Trang

Thận có khỏe thì sức mới bền: 8 cách chăm sóc thận đơn giản bất kỳ ai cũng nên làm

soha.vn - Vân Hồng | 22/06/2017 12:03 AM

Thận có khỏe thì sức mới bền: 8 cách chăm sóc thận đơn giản bất kỳ ai cũng nên làm

Đông y có cách chăm sóc thận đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, không tốn kém mà hiệu quả lâu dài. Chỉ cần bạn biết bí quyết này và kiên trì thực hành đều đặn.

 

Đông y có câu nói nổi tiếng, thận khí đủ thì bách bệnh trừ. Ý chỉ rằng nếu thận khỏe thì người sẽ khỏe, mọi bệnh tật sẽ tự tiêu tan.

Tuy nhiên hiện nay, nhiều người không biết cách dưỡng thận, không chăm sóc thận đúng mực dẫn đến nhiều bệnh phát sinh như sỏi thận, suy thận, thậm chí phải chạy thận, thay ghép thận mới, rất tổn hại đến sức khỏe, tài chính và tuổi thọ.

Một cặp thận đại diện cho âm và dương, thận phải tính âm, thận trái tính dương, có chức năng kiểm soát lục phủ, ngũ tạng. Do sự đặc biệt đó, các chuyên gia Đông y khuyên bạn cách dưỡng thận đơn giản nhưng rất hữu hiệu như sau.

1. Xoa bóp tai

Theo Đông y, nhìn hình thức cũng đủ nhận ra rằng tạo hóa đã tạo ra 2 quả thận có hình đôi tai. Thực tế, tai là cơ quan đại diện cho thận. Nếu thường xuyên xoa bóp hai tai có tác dụng cường thận, dưỡng thận.

Cách thực hiện xoa bóp đơn giản, 2 tay cầm nhẹ vào vành tai, chà xát đến khi tai nóng lên và tỏa nhiệt. Sau đó nắm chặt vành tai và thả lỏng. Mỗi ngày nên thực hiện 2-3 lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Cũng có thể làm ít hơn, tùy thời gian của bạn. Mục đích là tai phải nóng lên.

Liệu pháp này giúp tăng cường tuần hoàn máu và kiện toàn chức năng thận.

2. Chà xát thắt lưng

Thắt lưng là vị trí tương ứng với thận, bao bọc và giữ ấm cho thận. Chà xát vùng thắt lưng có thể khơi thông kinh mạch, khí huyết thông suốt, tăng cường chức năng của thận. Sau mỗi lần đại tiểu tiện, dùng hai tay chà xát thắt lưng 36 lần, sẽ cảm thấy nóng vùng thắt lưng. mang lại hiệu quả chăm sóc thận tuyệt vời.

3. Ngâm chân

Mỗi đêm dùng nước nóng ngâm chân, sau đó xoa xát nhiều lần huyệt Dũng tuyền trong lòng bàn chân. Hoặc có thể vỗ huyệt Thận du, các ngón tay chụm lại, lòng bàn tay khum thành nơi chứa khí, vỗ lên huyệt Thận Du phát ra tiếng kêu như tiếng vỗ tay, thì hiệu quả càng tốt.

Huyệt Thận du: Lấy đối xứng từ rốn ra sau lưng một vị trí, trên cột sống đó là huyệt Mệnh môn, sau đó kéo ra hai bên mỗi bên khoảng 1,5 thốn là gặp huyệt Thận du.

4. Luyện đầu ngón tay út

Ngỏn tay là điểm xuất phát của các kinh mạch, cửa ngõ của nội tạng. Đầu ngón út có nhiều dây thần kinh, đồng thời có liên kết với lục phủ ngũ tạng. Đầu ngón út tay phải có sự liên kết với thận. Đầu ngón út tay trái có liên thông với bàng quang.

Thường xuyên luyện đầu ngón út có thể cường thận. Phương pháp luyện tập phổ biến là hằng ngày dùng ngón út nâng ấm nước hoặc cốc nước 99 lần, trong sinh hoạt hàng ngày có thể ưu tiên dùng ngón út để lật sách, mở cửa hoặc làm thêm các việc khác trong khả năng thay vì "ngồi chơi".

5. Úp tay vào lưng

Mỗi đêm trước khi ngủ lấy hai mu bàn tay tựa lên vùng thắt lưng, ở tư thế nằm ngửa trên giường. 5-10 phút sau, nhiệt sẽ từ từ lan khắp toàn thân. Lúc đầu hai tay bị thắt lưng đè lên sẽ bị tê, 3-5 ngày sau khi đã quen thì không tê nữa, hai chân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng linh hoạt.

Dù buổi tối hay ban ngày, chỉ cần là đang nằm, hãy kiên trì dùng 2 mu bàn tay ép lên 2 thắt lưng nửa giờ, sẽ thấy được hiệu quả kì diệu.

6. Ấn huyệt Thái khê

Phương pháp này có thể dùng cho hầu hết các các trường hợp mắc bệnh thận, đặc biệt là đối với người có bệnh thận mãn tính, có biểu hiện phù. Đồng thời cũng giúp loại bỏ quầng thâm mắt, làm trắng da, tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng nghe nhìn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Dùng ngón tay cái của tay phải ấn nhẹ vào huyệt Thái khê chân trái và ngược lại, dùng lực sao cho cảm thấy có cảm giác là vừa. Tùy thời gian của bạn, có thể ấn từ 3-5 phút hoặc hơn.

7. Ấn huyệt Quan nguyên

Thường xuyên dùng ngón tay ấn, xoa bóp huyệt này sẽ có tác dụng bồi bổ nguyên khí, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng của các tạng phủ, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra còn có tác dụng chống tăng huyết áp, mỡ máu, táo bón, tiêu chảy, liệt dương, đái dầm, choáng đầu, mất ngủ, đau bụng kinh.

Huyệt Quan nguyên (chấm đỏ) nằm phía dưới cách rốn 4 ngón tay

8. Tập luyện khí công

Lý luận về cơ thể người trong khí công gắn liền với học thuyết Âm – Dương và ngũ hành của Đạo gia, coi thân thể người là một hệ thống được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng còn gọi là khí thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Khí chạy trong các kênh phải đạt được cân bằng âm dương, đầy đủ, dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng.

Nếu dòng năng lượng trong kinh lạc không được thông suốt, sẽ khiến cơ thể bị bệnh. Bộ phận nào tắc nghẽn, bộ phận đó có thể sinh viêm, đau, suy giảm chức năng, kết sỏi (sỏi thận, gan, mật…).

Các bài tập khí công có tác dụng đánh thông các dòng năng lượng để hồi phục lại sự điều hòa và cân bằng trong cơ thể. Điều này cũng bao gồm việc thiết lập lại sự cân bằng giữa âm và dương và ngũ hành. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa thì người ta sẽ đảo ngược được các vấn đề bệnh tật, bao gồm cả bệnh thận.

Ngoài ra, để giữ gìn sức khỏe cho thận, bạn cũng nên lưu ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như, không nhịn tiểu, uống đủ nước, không nên ăn quá mặn, hạn chế rượu bia, thịt đỏ, đồng thời kết hợp ngủ sớm dậy sớm. Như vậy không chỉ cường thận mà thực ra là tốt cho toàn thân.

Đông y đã hướng dẫn bạ cách chăm sóc thận vô cùng đơn giản, có thể tự làm mọi lúc mọi nơi. Vấn đề là bạn có đủ kiên trì để áp dụng hay không. Sức khỏe trong tầm tay của mỗi chúng ta, hôm nay quan tâm, ngày mai hưởng lợi lớn.

*Theo Health/Sina/Sohu

 

 

 

9 cách dưỡng thận đơn giản tại nhà

2sao.vn - Thứ ba, 26/01/2016 10:41

Các bác sỹ y học cổ truyền Trung Quốc đã đúc kết và chia sẻ 9 bí quyết dưỡng thận để sống thọ.

Theo quan niệm của Trung y, thận được coi là "gốc rễ Tiên thiên" (nguyên khí) của con người.

Căn cứ vào nguồn gốc, khí hít thở vào phổi và khí hóa sinh khi ăn uống sẽ được gọi là "hậu thiên". "Tiên thiên" là cách gọi dành cho loại khí chứa ở thận, bao gồm khí nguyên âm (thận âm) và khí nguyên dương (thận dương).

Thận được xem là khởi nguồn của nguyên khí và có vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể con người (Ảnh: nguồn internet)

Vì vậy, nếu muốn trường thọ, chúng ta phải coi việc dưỡng thận là ưu tiên hàng đầu.

Trên thực tế, thận cũng có những thay đổi theo tuổi, đặc biệt là từ độ tuổi 40. Do đó, bắt đầu bước qua tuổi tứ tuần, chúng ta phải chăm sóc cơ quan này một cách đặc biệt.

Dưới đây là những bí quyết dưỡng thận đã được các bác sĩ y học cổ truyền đúc kết và chia sẻ.

Bảo vệ tốt đôi chân

Kinh mạch của thận xuất phát từ bàn chân, nên sức khỏe của hai bộ phận này có liên quan trực tiếp với nhau. Trong khi đó, đôi chân lại rất dễ bị nhiễm lạnh.

Để giữ ấm cho chân, các bác sĩ khuyến khích mọi người đi tất, tránh đi chân trần ở những nơi ẩm ướt, khi ngủ cần giữ thói quen đắp kín chăn từ chân đế hết vai, càng không nên để hai chân đối diện với điều hòa hay quạt.

Bên cạnh đó, chân là nơi tập trung nhiều huyết vị, trong đó có huyệt Dũng Tuyền. Thói quen xoa bóp gan bàn chân trước khi đi ngủ được xem là một phương pháp dưỡng thận đơn giản mà công hiệu.

Đại tiện thông suốt

Nếu đại tiện gặp khó khăn, các chất cặn bã sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra táo bón, mệt mỏi, đau thắt lưng, cột sống, nôn mửa và đặc biệt là làm tổn thương thận.

Chính vì vậy, đại tiện thông suốt cũng được xem là một cách chăm sóc thận. Để quá trình bài tiết diễn ra dễ dàng, chúng ta nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường vận động.

Trong trường hợp đại tiện gặp khó khăn, có thể dùng 2 tay áp lên vùng thận và ấn nhẹ nhàng để kích phát cho thận sinh khí và gia tăng tốc độ đào thải.

Uống đủ nước

Nước được xem là khởi nguồn của sự sống. Trên thực tế, uống nước đều đặn cũng là một phương pháp dưỡng thận hiệu quả.

Uống đủ nước cũng là một phương pháp dưỡng thận (Ảnh: nguồn internet)

Nếu cơ thể thiếu nước, các chất độc sẽ ngưng tụ, làm gia tăng áp lực cho thận. Ngược lại, lượng nước được cung cấp đầy đủ sẽ giúp hòa tan nước tiểu, ngăn ngừa sỏi thận và các bệnh lý khác.

Vì vậy, chúng ta nên hình thành thói quen uống ít nhất 8 cốc nước lọc (không dùng các đồ uống khác thay thế) mỗi ngày để bảo vệ thận.

Duy trì giấc ngủ chất lượng

Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp khí huyết chuyển hóa thuận lợi. Đây là yếu tố quan trọng đối với việc dưỡng thận.

Bên cạnh đó, giấc ngủ có tác dụng hồi phục tinh lực, dưỡng khí, kiện tỳ, ích vị, kiện cốt, cường gân. Những nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra nhiều người suy kiệt công năng thận là do thức đêm triền miền, mệt mỏi hoặc ngủ không sâu giấc.

Do đó, chúng ta nên nuôi dưỡng thói quen nghỉ ngơi và làm việc điều độ, ngủ sớm dậy sớm, tránh tình trạng lao lực quá sức.

Không nên nhịn tiểu

Khi tích trữ nước tiểu đến một số lượng nhất định, bàng quang sẽ kích thích phản xạ thần kinh để bài tiết, sinh ra cảm giác buồn tiểu. Đi vệ sinh đúng thời điểm này là một trong những yếu tố góp phần bảo vệ thận.

Nếu bị kìm hãm quá lâu, nước tiểu sẽ gia tăng áp lực cho bàng quang, khiến phản xạ của cơ quan này trở nên hỗn loạn, làm cho nước tiểu "phản lưu" (chảy ngược).

Hiện tượng này có thể dẫn đến vỡ thận, viêm thận, thậm chí gây tổn hại nghiêm trọng tới chức năng của cơ quan này.

Nuốt nước bọt

Những lý thuyết dưỡng sinh của Trung Quốc từ xa xưa đều coi đánh giá cao công dụng của nước bọt. Cổ nhân cho rằng, nước bọt có tác dụng "nhuận ngũ quan, đẹp da thịt, chắc răng, cường gân cốt, lưu thông máu, tăng tuổi thọ".

Nước bọt có rất nhiều tác dụng, trong đó có dưỡng thận (Ảnh: nguồn internet)

Trên thực tế, nước bọt trong miệng chia làm hai phần gồm nước miếng trong, loãng có liên quang đến tiêu hóa do tạng tỳ tiết xuất và nước miếng đục, đặc có liên quan đến thận.

Nước bọt của người còn chứa nhiều chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, trung hòa axit dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch.

Xoa bóp thắt lưng

Vòng eo là nơi tập trung nhiều huyệt vị như huyệt Mệnh Môn, huyệt Thận Du, huyệt Yêu Dương Quan, huyệt Yêu Nhãn,…Do đó, thói quen xoa bóp, đấm lưng, hay vận động hông và thắt lưng mỗi ngày sẽ giúp làm ấm thận dương, có lợi cho cột sống, thông kinh lạc.

Trong khi đi bộ, chúng ta cũng có thể dùng hai tay ấn nhẹ vào vùng thận và lưng sẽ làm thuyên giảm và phòng tránh các bệnh trạng về xương sống, thắt lưng.

 

Cẩn trọng khi dùng thuốc

Các loại thuốc chứa thành phần aminoglycosides, vancomycin, các kim loại nặng, cisplatin, thuốc chống viêm không steroid, cephalosporin,…hay các loại thảo mộc như mộc thông, nam mộc hương,…đều không có lợi đối với thận.

Do đó, khi dùng thuốc cần đặc biệt lưu ý, tránh việc lạm dụng hay dùng liều. Đối với những loại thuốc có chứa các thành phần trên, chúng ta cần nắm rõ liều lượng, tác dụng và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tăng cường ăn các thực phẩm có màu đen

Theo quan điểm của Trung Y, những đồ ăn màu đen đều có tác dụng bổ thận, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa.

Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng thực phẩm màu đen thường có chứa anthocyanins, sắc tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư.

Các thực phẩm màu đen được chứng minh là có tác dụng bổ thận (Ảnh: nguồn internet)

Bên cạnh đó, những thực phẩm màu đen có hàm lượng các chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với các loại thức ăn khác.

Vì vậy, việc tăng cường sử dụng những thực phẩm có màu đen như mộc nhĩ, gạo lứt, đậu đen hay uống các loại nước như hồng trà sẽ bổ khí thận, chậm lão hóa.

Khi sử dụng cũng cần lưu ý chỉ ăn vừa đủ, tránh ăn quá nhiều khiến dạ dày bị áp lực, dẫn đến phản tác dụng.

Theo Soha/ trí thức trẻ

 

 

 

8 quy tắc vàng để bảo vệ thận

 

tuoitre.vn - 31/10/2016 10:06 GMT+7

Bệnh thận là một sát thủ thầm lặng, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tuy vậy, có một số cách đơn giản giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Dưới đây là 8 quy tắc vàng để bảo vệ thận.

1. Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và năng động

Giữ cơ thể khỏe mạnh giúp làm giảm huyết áp và do đó khiến ta ít nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Hãy "vận động cho khỏe thận", tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào mà ta ưa thích như đi bộ, chạy, đạp xe đạp... để duy trì sự năng động của cơ thể, giúp phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh thận nói riêng.

2. Thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu

Khoảng một nửa số người bệnh tiểu đường có diễn biến tổn thương thận, vì vậy việc thường xuyên xét nghiệm kiểm tra chức năng thận là rất quan trọng đối với  bệnh nhân tiểu đường. Nếu được phát hiện sớm, có thể làm giảm hoặc ngăn   chặn tổn thương thận do tiểu đường. Điều quan trọng là phải kiểm soát lượng đường trong máu với sự theo dõi, hỗ trợ của bác sĩ.

3. Theo dõi huyết áp

Mặc dù nhiều người biết rằng huyết áp cao có thể dẫn đến đột quỵ hoặc cơn đau tim, song ít ai biết rằng đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương thận. 

Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Từ 120/80 mmHg đến 129/89 mmHg được coi là tiền tăng huyết áp và lúc này nên điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Từ 140/90 mmHg trở lên, cần đi khám bác sĩ để được tư vấn, điều trị bệnh và thường xuyên theo dõi huyết áp. Huyết áp cao đặc biệt dễ gây tổn thương thận khi kết hợp với các yếu tố khác như tiểu đường, cholesterol máu cao và bệnh tim mạch.

4. Ăn uống lành mạnh và giữ trọng lượng cơ thể hợp lý

Điều này có thể giúp ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận mạn tính. Giảm lượng muối ăn hằng ngày, các bác sĩ khuyên chỉ nên ăn 5-6 gam muối mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê). Để giảm bớt lượng muối ăn vào, hãy cố gắng hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn của nhà hàng và không nêm  thêm muối vào thức ăn. Chúng ta có thể duy trì chế độ ăn nhạt dễ dàng hơn nếu tự nấu ăn với các nguyên liệu tươi sống.

5. Uống đủ nước hằng ngày

Mỗi ngày, cơ thể cần đến 1,5 đến 2 lít nước. Uống nhiều nước giúp thận thải trừ natri, urê và các chất độc khỏi cơ thể, làm giảm đáng kể nguy cơ phát bệnh thận mạn tính. Tuy vậy, uống nhiều không có nghĩa là uống quá nhiều một lúc, vì có thể gây hại. Điều quan trọng cần lưu ý rằng lượng nước cần thiết cho mỗi cá nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm giới tính, tập thể thao, khí hậu, tình trạng sức khỏe, mang thai và cho con bú... Ngoài ra, những người bị sỏi thận nên uống 2-3 lít nước mỗi ngày để giảm bớt nguy cơ hình thành sỏi mới.

6. Không hút thuốc

Hút thuốc làm lưu lượng máu tới thận bị chậm lại. Khi ít máu đến thận sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thận. Hút thuốc cũng làm tăng khoảng 50% nguy cơ ung thư thận.

7. Không dùng thường xuyên các thuốc không kê đơn

Thuốc chống viêm không steroid hay dùng như ibuprofen có thể gây ra tổn thương thận và gây bệnh thận nếu uống thường xuyên. Thuốc này có thể không gây hại nhiều nếu thận tương đối khỏe mạnh và chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp. Những người bị đau mạn tính (như viêm khớp, đau lưng...), cần hỏi bác sĩ cách kiểm soát cơn đau mà không gây hại cho thận.

8. Định kỳ kiểm tra chức năng thận nếu có một trong số các yếu tố nguy cơ sau: tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, tiền sử gia đình hoặc tiền sử bản thân mắc bệnh thận...

Nguồn: Trung tâm Truyền thông sức khỏe Trung ương

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét