Trang

Những nguyên nhân chính gây chứng bệnh táo bón

Vietnam+ (VietnamPlus)
27/12/2010 | 16:20:00

Ăn nhiều rau quả sẽ giảm nguy cơ bị táo bón. (Nguồn: Internet)

Táo bón là tình trạng phân ít, cứng, khó đại tiện và số lần đại tiện ít hơn 2 lần trong một tuần. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, phổ biến nhất là do chế độ ăn hoặc thói quen vận động không thích hợp.

1. Kiêng ăn nhiều ngày

Hiện nay có rất nhiều cô gái trẻ có thói quen nhịn ăn để giảm cân, mỗi bữa chỉ ăn một phần nhỏ thực phẩm. Nếu điều này diễn ra trong một thời gian dài, khả năng chứa thức ăn của dạ dày sẽ giảm mạnh. Chất béo bị thiếu hụt nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.

2. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Những người thường xuyên ăn cơm tại các nhà hàng sẽ có nguy cơ mắc chứng táo bón cao hơn bởi thức ăn trong các nhà hàng không đảm bảo về chế độ dinh dưỡng. Như vậy chế độ dinh dưỡng tối thiểu sẽ không được đảm bảo. Cơ thể bị thiếu nhiều chất xơ sẽ rất dễ bị táo bón.

3. Ít vận động

Lười vận động các cơ bụng và ruột sẽ trở nên lỏng lẻo, khả năng co bóp thức ăn cũng vì thế mà yếu đi. Do đó, thức ăn sẽ rất khó được tiêu hóa và gây ra chứng táo bón./.

Lan Phương (Vietnam+)

Chạy bộ hàng ngày có lợi cho đời sống tình dục

Vietnam+ (VietnamPlus)
27/12/2010 | 18:26:00

Thường xuyên chạy bộ có đời sống tình dục mạnh mẽ hơn. (Ảnh minh họa/Nguồn: Internet)

Kết quả điều tra dư luận mới đây của các nhà nghiên cứu Anh cho thấy thay vì tìm kiếm những loại thuốc đắt tiền, những người muốn có đời sống tình dục tích cực chỉ cần luyện tập một phương pháp rất đơn giản…chạy bộ hàng ngày.

Theo kết quả điều tra của Tổ chức y tế từ thiện Sue Ryder Care, những người thường xuyên chạy bộ có đời sống tình dục mạnh mẽ hơn nhiều so với những người thích ngồi ì ở nhà để xem tivi hay lướt web.

Để so sánh hoạt động tình dục ở những người hay chạy bộ và những người không thích hoạt động này, Sue Ryder Care đã tham khảo ý kiến của 1.000 người thường xuyên chạy và 1.000 người không chạy.

Kết quả cho thấy một phần 10 trong số những người hay chạy nói mỗi ngày họ quan hệ tình dục ít nhất một lần, 3% tuyên bố họ "yêu" 2 lần /ngày.

Trong khi đó, có tới 25% số người không chạy bộ thành thực thú nhận rằng chỉ thể hiện “năng lực trên giường” một lần trong một tháng thậm chí ít hơn nữa.

Cũng theo Sue Ryder Care, có tới 10% đàn ông hay chạy bộ nói ý nghĩ về sex "không chịu rời bỏ họ" trong thời gian tập luyện. Số người tương tự ở phụ nữ ít hơn - 5%, trong khi có tới 50% chỉ nghĩ rằng việc tập luyện là có lợi cho sức khỏe.

Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, gần 30% số người thường xuyên chạy còn khẳng định rằng việc luyện tập giúp họ tăng sức hấp dẫn và cơ hội làm quen đối với những người khác giới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Lạc luộc có thể phòng chống nhiều loại bệnh tật

Vietnam+ (VietnamPlus)
28/12/2010 | 10:55:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện lạc luộc có thể phòng ngừa các loại bệnh tốt hơn năm lần lạc sống hoặc lạc được phơi khô.

Các nhà khoa học Mỹ cho biết các loại thảo mộc trong lạc có các đặc tính chống oxy hóa. Nó có thể chống lại sự thoái hóa của các tế bào bị tổn thương do các loại bệnh như ung thư, tiểu đường, các bệnh tim mạch gây ra.

Những hợp chất chống bệnh này mặc dù không phải là chất dinh dưỡng nhưng nó lại có lợi cho sức khỏe của con người.

Để giữ được công dụng của lạc thì công đoạn chế biến là rất quan trọng. Một người trong nhóm nghiên cứu cho biết nước sôi sẽ làm các chất thảo dược có lợi trong lạc phát huy tác dụng nhưng nếu chúng ta rang hoặc nướng thì các thành phần có lợi trong lạc sẽ bị mất đi./.

Lan Phương (Vietnam+)

Những dấu hiệu cho biết cơ thể đang thiếu chất

Vietnam+ (VietnamPlus)
28/12/2010 | 16:35:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Run tay, nhiều mồ hôi và nhiều ráy tay là biểu hiện của việc thiếu những chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

1. Run tay

Run tay là biểu hiện của việc thiếu magie và vitamin B1. Khoảng 5% người trong độ tuổi ngoài 40 có biểu hiện run tay, rất có thể là do thiếu magie và vitamin B1. Magie và vitamin B1 rất dễ hòa tan trong nước và dễ bị bài tiết ra ngoài cơ thể. Vì vậy chúng ta nên bổ sung magie và vitamin B1 trong một thời gian dài.

2. Nhiều mồ hôi

Nhiều mồ hôi là biểu hiện của bệnh tiểu đường hoặc thiếu crom. Các nghiên cứu cho thấy nguyên tố crom có thể bình ổn lượng đường trong máu. Bởi vậy nhóm người này nên bổ sung crom.

3. Nhiều ráy tai


Nhiều ráy tai là biểu hiện của cơ thể thiếu axit béo. Ráy tai quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thính giác và bị ngứa. Vì vậy nên bổ sung axit béo nếu xuất hiện nhiều ráy tai./.

Lan Phương (Vietnam+)

"Ứng phó" với hơi thở có mùi tỏi

Tình yêu - Tổ ấm - Người Lao Động Online:
Thứ năm, 22/05/2008 | 10:51GMT+7

Làm thế nào để loại trừ mùi hôi trong miệng do tỏi gây ra và làm thế nào để có hơi thở thơm tho?

Nhiều người thường dùng đến kế sách như sử dụng nước súc miệng, nhai kẹo cao su, súc miệng bằng nước ép bạc hà để hy vọng có thể khắc phục được mùi hơi thở khó chịu của mình do ăn tỏi. Tuy nhiên, đây chỉ được coi là biện pháp giải quyết tình thế, bởi không lâu sau đó mùi tỏi sẽ lại xuất hiện làm bạn phải bối rối, ngại ngùng.

Lý giải cho điều này là bởi khi bạn ăn tỏi, tinh dầu có trong tỏi sẽ “ngấm” vào máu, qua phổi và chính tại đây khi phổi thực hiện chức năng hô hấp, sẽ khiến cho miệng bạn xuất hiện mùi không mấy dễ chịu. Và phải đợi tới 72 giờ sau đó, hơi thở của bạn mới trở lại bình thường như cũ.

Để khắc phục phần nào tình trạng này bạn có thể nhai sống 1 - 2 nhánh cây mùi tây hay trộn mùi tây với tỏi sau khi nấu, để có thể "át" được mùi tỏi. Nếu hơi thở có mùi tỏi thực sự là vấn đề lớn đối với bạn, thì tốt nhất bạn không nên ăn tỏi.

Ngoài ra cũng xin nói thêm rằng, nguyên nhân chính gây hôi miệng chính là do sự tấn công của vi khuẩn, do việc dư thừa và ứ đọng thức ăn giữa răng và lợi.

Để điều trị có hiệu quả chứng hôi miệng bạn cần tìm ra nguyên nhân tại sao, như vậy sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn trong cách khắc phục.

Một số nguyên nhân thường thấy là "thủ phạm" gây hôi miệng:

- Vệ sinh răng miệnh kém.

- Mắc bệnh liên quan đến lợi.

- Do mắc bệnh ở mũi hay cổ họng, cũng là nhân tố gây hôi miệng.

- Do chứng khô miệng

- Hút thuốc lá.

- Uống nhiều rượu và cà phê.

- Ăn những loại thực phẩm "dậy mùi" như hành, tỏi.

- Do mắc phải các loại bệnh như tiểu đường, thận, viêm xoang...

- Do chế độ ăn uống quá dư thừa protein và chất béo.

Để hơi thở luôn thơm tho bạn nên thực hiện theo những yêu cầu như:

- Vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách.

- Đánh răng ít nhất là 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Mỗi lần đánh răng nên đánh kỹ với khoảng thời gian là từ 2 - 3 phút/lần.

- Có thể cạo lưỡi, bởi không giống như bạn nghĩ, lưỡi cũng là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và gây nên chứng hôi miệng.

- Uống đủ nước mỗi ngày.

- Hạn chế thu nạp những đồ ăn có chứa nhiều đường, đặc biệt nên tránh ăn chúng vào giữa bữa ăn.

- Nên chọn ăn những loại thực phẩm, có khả năng kích thích tăng sự tiết ra nước bọt như táo, carot, cần tây.

- Nên uống trà, nhưng lưu ý không pha thêm đường vào trà.

- Hạn chế uống rượu bia.

- Cây bạc hà lục, cây nam việt quất và cây bạc đậu khấu có khả năng làm giảm hơi thở không thơm tho.

Theo Thu Hà (Dân trí / HC)

Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư

VTC News:
13/04/2010 06:00
(VTC News) - Vài năm trở lại đây, tại rất nhiều hiệu thuốc trên cả nước bày bán loại trà nghe rất lạ tai: Trà Giảo cổ lam. Loại trà này cũng được quảng cáo nhiều trên các phương tiện truyền thông. Người bình thường vẫn còn khá mơ hồ, tuy nhiên, phần lớn những người mắc bệnh ung thư đều biết đến. Số người mắc ung thư mới ở nước ta mỗi năm lên đến con số 200.000 người, cộng với hàng vạn người đang mắc bệnh chính là thị trường rất lớn tiêu thụ các sản phẩm từ giảo cổ lam.

Giảo cổ lam là thần dược trị bách bệnh?

Giảo cổ lam phiên âm từ jiaogulan, hay còn gọi là dây lõa hùng, trường sinh thảo, cam trà vạn, thất diệp đảm, hoặc những cái tên thể hiện sự quý hiếm như ngũ diệp sâm, sâm phương nam, cây cỏ thần kỳ... Tên khoa học của cây này là gynostemma pentaphyllum. Mỗi nước có một tên gọi khác nhau. Người Nhật gọi là phúc âm thảo. Ở Việt Nam thường được gọi là giảo cổ lam hoặc cây bổ đắng.
Vườn giảo cổ lam trồng ở Viện Dược liệu trên Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Theo tài liệu nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược), giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.
Giảo cổ lam có nhiều loại: 3 lá, 5 lá, 7 lá và 9 lá.

Quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen. Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.

Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên cũng có.

Giảo cổ lam được coi là một dược liệu đầu vị quý ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển hạ, năm 1639, của Trung Quốc.
Giảo cổ lam 3 lá mọc tự nhiên trên đá trong rừng Hoàng Liên Sơn trông rất khác với giảo cổ lam trồng trong vườn.

Từ xa xưa, ở Trung Quốc, loài cây này được vua chúa, quan lại sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.

Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi, mà nguyên nhân là do người dân nơi đó dùng loại cây này chế biến thành trà để uống hàng ngày và bào chế thành thuốc để tăng cường sức khỏe.

Kể từ khi giảo cổ lam được phát hiện ở Nhật Bản, phong trào nghiên cứu, tìm kiếm cây giảo cổ lam sôi sục ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia.
Các dòng quảng cáo đều có điểm nhấn: chống ung thư, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư...

Trong các cuộc nghiên cứu về giảo cổ lam, có thể kể ra đây một số nghiên cứu mà trang web của Công ty TNHH Tuệ Linh, một công ty sản xuất nhiều sản phẩm từ giảo cổ lam nhất, dẫn ra:

GS. Tan, Liu đã chứng minh giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não.

GS. Lin và cộng sự chứng minh giảo cổ lam có tác dụng chống viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Tác dụng chống viêm của giảo cổ lam mạnh hơn Indomethacin.

GS. Wang và cộng sự chứng minh giảo cổ lam kìm hãm sự phát triển của khối u rất mạnh.

TS. Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Khánh Hòa, Đào Văn Phan cũng đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết mạnh của giảo cổ lam và GS-TS Phan Thị Phi Phi cũng đã nghiên cứu tác dụng tăng miễn dịch rất tốt của giảo cổ lam.

Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất. Cũng chính vì đặc tính và công dụng này mà nó có tên là ngũ diệp sâm.

Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid, là hoạt chất có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa mạnh. Ngoài ra, nó chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.
Một vị bác sĩ quảng cáo tác dụng của giảo cổ lam trong một hội thảo (ảnh sưu tầm).

Các hoạt chất chiết xuất từ giảo cổ lam đã được thử nghiệm trên cả động vật lẫn trên cơ thể người và các nhà khoa học đã có được các kết quả rất đáng kinh ngạc. Giảo cổ lam có tác dụng ức chế tăng cholesteron 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh, do đó, nó có tác dụng giảm mỡ máu rất mạnh.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên chuột bơi và nhận thấy tác dụng tăng lực tới 214,2%. Với tác dụng tăng lực như trên, các vận động viên của Trung Quốc và Nhật Bản thường sử dụng giảo cổ lam trước các cuộc thi đấu và họ gọi loại cây này là Doping thiên nhiên (?!).

Giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất mạnh trước sự tấn công của các chất gây độc, làm tăng tiết mật và làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hóa chất…

Còn rất nhiều tác dụng khác nữa mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu, chiết xuất, ứng dụng.
Có cả trăm doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, quảng cáo tràn lan trên mạng các sản phẩm từ giảo cổ lam (ảnh sưu tầm).

Chỉ cần nêu những công dụng trên đây cũng có thể thấy giá trị của giảo cổ lam là rất lớn. Tuy nhiên, người dân trong nước lại quan tâm đặc biệt đến loại cây này bởi theo công bố của các nhà khoa học, nó có khả năng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, căn bệnh khiến số người chết trên thế giới nhiều chỉ sau tim mạch.

Theo dự đoán, bệnh tim mạch sẽ phải “nhường ngôi” cho bệnh ung thư trong thời gian không xa, vì những phương tiện điều trị bệnh tim mạch mỗi ngày thêm hiện đại, song khả năng điều trị bệnh ung thư thì vẫn như… rùa bò.

Theo các nhà khoa học, giảo cổ lam có khả năng ức chế khối u từ 20-80% và khả năng phòng ngừa u hóa cực kỳ tốt (?!).

Lợi dụng những công bố khoa học này, nhiều doanh nghiệp, nhiều ông lang đã thổi vào cây thuốc công dụng “thần kỳ” là trị bệnh ung thư. Giữa hai cụm từ “hỗ trợ điều trị” và “điều trị” là một khoảng cách rất xa, nhưng trong những lời quảng cáo họ rất hay bỏ quên hai chữ “hỗ trợ”.

Bệnh nhân ung thư là những đối tượng quan tâm đến loại cây thuốc này nhiều nhất. Rồi những người lo lắng mình có thể mắc ung thư cũng tìm kiếm các sản phẩm từ giảo cổ lam để uống thay nước hàng ngày những mong ngăn ngừa được căn bệnh tử thần.

Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương

Quý vị đã từng sử dụng các sản phẩm từ giảo cổ lam chưa? Liệu sản phẩm này có tác dụng gì với việc chữa bệnh, nâng cao sức khỏe, đặc biệt là phòng chống bệnh ung thư? Hãy gõ vào ô phản hồi dưới đây để bạn đọc cả nước biết rõ về công dụng của sản phẩm này.

“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)

15/04/2010 06:00
(VTC News) - Giảo cổ lam được đồng bào ở Sapa sử dụng như một loại thuốc trị giun sán. Nếu ai mắc giun sán, cứ sắc giảo cổ lam uống hàng ngày, các loại giun sán sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể.
Giảo cổ lam được trồng như cỏ ở Viện Dược liệu (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
VTC News đã từng có một số bài viết về ông Trần Ngọc Lâm, người sống cùng gấu trong rừng Hoàng Liên Sơn để tìm cây thuốc chống chọi với căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Ông Trần Ngọc Lâm cũng chính là người đã phát hiện và sử dụng cây giảo cổ lam ở Hoàng Liên Sơn cùng với nhiều vị thuốc quý khác để tự chữa bệnh cho mình.

Người dân ở Sapa thì đã dùng cây thuốc này từ hàng trăm năm nay như một thứ nước uống thông thường. Đồng bào gọi nó là cây bổ đắng (đơn giản vì nó rất đắng). Tác dụng mà đồng bào thấy rõ nhất ở loài cây này là chữa mụn nhọt do tính chất giải độc mạnh, làm mát cơ thể. Ngoài ra, giảo cổ lam còn được đồng bào nơi đây sử dụng như một loại thuốc trị giun sán. Nếu ai mắc giun sán, cứ sắc giảo cổ lam uống hàng ngày, các loại giun sán sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể.
Đồng bào ở Sapa dùng giảo cổ lam để trị giun sán.

Tuy nhiên, giảo cổ lam chỉ thực sự trở nên nổi tiếng, được nhiều người quan tâm, khi GS Phạm Thanh Kỳ phát hiện và công bố bằng những công trình nghiên cứu cấp Nhà nước.

Tôi đã có nhiều ngày lang thang trong rừng Hoàng Liên Sơn cùng ông Trần Ngọc Lâm để tìm hiểu về cây thuốc này.

Theo ông Lâm, người Tây Tạng có khá nhiều bài thuốc trị bệnh ung thư, trong đó, phổ biến họ kết hợp dùng những loại cây như: kim tuyến, ngũ trảo long, mộc hoàng cô, giảo cổ lam, thúc cốt lam, bạch xà hoa, địa tàng thiên, đoái tâm bồng…
Ông Trần Ngọc Lâm là người đầu tiên phát hiện ra cây giảo cổ lam ở Việt Nam.

Hiện tại, ông Lâm vẫn dùng những loại cây cỏ này để sắc nước uống và ông vẫn sống khỏe mạnh dù đã mắc ung thư phổi từ 20 năm nay.

Ông Lâm từng làm nghề lái xe siêu trường siêu trọng cho người Trung Quốc, chở hàng qua Tây Tạng sang các nước Tây Á. Trong thời gian sống ở vùng La Tư (thị trấn trên độ cao 4.000 của Tây Tạng), vào năm 1993, ông đã được các nhà sư Tây Tạng chữa bệnh và dạy cho bài thuốc này.

Các nhà sư Tây Tạng đã cho ông Lâm đi hái thuốc cùng trên dãy Hymalaya và chỉ dạy từng loại cây thuốc quý hiếm. Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng.
GS. Phạm Thanh Kỳ (bên phải) là người đầu tiên nghiên cứu kỹ lưỡng về cây giảo cổ lam (ảnh sưu tầm).

Sau khi bệnh tình thuyên giảm, ông Lâm đã về nước cùng với một bao tải thuốc mà ông tự hái trên núi do các nhà sư chỉ dẫn.

Về nước, khi số thuốc mang về từ Tây Tạng hết, ông Lâm lại đổ bệnh nặng. Biết không sống được nữa, ông đã vào rừng Hoàng Liên Sơn để… chết.

Không ngờ, trong quá trình leo lên đỉnh Fansipan, ông Lâm đã phát hiện ra rất nhiều loại cây thuốc mà các nhà sư Tây Tạng dùng để điều trị ung thư. Riêng giảo cổ lam thì mọc bạt ngàn, từ chân núi lên đến đỉnh núi, khắp Hoàng Liên Sơn đâu đâu cũng thấy loài cây này mọc.


Các sản phẩm giảo cổ lam trên thị trường (ảnh sưu tầm).

Cứ dùng đúng những loài cây mà ông từng sắc nước uống hồi ở Tây Tạng, bệnh tình của ông Lâm lại thuyên giảm và hiện ông vẫn sống chung khỏe mạnh với căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Theo lời ông Lâm, cách đây hơn 10 năm, GS-TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ nhiệm bộ môn Dược liệu) dẫn sinh viên vào rừng Hoàng Liên thực tập và đã gặp ông Trần Ngọc Lâm.

Nghe ông Lâm kể về những cây thuốc quý, ông Kỳ đã bỏ công tìm hiểu. Ông đã ở lại nhiều ngày trong lán với ông Lâm để nghiên cứu về các loại cây thuốc và tìm hiểu bí quyết ông Lâm sống được với căn bệnh ung thư phổi suốt nhiều năm. Ông Lâm đã chỉ cho GS. Kỳ cây giảo cổ lam.

Sau khi được GS. Vũ Văn Chuyên xác định tên khoa học chính xác, GS Kỳ đã đăng ký đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và được cấp ngân sách để nghiên cứu về cây giảo cổ lam, phục vụ cho lợi ích quốc gia. Sự phát hiện này đã gây ra dư luận xôn xao một thời.

Ngoài việc công bố cây giảo cổ lam, ông Lâm còn công bố phát hiện của mình về một số loại cây thuốc quý khác nữa, trong đó có cây cỏ nhung, hay còn gọi là kim tuyến (lá hình trái tim và có nhiều đường chỉ lấp lánh như kim tuyến).
Tôi và ông Trần Ngọc Lâm phải đi bộ cả ngày trong rừng Hoàng Liên Sơn mới tìm thấy một cây cỏ nhung bé xíu.

Việc tiết lộ cây cỏ nhung là sai lầm nhớ đời của ông Trần Ngọc Lâm. Người Trung Quốc biết Fansipan có cây này đã kéo sang thuê đồng bào Mông ở Sapa nhổ sạch.

Lúc đầu, người Trung Quốc thu mua với giá vài chục ngàn đồng/kg, sau đó nâng giá lên đến 500 ngàn, và cuối cùng là 1 triệu đồng/kg, vẫn để dính đất cát. Ông Lâm đã có nhiều năm sống và làm việc ở Trung Quốc và ông thấy người Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra số tiền 4-5 triệu đồng để mua một kg cỏ nhung tươi để dùng cho bài thuốc trị ung thư.

Thời kỳ đó, người Mông ở Sapa bỏ hết ruộng nương vào rừng Hoàng Liên Sơn để tìm loại cây này bán sang Trung Quốc. Vì thế, từ chỗ cây cỏ nhung mọc rất nhiều trong rừng Hoàng Liên Sơn, giờ thì đã sạch bách. Do đó, theo ông Lâm, giá trị tiền triệu ở Trung Quốc và Nhật Bản chỉ là cây cỏ nhung, chứ không phải là cây giảo cổ lam.
Người dân Sapa tỉ mỉ gieo trồng cây cỏ nhung trong những chai nhựa.

Tôi và ông Trần Ngọc Lâm cùng ông Lê Trọng Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Du lịch Sapa, cuốc bộ cả ngày trong rừng Hoàng Liên Sơn mới kiếm được một cây cỏ nhung bé bằng cọng tăm.

Theo quan điểm của ông Lâm, trong số những bài thuốc điều trị ung thư mà ông Lâm học được từ các nhà sư bên Tây Tạng thì cây cỏ nhung mới là cây cực quý, tiếp theo là cây ngũ trảo long, còn giảo cổ lam hiện đang bán tràn lan ở thị trường trong nước là cây rẻ tiền nhất trong số những cây thuốc trong bài thuốc điều trị bệnh ung thư mà ông Lâm học được từ các nhà sư Tây Tạng.
Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương

“Thần dược” giảo cổ lam giá 4 triệu hay 2.000đ/kg?

17/04/2010 06:00
(VTC News) - Các doanh nghiệp, các ông lang bán giảo cổ lam với giá 50-70 ngàn đồng/gói vài chục gram, không phải rẻ mà là… cắt cổ. Với cái giá đó, tính ra, người tiêu dùng phải bỏ ra 2-3.000 đồng mới mua được 1gram, tương đương với 2-3 triệu đồng/kg.
Giảo cổ lam mọc như cỏ ở Sapa, chứ chẳng phải thứ quý hiếm.

Hiện tại, có một số doanh nghiệp trong nước chế biến các sản phẩm từ cây giảo cổ lam, phổ biến là các sản phẩm dưới dạng trà, viên nén, dung dịch và có tới cả trăm thầy thuốc tư nhân chế biến loại trà này để bán.

Các doanh nghiệp, thầy thuốc đều đua nhau quảng cáo công dụng chữa bách bệnh của cây giảo cổ lam, khiến cây thuốc này nhuốm màu huyền bí, tạo sự quan tâm đặc biệt với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, tác dụng “thần kỳ” với cả trăm loại bệnh cũng không thể sánh được với một tác dụng duy nhất, đó là trị bệnh ung thư.

Trong các lời quảng cáo, họ trích dẫn rất nhiều nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước khẳng định loài cây này có tác dụng “hỗ trợ điều trị bệnh ung thư”, có khả năng “ức chế khối u” và phòng ngừa ung thư.

Còn tác dụng hỗ trợ được đến mức nào, và ức chế, phòng ngừa được bao nhiêu phần trăm khối u thì có… trời mới biết được, vì chưa có một cuộc thử nghiệm thực tế nào trên cơ thể hàng loạt bệnh nhân ung thư.
Giảo cổ lam có tác dụng với bệnh ung thư?

Lợi dụng các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về khả năng “hỗ trợ điều trị” và “ức chế khối u”, một số doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm từ cây này và đặc biệt là các ông lang, đã tung hô giảo cổ lam lên tận trời xanh về khả năng “trị ung thư”, ngăn ngừa bệnh ung thư.

Và thế là, hàng vạn bệnh nhân ung thư trên khắp đất nước bỏ tiền mua các loại sản phẩm chế biến từ cây thuốc này sử dụng. Tuy nhiên, kết quả “điều trị” ung thư của các sản phẩm chế biến từ giảo cổ lam với bệnh nhân ung thư thế nào, đã có ai khỏi bệnh hay chưa thì có trời mới biết được.

Một điểm “chết người” nữa, có thể nói là lừa bịp, đó là, các doanh nghiệp, các ông lang đều quảng cáo rằng, giảo cổ lam được bán với giá 4 triệu đồng/kg tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản (?!). Những lời quảng cáo này luôn được các ông lang nói ra đằng miệng khi tư vấn, khám chữa cho bệnh nhân. Còn trang web của các doanh nghiệp thì không bao giờ quên trích dẫn câu đó.

Có thể chắc chắn rằng, chuyện các doanh nghiệp quảng cáo giảo cổ lam được bán ở Nhật Bản và Trung Quốc với giá 4 triệu đồng là hoàn toàn bịa tạc. Nếu thực sự giảo cổ lam đắt kinh khủng như vậy, thì các doanh nghiệp đã thuê người vặt sạch loài cây này rồi đem bán sang đó, vừa đỡ vất vả lại đạt siêu lợi nhuận, chứ tội gì mất công chế biến, quảng cáo, tiếp thị cho mệt người. Trong khi đó, một gói trà giảo cổ lam do các doanh nghiệp bán ra chỉ có giá trên dưới 50.000 đồng. Và thực sự, nếu loại cây này có giá trị như thế ở Trung Quốc, thì người dân đã nhổ hết đem bán sang bên kia biên giới, tạo ra cơn sốt còn khủng khiếp hơn cả gỗ sưa.
Người Trung Quốc coi loài cây này như cỏ dại, chỉ đáng làm phân bón.

Cứ cho là các doanh nghiệp Việt Nam, các ông lang chế biến các sản phẩm từ giảo cổ lam đặt tinh thần yêu nước, sức khỏe nhân dân, lợi ích quốc gia trên cả lợi ích bản thân, nhưng thực sự giá trị của cây giảo cổ lam có đến mức như thế?

Đem thắc mắc này gặp ông Trần Ngọc Lâm, người phát hiện đầu tiên và rất hiểu biết về cây giảo cổ lam, ông Lâm khẳng định, thông tin người Trung Quốc thu mua giảo cổ lam với giá vài triệu đồng/kg là hoàn toàn bịa đặt, lừa đảo.

Còn việc các doanh nghiệp, các ông lang bán giảo cổ lam với giá 50-70 ngàn đồng/gói vài chục gram, không phải rẻ mà là… cắt cổ. Với cái giá đó, tính ra, người tiêu dùng phải bỏ ra 2-3.000 đồng mới mua được 1gram, tương đương với 2-3 triệu đồng/kg.

Theo ông Lâm, cây giảo cổ lam không hiếm như người ta tưởng, mà chúng mọc như cỏ dại khắp đất Sapa, tràn ngập trong rừng Hoàng Liên Sơn, thậm chí mọc thành bụi ven ruộng bậc thang. Loài cây này cũng mọc bạt ngàn bên Trung Quốc và họ không thèm mua loại cây này chứ đừng nói với giá bạc triệu.

Ông Lâm kể chuyện vui rằng, có một doanh nghiệp, tưởng người Trung Quốc thu mua với giá trên trời như lời đồn đại, liền thu gom cả xe tải chở lên Hà Khẩu, tính bán kiếm lời bạc tỷ. Tuy nhiên, đem sang bên kia, người Trung Quốc bảo: “Cây này mọc như cỏ khắp Trung Quốc, chúng tôi phải thu gom làm phân bón ruộng, nếu người Việt Nam dùng, chúng tôi nhổ cho không!”. Thế là doanh nghiệp này chở ngược lại Việt Nam, đổ thối cả góc núi.
Cây cỏ nhung ở Sapa mới là loại cây được người Trung Quốc thu mua với giá bạc triệu.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng (TGĐ cty thực phẩm chức năng Thăng Long - đứng giữa) đã tìm lên tận Sapa khi biết nơi đây có cây cỏ nhung. Ông đã rất xúc động khi nhìn thấy một thân cây bé xíu.
Khó khăn lắm mới tìm được một cây cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn.

Nghĩ tôi không tin, ông Lâm đã dẫn tôi về nhà ông và cho tôi xem một gian phòng chứa đầy giảo cổ lam. Ông Lâm bảo, ông thuê vài người Mông ở Sapa hái một ngày có mà được mấy tạ.

Những ngày đầu, ông Lâm thu mua với giá 1.000đồng/kg, nhưng thương đồng bào lặn lội vất vả nên nâng lên 2.000đồng/kg. Giờ loài này hiếm hơn một chút, phải đi xa hơn, nên ông mua với giá 3-4 ngàn đồng/kg, tùy chất lượng.

Ông Lâm tiết lộ rằng, từ khi các nhà khoa học công bố giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa, điều trị ung thư, khiến người dân cả nước như phát sốt với loại cây này, nên ông cũng có cơ hội kiếm chút tiền. Một số doanh nghiệp đầu tư thu mua, chế biến đã giàu lên nhanh chóng vì sản xuất không kịp đáp ứng thị trường.

Cách đây mấy tháng, người bạn rất thân của ông Lâm ở Hà Nội, là một quan chức, đã lên Lào Cai gặp ông Lâm và đề nghị ông cung cấp nguyên liệu giảo cổ lam để ông này phân phối cho hàng vạn cán bộ trong đơn vị dùng… tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa ung thư.

Ông Lâm đã nói thật rằng giảo cổ lam không phải “thần dược” chữa ung thư như người ta đồn đại, mà phải kết hợp với nhiều thảo dược khác nữa, mới có tác dụng, song vị này đã gạt đi và đề nghị ông Lâm cứ cung cấp cho ông ta với giá 150 ngàn đồng/kg khô, còn tác dụng đến đâu thì… thây kệ.

Thế là, chỉ băm chặt mấy tháng, gia đình ông Lâm đã kiếm được cả trăm triệu đồng, sắm được mấy cái xe máy đẹp cho con cái.
Trang web của Công ty Tuệ Linh nói rằng, giảo cổ lam được người Trung Quốc và Nhật Bản thu mua với giá 1-4 triệu đồng/kg. Liệu có tin được điều này?

Ông Trần Ngọc Lâm bảo: “Tôi cứ băm chặt loài cây mọc nhiều như cỏ này rồi bán với giá cắt cổ như vậy nên mỗi tháng kiếm mấy chục triệu đồng ngon ơ. Tuy nhiên, tôi không muốn người dân mù quáng tin vào khả năng thần kỳ của loài cây này để rồi bị các ông lang băm, các doanh nghiệp lừa bán với giá cắt cổ, trong khi người bệnh mất tiền mà tật vẫn mang. Tôi muốn nói thẳng cho nhà báo viết lên sự thật, dù tôi không còn kiếm được mấy chục triệu đồng một tháng nữa”. Con người ông Trần Ngọc Lâm luôn kỳ lạ, chẳng màng giàu sang, tiền bạc.

Sau nhiều ngày lang thang ở Sapa đi tìm các loài cây thuốc quý, tôi thực sự ngạc nhiên vì thấy giảo cổ lam ở đây quá nhiều và quá rẻ, cho dù giảo cổ lam ở Sapa được xác định là có chất lượng cao nhất.

Lang thang ở thị trấn Sapa, ghé vào các cửa hàng buôn bán lá lẩu, thuốc thang, thứ bày bán nhiều nhất, chất đống chính là giảo cổ lam. Giảo cổ lam được người ta phơi hoặc sấy khô, đóng trong các túi 0,5-1kg.

Bà lang Phạm Thị Thành, 70 tuổi, ở đường Thạch Sơn, thị trấn Sapa có cửa hàng thuốc Nam khá lớn. Bà Thành bảo, nguồn giảo cổ lam ở Sapa rất nhiều, muốn bao nhiêu tấn cũng có, giá rẻ hơn cả trà thường.


Bà lang Phạm Thị Thành và những túi giảo cổ lam khô có giá 50 ngàn đồng/kg.

Nói rồi, bà Thành lôi ra mấy túi giảo cổ lam khô và bảo: “Chả biết dưới xuôi quý cái này thế nào, chứ ở trên đây, tôi chỉ bán 50 ngàn đồng/kg. Chủ yếu khách du lịch dưới xuôi lên mua, chứ người dân ở đây chỉ cần ra bờ dậu hái là có”. Theo bà Thành, để có được 1kg giảo cổ lam khô, cần tới 10kg lá tươi. Đồng bào H’Mông thường gùi đến bán cho bà với giá 2.000 đồng/kg lá tươi.

Như vậy, thực tế, giá giảo cổ lam ở Sapa chỉ có 2.000 đồng/kg, chứ không đến mức 4 triệu đồng như các doanh nghiệp tuyên truyền. Và người Trung Quốc, Nhật Bản cũng chả thèm mua loại cây cỏ này, chứ đừng nói bán cho họ được với giá đó.

Điều khiến tôi ngạc nhiên là, không chỉ vùng Sapa, mà khắp các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn… giảo cổ lam nhiều như cỏ dại.

Mới đây, GS. Phạm Thanh Kỳ cũng công bố tìm thấy giảo cổ lam ở rất nhiều vùng núi của tỉnh Hòa Bình từ độ cao vài trăm mét trở lên. Như vậy, có thể nói, giảo cổ lam không là thứ đặc biệt quý hiếm.
Người tiêu dùng, đặc biệt là bệnh nhân ung thư có nên tin vào thứ thần dược này? (Ảnh sưu tầm).

Tôi tìm đến vườn thuốc của Viện Dược liệu ở Tam Đảo Vĩnh Phúc. Vào khu vườn dược liệu, thứ tôi thấy mọc nhiều nhất, um tùm, tốt nhất, rậm rạp nhất là mấy luống giảo cổ lam. Loài dây leo này mọc như cỏ dại, trùm lên bờ dậu, chiếm không gian, đè bẹp các loài cây khác.

Cán bộ vườn dược liệu cho biết, người ta cứ đồn thổi ầm ĩ giá trị của giảo cổ lam, chứ thực chất nó có đắt đỏ như vậy đâu. Vườn dược liệu ở Tam Đảo và ở Sapa đủ sức cung cấp cho nhiều doanh nghiệp chế biến, song bán rất khó. Theo các cán bộ ở đây, thi thoảng cũng bán được một ít, song giá đắt lắm thì cũng chỉ 40 ngàn đồng/kg, chứ không đến bạc triệu như những lời quảng cáo của các doanh nghiệp.

Qua các kết quả nghiên cứu khoa học, có thể thấy lợi ích của giảo cổ lam với sức khỏe con người là có, tuy nhiên, công dụng của nó có “thần kỳ” và giá trị của nó có “trên trời” như lời quảng cáo hay không thì người tiêu dùng đã rõ. Người tiêu dùng nên sử dụng giảo cổ lam đúng với bệnh tật của mình, chứ không nên tin rằng đây là một loại thần dược quý hiếm chữa bách bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư.

Phạm Ngọc Dương

Bệnh nhân HIV đầu tiên được chữa khỏi

VietNamNet:
Thế giới vừa được chứng kiến một đột phá y học ấn tượng khi các bác sĩ tin rằng, một người đàn ông dương tính với HIV đã được chữa khỏi căn bệnh thế kỷ nhờ quá trình điều trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc.

Quá trình điều trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc đang mở ra triển vọng chữa khỏi bệnh đối với những bệnh nhân nhiễm HIV. Ảnh: Huffington Post

Theo báo Huffington Post, Timothy Ray Brown, người Mỹ gốc Đức, hay còn được biết đến với biệt danh "Bệnh nhân Berlin", đã được cấy ghép tế bào gốc từ năm 2007 theo một chương trình điều trị bệnh bạch cầu kéo dài.

Các bác sĩ điều trị cho Brown mới đây đã công bố một báo cáo trên tạp chí Blood khẳng định, kết quả của cuộc thử nghiệm tốn kém nhiều thời gian trên "minh chứng mạnh mẽ cho việc đã chữa trị được bệnh nhân nhiễm HIV". Báo cáo nhấn mạnh, chính phương pháp cấy ghép tế bào gốc đã giúp chữa khỏi cả bệnh bạch cầu và AIDS ở bệnh nhân Brown.

Tuy nhiên, công bố này đã gây ra một cuộc tranh cãi nảy lửa. Hãng thông tấn Fox dẫn lời một số chuyên gia nhận định, kết quả có được không chỉ nhờ phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Theo họ, đúng hơn là, Brown "đã được cấy ghép các tế bào gốc từ một người hiến tặng sở hữu một kiểu gen đột biến hiếm, dường như khiến những người mang nó gần như miễn nhiễm với HIV".

Quá trình điều trị như của anh Brown được mô tả là một "phương pháp gần chết", rất tốn kém và đòi hỏi người hiến tặng tế bào gốc đã miễn nhiễm với HIV. Hơn thế nữa, khả năng tìm được người hiến tặng tế bào đặc biệt như vậy rất mong manh.

Giới chuyên môn đánh giá, trường hợp của anh Brown đang mở ra đường hướng mới cho việc phát triển một phương pháp chữa trị lâu dài cho sự lây nhiễm HIV thông qua công nghệ di truyền tế bào gốc. Nó rất hứa hẹn nhưng không phải là một giải pháp dễ dàng.

Mới đây, tạp chí danh tiếng Time đã bình chọn một phát hiện khác liên quan đến căn bệnh thế kỷ AIDS vào danh sách các Top 10 đột phá y học năm 2010. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người khỏe mạnh uống thuốc kháng virus - loại thuốc thường được chỉ định cho điều trị HIV, có thể giảm nguy cơ mắc căn bệnh thế kỷ tới 73%.

Mặc dù những khám phá trên không đồng nghĩa với việc các nhà khoa học đã tìm ra cách chữa trị hữu hiệu người nhiễm virus HIV nhưng chúng chắc chắn có thể mang tới hy vọng cho hơn 33 triệu người đang sống chung với căn bệnh thế kỷ trên khắp thế giới. Bên cạnh các đột phá như vậy, những nỗ lực toàn cầu để phòng chống dịch bệnh đã được thúc đẩy với các sáng kiến mới ở Philippines và Nam Phi trong tuần này.

  • Thanh Bình

Thời điểm “yêu” dễ dẫn đến đột tử - Tình yêu - Giới tính - Dân trí

Tình yêu - Giới tính - Dân trí:
Thứ Bẩy, 11/12/2010 - 21:03

Kiến thức giới tính: Thời điểm “yêu” dễ dẫn đến đột tử

(Dân trí) - Cơ thể bạn không phải lúc nào cũng sẵn sàng nhập cuộc, đừng cố quá kẻo lại thành “quá cố”, nên biết tự lượng sức mình trong những trường hợp sau.


1. Đang mắc bệnh

Khi một trong hai người đang mắc bệnh, nếu cứ cố yêu sẽ gây tổn thương cho đối tác của mình. Vì khi bị bệnh, chức năng điều tiết sinh lý của cơ quan không còn trong trạng thái bình thường, đặc biệt, đối với những người bị cao huyết áp, tim mạch vành, khi giao hợp sẽ tác động đến hệ thống thần kinh trung ương, huyết áp tăng cao, co thắt mạch máu, dễ gây ra nhồi máu cơ tim hoặc xuất huyết não.

2. Lao động quá sức

Sau khi lao động nặng nhọc, thể chất và tinh thần thường cảm thấy mệt mỏi, nếu cứ cố quan hệ trong tình trạng này dễ dẫn đến tử vong.

3. Sau khi uống rượu

Nhiều người cho rằng uống rượu sẽ có tác dụng kích thích ham muốn “yêu”, nhưng nếu yêu trong thời điểm say rượu sẽ dễ phản tác dụng. Vì men rượu có thể gây kích thích hệ thống tim mạch, dẫn đến co thắt mạch máu, tăng lượng máu lưu thông, tăng huyết áp, gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.

4. Thần kinh căng thẳng

“Yêu” khi thần kinh căng thẳng hay cảm xúc bất ổn, dễ gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bản thân.

5. Lạm dụng thuốc “kích thích”

Một số người để tăng ham muốn yêu đã dùng thuốc “kích thích”, khi “vào cuộc” động tác giao hợp thường mãnh liệt dẫn đến mất sức, nhẹ thì khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đột tử.

Thúy Cao

Theo XT

Để cà phê là thuốc

Sức khỏe - Người Lao Động Online:
Thứ tư, 15/12/2010 | 00:51GMT+7

Nếu chỉ bàn về mặt dược lý thì cà phê nhờ có caffein và nhiều hoạt chất khác nên cũng là một loại thuốc tốt

Chẳng hạn, với tác dụng hạ đường huyết, cà phê trở thành thức uống nên thuốc cho người bị bệnh tiểu đường, tất nhiên với điều kiện là uống đắng chứ pha đường ngọt như nấu chè lại đệm miếng bánh kem béo ngậy thì có khi nên gọi là thuốc... độc vì vừa tăng lượng đường trong máu vừa ức chế hoạt tính của nội tiết tố insulin. Các nhà nghiên cứu ở Na Uy đã báo động rằng không ít bệnh nhân tiểu đường bị nhồi máu cơ tim ngay sau cữ cà phê cộng với bánh ngọt.
Các chuyên gia sức khỏe ở Hà Lan cũng đã chứng minh rằng nếu dùng cà phê đen không quá 2 lần trong ngày, thì sẽ giúp ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường thay vì phải tăng lượng thuốc. Cũng theo các thầy thuốc ở Hà Lan, đừng quên tách cà phê đen sau bữa ăn nếu muốn trợ lực cho thuốc hạ đường huyết.
Theo một công trình nghiên cứu kéo dài cả chục năm với hàng ngàn đối tượng tại Đại học John-Hopkins (Hoa Kỳ) nếu đổ tội cho cà phê làm tăng huyết áp là oan! Tác dụng làm tim đập nhanh nếu có ở người nhạy cảm chỉ kéo dài trong vài giờ. Do đó, người gặp lúc đang cao huyết áp không nên uống cà phê. Ngược lại, với người có huyết áp thấp thì cà phê là biện pháp chữa cháy để bớt chóng mặt khi huyết áp bất ngờ hạ cánh mà không báo trước.
Thêm vào đó, cần biết chọn cà phê mà “chơi” vì tác dụng tăng huyết áp tùy thuộc vào loại cà phê. Theo nhận xét của các nhà nghiên cứu ở Thụy Sĩ, mạnh nhất là cà phê phin rồi đến cà phê lược qua máy, cà phê hòa tan... và cuối cùng, yếu nhất là cà phê đã loại caffein. Trong số đó, cà phê lược qua máy còn có thêm nhược điểm là dễ làm tăng chất mỡ trong máu.
Ai cũng biết cà phê làm tỉnh người. Bằng chứng là các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã xác minh tác dụng chống căng thẳng, chống run cơ của cà phê trên người bị bệnh Parkinson.
Nhưng cà phê chỉ giúp thư giãn khi uống vừa phải, không quá 2 lần trong ngày. Vượt ra ngoài định mức đó, cà phê không những gây nghiện mà còn tăng tính háo động của người uống.
Cà phê nếu biết cách dùng sẽ là một vị thuốc tốt. Cà phê nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng ôxy hóa nên là thức uống có khả năng chống xơ vữa mạch máu và phòng ngừa ung thư. Điểm đáng tiếc khiến cà phê chỉ còn phản ứng phụ là vì ranh giới giữa ứng dụng và lạm dụng lại rất mong manh. Nhiều khi ngon quá cũng phiền!
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM)

Làm gì khi bỗng dưng... mất ngủ?

Sức khỏe | giadinh.net.vn:
Chủ nhật, 12/12/2010, 15:18(GMT+7)

GiadinhNet - Vào một số ngày nhất định trong tuần, bạn trằn trọc suốt đêm mà không thể chợp mắt, hiện tượng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng hay cả năm mà không thể tìm ra nguyên nhân.

Bạn đừng quá lo lắng, có thể bạn đang bị chứng “mất ngủ có chu kỳ” và điều này hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc tạo dựng và thực hiện một số thói quen tốt dưới đây.

1. “Cài đặt” lại đồng hồ sinh học của bạn

Giáo sư Neil Stanley, một chuyên gia về giấc ngủ của bệnh viện ĐH Norfolk And Norwwich (Anh) khuyên rằng: “Cơ thể chúng ta rất “khao khát” các hoạt động được tạo thành thói quen, bạn hãy cố gắng dậy sớm hơn một chút vào ngày mà bạn thường bị mất ngủ và không nhất thiết phải ngủ trưa vào ngày hôm đó”.

Bên cạnh đó, bạn nên giữ cho mình một số thói quen nhất định như đi ngủ vào thời điểm cố định (tốt nhất là trước 23h), tắt đèn khi ngủ, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, thoáng đãng hay nằm ngủ trong một không gian yên tĩnh hoàn toàn…, những điều tưởng chừng rất nhỏ này lại chính là chìa khóa quyết định chất lượng của bạn đấy!

2. Ăn tối sớm hơn

Bữa tối muộn là kẻ thù tồi tệ nhất của giấc ngủ. Hãy cố gắng để ăn bữa tối sớm, sao cho thời gian từ lúc bạn ăn đến lúc đi ngủ là ít nhất 4 tiếng. Không nên ăn bữa tối với một thực đơn quá nhiều đạm khiến giấc ngủ trở nên nặng nề. Không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, việc ăn tối muộn kéo dài còn dẫn tới hàng loạt các nguy cơ mắc bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư ruột…

Đặc biệt, việc ăn tối muộn kết hợp với việc sử dụng rượu, chất cồn quá đà còn rất dễ gây “sốc” trong giấc ngủ, có thể dẫn tới đột quỵ. Bạn cũng không nên uống quá nhiều nước vào buổi tối, nếu khát hãy uống vài ngụm nhỏ để xua tan cảm giác đó. Tốt hơn cả là bạn nên uống một cốc sữa nóng, nó sẽ giúp bạn xoa dịu hệ thống thần kinh

3. Tránh xa chất cồn

Nhiều người cho rằng, chất cồn sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn nhờ cảm giác “lâng lâng”, không tỉnh táo, tuy nhiên đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và… nực cười. Giáo sư Irshaad Ebrahim, Giám đốc y tế trung tâm nghiên cứu giấc ngủ London (Anh) nói: “Cồn chỉ tạo ảo giác tức thời, nó không phải một liệu pháp “an thần” lâu dài và tốt cho sức khỏe.
Cồn giống như một loại thuốc gây mê, vì thế, sau vài giờ đồng hồ, khi nó được chuyển hóa, bạn sẽ thức dậy và không thể tiếp tục giấc ngủ, đó là điều tai hại”. Hãy hạn chế sử dụng chất cồn càng nhiều càng tốt, tốt nhất là nên tránh xa nó hoàn toàn vào khoảng 2,3 ngày trước thời điểm bạn hay bị mất ngủ, nó sẽ giúp bạn tăng nhiệt độ cơ thể và ổn định nhịp tim để giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

4. Tập luyện nhẹ nhàng

Muốn ngủ ngon, cơ thể bạn cần phải…mệt, vì thế, thay vì ôm lấy tivi bạn nên có một cuộc đi dạo ngắn, chạy bộ nhẹ nhàng hoặc đạp xe đạp vào cuối buổi chiều. Các bài tập và động tác nhẹ nhàng cũng sẽ cơ thể bạn đào thải nhanh hơn các độc tố gây hại tới giấc ngủ ra khỏi cơ thể bạn. Một vài mẹo nhỏ khác như tắm nước ấm với vài động tác massage cơ thể, tập hít thở, nghe các bản nhạc thư giãn… trước khi đi ngủ cũng rất có lợi cho giấc ngủ của bạn.

5. “Giải độc” cho não

Đừng đưa những âu lo, phiền muộn hay lo lắng của bạn về công việc, các mối quan hệ… vào giấc ngủ, khi bộ não bị ức chế, dù bạn có làm tốt tất cả những điều đã đưa ra ở trên bạn cũng không thể có một giấc ngủ sâu.
Trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng, hãy chia sẻ với ai đó tất cả những điều bạn còn đang suy nghĩ, giải quyết tất cả công việc còn vướng bận hay thậm chí là viết ra một danh sách “những điều khiến tôi lo lắng”… để “giải độc” cho bộ não của bạn.
Thay vì xem các chương trình trên tivi, bạn nên đọc một cuốn sách yêu thích, với nội dung nhẹ nhàng, cảm giác buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn trong cảm giác thư thái đưa bạn vào một giấc ngủ sâu và êm ái.

Hải An (Theo RD)

Bảo tồn và mở rộng diện tích cây giảo cổ lam

Khoa học - NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ:
Cập nhật lúc 01:49, Thứ ba, 07/12/2010 (GMT+7)


Mọc tự nhiên ở độ cao từ 200 đến 2.000 m, cây giảo cổ lam (GCL) ở Cao Bằng được biết đến và gọi bằng nhiều tên khác nhau như: dây lõa hùng, trường sinh thảo, ngũ diệp sâm, thất diệp đởm... Tiếng địa phương gọi GCL là cây dền toòng. Với người dân nơi đây, GCL được coi như cây thuốc trường sinh vì có nhiều công dụng giúp tăng cường sức khỏe.

GCL là tên một loại trà được bào chế từ dược liệu thất diệp đởm (TDÐ). TDÐ là dược liệu quý, được ghi trong sách cổ 'Nông chính toàn thư hạch chú' quyển hạ năm 1639. Từ xa xưa, cây này được sử dụng cho vua chúa nhằm tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện TDÐ khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi, bởi người dân thường xuyên uống loại cây này.

Còn tại Việt Nam, năm 1997, GS, TS, Nhà giáo Nhân dân Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Dược Hà Nội, Chủ nhiệm bộ môn Dược liệu đã phát hiện thấy cây TDÐ trên núi Phan-xi-păng (Lào Cai) và một số địa phương khác. Sau đó GS, TS Phạm Thanh Kỳ đã đăng ký đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về loài cây này, mã số KC.10.07.03.03 rồi ủy quyền cho Công ty TNHH Tuệ Linh (Hà Nội) sản xuất và phân phối rộng rãi ra thị trường. Từ đó TDÐ được người dân gọi phổ biến là GCL. Ở Cao Bằng, GCL cũng được phát hiện thông qua GS, TS Phạm Thanh Kỳ. Qua khảo sát, GCL phân bố chủ yếu tại các huyện: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Thông Nông, Bảo Lạc... Ðây là nguồn nguyên liệu quý hiếm mà thiên nhiên ưu đãi cho Cao Bằng. Xác định được tiềm năng đó, những năm gần đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH và CN) Cao Bằng đã giao Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN thực hiện chuyên đề 'Nghiên cứu thử nghiệm công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ lá chè xanh và cây dền toòng'. Các nhà khoa học đã hoàn thiện việc đăng ký chất lượng hàng hóa, mã số, mã vạch, mẫu bao bì, nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm 'Trà GCL Cao Bằng'. Năm 2008, trung tâm phối hợp với Công ty Trường Thọ (Hà Nội) hoàn thiện thủ tục hồ sơ đăng ký với Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) để cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm 'GCL Cao Bằng' là thực phẩm chức năng để phân phối ra thị trường. Hiện, sản phẩm GCL bước đầu được người tiêu dùng biết đến và đánh giá tốt.

Ðến nay, trung tâm đã thu mua được 12 tấn nguyên liệu tươi với giá sáu nghìn đồng/kg từ các huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên và sản xuất được150 nghìn hộp trà GCL phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Ðồng thời sản xuất được 250 nghìn túi sản phẩm GCL cấp 1, ký hợp đồng cung cấp độc quyền GCL cho Công ty Trường Thọ (Hà Nội) và đại lý độc quyền GCL tại TP Hồ Chí Minh. Ðây là hướng đi ổn định cho hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ của đơn vị, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người dân vùng nguyên liệu.

Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN Luân Thị Diệp cho biết: Nguyên liệu để làm trà GCL được thu hái tự nhiên trên núi, không có phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cho nên hàm lượng hoạt chất cao. Toàn bộ nguyên liệu thu mua tươi đều được kiểm định trước khi đưa vào sản xuất. Thành phần hoạt chất trong cây GCL rất đặc biệt, có nhiều Saponin giống nhân sâm và chất Flavonoid giúp chống lại sự lão hóa và ngăn ngừa bệnh tật. Ở Việt Nam cây GCL phân bố chủ yếu các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hòa Bình... Theo nghiên cứu ban đầu của các nhà khoa học dược Việt Nam, trà GCL có thể hạ mỡ máu mạnh, có khả năng bình ổn huyết áp; giảm các cơn đau thắt ngực, làm tăng khả năng và sức chịu đựng của cơ tim. Không những thế, cây này còn có tác dụng làm hạ đường huyết và giúp bệnh nhân tiểu đường khỏe mạnh và giảm các biến chứng do tiểu đường gây ra; vô hiệu hóa khoảng 80% chất gây ung thư, phòng ngừa sự u hóa, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể... Với những khả năng tuyệt vời như vậy, GCL đã được một số cơ sở trong nước sản xuất với các dạng sản phẩm khác nhau như: trà GCL, viên thực phẩm chức năng, nước uống GCL...

Bên cạnh những mặt thuận lợi mà cây GCL mang lại, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH và CN Cao Bằng Luân Thị Diệp tâm sự: GCL là dược liệu tốt, được thiên nhiên ban tặng, nhưng do thời gian và việc khai thác quá mức cho nên loài cây này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nếu như không có chính sách bảo tồn và phát triển kịp thời. Hiện trung tâm tiếp tục nghiên cứu các biện pháp nhân giống, kỹ thuật trồng và chọn vùng sinh thái phù hợp trồng GCL, để trong thời gian tới, GCL ở Cao Bằng trở thành cây có thể xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.

Mai Quý Tùng

Công bố cách xác định bệnh lao chỉ sau 100 phút

Vietnam+ (VietnamPlus):
08/12/2010 | 21:41:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).

Ngày 8/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức công bố phương pháp mới đơn giản và nhanh chóng giúp phát hiện bệnh lao sớm, căn bệnh dễ lây vốn ảnh hưởng tới 1/3 dân số thế giới.

Đại diện của WHO, bà Mario Raviglione, phát biểu trong cuộc họp báo công bố phương pháp mới trên tại Geneva, Thụy Sĩ, cho biết phương pháp này sẽ thay đổi phương cách mà chúng ta kiểm soát và điều trị bệnh lao.

Theo chuyên gia của WHO, hoạt động hoàn toàn tự động, công cụ mới cho phép xác định khuẩn que, vi khuẩn gây ra bệnh lao chỉ trong vòng 100 phút, tức 1 giờ 40 phút.

Đại diện của WHO khẳng định công cụ mới này thực sự là một bước tiến trong y học, vì phương pháp xét nghiệm bệnh lao hiện nay chỉ được thực hiện trong các phòng thí nghiệm với các kính hiển vi và có thể kéo dài tới 3 tháng.

Ngoài ra, thiết bị trên gần giống với một máy tính lớn, dễ dàng trong việc vận chuyển và chỉ cần điện để vận hành.

Một trong những ưu điểm chính của thiết bị này là cho phép xác định tốt hơn các biến thể phức tạp của bệnh lao, đặc biệt là các chủng lao kháng thuốc cũng như các bệnh lao liên quan tới căn bệnh AIDS.

Các chuyên gia của WHO cũng cho rằng việc sử dụng công cụ mới này sẽ rất cần thiết đối với các quốc gia đang phát triển, vốn bị ảnh hưởng nặng bởi căn bệnh này, vì nó cho phép phát hiện nhanh chóng và chữa trị kịp thời bệnh lao, nhằm hạn chế các nguy cơ lây nhiễm.

Hiện tại trên thế giới, các trường hợp lây nhiễm mới của bệnh lao đang ổn định, ở vào khoảng 9,4 triệu bệnh nhân mới trong năm 2009.

Tuy nhiên, theo WHO, căn bệnh này vẫn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên thế giới, khoảng gần 1,7 triệu người tử vong trong năm 2009.

WHO đang cố gắng giảm một nửa số người nhiễm và tử vong vì căn bệnh lao từ nay cho tới 2015.

Theo thống kê của WHO, trong năm 2008, Đông Nam Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi bệnh lao, chiếm tới 35% số bệnh nhân lao của thế giới./.

Đức Hùng (Vietnam+)

Mật ong là vị thuốc quý trong tủ thuốc nhà bạn

Vietnam+ (VietnamPlus):
09/12/2010 | 10:40:00

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Mật ong vừa có tác dụng thay thế đường, vừa là một vị thuốc quý trong tủ thuốc gia đình.

1. Bệnh nóng trong

Hỗn hợp mật ong và nước lê ép sẽ giúp cho cơ thể bớt nóng hơn, sẽ không còn dấu hiệu của các bệnh liên quan đến nhiệt. Ngoài ra, cho một lượng mật ong thích hợp vào canh mộc nhĩ cũng sẽ có tác dụng tương tự và có thể chữa bệnh ho.

2. Táo bón

Dùng 50g gạo nấu cháo, cắt chuối thành lát mỏng sau đó cho thêm lượng mật ong thích hợp. Món ăn này có tác dụng hiệu quả với những người bị táo bón.

3. Huyết áp cao

Xay rau cần thành nước sau đó cho thêm lượng mật ong thích hợp. Mỗi ngày uống một lần nước này có thể điều chỉnh huyết áp.

4. Tăng sức đề kháng

Nếu buổi sáng và buổi tối đều đặn uống một cốc sữa cho thêm ít mật ong chắc chắn những mệt mỏi trong cơ thể bạn sẽ không còn, mật ong giúp chúng ta tăng sức đề kháng. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân ung thư sau khi làm phẫu thuật có thể uống nước nấm linh chi và mật ong, cơ thể sẽ phục hồi rất nhanh./.

Lan Phương (Vietnam+)

Hoang mang tin đồn thất thiệt “ăn cá kèo bị ung thư”

Xã hội - Dân trí:
Thứ Năm, 09/12/2010 - 09:09

Bạc Liêu:

(Dân trí) - Ông Phan Minh Quang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu, khẳng định tin ăn cá kèo mắc bệnh ung thư đang xôn xao trên địa bàn tỉnh thời gian qua chỉ là tin đồn thất thiệt.

Cá kèo là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng (Ảnh: thucphamthuyhaisanvungtau.com)
Ông Quang khẳng định, đến thời điểm này, chưa có cơ sở, chứng cứ khoa học nào kết luận rằng ăn cá kèo gây hại cho sức khỏe.

Liên tục từ đầu tháng 12 đến nay, tin đồn “ăn cá kèo bị ung thư” xuất phát từ một số bà nội trợ rồi lan rộng khắp tỉnh Bạc Liêu, lan sang các tỉnh, thành lân cận khiến mặt hàng cá kèo ế ẩm.

Giá cá kèo thương phẩm trên thị trường giảm giá mạnh. Hiện giá bán cá kèo tại nhiều chợ đầu mối ở Bạc Liêu dao động từ 40.000-50.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg so với cuối tháng 11.

Hiện nay cả người nuôi cá kèo và thương lái mua cá đều gặp khó khăn vì tin đồn thất thiệt. Nông dân loay hoay với số cá kèo qúa lứa, còn thương lái không tìm được người mua...

Các hộ dân nuôi cá kèo ở Bạc Liêu cho biết: Sau một thời gian nằm chờ giá cá kèo tăng lên, đầu tháng 12 người dân đã thu hoạch vét các đầm nuôi cá kèo còn lại nhưng không có thương lái tìm mua. Qua thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp Bạc Liêu, hiện toàn tỉnh còn 100 ha nuôi cá kèo với khoảng 3.000 tấn cá thương phẩm...

Ông Phan Minh Quang cũng khẳng định, vì biết người nông dân thường chờ giá cá tăng lên để thu hoạch đợt cuối trong năm nên kẻ xấu đã lợi dụng, tung tin đồn thất thiệt nhằm “ép giá” cá xuống thấp.

Ông Quang khuyến cáo: Cá kèo là loại cá ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng; đồng thời đề nghị ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu sớm điều tra, tìm ra thủ phạm tung tin đồn thất thiệt này để xử lý theo pháp luật.

Huỳnh Sử

TTXVN

Suýt tử vong vì bị chuột cắn

An ninh Thủ đô - Xã hộ:
Thứ Sáu, 03/12/2010, 17:03

Bé Nguyễn Đức G. (8 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội) được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng sốt, phát ban, vết thương chảy máu, sưng tấy, ngứa, viêm mạch bạch huyết và nổi hạch ở bẹn, kèm theo nhức đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hoá...

Nguyên nhân là do bé ngủ không có màn nên đã bị chuột cắn vào chân làm lây truyền xoắn khuẩn từ chuột sang bé. Rất may bé được đưa đến viện kịp thời, nếu để lâu có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi, viêm gan, lách to, viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm kết mạc, thiếu máu... và tử vong.

Được biết, 10% bệnh nhân tử vong và 50% bệnh nhân bị viêm đa khớp do chuột cắn nếu không được xử lý và điều trị kịp thời. Khi bị chuột cắn, cần nhanh chóng xối rửa vết thương với thật nhiều nước và xà phòng để hạn chế tối đa xoắn khuẩn Spirillum minus vào cơ thể, sau đó dùng các loại thuốc sát trùng để rửa như oxy già, dung dịch Povidin 10%, cồn i ốt... dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, chích ngừa bệnh dại và theo dõi. Nếu có sốt phải nhập viện ngay.

Để đề phòng chuột cắn, nên ngăn chuột vào nhà, tránh ngủ dưới đất, ngủ phải mắc màn, không nên bắt chuột bằng tay.

PV

THeo bee

Khám bệnh nước ngoài: Đắt có xắt ra miếng?

Sức khỏe - Dân trí:
Thứ Sáu, 03/12/2010 - 11:30

(Dân trí) - Cùng một kỹ thuật, phương pháp điều trị nhưng chi phí khám ở nước ngoài đắt gấp hàng trăm lần so với chi phí khám chữa bệnh tại Việt Nam. Chưa kể, nhiều người bệnh vì chọn nhầm những nơi không uy tín, khiến tiền mất, tật mang.

Chi phí cao, hiệu quả điều trị ắt tốt?

Có rất nhiều người Việt Nam sẵn sàng bỏ ra cả trăm ngàn USD để ra nước ngoài điều trị với mong muốn được điều trị ở môi trường tốt nhất, dịch vụ tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mới được hưởng dịch vụ, cơ sở vật chất tốt nhất chứ chưa thực sự có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Các kỹ thuật điều trị ung thư, ngoại khoa... tay nghề bác sĩ Việt Nam
không thua kém gì các bác sĩ các nước. Trên thực tế, rất nhiều kỹ thuật khó,
những ca bệnh nặng, đặc biệt đã được bác sĩ Việt Nam cứu sống. (Ảnh: H.Hải)

Như trường hợp của chị Nguyễn Thu Thuỷ (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị tai biến khi mổ đẻ tại Singapore. Khi mang thai, đi khám tại các bác sĩ sản khoa Việt Nam thì các bác sĩ đều chẩn đoán chị Thủy sẽ phải mổ đẻ và cắt tử cung vì nhau thai cài răng lược. Với hy vọng giữ được tử cung nên chị Thủy đã tìm đến một bệnh viện sản khoa ở Singapore sinh nở, dù chi phí ước tính đến hàng vài chục nghìn đô la. Tuy nhiên tại đây, sau khi sinh em bé, chị vẫn phải cắt tử cung với số tiền phải nộp lên đến 98.000 đô la Singapore. Chưa dừng lại ở đó, đến ngày thứ 3 sau mổ, chị bị phù, suy thận, bệnh viện xác định bị vô niệu, tổn thương thận và niệu quản và hẹn 1 tháng nữa khám lại. Sau một tháng, quay trở lại Singapore kiểm tra, chị được chuyển sang cơ sở y tế chuyên khoa về tiết niệu và được hẹn sau 3 tháng sẽ phẫu thuật với chi phí cho ca phẫu thuật này là 35 nghìn đô la Singapore (khoảng 460 triệu đồng).

Trở về Việt Nam với tâm trạng rối bời, nghe lời khuyên của nhiều người thân, chị đã tìm đến bệnh viện Việt Đức để khám. Không ngờ, vừa khám xong bác sĩ đã cho nhập viện và lên lịch phẫu thuật. “Lúc đầu tôi rất băn khoăn, định đợi quay trở lại Singapore nhưng rồi lại quyết định phẫu thuật. Không ngờ, chỉ sau 4 ngày nằm viện, bác sĩ đã cho tôi xuất viện với số tiền phải thanh toán chỉ là 9,3 triệu đồng (bảo hiểm đã chi trả 5,7 triệu đồng)”.

Hay như trường hợp của bệnh nhân là chị H.N.Đ (34 tuổi, Hà Nội). Là một diễn viên múa nên việc phải cắt một bên vú với chị là một cú sốc rất nặng. Với mong muốn không phải cắt bầu ngực phải, chị đã quyết định sang Singapore điều trị, với chi phí dự kiến lên tới gần 1 tỷ đồng Việt Nam. Tuy nhiên, các bác sĩ tại đây cho biết để điều trị triệt để, chị cũng sẽ phải cắt bỏ vú phải (như các bác sĩ Việt Nam tiên lượng) nên chị đã quyết định trở về Việt Nam, quay lại điều trị tại bệnh viện TƯ Quân đội 108. Tại đây, các bác sĩ đã vừa phẫu thuật cắt bỏ u vú phải, vừa sinh thiết khẳng định không còn tế bào ác ở bầu vú được cắt, vừa tiến hành tạo hình vú mới đầy đặn như bên còn lại cho chị, với chi phí chỉ là 15 triệu đồng (theo diện kỹ thuật cao).

Tay nghề bác sĩ Việt Nam không thua thế giới

Đó là lời khẳng định của PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, giám đốc BV Việt Đức về trình độ, tay nghề của bác sĩ Việt Nam.

“Bác sĩ Việt Nam hoàn toàn không thua kém gì bác sĩ nước ngoài về trình độ. Thậm chí, điều kiện thực hành ở Việt Nam còn tốt hơn họ rất nhiều. Ví như một bác sĩ nước ngoài mổ cắt gan mỗi năm chỉ mổ từ 40 - 50 ca. Còn bác sĩ tại Việt Nam, như chúng tôi, một năm cắt từ 150 - 200 ca. Vì thế chỉ có thể nói, ở Việt Nam, tay nghề, trình độ bác sĩ thì không thua, nhưng phải nhìn nhận thực tế ta đang thua họ về cơ sở vật chất, phòng ốc, tinh thần thái độ phục vụ (vì bệnh nhân đông). Khắc phục được, nền y tế của Việt Nam sẽ không thua kém gì nước ngoài”, TS Quyết nói.
Đa số bệnh nhân tin tưởng vào trình độ bác sĩ trong nước, nhưng
họ sợ cảnh đông đúc, chật chội khi nằm viện, nên nhiều người có
điều kiện đã chọn ra nước ngoài điều trị. (Ảnh: H.Hải)

Trên thực tế, rất nhiều trường hợp bệnh nhân đi chữa trị ở nước ngoài một thời gian lại phải quay trở về bệnh viện trong nước để chữa trị tiếp hoặc khắc phục di chứng. Tại bệnh viện Việt Đức, rất nhiều người đi nước ngoài mổ ung thư phải về Việt Nam mổ lại, thậm chí về đăng ký chờ ghép tạng lại sau khi đã được ghép ở nước ngoài.

Cũng theo TS Quyết, phần lớn người bệnh Việt Nam khi lựa chọn khám ở nước ngoài đều có chung tâm lý ngại cảnh đông đúc, chật chội, chờ đợi khi khám chữa tại Việt Nam. Còn ở nước ngoài, cũng với tay nghề, kỹ thuật tương tự, nhưng lại có thêm dịch vụ hoàn hảo nên người bệnh được chăm sóc kỹ lưỡng, đem đến sự thoải mái, tiện lợi nên họ sẵn sàng trả một khoản tiền rất lớn để điều trị. Trong khi đó, tại Việt Nam, tay nghề bác sĩ có, trang thiết bị chẩn đoán có nhưng cơ sở vật chất còn hạn chế nên không thể đáp ứng được nhu cầu của những bệnh nhân có yêu cầu cao này.

Vì thế, mục tiêu của bệnh viện Việt Đức đạt ra là tiếp tục trang bị cơ sở vật chất, phòng ốc, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ để người bệnh tin tưởng, khỏi ra nước ngoài khám chữa bệnh, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh, vừa có thêm nguồn thu cho bệnh viện từ các phòng dịch vụ cao phục vụ lớp đối tượng có nhu cầu này.

“Tôi chắc chắn một điều, không có lý gì người bệnh không chọn điều trị trong nước khi điều kiện cơ sở vật chất được nâng cao. Vì tay nghề bác sĩ không thua gì thế giới, lại thêm giá viện phí ở Việt Nam so với các nước trong khu vực rẻ bằng 1/20 - 1/30 lần. Ví như một giường hồi sức tích cực ở Việt Đức chỉ từ 70 - 100USD/ngày (tối đa) nhưng ở nước ngoài từ 2.000 - 2.500USD. Một ca cắt gan ở nước ngoài mất 50.000USD, ở Việt Nam chỉ mất 1.000USD là tối đa. Hay như chi phí ghép thận, ở các nước cùng khu vực bệnh nhân sẽ mất khoảng 35.000 USD, còn tại bệnh viện Việt Đức người bệnh chỉ nộp từ 200 - 230 triệu…”, TS Quyết nói.

Theo nhiều chuyên gia y tế, không chỉ trong lĩnh vực ngoại khoa, mà tất cả các lĩnh vực y tế khác như tim mạch, điều trị ung bướu… thì Việt Nam cũng được bạn bè thế giới nhìn nhận bằng con mắt ngưỡng mộ. Vì với một điều kiện vật chất hạn chế hơn rất nhiều, nhưng hầu như tất cả các kỹ thuật điều trị Việt Nam đều sánh vai cùng được với các nước trong khu vực. Vì thế, người Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng, yên tâm điều trị tại Việt Nam, nhất là hiện nay, khi các bệnh viện đều đang tăng cường đổi mới, tăng cường trang thiết bị, vật chất… để đáp ứng nhu cầu điều trị dịch vụ cao cho nhiều người bệnh có nhu cầu.

Tú Anh

“Thông động mạch vành” đoạt giải Nhân tài Đất Việt với tính thực tiễn cao

Sức khỏe - Dân trí:
Chủ Nhật, 21/11/2010 - 22:30

Giải thưởng lĩnh vực Y dược: “Thông động mạch vành” đoạt giải Nhân tài Đất Việt với tính thực tiễn cao

(Dân trí) - Ngay sau khi được trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt lĩnh vực Y dược với công trình khoa học “Kỹ thuật can thiệp động mạch vành bằng ống thông”, Dân trí đã có cuộc gặp gỡ với TS Phạm Mạnh Hùng, Viện Tim mạch, BV Bạch Mai, đại diện nhóm tác giả.
>> Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2010


Nhóm tác giả được trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2010 lĩnh vực Y dược: PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn (phải) và TS. Phạm Mạnh Hùng. (Ảnh: Hữu Nghị)

Xin chào TS Phạm Mạnh Hùng, ông có thể chia sẻ cảm giác của ông ngay sau khi được trao giải thưởng cao quý Nhân tài Đất Việt?
Thật bất ngờ, đây là lần đầu tiên chúng tôi tham gia giải thưởng Nhân tài Đất Việt và đoạt giải. Sau nhiều năm chúng tôi theo dõi và đánh giá đây là một giải uy tín đã được tổ chức hàng năm và thu hút nhiều nhà khoa học trẻ say mê với các công trình nghiên cứu. Và hầu hết những công trình khoa học đó đều có tính ứng dụng thực tiễn cao.
Ông có thể nói ngắn gọn để mọi người dễ hiểu hơn về công trình khoa học mà nhóm ông vừa đoạt giải?
Khi bệnh nhân bị “tắc” động mạch thì bằng các đường chọc rất nhỏ qua đường động mạch đùi hoặc qua đường động mạch “quay”, sau đó luồn ống thông đường kính khoảng 2mm, luồn lên trên tim để tìm ra chỗ động mạch vành bị hẹp hoặc tắc. Sau đó luồn thiết bị như quả bóng để thông cho động mạch rộng ra hoặc đặt ống stent làm như một khung giá đỡ để cho động mạch vành bị hẹp, hay bị tắc được thông suốt.
Hiệu quả mang lại từ việc áp dụng “Kỹ thuật can thiệp động mạch vành bằng ống thông” là gì, thưa ông?
Với kĩ thuật này thì tốn rất ít thời gian và mang lại hiệu quả to lớn cho người bệnh. Chẳng hạn người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp thì việc thông động mạch vành đòi hỏi phải chạy đua với thời gian, mở thông động mạch vành càng sớm càng tốt thì mới có cơ hội cứu sống người bệnh. Khác với những kĩ thuật thông động mạch vành trước đây là “mổ phanh”, hay dùng thuốc tiêu huyết khối có những hạn chế riêng của nó.
Bên cạnh đó, nhờ việc thông động mạch vành như vậy thì các thể loại bệnh trước đây mình không làm gì được ví như bệnh “trên nhồi máu tim cấp” hoặc các thể bệnh động mạch vành khác thì qua việc thông tắc động mạch vành thì ít nhất mình cũng có thể phát hiện và khẳng định có hay không tắc, hẹp động mạch vành ở thể trạng ra sao để mình đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Tuy nhiên, đây là một biện pháp can thiệp ở trình độ công nghệ cao thì chi phí theo cách tính đơn thuần ở một khía cạnh thì thấy khá tốn kém. Nhưng tính hiệu quả cho cuộc sống của bệnh nhân về lâu dài với chi phí như vậy và mang lại chất lượng cuộc sống cho người bệnh thì chi phí đó hoàn toàn hợp lí và mang lại hiệu quả tốt hơn so với các biện pháp can thiệp khác trước đó từng làm.

TS Phạm Mạnh Hùng bày tỏ niềm vui và sự bất ngờ khi được trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2010 trong lĩnh vực Y dược. (Ảnh: Tiến Nguyên)
Thực tế, tại một số nước phát triển trên thế giới họ đã áp dụng điều trị bệnh nhân động mạch vành từ những năm cuối thập niên 70, và phát triển đi vào thường quy từ những năm 80. Là những nhà khoa học “đi sau”, ông và đồng nghiệp đã kế cận, học hỏi được những gì từ những thế hệ các nhà khoa học đi trước?
Thực tế thì việc “nong” động mạch vành được ông Gruntzig người Thụy Sĩ, trình bày từ năm 1978, và được giới khoa học y tế đón nhận hồ hởi. Tuy nhiên lúc bấy giờ nhiều người vẫn còn lo ngại. Nhưng trong thực tế kĩ thuật đặt ống stent ở Pháp cũng chỉ được thực hiện từ năm 1984.
Sau đó đến cuối những năm 1980, mới phát triển và đi vào thường quy. Việc tiếp cận đặt ống stent nong động mạch vành ở Việt Nam muộn nhưng không phải quá chậm so với thế giới.
Ví dụ, mặc dù việc điều trị động mạch vành đã trở thành thường quy như vậy, nhưng trong những trường hợp cụ thể như điều trị, can thiệp cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp thì các nước phát triển đến năm 2000 họ mới triển khai thường quy, lúc này ở Việt Nam việc điều trị đó cũng bắt đầu được triển khai như vậy.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, sự phát triển trong việc điều trị động mạch vành cho người bệnh, chúng ta được kế thừa và được sự giúp đỡ rất nhiều của bạn bè các nhà khoa học trên thế giới. Nhất là khi chúng tôi bắt đầu tiến hành cho việc áp dụng điều trị bệnh nhân động mạch vành bằng phương pháp stent đã được các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới chỉ dạy tận tình theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Vì thế chúng tôi luôn cám ơn họ về điều đó.

TS Phạm Mạnh Hùng. (Ảnh: Tuấn Hợp)
Công trình “Thực hiện kĩ thuật can thiệp động mạch vành qua đường ống thông” hiện đang được áp dụng điều trị cho bệnh nhân ở Việt Nam như thế nào thưa ông?
Chúng tôi rất vui mừng vì hiện nay kĩ thuật đặt ống stent điều trị bệnh động mạch vành được triển khai khá rộng rãi ở Việt Nam. Từ những năm 1998 - 1999, khi mà Trung tâm Tim mạch thuộc viện Bạch Mai ra đời cùng với một Trung tâm Tim mạch của Viện 108 thực hiện việc đặt ống stent thì hiện nay cả nước có 26 Trung tâm và hầu hết các vùng miền đều đang phát triển rất mạnh cho việc điều trị bệnh động mạch vành như vậy.
Và các con số bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh động mạch vành theo phương pháp kĩ thuật can thiệp bằng ống thông tăng lên nhanh chóng. Ví dụ, những năm đầu tiên thực hiện việc đặt ống thông điều trị cho bệnh nhân động mạch vành, tính cả nước số lượng bệnh nhân đó chưa đến con số một trăm. Nhưng theo thống kê năm 2009, số lượng bệnh nhân khám và điều trị bệnh động mạch vành khoảng 5 nghìn người, trong đó khoảng 3000 bệnh nhân dùng phương pháp đặt ống stent thành công và sự thành công trong việc điều trị bệnh nhân động mạch vành bằng phương pháp kĩ thuật đặt ống thông sẽ ngày càng thành công hơn nữa.
Xin cám ơn ông!
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 16,5 triệu bệnh nhân trên toàn thế giới chết do nguyên bệnh tim mạch, mà chủ yếu là do bệnh động mạch vành.
Tại Việt Nam số người bị mắc bệnh động mạch vành tăng lên nhanh chóng trong nhiều năm trở lại đây. Năm 1997 có 1,2%, đến năm 2003 là 12% và năm 2007 con số bệnh nhân bị mắc động mạch vành tăng lên đến 24%, một con số đáng báo động.
Năm 1995, ca động mạch vành đầu tiên được Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai chiếu chụp. Năm 1996, ca động mạch vành được tập thể bác sĩ Viện tim mạch “nong” với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài.
Năm 1997 ca động mạch vành đầu tiên được đặt ống stent tại Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai với sự cố gắng của tất cả các bác sĩ trong Phòng thông tim và đặc bệt là sự mạnh dạn của những thế hệ giáo sư, bác sĩ đi trước giao việc cho lớp trẻ kế cận để hội nhập nắm bắt được những kĩ thuật tiên tiến.
Đến cuối những năm 90 đầu năm 2000, biện pháp can thiệp tim mạch được các kíp bác sĩ triển khai thuần thục. Sau đó được ứng dụng đi vào thường quy, mang lại những hiệu quả thành công to lớn trong lĩnh vực tim mạch.
Hồng Ngân - Sông Lam

3 bình luận

Ts Nguyễn Duy Hưng, Bác sĩ cao cấp,Tổng thư ký Hội Da liễu VN
(11/22/2010 10:21:00 AM)
Là đồng nghiệp của các tác giả đề tài trên, chúng tôi rất tự hào về các thành công của các anh. Mặc dù đây chỉ là đề tài ứng dụng nhưng trong hoàn cảnh của nước ta thì đó là thành công rất quan trọng để điều trị cho các bệnh nhân VN. Xin chúc mừng các anh.

Minh
(11/22/2010 9:57:00 AM)
Cảm ơn Tôi cũng từng là bệnh nhân của BS Hùng và được BS Hùng cùng BS Hiếu chữa trị bằng công nghệ mới. Cám ơn nhưng bác sỹ giỏi đã đem lại cuộc sống mới cho nhiều người.

Trinh Thi Yên
(11/22/2010 9:10:00 AM)
Mình thực sự thấy vui vì chính mình cũng đang là nhân viên trong công ty sản xuất về thiết bị y tế ống thông động mạch vành mà công trình của GS. TS Hùng vừa được vinh danh. Mong muốn của mình là sản phẩm này có thể được sử dụng nhiều hơn trong nước, để những người dân mình được chữa bệnh tốt hơn