Trang

Lấy gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ, khi mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ vi khuẩn?


Chúng ta dùng mớ rửa bát để rửa bát, vậy lấy gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ, khi mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ vi khuẩn?

Giặt với xà phòng sẽ không giết chết được hết vi khuẩn trên mớ rửa bát. Ngược lại, điều đó có thể còn khiến chúng tiến hóa để trở nên mạnh mẽ hơn.

Bạn không hề đọc nhầm đâu. Giả sử vi khuẩn biết nói và có một phóng viên đến phỏng vấn chúng: "Bạn thích sống ở đâu nhất?", thì kiểu gì cũng có một vài con vi khuẩn đồng thanh thốt lên: "Chúng tôi muốn sống trên cái mớ rửa bát".

Vi khuẩn vốn là một sinh vật có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sống khắc nghiệt. Người ta đã tìm thấy chúng bên trong miệng núi lửa, giữa sa mạc mênh mông, dưới lớp băng vĩnh cửu và tận đáy đại dương, trong những lỗ thông thủy nhiệt.

Nhưng làm sao phải sống khổ sở ở những nơi như vậy, khi vi khuẩn cũng có thể tìm thấy cho mình một thiên đường, ngay trong nhà bếp của con người, cụ thể là trên cái mớ rửa bát.

Chúng ta dùng mớ rửa bát để rửa bát, vậy lấy gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ, khi mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ vi khuẩn?- Ảnh 1.
Chúng ta dùng mớ rửa bát để rửa bát, vậy lấy gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ, khi mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ vi khuẩn?- Ảnh 2.

Ảnh chụp bề mặt một cái mớ rửa bát bằng kính hiển vi điện tử quét màu (SEM) với độ phóng đại 580 lần. Trong đó, bề mặt miếng bọt biển (màu xanh lam); vi khuẩn (hình que, màu tím và xanh lục); nấm sợi (sợi mỏng và dày, màu tím và đỏ); nấm men (hình cầu tròn, màu vàng, xanh lục).

Mỗi centimet vuông trên mớ rửa bát có tới 54 tỷ vi khuẩn, tương đương mật độ vi khuẩn trong phân người

Markus Egert, một nhà vi sinh vật học tại Đại học Furtwangen, đã từng làm một khảo sát. Ông đi thu thập tất cả mớ rửa bát đã qua sử dụng trong các nhà bếp ở Đức, mang về phòng thí nghiệm rồi phân lập các mẫu vi khuẩn tìm được trên đó.

Kết quả, Egert phát hiện được tới 362 loài vi sinh vật, tồn tại trên những chiếc mớ rửa bát với mật độ rất cao. Mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ cá thể vi khuẩn. "Đây là một con số rất lớn, tương đương với lượng vi khuẩn bạn tìm thấy trong một mẫu phân người", Egert nói.

Cũng phải thôi, mớ rửa bát là một môi trường hội tụ đầy đủ những điều kiện sống tốt nhất cho vi khuẩn: Chúng ẩm, ấm nếu bạn rửa bát bằng nước nóng và đầy rẫy những mẩu vụn thức ăn để vi khuẩn tha hồ "tiệc tùng".

Mớ rửa bát cũng chứa đầy lỗ và khe hở, mỗi chỗ này đều trở thành một "góc riêng" cho một quần thể vi khuẩn có thể định cư và phát triển.

Chúng ta dùng mớ rửa bát để rửa bát, vậy lấy gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ, khi mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ vi khuẩn?- Ảnh 3.
Chúng ta dùng mớ rửa bát để rửa bát, vậy lấy gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ, khi mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ vi khuẩn?- Ảnh 4.

Mật độ vi khuẩn trên mớ rửa bát tương đương với phân người.

Trong một nghiên cứu năm 2022, Lingchong You, một nhà sinh học tổng hợp tại Đại học Duke, đã dùng máy tính để mô phỏng môi trường phức tạp của cái mớ rửa bát. Ông nhận thấy những cái mớ rửa bát càng có nhiều lỗ hổng thì càng chứa nhiều chủng vi khuẩn và số lượng của chúng cũng nhiều hơn.

"Điều này hợp lý, vì vi khuẩn cũng có vi khuẩn hướng nội, thích ở một mình, và cũng có vi khuẩn hướng ngoại cần sự đồng hành của đồng loại. Trong cái mớ rửa bát, có vô số cấu trúc hay ngóc ngách khác nhau để mọi loại vi khuẩn đều vui vẻ và thoải mái phát triển", Egert nói.

Vi khuẩn có thể dính ngược lại bát đĩa nhà bạn, nhưng không thể chỉ đơn giản giặt bằng xà phòng là hết

Không còn gì phải nghi ngờ, cái mớ rửa bát rõ ràng là ngôi nhà lý tưởng cho vi khuẩn. Câu hỏi quan trọng bây giờ là: Liệu sự xuất hiện của chúng có đáng lo ngại hay không?

Trong nghiên cứu của mình, Egert đã giải trình tự DNA của các loài vi khuẩn phổ tồn tại với số lượng nhiều nhất trên mớ rửa bát. Dù không thể xác định chính xác từng loài vi khuẩn, ông phát hiện 5 trong số 10 loài phổ biến nhất có họ hàng gần với vi khuẩn gây nhiễm trùng ở người có hệ miễn dịch yếu.

Ngay cả với những cái mớ rửa bát đã được người sử dụng giặt sạch bằng xà phòng và nước tẩy sau khi rửa, vẫn có những vi khuẩn sót lại và tồn tại dai dẳng trên đó. Và chính những vi khuẩn này mới là thứ mà chúng ta phải lo ngại.

Chúng ta dùng mớ rửa bát để rửa bát, vậy lấy gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ, khi mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ vi khuẩn?- Ảnh 5.

Giặt bằng xà phòng và nước tẩy không tiêu diệt được toàn bộ vi khuẩn trên mớ rửa bát.

"Giả thuyết của chúng tôi là các biện pháp làm sạch mớ rửa bát có thể dẫn đến một quá trình chọn lọc tự nhiên, nơi những vi khuẩn sống sót ít ỏi có thể sinh sôi trở lại với số lượng lớn, và chúng ngày càng có khả năng kháng cự tốt hơn", Egert nói.

"Chỉ cần giặt đi giặt lại vài lần, bạn có thể khiến toàn bộ vi khuẩn trên mớ rửa bát phát triển khả năng thích nghi với việc giặt sạch đó".

Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu bạn dùng mớ rửa bát để rửa các dụng cụ như thớt và dao, dùng để sơ chế đồ ăn sống, sau đó lại dùng chính chiếc mớ rửa bát đó để rửa bát đĩa sau khi ăn. Các loại vi khuẩn nguy hiểm như Escherichia coli, Salmonella và Campylobacter, sau đó có thể dính trở lại bát đĩa của bạn, gây ra ngộ độc thực phẩm.

Thực tế cho thấy 90% ca nhập viện do bệnh từ thực phẩm bắt nguồn từ chỉ 5 mầm bệnh, trong đó có 3 vi khuẩn là Escherichia coli, Salmonella và Campylobacter. 

"Thường thì với người khỏe mạnh, vi khuẩn trong mớ rửa bát không đủ để gây hại. Nhưng chúng có thể trở nên nguy hiểm với người già, trẻ em hoặc người có hệ miễn dịch yếu", Egert nói.

Chúng ta dùng mớ rửa bát để rửa bát, vậy lấy gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ, khi mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ vi khuẩn?- Ảnh 6.

Vậy phải làm gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ?

Jennifer Quinlan, một giáo sư về an toàn thực phẩm tại Đại học Prairie View A&M cho biết về góc độ vệ sinh, bạn nên thay mớ rửa bát mới mỗi tuần một lần.

Năm 2017, Quinlan cùng đồng nghiệp đã thu thập miếng rửa bát trong nhà bếp của 100 hộ gia đình ở Philadelphia. Kết quả cũng phát hiện nhiều vi khuẩn liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bà khuyến cáo ngoài việc thay mới thường xuyên, bạn cũng nên khử trùng chúng trong khi sử dụng.

"Có hai cách đơn giản để làm sạch chúng. Bạn có thể cho chúng vào máy rửa bát vào cuối ngày, hoặc cho vào lò vi sóng quay một phút cho đến khi thấy hơi nước bốc lên. Điều đó sẽ tiêu diệt phần lớn các mầm bệnh", Quinlan cho biết.

Chúng ta dùng mớ rửa bát để rửa bát, vậy lấy gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ, khi mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ vi khuẩn?- Ảnh 7.

Để mớ rửa bát vào lò vi sóng vài phút có thể giết chết vi khuẩn trong đó.

Ngoài ra, Egert cũng khuyến cáo việc ngâm mớ rửa bát trong xà phòng hoặc thuốc tẩy không thể tiêu diệt hết vi khuẩn bên trong đó. Đó là bởi những vi khuẩn này thường có một lớp màng sinh học có khả năng bảo vệ chúng khỏi xà phòng.

Khi bạn rửa bát bằng xà phòng, bạn chỉ có thể rửa trôi chúng, chứ không thể tiêu diệt chúng. Ngược lại, ngâm mớ rửa bát sẽ không rửa trôi được vi khuẩn có màng nhầy, chúng sau đó sẽ nhiễm lại bát đũa trong lần rửa sau của bạn.

Vì vậy, sau mỗi lần rửa bát và khử trùng mớ rửa bát, bằng nước nóng già hoặc lò vi sóng, bạn nên vắt thật kiệt nước rồi phơi khô nó. Đừng quên loại bỏ hết vụn thức ăn vì chúng cùng với nước chính là thứ nuôi dưỡng vi khuẩn.

Chúng ta dùng mớ rửa bát để rửa bát, vậy lấy gì để rửa cái mớ rửa bát bây giờ, khi mỗi centimet vuông trên đó có tới 54 tỷ vi khuẩn?- Ảnh 8.

Dùng bàn chải để rửa bát sẽ giảm được đáng kể nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cuối cùng, Egert gợi ý một thay đổi nhỏ, đó là bạn có thể sử dụng bàn chải nhựa để rửa bát thay cho mớ bằng lưới hoặc bọt biển. Một nghiên cứu năm 2022 của Viện nghiên cứu thực phẩm Na Uy Nofima cho thấy bàn chải rửa bát chứa ít vi khuẩn hơn đáng kể so với mớ rửa bát, có lẽ vì chúng không đọng nước và khô nhanh hơn.

"Ở nhà, chính tôi cũng chẳng bao giờ dùng mớ rửa bát. Thực sự với tôi, dùng một thứ như vậy trong môi trường ẩm ướt của nhà bếp chẳng hợp lý tí nào. Bàn chải thì tốt hơn nhiều vì nó chứa ít vi khuẩn hơn, khô nhanh hơn, và cũng dễ làm sạch hơn", Egert nói. 

Thanh Long


phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu hau bị bỏ qua


Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

GĐXH - Nam thanh niên bị đột quỵ nhập viện trong tình trạng nguy cấp: Liệt nửa người trái, tỉnh chậm, Glasgow 14 điểm, nói ú ớ.

Theo thông tin từ BVĐK Medlatec, vừa qua các bác sĩ nơi đây đã tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân B.H.K (71 tuổi, ở Hà Nội) đến khám do đau đầu âm ỉ vùng đỉnh. Kết quả cho thấy, bệnh nhân bị nhồi máu não.

Bệnh nhân đến viện trọng tình trạng tăng huyết áp với chỉ số đo được là 164/88 mmHg. Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân của hiện tượng bất thường.

Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số đường máu, mỡ máu tăng cao. Quá trình siêu âm mạch cảnh, bác sĩ phát hiện hình ảnh xơ vữa động mạch gây hẹp nhẹ - vừa lòng mạch. Chụp MRI sọ não thấy hình ảnh nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, kèm thoái hóa myelin chất trắng dưới vỏ và quanh não thất bên hai bên.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua - Ảnh 2.

Kết quả chụp MRI sọ não phát hiện nhồi máu não cấp vùng chẩm trái

Dựa vào các kết quả lâm sàng và cận lâm sàng đã thực hiện, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Bệnh nhân nhanh chóng được nhập viện điều trị nội trú. Sau 7 ngày điều trị tích cực, ông K. được xuất viện, sức khỏe ổn định, không còn xuất hiện biểu hiện đau đầu.

Qua ca bệnh, ThS.BS Phạm Duy Hưng - Phó Khoa Nội khuyến cáo: "Tùy mức độ bệnh, nhồi máu não có thể biểu hiện qua các triệu chứng mờ nhạt, người bệnh khó nhận biết nếu không được thăm khám chuyên sâu. Vì vậy, người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, lưu tâm đến các dấu hiệu tưởng 'bệnh xoàng' như đau đầu, chóng mặt... thông thường để thăm khám, phát hiện sớm, điều trị kịp thời trong giai đoạn vàng".

Dấu hiệu bệnh nhồi máu não

Bác sĩ cho biết, triệu chứng của nhồi máu não đa dạng, không điển hình, tùy thuộc mức độ bệnh và vùng mạch máu não bị tắc nghẽn. Một số triệu chứng có thể kể đến gồm liệt mặt, nói khó, yếu/ liệt một tay/ nửa người, đau đầu, chóng mặt, nuốt khó, buồn nôn, nôn, co giật...

Bác sĩ nhấn mạnh về vai trò của việc nhận biết sớm dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám, cấp cứu, gia tăng tỷ lệ điều trị thành công cho bệnh nhân nhồi máu não.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu não

Bác sĩ chỉ ra các nguyên nhân gây bệnh thường gặp gồm:

- Xơ vữa mạch máu lớn (chiếm khoảng 50%). 

- Nguyên nhân từ tim gây cục huyết khối như bệnh hở van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim... tạo cục máu đông đi đến não (chiếm khoảng 20%). 

- Tắc các mạch máu nhỏ trong não, thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường (chiếm khoảng 25%). 

- Bệnh động mạch không xơ vữa (tỷ lệ <5%).

- Bệnh về máu như đông máu, tế bào máu, bất thường bẩm sinh của mạch máu... (tỷ lệ <5%).

Bệnh nhồi máu não nguy hiểm thế nào?

Tổn thương não vĩnh viễn: Nếu máu không được phục hồi kịp thời, các tế bào não sẽ chết, gây ra tổn thương não vĩnh viễn. Điều này có thể dẫn đến tàn tật, mất chức năng các bộ phận của cơ thể, gây liệt vận động, méo miệng, nói ngọng, suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, thị lực giảm, rối loạn đại tiểu tiện...

Tăng nguy cơ đột quỵ lần sau: Những người đã trải qua nhồi máu não và cơn đột quỵ dễ dàng tái phát đột quỵ, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Tử vong: Nhồi máu não có thể dẫn đến tình trạng sốc, hoặc suy đa tạng nếu có các biến chứng nghiêm trọng như phù não, nhiễm trùng, hoặc suy tim. Nguy cơ tử vong rất cao trong các trường hợp này.

GĐXH - Mặc dù bệnh nhân đột quỵ được chuyển đến viện vào giờ thứ 9 (quá thời gian vàng), nhưng các bác sĩ đã quyết định can thiệp mạch muộn giờ, giúp bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn.

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não với dấu hiệu không điển hình là mất khả năng nuốt.


Quy định về hàng giả và những điều chờ đợi Quang Linh Vlogs cùng Hằng Du Mục


Điều gì chờ đợi Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục?

Theo luật sư, cơ quan điều tra sẽ làm rõ giá trị số hàng giả đã sản xuất và bán ra thị trường để xác định khung hình phạt các bị can phải đối mặt trong vụ án này.

Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp tạm giam đối với Phạm Quang Linh (còn gọi là Quang Linh Vlogs, thành viên HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Chị em Rọt) và Nguyễn Thị Thái Hằng (còn gọi là Hằng Du Mục, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Chị em Rọt) cùng 3 người khác để điều tra hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.

Đây là tin tức gây bất ngờ với nhiều người bởi cả Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đều có lượng fan không nhỏ. 

Phân tích về vụ án này, TS.LS Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng trường hợp cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy, các đối tượng đã sản xuất hàng giả về tem, nhãn, bao bì, giả về sở hữu trí tuệ, giả về công dụng, tác dụng sản phẩm, giả về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hoặc có các hành vi làm giả khác sẽ bị xử lý hình sự. 

Người nào thực hiện hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm có thể sẽ phải đối mặt với hình phạt thấp nhất là 2 năm tù, mức cao nhất là tù chung thân, theo quy định tại điều 193 Bộ luật hình sự.

CQĐT sẽ làm rõ giá trị số hàng giả đã sản xuất và bán ra thị trường để xác định khung hình phạt các bị can phải đối mặt trong vụ án này.

486560827_2808969872637630_2349950153648877632_n.jpg
Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục. Ảnh: VTV

Cũng theo LS Cường, đối với việc bán hàng hóa nếu có gian dối trong việc cân, đong, đo, đếm hoặc có gian dối khác làm cho người tiêu dùng mua phải hàng hóa kém chất lượng, thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên thì hành vi này cũng có thể bị xử lý hình sự về tội Lừa dối khách hàng.

Với những nội dung mà các bị can quảng cáo, so sánh một viên kẹo với đĩa rau, đưa ra những thông tin thổi phồng công dụng của sản phẩm cho thấy đây chính là hành vi gian dối và tiền thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên, đã đủ căn cứ để xử lý hình sự các đối tượng về tội Lừa dối khách hàng.

Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng giả như sau: Hàng giả là hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

Hàng giả là hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa…

CQĐT xác định, sản phẩm Thực phẩm bổ sung SuperGreens Gummies (Thường được gọi là kẹo Kera) là sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt, do Công ty CP Asia Life sản xuất là "hàng giả" và đã được Công ty CP Tập đoàn Chị em Rọt bán ra thị trường 135.325 hộp trong thời gian từ 12/12/2024 đến 19/3/2025, gây ảnh hưởng nghiêm trọng quyền lợi người tiêu dùng.

Để phục vụ công tác điều tra, xử lý triệt để vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an thông báo cho các cá nhân, tổ chức mua 135.325 hộp kẹo Kera biết, liên hệ với Cơ quan CSĐT (Phòng 3 - C01; địa chỉ số 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội hoặc Điều tra viên Lưu Thị Thanh Hiếu, SĐT 0904.58 28 82) để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật.


Thức khuya: Thói quen dễ gây đột quỵ ở nhiều người Việt


Thói quen dễ gây đột quỵ nhiều người Việt hay làm

Nhiều người trẻ sẵn sàng thức khuya để giải trí hoặc hoàn thành công việc, nhưng thói quen này có thể tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ.

Thức khuya tìm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Ảnh: Freepik.

Thức khuya tìm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Ảnh: Freepik.

Thức khuya có thể là thói quen khó tránh trong cuộc sống hiện đại. Thực tế, việc duy trì giấc ngủ không đủ hoặc kém chất lượng có thể âm thầm làm tăng nguy cơ đột quỵ - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Một nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã chỉ ra so với những người ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm, những người thiếu ngủ có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 15-20%.

Phân tích với Tri Thức - Znews, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch hội Đột quỵ TP.HCM, cho rằng dù không phải yếu tố trực tiếp, thức khuya vẫn có thể tác động tiêu cực đến hệ tim mạch và não bộ theo nhiều cơ chế khác nhau.

Cơ chế tác động của thức khuya đến nguy cơ đột quỵ

Việc thường xuyên thức khuya có thể gây ra nhiều rối loạn sinh lý, từ đó làm gia tăng nguy cơ đột quỵ:

  • Rối loạn nhịp sinh học: Thức khuya làm gián đoạn đồng hồ sinh học của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa huyết áp, nhịp tim và hormone như cortisol.
  • Tăng huyết áp: Thiếu ngủ kéo dài có thể làm tăng áp lực lên mạch máu, một trong những yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ.
  • Gia tăng viêm và stress oxy hóa: Cơ thể bị căng thẳng do thức khuya có thể dẫn đến viêm mạn tính và tổn thương mạch máu, góp phần hình thành các mảng xơ vữa – nguyên nhân chính gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Rối loạn chuyển hóa: Giấc ngủ không đủ ảnh hưởng đến chuyển hóa đường và chất béo, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường và béo phì - cả hai đều là yếu tố liên quan đến đột quỵ.

Tùy vào cơ chế bệnh sinh, thức khuya có thể dẫn đến đến cả hai loại đột quỵ phổ biến:

  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ (do tắc nghẽn mạch máu): Việc rối loạn đông máu, tăng viêm và hình thành mảng xơ vữa do thức khuya có thể làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông.
  • Đột quỵ xuất huyết não (do vỡ mạch máu): Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể khiến huyết áp tăng cao, làm suy yếu thành mạch và tăng nguy cơ vỡ mạch máu não.

Các yếu tố liên quan khi thức khuya

Thức khuya thường đi kèm với những thói quen không lành mạnh, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Việc sử dụng chất kích thích như cà phê, trà đặc hoặc hút thuốc có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng đến tim mạch.

Ăn khuya dễ gây rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, căng thẳng do làm việc muộn hoặc tiếp xúc thiết bị điện tử quá lâu cũng có thể tác động tiêu cực đến nhịp tim và huyết.

Phòng ngừa đột quỵ liên quan đến thức khuya

Dù thức khuya không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đột quỵ, nhưng nếu kéo dài, nó có thể tác động tiêu cực đến hệ tim mạch và não bộ. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ đột quỵ, việc xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học là điều cần thiết.

  • Duy trì giấc ngủ đều đặn: Ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm và tuân thủ giờ giấc ngủ cố định.
  • Hạn chế các yếu tố kích thích: Tránh sử dụng cà phê, trà hoặc thiết bị điện tử (do ánh sáng xanh gây ức chế hormone melatonin) trước khi ngủ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Rèn luyện thể chất giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm stress.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Theo dõi huyết áp, cholesterol và đường huyết để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ.
  • Thư giãn trước khi ngủ: Thiền, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ để giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ.

Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.


Tác dụng bất ngờ khi kết hợp nghệ và gừng


Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tác dụng bất ngờ khi kết hợp nghệ và gừng

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Nhịn ăn, uống nước kiềm có chữa được bệnh?; Những thực phẩm cần chú ý khi dùng vào bữa tối; Chuyên gia chỉ mẹo hay để người lớn tuổi thẳng giấc đến sáng...

Kết hợp gừng và nghệ: Lợi ích không ngờ với tim

Cả nghệ và gừng đều giàu chất chống ô xy hóa, có đặc tính chống viêm, nên rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nghệ có vị đậm đà, có chút đắng, trong khi gừng mang lại vị cay nồng.

Gừng và nghệ dù chứa nhiều dưỡng chất có lợi nhưng sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi kết hợp chung với lối sống lành mạnh. Lối sống này là ăn nhiều rau củ, trái cây, chất béo có lợi, hạn chế món nhiều đường bột, dầu mỡ, đồng thời tập thể dục thường xuyên.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tác dụng bất ngờ khi kết hợp nghệ và gừng- Ảnh 1.

Đưa gừng và nghệ vào chế độ ăn hằng ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch

Kết hợp gừng và nghệ có thể mang lại những lợi ích sau cho tim:

Chống viêm. Viêm mạn tính là yếu tố chính góp phần dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Cả nghệ và gừng đều có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, nhờ đó giúp giảm thiểu những nguy cơ này.

Hợp chất curcumin trong nghệ được chứng minh là có khả năng ức chế viêm nhiễm, từ đó giảm viêm trong cơ thể. Tương tự, gừng chứa các hợp chất như gingerol có tác dụng chống viêm.

Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Molecules cho thấy chiết xuất từ gừng và nghệ làm giảm tiết các cytokine gây viêm trong cơ thể, giúp kiểm soát các tình trạng viêm nhiễm.

Tác dụng chống ô xy hóa. Căng thẳng oxy hóa xảy ra do sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống ô xy hóa trong cơ thể. Tình trạng này đóng vai trò quan trọng trong cơ chế của bệnh tim. Nghệ và gừng lại rất giàu chất chống ô xy hóa, giúp trung hòa các gốc tự do và bảo vệ hệ tim mạch. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.4.

Current Time0:00
/
Duration0:00
0:00

Các dấu hiệu của một cơ thể khỏe mạnh

Những thực phẩm cần chú ý khi dùng vào bữa tối

Việc ăn bữa tối quá gần giờ đi ngủ có thể tác động tiêu cực đến đường huyết, cân nặng và khả năng tiêu hóa của cơ thể.

Để đảm bảo một giấc ngủ ngon, nhiều chuyên gia khuyến nghị nên ăn bữa tối cách giờ đi ngủ từ 2 đến 3 tiếng. Cụ thể hơn, thời gian ngừng ăn trước khi ngủ có thể thay đổi tùy theo cơ địa và loại thực phẩm tiêu thụ.

Bà Lauren Panoff, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ, đã chia sẻ những điều cần biết về thực phẩm và thời điểm nên ngừng ăn trước khi ngủ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tác dụng bất ngờ khi kết hợp nghệ và gừng- Ảnh 2.

Để đảm bảo một giấc ngủ ngon, nhiều chuyên gia khuyến nghị nên chú ý đến bữa ăn tối

Đường. Đối với đường, nên tránh tiêu thụ ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ vì nó có thể gây tăng và giảm đường huyết đột ngột, khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

Việc ăn nhiều đường trước khi ngủ có thể gây cảm giác đói, run rẩy hoặc khiến giấc mơ trở nên kỳ lạ và khó chịu.

Để hạn chế tác động tiêu cực của đường, có thể kết hợp đồ ngọt với thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo.

Carbohydrate. Trước khi ngủ, lựa chọn tốt nhất là carbohydrate phức hợp và thực phẩm nguyên cám, như bánh mì nguyên cám với bơ quả bơ hoặc chuối với bơ hạnh nhân.

Nhờ hàm lượng chất xơ cao, carbohydrate phức hợp giúp duy trì mức đường huyết ổn định và có thể hỗ trợ giấc ngủ sâu.

Trái lại, carbohydrate tinh chế có thể gây biến động đường huyết mạnh, khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng và cơ thể cảm thấy uể oải vào sáng hôm sau. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.4.

Chuyên gia chỉ mẹo hay để người lớn tuổi thẳng giấc đến sáng

Mất ngủ là một trong những bệnh lý phổ biến nhất, đặc biệt là ở người lớn tuổi, với khoảng 50% người trên 55 tuổi gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Nếu bạn đang gặp khó khăn để có giấc ngủ ngon, chuyên gia dinh dưỡng Kerry Torrens, thành viên của Hiệp hội Y học dinh dưỡng và lối sống Anh, kiêm chuyên gia chương trình về thực phẩm và sức khỏe của đài BBC (Anh), đã chỉ một số mẹo hay để bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Sữa có chứa protein whey và casein giàu axit amin tryptophan - chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các chất hóa học gây buồn ngủ cho não, serotonin và melatonin.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tác dụng bất ngờ khi kết hợp nghệ và gừng- Ảnh 3.

Sữa có chứa protein whey và casein giàu tryptophan - chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các chất hóa học gây buồn ngủ

Bổ sung tryptophan. Các loại thực phẩm khác chứa lượng tryptophan hữu ích là yến mạch, chuối, thịt gà, trứng, đậu phộng và cá ngừ, vì vậy hãy cố gắng đưa những thực phẩm này vào bữa ăn của bạn.

Khoáng chất. Magiê và canxi kết hợp với nhau giúp làm dịu cơ thể và thư giãn cơ bắp. Thiếu các khoáng chất này có thể khiến bạn thức giấc vào ban đêm và khó ngủ trở lại. Vì vậy, hãy thử ăn nhiều thực phẩm giàu magiê, như rau bina, các loại hạt, cá và ngũ cốc nguyên hạt.

Hội chứng chân không yên kèm theo cảm giác ngứa ran có thể làm gián đoạn giấc ngủ - có thể do thiếu sắt. Hãy trao đổi với bác sĩ.

Ăn nhẹ đúng cách. Ăn nhẹ một vài chiếc bánh yến mạch hoặc một bát ngũ cốc ít đường 1 giờ trước khi đi ngủ sẽ kích thích giải phóng insulin. Điều này cho phép nhiều tryptophan hơn đi vào não, từ đó giúp sản xuất các hoóc môn gây ngủ. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!


mua trứng vịt, bạn nên chọn 'vỏ trắng' hay 'vỏ xanh'?


Khi mua trứng vịt, bạn nên chọn 'vỏ trắng' hay 'vỏ xanh'? Có một sự khác biệt lớn. Hãy hiểu rõ trước khi mua

Trứng vịt còn gọi là trứng vịt lộn, trứng vịt lộn da xanh, v.v.; So với trứng gà, ngoài protein, trứng vịt còn giàu chất dinh dưỡng như chất béo, canxi, phốt pho, sắt, kali, natri và clo.

Khi tôi còn nhỏ, hầu hết trứng vịt tôi ăn đều là từ những con vịt do chúng tôi tự nuôi. Hàng năm, mẹ tôi đều muối một lọ trứng vịt. Lúc đó, tôi không muốn ăn thêm, bọn trẻ háu ăn thường lén lút tranh nhau ăn, đặc biệt là lòng đỏ trứng béo ngậy, một món ngon hiếm có. Bây giờ đã trưởng thành và đi làm, tôi hiếm khi ăn trứng vịt. Tôi nhớ rằng tất cả trứng vịt chúng tôi ăn ở nhà đều có vỏ màu xanh. Bây giờ khi mua trứng vịt ở chợ, tôi thấy ngoài trứng vịt xanh còn có nhiều trứng vịt vỏ trắng. Vậy trứng vịt màu nào ngon hơn?

Tại sao trứng vịt có hai màu khác nhau?

Nguyên nhân trứng vịt có hai màu khác nhau chủ yếu là do gen của vịt quyết định, ngoại trừ sự khác biệt về thức ăn và loài vịt, trên thực tế trứng của các loại gia cầm như gà, ngỗng có màu vỏ chủ yếu là liên quan đến chăn nuôi gia cầm. Các giống gà, vịt và các loại gia cầm khác khác nhau sinh ra trứng có màu vỏ khác nhau (ví dụ: trứng có màu đỏ, nâu và trắng, vỏ trứng vịt có màu xanh và trắng); như vậy là có hai màu không tương phản!

Nhưng dù là trứng vịt vỏ xanh hay trứng vịt vỏ trắng đều giàu protein, lipid, canxi, sắt và các nguyên tố khoáng chất lượng cao, đều có giá trị dinh dưỡng tốt, ăn trứng vịt thường xuyên cũng có lợi để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

trứng

Ngược lại, "vỏ trứng trắng" và "vỏ trứng xanh"

1. Độ dày của vỏ trứng

Trứng vịt màu trắng: độ dày mỏng hơn trứng vịt màu xanh, tuy không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng bạn có thể cảm nhận rõ ràng bằng cách sờ tay hoặc cân nhẹ so với trứng vịt màu xanh. Trọng lượng là khác nhau;

Trứng vịt màu xanh lục lam: Nói một cách tương đối, độ dày của vỏ trứng dày hơn trứng vịt màu trắng, chất lượng trứng vịt có vỏ màu lục lam tốt hơn trứng vịt có vỏ màu trắng, vì vậy việc chọn trứng vịt màu xanh lam không chỉ có lợi cho sức khỏe mà khi vận chuyển và lưu trữ cũng tốt hơn.

trứng

2. Hàm lượng dinh dưỡng

Hàm lượng protein của trứng vịt vỏ xanh cao hơn 4,23 điểm phần trăm so với trứng vịt vỏ trắng, ngoại trừ hàm lượng selen và lysine thấp hơn một chút so với trứng vịt vỏ trắng và hàm lượng 15 amino khác axit và kẽm cao hơn so với trứng vịt vỏ trắng, tuy nói là tỷ lệ dinh dưỡng rất nhỏ nhưng nếu so sánh thì trứng vịt xanh lục lam tương đối tốt hơn nên nếu thường xuyên ăn thì nên mua loại trứng lục lam xanh.

3. Trứng muối

So với trứng gà, trứng vịt có mùi tanh nồng hơn, độ đạm của trứng vịt tương đối thô, nếu luộc chín ăn trực tiếp không nêm gia vị thì mùi tanh hơi nặng, mùi vị không ngon. Vì vậy, hầu hết mọi người đều ăn trứng vịt lộn, trứng vịt ngâm muối.

Khi ướp trứng vịt, nên chọn trứng vịt có vỏ màu lục lam trước; vỏ trứng vịt màu xanh lục lam dày hơn trứng vịt màu trắng một chút, một là khó vỡ, hai là dễ bảo quản; sẽ đều hơn, ngon hơn trứng vịt màu trắng!

trứng

Làm thế nào để bảo quản trứng?

Đặc biệt là vào mùa hè, nếu không cẩn thận, trứng vịt sẽ rất dễ bị ôi thiu nếu không bảo quản đúng cách, trừ khi cho vào ngăn mát tủ lạnh, trứng vịt tươi về cơ bản có thể bảo quản được khoảng một tháng; nếu bạn bảo quản trứng vịt tươi ở nhiệt độ nhiệt độ phòng, thông thường nên bảo quản trong 7 ngày hoặc nhiều nhất là khoảng 10 ngày, và nếu để trong tủ lạnh, hãy nhớ xếp trứng vịt lộn đầu lớn lên và đầu nhỏ xuống dưới, nhớ đừng để rửa sạch trứng vịt trước khi bảo quản, nếu không thời gian bảo quản sẽ bị rút ngắn, dễ bị hư hỏng.

Đối với trứng vịt muối, về cơ bản không có vấn đề gì nếu chúng được bảo quản từ nửa năm đến một năm, đặc biệt đối với một số loại trứng vịt muối đóng gói chân không, thời hạn sử dụng cơ bản có thể lên tới một năm; nhưng đối với trứng vịt muối làm tại nhà, tốt nhất nên để trong vòng nửa năm. Xét cho cùng, trứng vịt do bạn tự ướp ở môi trường và phương pháp bảo quản khác nhau là khác nhau, để lâu quá cũng không tốt;

trứng

Cách chọn trứng vịt tươi?

- Nghe âm thanh: Bạn hãy cầm quả trứng vịt lên, để gần tai và dùng tay lắc nhẹ, nếu không có âm thanh tức là trứng vịt đạt chất lượng, còn nếu bên trong có tiếng động nhẹ trứng vịt có thể không tươi nên không nên mua.

- Cảm giác cầm tay: Khi chọn trứng vịt lộn, bạn có thể cầm trên tay và cảm nhận cảm giác, tốt nhất nên chọn những quả trứng vịt lộn sờ vào có cảm giác sần sùi.

Chúng ta cũng đã nói xong về sự khác nhau giữa trứng vịt xanh và trứng vịt trắng, đồng thời cũng hiểu được cách chọn và cách bảo quản, vậy bước tiếp theo là cách ướp trứng vịt muối béo ngậy như thế nào?

Trứng vịt muối ướp

Thành phần: Trứng vịt, rượu cao cấp, muối.

Các bước làm:

1. Chuẩn bị trứng vịt có hai màu xanh và trắng, nếm thử sẽ biết sự khác biệt, rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước;

trứng

2. Chuẩn bị hai bát nhỏ, mỗi bát đựng một bát rượu mạnh và một bát muối, túi giữ tươi tương ứng với số lượng trứng vịt lộn;

trứng

3. Ngâm trứng vịt vào bát rượu trắng trước, sau đó cho trực tiếp vào bát muối, nhúng đều vào muối, bọc kín trong túi giữ tươi;

trứng

4. Nếu làm nhiều trứng vịt muối, cũng có thể trực tiếp cho vào hộp, để nơi thoáng mát ở nhiệt độ phòng, dùng được một tháng;

trứng

5. Cần ít nhất 20 ngày, tốt nhất là 1 tháng sau, vì trứng vịt ướp còn sống, không thể ăn trực tiếp, lấy ra hấp hoặc luộc đều sẽ ngon.

Autran (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)


4 GIAI ĐOẠN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI

BS.CKII MÃ THANH PHONG

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS.CKII MÃ THANH PHONG
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

4 giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hệ thống phân loại

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh tiến triển, các triệu chứng của bệnh thường phát triển trầm trọng hơn theo thời gian. Người bệnh thường trải qua 4 giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Mỗi giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác nhau thường sẽ có các triệu chứng ở mức độ khác nhau. Dựa trên các đánh giá, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị, kiểm soát bệnh phù hợp.

giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh hô hấp xảy ra khi phổi bị viêm, tổn thương khiến cho diện tích phổi bị thu hẹp, gây ra tình trạng tắc nghẽn luồng khí ở phổi và các vấn đề hô hấp khác. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm khó thở, thở khò khè, hụt hơi, mệt mỏi, khó ngủ, ho dai dẳng, ho có đờm,…

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do hút thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh hoặc khiến bệnh COPD ngày càng tăng khi người bệnh hút thuốc nhiều hơn và lâu hơn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể mắc bệnh COPD ngay cả khi không hút thuốc lá.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Một số nguyên nhân hay yếu tố nguy cơ khác có thể gây ra bệnh COPD là do tiếp xúc lâu dài với khói bụi có hại hoặc các vấn đề di truyền hiếm gặp khiến phổi dễ bị tổn thương hơn.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam có 3,1% số người trưởng thành mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây cũng là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Người bệnh có thể trải qua các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác nhau. Càng về những giai đoạn bệnh nghiêm trọng, nguy cơ tử vong càng cao.

Giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính càng cao
Giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính càng cao thì bệnh càng nặng, là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Hệ thống phân loại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hệ thống phân loại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường chia bệnh làm 2 nhóm tùy trường hợp, gồm có:

  • Khí phế thũng: Bệnh phát triển khi có tổn thương ở thành giữa của các túi khí trong phổi. Thông thường, những túi khí này có tính đàn hồi hoặc co giãn. Khi người bệnh hít vào, mỗi túi khí sẽ tràn đầy không khí, giống như một quả bóng nhỏ. Khi người bệnh thở ra, các túi khí xẹp xuống và không khí thoát ra ngoài. Khi mắc bệnh khí phế thũng, phổi sẽ gặp khó khăn trong việc đẩy không khí ra khỏi cơ thể.
  • Viêm phế quản mạn tính: Tình trạng viêm phế quản kéo dài là do kích ứng và viêm lặp đi lặp lại hoặc liên tục ở niêm mạc đường thở. Rất nhiều chất nhầy dày hình thành trong đường thở và quan thời gian sẽ  khiến người bệnh khó thở càng trầm trọng hơn.

Đo phế dung chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đo phế dung hay còn được gọi là đo hô hấp ký, phế dung ký, là một hình thức dùng để đánh giá chức năng của phổi. Thông qua phương pháp đo phế dung, bác sĩ có thể xác định được người bệnh có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay không, đang ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nào, mức độ tổn thương ra sao,…

Khi thực hiện đo phế dung, người bệnh được kỹ thuật viên kẹp mũi bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó cung cấp cho người bệnh một ống thở để người bệnh ngậm vào miệng. Người bệnh tiến hành hít vào, thở ra theo yêu cầu của kỹ thuật viên để máy đo chuyên dụng ghi lại các thông số liên quan (ví dụ lượng khí thở ra trong 1 giây) của toàn bộ quá trình này.

Người bệnh cần lưu ý thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý hô hấp, đang hoặc có tiền sử bị đau ngực, có bị dị ứng thuốc,… Ngoài ra, người bệnh không nên hút thuốc lá, tập thể thao quá mức trong vòng 6 giờ trước khi đo phế dung để đánh giá giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả hơn. Không nên ăn quá no để tránh cảm thấy khó chịu, nôn nao khi thực hiện đo.

Các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo quy ước chung hiện nay, để đánh giá độ nặng của bệnh COPD, có thể chia các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thành 4 giai đoạn chính tương ứng với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các giai đoạn này được đánh giá dựa trên thể tích thở ra gắng sức (FEV-1) của người bệnh khi thực hiện đo phế dung. FEV-1 cho biết lượng không khí người bệnh có thể thở ra từ phổi trong 1 giây.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 1 – Giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn này, FEV-1 ≥ 80%. Người bệnh có thể không có triệu chứng nhận biết hoặc chỉ có triệu chứng thoáng qua, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác.

Các triệu chứng chính của COPD giai đoạn 1, nếu có, là có thể khó thở và ho, đôi khi kèm theo chất nhầy khi ho. Người bệnh mắc bệnh COPD giai đoạn 1 có thể bị khó thở khi đi nhanh trên mặt đất bằng phẳng hoặc khi leo dốc.

Mặc dù các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của bệnh COPD giai đoạn 1 thường không rõ ràng và rất dễ bị bỏ qua, tuy nhiên, các tổn thương ở phổi vẫn xảy ra.

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 2 – Giai đoạn trung bình

Giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2 được xem là giai đoạn bệnh ở mức độ trung bình, người bệnh có chỉ số FEV-1 đo được là từ 50-79%.

Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt như khó thở, thở khò khè, cảm thấy mệt khi gắng sức, ho nhiều, có dịch nhầy khi ho, mất ngủ,… Đây thường là giai đoạn mà người bệnh bắt đầu có thể nhận biết được các triệu chứng và tìm cách điều trị. Thậm chí, khi hoạt động mạnh như tập thể thao hoặc đi nhanh trên mặt đất bằng phẳng, người bệnh phải dừng lại để lấy hơi sau mỗi vài phút.

3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 – Giai đoạn nặng

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 3 được xác định khi người bệnh thực hiện đo phế dung kế và có chỉ số FEV-1 đo được là từ 30-49%. Ở giai đoạn 3, chức năng phổi đã giảm đáng kể. Khi thành của các túi khí trong phổi tiếp tục yếu đi, việc hấp thụ oxy và loại bỏ carbon dioxide trong khi thở ra sẽ trở nên khó khăn hơn.

Các triệu chứng trước đây như ho, khó thở, thở khò khè, có chất nhầy trong cổ họng,… diễn ra thường xuyên hơn và ở mức độ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như:

  • Tức ngực.
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược cực độ.
  • Cảm giác bối rối, mất trí nhớ tạm thời, quên đi việc mình vừa làm.
  • Sưng mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân.

Trong giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này, người bệnh có thể phải nhập viện cấp tốc khi các triệu chứng đột nhiên trở nên nghiêm trọng hơn và chức năng phổi thay đổi đáng kể. Cần lưu ý đến bệnh viện ngay lập tức nếu:

  • Người bệnh bị khó thở.
  • Gia tăng các cơn ho.
  • Tiếng thở khò khè hoặc có tiếng như tiếng huýt sáo khi người bệnh thở.
  • Tăng chất nhầy trong cổ họng, chất nhầy đặc gây khó thở.
  • Mệt mỏi hoặc gặp vấn đề về giấc ngủ.
  • Suy giảm nhận thức bao gồm nhầm lẫn, trầm cảm hoặc mất trí nhớ.

4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 – Giai đoạn rất nặng

Khi FEV-1 ≤ 30%, người bệnh đang ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4, tức giai đoạn rất nặng hay giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh.

Ở giai đoạn 4 của COPD, chức năng phổi suy yếu rất thấp. Các triệu chứng ở giai đoạn 4 càng trở nên nghiêm trọng hơn và dai dẳng hơn. Khó thở và tức ngực xảy ra trong các hoạt động hàng ngày và người bệnh phải cố gắng rất nhiều mới có thể thở được bình thường.

Các triệu chứng khác của COPD giai đoạn 4 bao gồm:

  • Có tiếng tanh tách khi hít vào.
  • Mê sảng.
  • Nhịp tim không đều hoặc nhanh.
  • Giảm cân.
  • Tăng huyết áp phổi (một dạng huyết áp cao ảnh hưởng đến các động mạch trong phổi và bên phải tim của người bệnh).

Ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4, người bệnh cần phải nhập viện vì biến chứng hô hấp, nhiễm trùng phổi hoặc suy hô hấp,… có thể đe dọa tính mạng.

Ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng
Ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, người bệnh cần phải nhập viện điều trị.

Các nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chúng ta đã phần hiểu hơn về 4 giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vậy bệnh này được phân nhóm như thế nào? Hệ thống thang điểm GOLD thường được các bác sĩ áp dụng để phân loại bệnh COPD thành 4 nhóm A-B-C-D. Thang điểm GOLD cũng dựa trên kết quả đo phế dung và chia bệnh COPD làm 4 mức độ:

  • GOLD 1: Nhẹ
  • GOLD 2: Vừa phải
  • GOLD 3: Nghiêm trọng
  • GOLD 4: Rất nghiêm trọng

Tuy nhiên, bác sĩ thường sẽ xem xét thêm các yếu tố khác để phân loại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thành nhóm A-B-C-D, như: các triệu chứng hiện tại của người bệnh nghiêm trọng đến mức nào, khả năng bệnh trở nên trầm trọng hơn, người bệnh có đang gặp các vấn đề sức khỏe khác hay không. Cụ thể:

1. Nhóm A – Thang điểm GOLD 1 hoặc 2

Các triệu chứng lâm sàng của người bệnh lúc này hầu như rất nhẹ. FEV-1 của người bệnh có thể đạt từ 80% trở lên.

Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhóm A thường là mới mắc bệnh hoặc không có triệu chứng bùng phát bệnh trong hơn một năm qua và hiện tại không phải nhập viện vì các triệu chứng của mình.

2. Nhóm B – Thang điểm GOLD 1 hoặc 2

Mặc dù nhóm B vẫn có thang điểm GOLD 1 hoặc 2 nhưng chỉ số FEV-1 của người bệnh nằm trong khoảng từ 50% đến 80% (gần tương ứng với giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2).

Lúc này, người bệnh có nhiều triệu chứng hơn, bao gồm ho, thở khò khè và khó thở. Người bệnh có thể đã từng bị một đợt bùng phát nặng nhưng chưa phải nhập viện vì các triệu chứng này.

3. Nhóm C – Thang điểm GOLD 3 hoặc 4

Với người bệnh trong nhóm C, chỉ số FEV-1 nằm trong khoảng từ 30% đến 50% Luồng không khí vào và ra khỏi phổi của người bệnh bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Người bệnh đã có hơn hai đợt bùng phát trong vòng một năm qua hoặc người bệnh đã phải nhập viện ít nhất một lần do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

4. Nhóm D – Thang điểm GOLD 3 hoặc 4

Việc hít vào hoặc thở ra của người bệnh ở nhóm D cực kỳ khó khăn. Người bệnh đã có ít nhất hai đợt bùng phát trong năm qua hoặc đã phải nhập viện ít nhất một lần. Các bác sĩ gọi đây là bệnh COPD giai đoạn cuối, giai đoạn mà người bệnh có rất ít chức năng phổi. Bất kỳ đợt bùng phát mới nào cũng có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Đánh giá nhóm bệnh COPD cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau
Đánh giá nhóm bệnh COPD cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Cách hỗ trợ kiểm soát, làm chậm tiến triển giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Mặc dù hiện tại chưa có cách chữa trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính triệt để, tuy nhiên, việc chẩn đoán sớm kết hợp với các biện pháp quản lý bệnh hiệu quả có thể giúp làm giảm tác động của COPD, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, đặc biệt là làm chậm tiến triển của bệnh. Bên cạnh khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, để hạn chế các giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển nhanh, người bệnh có thể thực hiện theo các biện pháp dưới đây: (1)

  • Bỏ thuốc lá: Nếu người bệnh hút thuốc thì việc bỏ thuốc là điều quan trọng nhất mà người bệnh có thể làm để cải thiện sức khỏe, chức năng phổi và làm chậm sự tiến triển của bệnh COPD. Nếu người bệnh tiếp tục hút thuốc, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và các triệu chứng về hô hấp của người bệnh. Người bệnh bỏ thuốc lá càng sớm thì cơ hội kiểm soát tốt bệnh COPD càng cao.
  • Duy trì tập thể dục vừa sức, đều đặn: Nghiên cứu cho thấy tập thể dục phù hợp thường xuyên có thể giúp duy trì thể lực và sức khỏe cũng như giảm các triệu chứng khó thở ở người bệnh COPD.
  • Tham gia tập phục hồi chức năng phổi:
    • Phục hồi chức năng phổi là một chương trình tập được các bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn hướng dẫn cho người bệnh. Tập phục hồi chức năng phổi giúp người bệnh kiểm soát chứng khó thở, cải thiện các triệu chứng của bệnh COPD và chất lượng cuộc sống.
    • Sau khi hoàn thành quá trình phục hồi chức năng phổi, cần tiếp tục luyện tập thể dục. Việc tập luyện giúp duy trì thể lực và sức khỏe phổi cũng như hạn chế bệnh tái bùng phát, làm chậm quá trình người bệnh rơi vào giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nghiêm trọng hơn.
  • Tiêm vắc-xin: Việc tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi giúp bảo vệ chức năng phổi tốt hơn, tránh mắc các bệnh lý hô hấp khác có thể gây tổn thương phổi và làm ảnh hưởng, trầm trọng thêm bệnh COPD.
  • Duy trì lối sống khoa học:
    • Duy trì mức độ cân nặng hợp lý là điều cực kỳ quan trọng với người bệnh COPD. Thậm chí, người bệnh thừa cân, béo phì cần phải ăn kiêng và giảm cân (nếu có chỉ định của bác sĩ) để kiểm soát bệnh tốt hơn.
    • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, có đủ năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.
    • Người bệnh cũng nên chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn: Điều quan trọng để kiểm soát bệnh COPD và hạn chế bệnh chuyển nhanh sang giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nghiêm trọng hơn chính là dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, ngay cả khi người bệnh cảm thấy khỏe. Việc dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị là biện pháp kiểm soát bệnh không thể bỏ qua mà người bệnh cần thực hiện.
  • Kiểm soát trạng thái tinh thần: Hầu hết những người sống chung với COPD đều có lúc cảm thấy buồn bã, sợ hãi và lo lắng. Đây là điều bình thường khi một người mắc bất kỳ bệnh lý mạn tính nào. Nhưng nếu người bệnh không kiểm soát tốt trạng thái tinh thần của mình, không giải tỏa được cảm xúc lo lắng thì điều này có thể dẫn đến lo âu hoặc trầm cảm và tác động tiêu cực đến bệnh COPD.
Người bệnh COPD cần kiểm soát tốt cân nặng của mình
Người bệnh COPD cần kiểm soát tốt cân nặng của mình.

Cách điều trị theo giai đoạn khác nhau của COPD

Tùy theo từng giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau:

  • Giai đoạn 1: Ngoài việc yêu cầu người bệnh cai thuốc lá, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giãn phế quản, giúp thư giãn các cơ đường thở để người bệnh dễ thở hơn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm khô miệng, chóng mặt, run, sổ mũi và kích ứng họng. Nếu người bệnh gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như mờ mắt; nhịp tim nhanh hoặc không đều; có phản ứng dị ứng với thuốc như phát ban hoặc sưng tấy miệng, mắt, môi;… cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức.
  • Giai đoạn 2: Bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn phế quản nếu chưa có, cùng với khuyến nghị các bài tập thở. Các kỹ thuật như thở mím môi và thở phối hợp có thể giúp người bệnh bớt gắng sức hơn trong các hoạt động thể chất và duy trì lối sống năng động. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh đến bệnh viện thường xuyên để luyện tập các bài tập phục hồi chức năng phổi.
  • Giai đoạn 3: Việc điều trị ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính này tập trung vào việc kiểm soát các đợt bùng phát và cải thiện các triệu chứng bệnh. Steroid đường uống bao gồm prednisone, methylprednisolone và dexamethasone có thể được chỉ định điều trị các đợt cấp của bệnh COPD. Tác dụng phụ do sử dụng ngắn hạn các loại thuốc này thường rất nhỏ. Nếu người bệnh thường xuyên có những đợt COPD bùng phát, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticosteroid dạng hít bao gồm Flovent® HFA và Qvar Redihaler® ; thuốc long đờm để làm loãng và làm lỏng chất nhầy; hoặc liệu pháp oxy. Người bệnh cũng có thể cần đến bệnh viện hai tuần đến một tháng một lần để theo dõi các triệu chứng liên tục.
  • Giai đoạn 4: Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho các triệu chứng ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nghiêm trọng, bao gồm bổ sung oxy, phục hồi chức năng phổi và dùng steroid bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc qua ống hít.
    • Biện pháp bổ sung oxy giúp đưa nhiều oxy vào phổi hơn và tăng khả năng chịu đựng khi người bệnh hoạt động thể chất. Có một số thiết bị trị liệu bằng oxy. Việc điều chỉnh để bổ sung oxy là một quá trình dài, người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu ban đầu nhưng sẽ cảm thấy ngày càng thoải mái hơn theo thời gian.
    • Với biện pháp sử dụng steroid, các tác dụng phụ tiềm ẩn khi dùng steroid lâu dài bao gồm sưng đường hô hấp và miệng, yếu cơ, sụt cân, mệt mỏi và tăng nguy cơ viêm phổi.
    • Phẫu thuật phổi hoặc ghép phổi cũng là lựa chọn cho một số người mắc bệnh COPD nặng. Bác sĩ sẽ cân nhắc xem người bệnh đủ điều kiện phẫu thuật hay không. Không phải trường hợp nào ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 4 cũng được phẫu thuật.
xem xét người bệnh ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Cần xem xét người bệnh ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nào để có phương pháp điều trị phù hợp.

Bị phổi tắc nghẽn mãn tính sống được bao lâu?

Tiên lượng sống đối với người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm người bệnh đang ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nào, người bệnh trước đây có từng hút thuốc không, người bệnh có được điều trị đúng cách hay không, người bệnh có cai thuốc lá và tuân thủ các nguyên tắc điều trị hay không,…

Một số nghiên cứu cho thấy tuổi thọ có giảm nhẹ (khoảng 1 năm) đối với những người mắc bệnh COPD chưa bao giờ hút thuốc. Nhưng với những người đang và đã từng hút thuốc, tuổi thọ có sự suy giảm mạnh hơn. Đối với nam giới 65 tuổi hút thuốc, tuổi thọ giảm đi là:

  • Giai đoạn 1: 0,3 năm
  • Giai đoạn 2: 2,2 năm
  • Giai đoạn 3: 5,8 năm
  • Giai đoạn 4: 5,8 năm

Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn có thể sống đến 70, 80 hoặc 90 tuổi mặc dù mắc bệnh COPD. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là người bệnh cần thăm khám, điều trị kịp thời và đúng cách.

Tóm lại, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý khá nguy hiểm. Người bệnh ở giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nào cũng cần kiên trì và nghiêm túc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Điều quan trọng là người bệnh không nên chủ quan khi có các triệu chứng nghi ngờ, cần thăm khám sớm để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất.