Trang

Có thuốc điều trị ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Bee - Khoa học & Đời sống Online:
1/01/2011 16:57:40

- Các nhà khoa học Cuba mới đây đã cho công bố thông tin về việc cho ra mắt loại vaccine đầu tiên trên thế giới có khả năng chống lại bệnh ung thư phổi và dự kiến sẽ xuất khẩu loại vaccine này ra thị trường quốc tế. Vaccine được đặt tên là CIMAVAX-EGF và đã được Cơ quan đăng kiểm y tế Cuba cấp giấy chứng nhận.

TIN LIÊN QUAN
Gisela Gonzalez, người chủ nhiệm dự án nghiên cứu thuộc Trung tâm Phân tử miễn dịch (CIMH) ở thủ đô Havana cho biết, hơn 1.000 bệnh nhân ở Cuba đã được điều trị bằng loại thuốc và đem lại hiệu quả tích cực...

CIMAVAX-EGF là kết quả của hơn 15 năm nghiên cứu. Nó được bào chế từ hai loại protein thông thường và được chỉ định dùng cho những bệnh nhân ở giai đoạn bệnh đã phát triển. Thuốc không để lại tác dụng phụ như gây khó thở, biến ăn hoặc giảm cân. Thuốc còn giúp bệnh nhân bớt đau đớn, kéo dài thời gian sống trung bình 4-5 tháng hoặc có thể lâu hơn. Tuy nhiên, thuốc không có chức năng phòng bệnh.

Thuốc cũng có thể sử dụng trong điều trị bệnh ung thư tử cung, ung thư tuyến tuyền liệt và các khối u vú, ung thư dạ dày, ung thư não và ung thư vòm họng. Ảnh minh họa nguồn internet
Thuốc cũng có thể sử dụng trong điều trị bệnh ung thư tử cung, ung thư tuyến tuyền liệt và các khối u vú, ung thư dạ dày, ung thư não và ung thư vòm họng. Ảnh minh họa nguồn internet



Biệt dược được đưa vào điều trị khi bệnh nhân kết hợp với các biện pháp xạ trị hoặc hóa trị liệu. Nó giúp "kiểm soát sự tăng trưởng của khối u mà không gây ra độc tính. CIMAVAX-EGF cũng có thể được dùng để điều trị bệnh kinh niên, làm tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân".

Bà cũng cho biết, thuốc cũng có thể dùng trong điều trị bệnh ung thư tử cung, ung thư tuyến tuyền liệt và các khối u vú, ung thư dạ dày, ung thư não và ung thư vòm họng.

Được biết, công trình nghiên cứu loại thuốc mới bắt đầu từ năm 1992 và các thí nghiệm lâm sàng được tiến hành từ năm 1995. Thuốc cũng đã được thử nghiệm tại các bệnh viện ở nước ngoài như: Peru, Malaysia và đồng thời cũng đã đăng ký bản quyền ở Canada, Mỹ, Nhật Bản, Úc và Braxin.

Trên thế giới hiện có khoảng 1 triệu người ung thư phổi ở giai đoạn bệnh đã phát triển. Riêng tại Cuba, mỗi năm có khoảng 4.500 người chết vì căn bệnh này.

Nguyễn Hường
(Theo Xinhua/TTXVN)

Thuốc aspirin có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc ung thư

12/12/2010 19:55:08

- Uống thuốc aspirin hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, theo nghiên cứu mới được công bố của các nhà khoa học thuộc bệnh viện John Radcliffe của trường đại học Oxford (Anh).

Các nhà khoa học người Anh đã lần đầu tiên đã chứng minh được rằng nếu sử dụng aspirin hàng ngày trong vòng 5 năm có thể giúp tới 1/3 giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Thậm chí, loại thuốc này còn giúp phòng ngừa tới 50% đối với một số bệnh ung thư phổ biến ung thư phổi, ung thư cổ họng.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên những người trung niên nên bắt đầu uống aspirin hàng ngày khi họ sang tuổi 45 hoặc 50 và uống đều đặn trong 20 đến 30 năm sau đó vì đây là thời kỳ có nguy cơ mắc ung thư cao nhất. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo rằng chỉ nên uống khoảng 75mg aspirin để tránh rủi ro do tác dụng phụ của loại thuốc này gây ra.

Thuốc aspirin có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc ung thư
Thuốc aspirin có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc ung thư

Nhóm nghiên cứu, được đứng đầu bởi tiến sĩ tiến sĩ Peter Rothwell và các cộng sự đã tiến hành phân tích kết quả của các cuộc nghiên cứu khác nhau với tổng số gần 26.000 bệnh nhân về tác dụng của việc sử dụng thuốc aspirin đối với việc phòng bệnh các loại ung thư.

Kết quả cho thấy rằng những người uống trung bình1/4 viên aspirin hàng ngày trong vòng 5 năm có thể giảm 34% nguy cơ mắc các bệnh ung thư và có thể giảm tới 54% nguy cơ mắc ung thư ruột. Nếu sử dụng aspirin đều đặn trong vòng 20 năm có thể giảm 20% tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, con số này ở những bệnh nhân mắc ung thư ruột là 35%.

“Những nghiên cứu trước đây cho thấy aspirin có thể giúp nguy cơ mắc các bệnh tim mạch đối với những người ở độ tuổi trung niên. Nghiên cứu mới nhất của chúng tôi cũng cho thấy bằng chứng aspirin có thể giúp giảm nguy cơ mắc và tử vong vì bệnh ung thư”, giáo sư Peter Rothwell cho biết.

Lê Hương (Theo Daily Mail)


Mối liên hệ giữa vitamin và ung thư

12/11/2010 07:02:37

Ăn uống đủ dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin và điều cần thiết để có cơ thể khỏe mạnh. Trên một số nghiên cứu, người ta đã tìm ra mối liên quan giữa các vitamin và bệnh ung thư.

TIN LIÊN QUAN

Vitamin A

Vitamin A được chứa trong thức ăn dưới 2 dạng: có thể dưới dạng tiền chất từ các nguồn thức ăn động vật (retinol) và từ beta-caroten trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Vitamin A cần thiết để duy trì các mô tế bào khoẻ mạnh. Các chất bổ sung vitamin A, dưới dạng beta-caroten hay retinol, đều không cho thấy làm giảm nguy cơ gây ung thư, và với liều cao thì trên thực tế làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người hiện tại hoặc có tiền sử hút thuốc. Và retinol có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng tới sức khoẻ nếu dùng quá nhiều.

Vitamin C
x
Ăn nhiều chất xơ từ rau củ có lợi cho sức khoẻ. Ảnh minh họa

Vitamin C được tìm thấy trong rất nhiều loại rau và quả, đặc biệt trong cam, bưởi và hạt tiêu. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa việc ăn thức ăn có hàm lượng vitamin C cao với việc giảm nguy cơ mắc ung thư. Nhưng trên một số nghiên cứu mà vitamin C được bổ sung cũng không làm giảm nguy cơ mắc ung thư.

Vitamin D


Có nhiều bằng chứng từ một số nghiên cứu quan sát trên nhiều người (chưa được kiểm tra bằng các thử nghiệm lâm sàng) cho thấy, vitamin D có tác dụng hữu ích với một số ung thư như ung thư đại tràng, tiền liệt tuyến và vú.

Vitamin D được sinh ra khi da tiếp xúc với tia cực tím (UV) và qua chế độ ăn, đặc biệt ăn những thức ăn có bổ sung chứa vitamin D như sữa, ngũ cốc.

Mức khuyến nghị hiện nay là từ 200 - 600 đơn vị/ngày, nhưng có thể không đủ đáp ứng nhu cầu, đặc biệt ở những vùng có rất ít ánh nắng mặt trời, ở người già, người da đen, trẻ em bú mẹ hoàn toàn.

Cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định lượng tối ưu của khẩu phần ăn và nồng độ vitamin D trong máu để giảm nguy cơ mắc ung thư, tuy nhiên lượng khuyến nghị nằm trong khoảng 200 - 2.000 đơn vị tuỳ thuộc vào tuổi và một số yếu tố khác.

Để giảm nguy cơ có hại cho sức khoẻ do tiếp xúc với tia cực tím trong khi cần những tác dụng có lợi từ vitamin D, cần có một chế độ ăn cân đối, dùng viên bổ sung và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với một lượng đủ/nhỏ là phương pháp hữu hiệu để bổ sung vitamin D.

Vitamin E

Alpha-tocopherol là dạng hoạt động nhất của vitamin E và là chất chống oxy hoá cao. Trong một nghiên cứu, những nam giới hút thuốc sử dụng alpha-tocopherol có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến thấp hơn so với nhóm chứng.

Nhưng một loạt các nghiên cứu khác không thấy mối tương quan này. Trong khi cần tiến hành thêm các nghiên cứu để xác định rõ ràng thì tác dụng của alpha-tocopherol trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư dường như chưa rõ ràng.

Chế độ ăn kiêng có nhiều đặc điểm có lợi cho sức khoẻ. Chế độ ăn này hướng tới việc ăn ít chất béo no và ăn nhiều chất xơ, vitamin và các chất hóa học có nguồn gốc thực vật (phytochemicals).

Tuy nhiên, tại thời điểm này, chưa thể đưa ra được các kết luận rằng chế độ ăn kiêng có những lợi ích đặc biệt trong việc phòng chống ung thư. Chế độ ăn có thịt nạc nhưng với hàm lượng nhỏ đến vừa có thể có lợi cho sức khoẻ.

Chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, tránh tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa và trứng cần phải bổ sung thêm vitamin B12, kẽm và sắt (đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ sau mãn kinh).

Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống Ung thư - Bệnh viện K

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét