ung thư gan không có nghĩa là "nằm chờ chết", nếu buông bỏ là sai lầm
Thông thường, sau khi cầm tờ giấy kết quả xét nghiệm cho biết bị ung thư, đa số mọi người nghĩ ngay đây chính là "giấy báo tử", rồi có thể sẽ nghĩ đến việc "về nhà" nằm chờ chết.
Nếu các chuyên gia nói rằng điều đó không đúng, có thể bạn vẫn sẽ bán tín bán nghi, bởi chưa thấy nhiều người ung thư mà không chết. Nếu nghĩ rằng bạn sẽ buông bỏ, chắc chắn bạn sẽ chết.
Nhận thức đúng về ung thư gan
Nguyên tắc phân loại của ung thư gan được chia thành 4 giai đoạn phát triển của tế bào gan.
Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư gan (Ảnh minh họa)
Ung thư gan giai đoạn 1 (đầu kỳ): Giai đoạn này, vết thương khối u có đường kính ít hơn 2cm, chưa xuất hiện huyết dịch, chưa có hạch di căn (xem hình T1).
Ung thư gan giai đoạn 2 (giữa kỳ): Ung thư gan nguyên phát có vùng tổn thương đường kính khoảng 2cm. Khối u xuất hiện gần các mạch máu (xem hình T2 - giữa).
Một loại khác xuất hiện ung thư với vùng tổn thương của khối u đường kính nhỏ hơn 2cm nhưng lại xuất hiện từ 2 vùng khối u trở lên, cách xa mạch máu và chưa xâm hại đến mạch máu (hình T2 - phải).
Ung thư giai đoạn 3 (giữa - cuối kỳ): vùng tổn thương của khối u to hơn 2cm, hiện tượng khối u xâm hại mạch máu bắt đầu xuất hiện (xem hình T3a-T3b).
Ung thư kỳ 4 (giai đoạn cuối): Lá gan đã có tế bào ung thư gan biểu mô phát triển ra mặt ngoài của gan (xem hình T4).
Nhiều bệnh nhân ung thư gan có một khái niệm mặc nhiên rằng ung thư có nghĩa là chết, là bệnh nan y vô phương cứu chữa.
Có một số bệnh nhân khác lại nghĩ theo cách xưa cũ, không hi vọng chữa khỏi nên cứ bỏ mặc cho bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu dần.
Như đã xem ở phần hình minh họa trên, ung thư gan có từng giai đoạn phát triển nên sẽ có từng phương pháp điều trị tương ứng.
Nếu bạn đón đầu được chu kỳ bệnh, chạy theo thời gian, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân là tương đối cao.
Hiểu đúng về cách chữa trị ung thư gan
Tiến triển của bệnh gan qua các giai đoạn (Ảnh: Internet)
Không nhiều bệnh nhân ung thư gan có niềm tin về sự sống. Bất kỳ ai cũng tin rằng vậy là "chấm hết" cuộc đời. Ngược lại, các chuyên gia cho rằng thực tế không quá nghiêm trọng như vậy nếu bạn có niềm tin.
Mặc dù thực tế bệnh ung thư gan là rất nan y, nhưng các nghiên cứu lâm sàng trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ chữa khỏi ung thư gan giai đoạn 1 khá cao.
Đối với những bệnh nhân giai đoạn sau, nếu tích cực điều trị cũng có thể mang lại kết quả khả quan. Có thể làm giảm triệu chứng đau và kéo dài chất lượng sống.
Nhiều người áp dụng phương pháp điều trị tốt có thể kéo dài tuổi thọ hơn nhiều so với những người "buông xuôi".
Các giai đoạn ung thư gan và cách phối hợp điều trị
Mỗi một giai đoạn ung thư gan đều có cách chữa trị hoàn toàn khác nhau. Việc hiểu biết về tình hình bệnh là vô cùng quan trọng để quyết định lựa chọn phương pháp điều trị.
(Ảnh: Internet)
- Giai đoạn 1:
Đối với trường hợp ung thư giai đoạn đầu, khối u nhỏ hơn 3cm, vùng ung thư chưa ảnh hưởng đến huyết quản, chỉ cần lựa chọn phương pháp phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Bên cạnh phẫu thuật, điều trị kết hợp với thuốc trị liệu theo phác đồ điều trị của bệnh án, tỉ lệ điều trị thành công ở giai đoạn này khá cao.
- Giai đoạn 2:
Trường hợp 1, khi chức năng gan vẫn hoạt động bình thường, bệnh nhân nên tiếp tục điều trị bằng thuốc và phẫu thuật hỗ trợ cắt bỏ khối u triệt để.
Nếu trường hợp không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ, có thể ngay lập tức điều trị để hạn chế sự phát triển của bệnh bằng các bài thuốc đông y truyền thống, điều chỉnh ăn uống, vận động kết hợp với thuốc để khối u nhỏ đi.
Trường hợp 2, đối với bệnh nhân có chức năng gan bình thường, kích thước khối u khoảng 6-10cm, lựa chọn xạ trị kết hợp y học cổ truyền có thể mang lại hiệu quả khả quan.
Sau đó sẽ trị liệu theo phác đồ tăng cường để giảm nhẹ tác hại của việc xạ trị đối với cơ thể, cách điều trị này giống như vừa trị liệu, vừa bồi bổ sức khỏe dựa trên thể trạng của từng người.
- Giai đoạn cuối
Vấn đề quan trọng nhất của những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là ý thức phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh để cùng tìm ra và lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất.
Lúc này, việc giữ cho tâm trạng nhẹ nhàng thư thái là vô cùng quan trọng. Quên bệnh tật để điều trị là "chìa khóa" tối ưu nhất để kéo dài sự sống, đừng bao giờ từ bỏ hi vọng mà hãy nghĩ "còn nước còn tát".
Các bác sĩ cho rằng, điều khó khăn nhất trong quá trình điều trị ung thư là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân "đầu hàng" ngay từ khi nhận kết quả xét nghiệm.
Lời khuyên của bác sĩ:
- Sự nhận thức về lộ trình chữa bệnh, diễn tiến phát triển của bệnh là đặc biệt quan trọng, thậm chí có thể thay đổi, lật ngược tình thế.
- Tầm soát để phát hiện sớm tế bào ung thư là "chìa khóa thành công" trong việc điều trị ung thư gan.
- Biết càng sớm, tỉ lệ chữa lành càng cao. Ý thức phối hợp càng tốt, đau đớn càng giảm. Lựa chọn phương pháp phù hợp bao nhiêu, sự sống sẽ được kéo dài bấy nhiêu.
- Các chuyên gia ung thư cho rằng, kết hợp các phương pháp điều trị là yếu tố then chốt giúp bệnh nhân ung thư hạn chế được nguy cơ tử vong sớm.
- Bệnh nhân giữ tâm trạng thoải mái, điều chỉnh chế độ ăn uống và điều trị tích cực là cách lựa chọn hiệu quả, đây cũng là cách giúp nhiều bệnh nhân tránh được "tử thần" gõ cửa ngay khi biết mình mắc bệnh.
*Tổng hợp từ Sina/TT/Health
theo Trí Thức Trẻ
6 loại thực phẩm các chuyên gia 'không bao giờ đụng đũa'
soha.vn - Rose | 30/03/2016 22:07
Bill Marler - chuyên gia về ngộ độc thực phẩm đã tiết lộ sáu loại thực phẩm không nên ăn, và ông tránh chúng như loại "bệnh dịch".
Bill Marler đã dành sự nghiệp của mình nghiên cứu về các trường hợp ngộ độc thực phẩm, đồng thời ông cũng được biết đến là một luật sư chuyên về các vụ kiện có liên quan đến ngộ độc thực phẩm.
Ông đã từng tham gia vụ kiện chuỗi cửa hàng ăn nhanh Chipotle làm lây lan vi khuẩn E.coli thời gian vừa qua.
Kể từ năm 1993 đến nay, ông đã giành lại được hàng triệu đô la tiền bồi thường cho các nạn nhân trong vụ bùng phát dịch E.coli.
Mới đây, trên một bài báo được xuất bản trên Tạp chí ngộ độc thực phẩm Food Poison Journal, ông Marler đã gọi tên 6 loại thực phẩm mà ông tránh chúng như "bệnh dịch".
Theo đó, ông khuyên không nhất thiết phải tránh chúng triệt để, nhưng cần phải cẩn trọng khi ăn để tránh mang tai họa ngộ độc thực phẩm vào người.
1. Sữa và nước trái cây đóng gói chưa tiệt trùng: Sữa chưa tiệt trùng hay còn gọi là sữa "sống", chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh gây bệnh.
2. Rau mầm sống: Rau mầm sống là một loại bao gồm cỏ linh lăng, đậu xanh, cỏ ba lá và mầm củ cải, chúng có thể bị nhiễm vi khuẩn E.coli và khuẩn salmonella.
Cây linh lăng. (Ảnh: Pinterest)
3. Thịt tái: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến cáo, bề thịt cần được nấu đến mức nhiệt ít nhất là 90 độ C, để có thể tiêu diệt được vi khuẩn E.Coli, khuẩn salmonella và các mầm bệnh khác.
Các loại thịt gia cầm nên nấu ở nhiệt độ cao hơn (cao hơn từ 10 độ C).
Thịt tái. (Ảnh: Thesun.co.uk)
4. Trái cây và rau củ chế biến sẵn: Chuyên gia Marler lưu ý rằng, những loại thực phẩm càng được chế biến nhiều thì càng dễ bị nhiễm khuẩn.
5. Trứng sống hoặc nấu chưa chín: Trứng sống có thể lây lan vi khuẩn salmonella.
Trứng sống. (Ảnh: Minq.com)
6. Hàu sống và các động vật có vỏ khác: Marler nói, khí hậu ấm lên – điều này đang trở thành một vấn đề lớn, "hàu ăn bằng cách lọc nước, chính bởi vậy chúng hấp thụ tất cả các thứ có trong nước.
Nếu trong nước vó vi khuẩn, thì hệ tiêu hóa của chúng chắc chắn cũng sẽ bị nhiễm khuẩn. Nếu chúng ta ăn phải những con hàu sống nhiễm khuẩn đó, nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ rình rập bất cứ lúc nào.
Hàu sống. (Ảnh: Today.com)
Nhiều chuyên gia thực phẩm cũng đồng quan điểm với bài chia sẻ của Bill Marler, nhưng cũng đồng thời cho biết, người tiêu dùng không cần phải tránh chúng hoàn toàn, nhưng hãy đề phòng, vì ngộ độc thực phẩm có thể "rình rập" và ập tới bất cứ lúc nào.
CDC ước tính, trong số 6 người dân Hoa Kỳ thì có 1 người bị ngộ độc thực phẩm.
Mỗi năm, tại Mỹ có khoảng 48 triệu người bị ngộ độc thực phẩm với khoảng 3.000 ca tử vong.
Theo CBS News
theo Depplus.vn/ MASK
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét