Bí quyết 3 chữ, bất cứ ai cũng có thể làm được để khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần!
soha.vn - Diệp Anh | 09/09/2017 07:59 AM
Bí quyết 3 chữ, bất cứ ai cũng có thể làm được để khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần!
Làm được 3 chữ này, tất cả chúng ta đều có thể sở hữu một cơ thể khỏe mạnh toàn diện từ thể xác đến tâm hồn!
Cảm xúc của con người thường không ổn định và khi những cảm xúc tồi tệ xuất hiện nhiều, chức năng của lục phủ ngũ tạng sẽ bị rối loạn, huyết áp tuần hoàn cũng trở nên bất thường…
Vì vậy, khi cảm xúc của chúng ta có vấn đề, nhiều khả năng sức khỏe của chúng ta cũng vấn đề.
Nói cách khác, hai yếu tố sức khỏe và cảm xúc có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, muốn phòng bệnh, cũng cần nắm vững yếu tố cảm xúc, không tức giận cũng chính là yếu tố quan trọng để con người không mắc bệnh.
Vậy, cần phải làm những gì để chúng ta không tức giận? Đó là một sự kết hợp nhiều kỹ năng, nhiều yếu tố, đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều.
Tâm phải tĩnh, thân phải động
Đối mặt với những áp lực nặng nề trong công việc và xã hội, làm thế nào để có thể giúp cho tâm thật tĩnh?
Câu trả lời là: Dùng trí tuệ để xử lý mọi việc chứ không nên dùng tình cảm để làm việc đó. Bằng cách này, tâm sẽ luôn tĩnh trong mọi tình huống.
Song song với đó là việc rèn luyện, luyện tập sức khỏe thường xuyên. Vận động để thân luôn động, đó là cách để dương khí sung mãn, giúp con người tràn trề sức sống.
Giữ một trái tim tĩnh trong cơ thể luôn vận động, không tức giận, bạn sẽ đón nhận cuộc đời theo cách tràn đầy nhiệt huyết.
Không làm ngược lại với tự nhiên
Những quy luật của tự nhiên, chúng ta không nên làm ngược lại nếu không muốn tự hủy hoại sức khỏe bản thân. Ví dụ như: Đến bữa thì phải ăn, sáng phải dậy, tối đi ngủ…, mùa thu cây rụng lá, mùa xuân đâm trồi nảy lộc…
Người Trung Quốc có câu: "Xuân ô thu đông, bách bệnh bất sinh", ý chỉ vào mùa xuân và sáng sớm, giữ ấm cơ thể sẽ có lợi cho việc bảo vệ và thúc đẩy dương khí sinh sôi, quần áo cũng cần mặc nhiều hơn, sao cho phù hợp.
Con người sống trong trời đất, cần tuân theo quy luật bất biến của vũ trụ, nếu ngược lại, hãy thử nghĩ đơn giản thôi, như cái cây non nhất định muốn sinh trưởng trong mùa đông, đợi nó ở phía trước thậm chí có thể là cái chết.
Đừng cưỡng ép bản thân
Khoan dung với người khác và không cưỡng ép, gò bó bản thân, đó là cách để tâm tĩnh, không tức giận.
Trong cuộc sống hằng ngày, đừng cố tình ép cơ thể phải hoạt động theo cách khiên cưỡng, ví dụ đơn giản như đừng ngủ nướng, cũng đừng cố gắng luyện tập quá sức, bình thường nếu có thể đi bộ hãy không ngồi xe…
Về mặt ăn uống, hãy hạn chế đồ ăn dầu mỡ. Bữa sáng, bữa trưa nên ăn phong phú một chút và bữa tối nên ăn đơn giản. Mỗi tuần, có thể tập không ăn một bữa tối để dạ dày, ruột được nghỉ ngơi.
Đó là những việc đơn giản mà ai cũng có thể làm được để cơ thể tránh xa bệnh tật.
Ngược đãi bản thân, gò bò bản thân vào những việc vượt qua những chuẩn mực bình thường sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt về tâm trạng và sức khỏe. Ảnh minh họa.
Đừng chỉ trông chờ vào bác sĩ
Bác sĩ không phải là vạn năng, thế nhưng rất nhiều người lại đang giao tất cả vấn đề sức khỏe của mình cho bác sĩ mà không chú ý tự giữ gìn và chăm sóc sức khỏe. Đây thực sự là một sai lầm lớn.
Lại có không ít người khi có bệnh rồi mới đi chữa mà trước đó hoàn toàn không ý thức đến việc bảo vệ sức khỏe của mình, mặc sức tàn phá sức khỏe bằng nhiều hình thức khác nhau như vui nhậu thâu đêm suốt sáng, làm việc cật lực không nghỉ ngơi…
Đến khi phát bệnh mới chữa, lúc đó có thể đã rất muộn rồi, hối hận cũng không kịp!
Bác sĩ thực sự của mỗi người là chính bản thân người đó
Con người khát thì uống nước, đói thì ăn cơm, đây chính là chức năng tự điều chỉnh của cơ thể đang phát huy tác dụng. Chức năng tự điều chỉnh của cơ thể là "thần bảo hộ" sức khỏe, cũng được xem là món quà mà tự nhiên ban tặng cho con người.
Con người khi mắc bệnh, trong quá trình điều trị, các bác sĩ phần lớn đều thông qua việc thúc đẩy quá trình khôi phục chức năng tự điều chỉnh của cơ thể, từ đó đạt được hiệu quả chữa bệnh.
Nói tóm lại, bác sĩ thực sự của mỗi người chính là bản thân người đó, hãy lắng nghe bản thân để chức năng trời phú nói trên không bị quá tải, dẫn đến việc mất khả năng của "thần bảo hộ".
Bản thân chúng ta đã là bác sĩ của chính mình và nhiệm vụ quan trọng nhất của vị bác sĩ này là lắng nghe cơ thể. Ảnh minh họa.
Nắm giữ cảm xúc là nắm giữ vận mệnh
Học được cách nắm giữ cảm xúc đồng nghĩa với việc nắm giữ được vận mệnh của bản thân. Nếu cảm xúc bị mất kiểm soát, đầu tiên là bản thân mỗi người sẽ mất trạng thái cân bằng tự nhiên, sau đó là đến các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp… các mối quan hệ giữa người với người cũng trở nên tồi tệ.
Việc này ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là sức khỏe của bản thân.
Đau đớn về thể xác chưa chắc đã nghiêm trọng bằng những tì vết trong tinh thần. Con người, nóng giận là bản năng nhưng có thể kiềm chế nóng giận, đó mới là bản lĩnh!
Đừng quá chú ý đến danh lợi
Có tiền, có sức khỏe, tiền của bạn gọi là tư sản; có tiền không có sức khỏe, tiền của bạn khi đó gọi là di sản. "Đến gần lúc chết mới biết vạn sự hư không, tiền tài danh lợi tất cả chỉ là bong bóng xà phòng, đến lúc đó mới hối hận lúc đầu đã không biết sống cho lành mạnh."
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét