Thời gian biểu bài độc của cơ thể
(Dân trí) Bài độc cho cơ thể là việc vô cùng quan trọng. Bạn không chỉ cần biết những cách bài độc, mà còn cần nắm được thời gian biểu bài độc của cơ thể, để có thể bài thải các độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả nhất.
Nếu đại tràng không được bài độc và hồi phục tốt, độc tố sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Đến một lúc nào đó bạn sẽ bị mọc mụn, xuất hiện các nốt thâm, và thậm chí tăng nguy cơ bị ung thư trực tràng.
Trong khoảng thời gian này, bạn nên cố gắng đại tiểu tiện để bài thải độc tố. Càng để lâu, độc tố tích luỹ càng nhiều. Trường hợp bị táo bón, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ thô như bánh mỳ toàn mạch…và kết hợp mát xa kinh mạch đại tràng.
7 - 9h: Dạ dày bài độc
Dạ dày là công cụ tiêu hoá lớn nhất của cơ thể, có chức năng tích trữ, vận chuyển, và tiêu hoá thực phẩm. Ngày thường ăn uống không điều độ, áp lực công việc lớn… sẽ khiến dạ dày ngày càng bị suy nhược.
Buổi sáng nhất định phải ăn đầy đủ, tốt nhất nên ăn các thực phẩm có lợi cho dạ dày như lạc, hồ đào, táo, cà rốt… Ngoài ra, có thể uống hồng trà mật ong cũng rất có lợi cho dạ dày. Bạn nên duy trì tâm trạng vui vẻ trong buổi sáng để dưỡng dạ dày.
9 - 11h: Tì bài độc, điều chỉnh sức đề kháng của tì
Chức năng chính của tì là tiêu hoá, hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng tới các cơ quan trong cơ thể. Dưỡng tì tốt không chỉ giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh, mà còn khiến làn da trở nên hồng nhuận, sáng mịn. Khi sắc tốt sẽ giúp bạn trở nên xinh đẹp hơn.
Trong thời gian này, có thể mát xa vùng bụng, đồng thời cố gắng thả lỏng não bộ để hộ trợ việc bài độc của cơ thể. Dùng não quá độ có thể khiến tì bị tổn thương. Bạn nên nghe những bản nhạc nhẹ nhàng trong thời gian này để làm giảm căng thẳng và áp lực.
Tim là trung tâm của mọi cơ quan trong cơ thể. Bữa trưa bạn nên ăn những thực phẩm có lợi cho tim, như long nhãn có thể bổ tì ích tim…Ngoài ra, lúc này cũng là quãng thời gian nhịp tim đập nhanh nhất, bạn không nên vận động mạnh trong thời gian này. Nếu có thể ngủ trưa một lúc sẽ rất tốt cho sức khoẻ của tim.
13 - 15h: Tiểu tràng bài độc
Bạn có thể ăn nhẹ để bổ sung dưỡng chất, hoặc làm một vài động tác đơn giản như đá chân…trong thời gian này để kích thích kinh mạch tiểu tràng, giúp tiểu tràng hoạt động tốt hơn.
15 - 17h: Bàng quang bài độc
Trong thời gian này bạn nên uống nhiều nước, hoặc uống trà để giúp bài thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
17 - 19h: Thận bài độc
Đây là quãng thời gian vận động tốt nhất trong ngày, bởi có thể thúc đẩy quá trình bài độc của thận. Các loại hình vận động phù hợp như: chạy chậm, đi bộ nhanh…Ngoài ra, lắc hông cũng là phương thức luyện tập có thể mang lại tác dụng kích thích mát xa thận.
Bữa tối bạn nên ăn chút mộc nhĩ đen, rong biển để vừa giúp bổ thận, vừa hỗ trợ việc bài độc.
Đây là quãng thời gian quá trình tuần hoàn máu mạnh nhất. Bạn có thể vỗ nhẹ vị trí màng ngoài tim, hoặc phía ngoài khoeo tay bởi những vị trí này phản ánh khả năng hoạt động của tim và khả năng tuần hoàn máu của não. Ngoài ra, bạn cũng có thể hoạt động ngón giữa, bởi ngón giữa ứng với màng ngoài tim. Động tác đàn hồi với ngón giữa có thể coi như mát xa cho kinh mạch màng ngoài tim.
21 - 23h: Tuyến hạch và hệ nội tiết bài độc
Thời gian này tuyệt đối cần thả lỏng cả thể xác và tâm hồn, giữ cho tâm trạng thoải mái. Bạn có thể xem phim, nghe nhạc, nhưng không nên nghe các loại nhạc quá mạnh, quá ồn ào. Ngoài ra có thể kết hợp mát xa vùng cổ và nách, giúp tuyến hạch bài độc tốt hơn.
1 - 3h: Túi mật, gan bài độc
3 - 5h: Phổi bài độc
Quá trình bài độc của túi mật, gan, và phổi đều cần được tiến hành trong lúc ngủ. Do đó chất lượng giấc ngủ rất quan trọng. Các cách dưới đây sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ, và giúp chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- Trước khi ngủ, ăn các thực phẩm giúp ngủ ngon như hồ đào, hoặc uống 1 ly sữa ấm…
- Tập yoga. Một số động tác yoga có thể hỗ trợ giấc ngủ.
- Mát xa. Trước khi ngủ, mát xa huyệt bách hội ở đầu, huyệt dũng tuyền ở chân cũng có tác dụng giúp ngủ ngon.
- Ngủ trong bóng tối. Khi ngủ nhất định phải tắt đèn, bởi ánh sáng đèn sẽ khiến não bộ bị kích thích, làm bạn khó ngủ hơn.
- Đi ngủ lúc 22h. 22h-2 giờ sáng không chỉ là quãng thời gian cơ thể bài độc tốt nhất, mà còn là quãng thời gian dưỡng da tuyệt nhất. Bởi vậy. nếu bạn muốn có 1 cơ thể khoẻ mạnh và làn da sáng đẹp việc ngủ sớm là vô cùng quan trọng.
Phạm Thúy
Theo people
(Soha.vn) Vân Hồng |
Thức khuya sau 11 giờ đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc tới 7 loại bệnh nguy hiểm. Nếu chúng ta không sớm nhận thức được điều này thì việc ngủ "bù" bao nhiêu cũng không còn ý nghĩa.
Thức sau 23 giờ đêm sẽ khiến 7 bộ phận cơ thể bị sinh bệnh sớm
Theo ý kiến của chuyên gia, nếu sau 11 giờ đêm mà bạn vẫn chưa đi ngủ, sẽ làm cho cơ thể thay đổi nhịp sinh học, dẫn đến nguy cơ làm hỏng một số cơ quan trên cơ thể. Dù ngày hôm sau có ngủ bù nhiều bao nhiêu, thì khả năng tái tạo sức khỏe cũng không kéo về được trạng thái ban đầu.
Trong thời gian qua, truyền thông Trung Quốc đưa nhiều thông tin về các trường hợp bị ngã, đột tử, ung thư ở người trẻ tuổi có liên quan đến nguyên nhân thức khuya, thiếu ngủ.
Cùng với guồng quay của lối sống hiện đại, nhiều người đã không còn giữ được thói quen đi ngủ sớm như thế hệ cũ. Bên cạnh đó, việc phải làm thêm giờ, học tập, giải trí và các công việc khác khiến nhiều người không thể đi ngủ sớm.
Dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa, việc thức quá khuya cũng sẽ trực tiếp gây ra những xáo trộn trong lịch làm việc và tái tạo của cơ thể, từ đó gây ra những nguy hại cho sức khỏe.
Trong báo cáo khảo sát giấc ngủ toàn cầu năm 2015 cho biết, tại Trung Quốc, thời gian đi ngủ trung bình của người dân thành phố là lúc 0 giờ 32 phút. Điều này có nghĩa là rất nhiều người đã không nghỉ ngơi thư giãn vào lúc đêm khuya.
Mặc dù hiện nay, 0 giờ là thời gian không phải là quá muộn, nhưng dựa trên góc độ sinh học, cơ thể cần nghỉ ngơi trước 11 giờ đêm để thực hiện các chức năng nội tiết của nội tạng.
Các nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết các hoạt động tự phục hồi cơ thể thực hiện trước 3 giờ sáng. Thời gian quan trọng nhất để cơ thể ngủ hoàn toàn là từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng. Đây là thời điểm quan trọng nhất để ngủ, và giấc ngủ phải ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG.
Theo hai chuyên gia, bác sĩ Thi Minh, Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác trị liệu Đông y Thượng Hải, chuyên về bệnh Mất ngủ và bác sĩ Từ Đại Thành, Phó Chủ nhiệm khoa điều trị, Bệnh viện Đông Tây Y kết hợp thành phố Nam Kinh (TQ), việc thức khuya sau 11 giờ đêm có thể gây ra 7 nguy cơ xấu cho sức khỏe như sau.
1. Tổn thương da
Vào thời điểm từ 22 giờ đến 23 giờ, là thời gian làn da làm nhiệm vụ bảo trì và tái tạo. Nếu bạn thức đêm, các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện để làm việc, gây ra rối loạn hệ thần kinh, từ đó sẽ làm cho da khô, tính linh hoạt kém, màu da xỉn dần, thâm sạm, có mụn trứng cá, tàn nhang, các vết nhăn.
2. Thừa cân và béo phì
Khi mọi người ngủ, cơ thể sẽ phân giải một chất gọi là "leptin", tạm hiểu là giúp cơ thể gầy đi hoặc hao phí bớt. Nếu bạn không ngủ vào thời gian này, cơ thể sẽ không có cơ hội tự gầy đi, lâu ngày sinh ra tích tụ mỡ, khiến bạn tăng cân, béo phì, không thể đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
3. Giảm trí nhớ
Khi chúng ta thức khuya, hệ thần kinh giao cảm trong cơ thể vẫn duy trì trạng thái hưng phấn, hứng khởi, đến ngày hôm sau chúng sẽ rơi vào trạng thái làm việc quá sức, cạn kiệt. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và các vấn đề sức khỏe khác.
Một thời gian dài thức đêm sẽ gây ra suy nhược thần kinh, mất ngủ, các triệu chứng bất lợi khác cũng sẽ xuất hiện sau đó.
4. Nguy cơ cao gây ra bệnh tim
Nghiên cứu cho thấy, những người "ngủ ngày cày đêm" thường có tính khí nóng nảy, thất thường, dễ nổi giận. Không những thế, thức đêm quá khuya cũng khiến cho nội tạng bị "trượt" khỏi lịch sinh hoạt bình thường, nhịp tim không được điều chỉnh kịp thời.
Đó cũng là lý do gây ra nguy cơ cao về bệnh tim mạch, huyết áp…
5. Nguy cơ gây bệnh dạ dày
Nhân tế bào biểu mô dạ dày trung bình cứ khoảng 2-3 ngày lại lặp lại một lần cập nhật, tái thiết mô. Hoạt động này thường diễn ra vào ban đêm. Nếu bạn thức khuya, đi kèm với thói quen ăn đêm, vô tình sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Nếu dạ dày phải làm việc quá nhiều, không đủ thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo lại sức "lao động", trong thời gian dài sẽ sinh ra mệt mỏi, ốm bệnh.
Đồng thời, khi thức khuya, quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày sẽ bị đình trệ, làm lưu lại thức ăn quá lâu trong dạ dày, thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày bất thường, từ đó gây kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét và các triệu chứng khác.
6. Gây tổn thương gan
Khoảng thời gian từ 11h đêm đến 3h sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc, bài tiết độc tố. Nếu trong giai đoạn này cơ thể không ở trong trạng thái ngủ sâu giấc thì gan sẽ không đủ điều kiện tốt để làm việc, gây ra sự thiếu hụt lượng máu trong gan, từ đó làm tổn thương các tế bào, khó hồi phục và sửa chữa những tế bào hỏng.
Gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng nhất trong cơ thể. Nếu gan bị tổn thương, ngay lập tức sức khỏe tổng thể sẽ bị đe dọa, ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác.
7. Gia tăng nguy cơ ung thư
Bác sĩ Từ Đại Thành, Phó Chủ nhiệm khoa điều trị, Bệnh viện Đông Tây Y kết hợp thành phố Nam Kinh (TQ)
Nhiều yếu tố miễn dịch trong cơ thể được hình thành trong giấc ngủ, khi chúng ta thức suốt đêm dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi, thiếu năng lượng, cảm lạnh, dị ứng phát sinh bất ngờ.
Hệ thống miễn dịch là rào cản tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư, khi giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Một số nghiên cứu đã khẳng định, thức khuya sẽ thúc đẩy khả năng gây ra ung thư vú, ung thư ruột kết và các bệnh lây nhiễm.
Không chỉ có 7 nguy cơ trên, theo 2 chuyên gia, thức quá khuya còn ảnh hưởng trực tiếp đến từng đối tượng cụ thể. Ví dụ phụ nữ thức thâu đêm có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, trẻ em sẽ ảnh hưởng đến sự tiết hormone tăng trưởng, dẫn đến một loạt các vấn đề phát triển.
Ngoài ra, người đang bị bệnh dạ dày, bệnh gan, nếu thức khuya sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Khi trở nên nghiêm trọng, nó sẽ ảnh hưởng ngược trở lại giấc ngủ, khiến bạn rơi vào cảm giác khó ngủ, mất ngủ kèm tiêu hóa kém, gan ngày càng suy giảm.
Nếu vẫn phải thức khuya, nên khắc phục thế nào?
Bác sĩ Thi Minh, Phó Giám đốc Trung tâm hợp tác trị liệu Đông y Thượng Hải (Trung Quốc) chuyên trách về bệnh Mất ngủ
Khi thức khuya, cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý, thời gian bồi bổ sinh khí không có, dẫn đến thiếu khí, dễ sinh ra nóng nảy, tức giận, chóng mặt, đau họng, khát nước, táo bón, nước tiểu vàng và các triệu chứng khác.
Nếu trong trường hợp bạn "BẮT BUỘC PHẢI THỨC KHUYA" thì hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe thật tốt bằng những lời khuyên trên của bác sĩ.
Ngoài ra, theo hướng dẫn của bác sĩ, có hai huyệt vị quan trọng hỗ trợ cho bạn khắc phục sự mệt mỏi, thiếu năng lượng sau khi thức khuya là huyệt Chiếu hải và huyệt Dũng tuyền.
1. Bấm huyệt Chiếu hải
Huyệt này nằm ở phía dưới vùng lõm mắt cá chân phía trong (xem hình minh họa)
Bấm điểm này có thể làm giảm các triệu chứng do "dương thịnh âm suy" trong cơ thể gây ra viêm họng, yết hầu khô, háo nước, mắt đỏ, mất ngủ. Khi bấm huyệt nếu thấy cảm giác đau mỏi, tê và sưng thì dừng lại. Chỉ cần bấm khoảng từ 5-10 phút là được.
2. Bấm huyệt Dũng tuyền
Huyệt Dũng tuyền nằm ở giữa vùng lõm tại 1/3 gan bàn chân (xem hình minh họa).
Huyệt vị này có tác dụng loại bỏ chứng thiếu âm, giải nhiệt. Điều hòa âm dương trong cơ thể, từ đó có thể làm giảm chứng khô miệng, chóng mặt, khó chịu và các triệu chứng khác.
Dùng ngón tay xoa bấm hơi mạnh một chút tại huyệt dũng tuyền khoảng 20-30 lần. Tốt nhất thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy.
*Theo Health/Sohu
(Soha.vn) Đoan Trang
soha.vn Một khi biết được những tác hại nghiêm trọng này thì bạn sẽ không dám thức khuya thêm ngày nào nữa đâu. |
|
Một khi biết được những tác hại nghiêm trọng này thì bạn sẽ không dám thức khuya thêm ngày nào nữa đâu.
Khớp thần kinh bị ăn mòn
Năm 2017, một nghiên cứu của trường Đại học Marche Polytechnic ở Ý đã phát hiện ra rằng thiếu ngủ sẽ khiến cho các khớp thần kinh bị ăn mòn bởi các tế bào não.
Astrocytes là một tế bào trong não có tác dụng dọn sạch ra các tế bào đã bị hư hỏng và các mảnh vụn. Tuy nhiên, khi bạn mất ngủ thì tế bào này hoạt động tích cực quá mức và phá vỡ nhiều liên kết trong não.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Michele Bellesi, đã ngạc nhiên và phát biểu rằng: "Lần đầu tiên chúng tôi thấy rằng các khớp thần kinh bị các tế bào Astrocytes ăn mất như thế này".
Một phát hiện đáng lo ngại hơn là nếu thức khuya thường xuyên và thiếu ngủ trầm trọng thì các tế bào não microglial cũng hoạt động tích cực hơn. Một khi tế bào não microglial này càng mạnh thì khả năng gây ra thoái hóa thần kinh lẫn bệnh Alzheimer càng cao hơn.
Não tích tụ độc tố
Trong não có một loại độc tố tên là beta-amyloid. Beta-amyloid tích tụ càng nhiều thì nguy cơ bị bệnh mất trí Alzheimer càng cao.
Tuy nhiên, vào năm 2013, các nhà khoa học nghiên cứu trên chuột và phát hiện ra rằng giấc ngủ cho phép dịch não tủy hòa trộn với các dịch khác để cuốn trôi beta-amyloid khỏi bộ não.
Nhà nghiên cứu Matthew Walker đến từ Đại học California tại Berkeley, Mỹ cũng khẳng định: "Giấc ngủ có khả năng giúp rửa sạch các độc tố trong não vào ban đêm, ngăn chúng tích tụ nên hạn chế phá hủy các tế bào não".
Do đó, nếu bạn thường xuyên thức khuya thì các độc tố trong não không được rửa sạch, lâu dần dẫn đến chứng suy giảm trí nhớ, thậm chí mắc bệnh mất trí Alzheimer.
Tổn thương não khó phục hồi
Năm 2014, các nghiên cứu về giấc ngủ của các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania đã chứng minh được rằng những người thức khuya thường xuyên có thể dẫn đến tổn thương não không hồi phục được.
Tiến sĩ Sigrid Veasey, giáo sư của Trường Y khoa Perelman của Upenn đã giải thích rằng: Các tế bào não cần được nghỉ ngơi. Nhưng do bạn ép buộc não phải hoạt động trong lúc bạn thức khuya nên nguy cơ tổn thương não cao hơn.
Bên cạnh đó, StirT3 là một thành phần bảo vệ để những nơ ron thần kinh không bị tổn thương. Và thật ngạc nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những con chuột ngủ đủ giấc thì StirT3 đã tăng lên đáng kể.
Trong khi đó, những chú chuột thức quá 3 giờ so với giờ ngủ quy định thì StirT3 không có dấu hiệu tăng, còn những con chuột bị đánh thức nửa đêm thì mất 25 - 30% tế bào thần kinh và tăng mức độ stress.
Suy giảm trí nhớ
Các nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học của Groningen (Hà Lan) và Pennsylvania đã khẳng định tình trạng mất ngủ ảnh hưởng tiêu cực và để lại hậu quả nghiêm trọng đối với chức năng não đặc biệt là trí nhớ. Thiếu ngủ 5 tiếng dẫn đến mất kết nối giữa các noron trong vùng hippocampus.
Hippocampus là khu vực quan trọng có nhiệm vụ lưu trữ những ký ức mới. Hippocampus cần giấc ngủ để chuyển thông tin được lưu trữ tới các khu vực khác của não.
Trong trường hợp này, nếu thiếu ngủ thường xuyên các thông tin mới không được chuyển đi khiến Hippocampus bị đầy thông tin nên không thể lưu trữ thêm thông tin khác.
Đây là lý do vì sao chỉ cần bạn ngủ muộn 1 đêm thì khả năng ghi nhớ thông tin mới sẽ bị giảm đi đáng kể.
Nguồn: Telegraph, Newscientist
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét