Trang

Ám ảnh tetrodotoxin

Thanh Niên Online:

Nhờ được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh cấp cứu kịp thời vào ngày 23-4, anh Đỗ Văn Chính (ngụ huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) thoát chết do ăn nhầm con so biển mà tưởng là con sam. Tin này đăng trên nhiều tờ báo khiến không ít người nghĩ rằng nếu anh Chính ăn đúng con sam thì không ngộ độc.

Nghe mà giật cả mình, vì thông tin từ Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết sam, so cùng với mực đốm xanh, cá nóc... đều nằm trong danh mục các hải sản có chứa độc tố tetrodotoxin. Sam có hai loại, đều mang độc tính ở mức độ khác nhau. Trong đó, loại sam đi đơn lẻ, kích thước nhỏ, đuôi hình tròn, không có gai là thứ chứa độc tố rất nguy hiểm.

Cách đây không lâu, anh Ngô Văn Linh (ngụ tỉnh Đồng Nai) tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn do ngộ độc quá sâu sau 4 giờ ăn một nửa con sam. Thống kê của ngành y tế các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đều ghi nhận có những năm, mỗi tỉnh có đến vài chục ca nhập viện vì ăn con sam. Như vậy, không chỉ con so mà cả con sam đều là những loài hải sản rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Phân tích của các chuyên gia ở Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy độc tố tetrodotoxin có trong con sam, so, cá nóc hay mực đốm xanh... là một chất độc rất mạnh đối với thần kinh. Ở con so, độc tố này tập trung ở gan, nội tạng, da, tuyến sinh dục và đặc biệt là buồng trứng, vì vậy mà độc tính ở con cái cao hơn nhiều so với con đực.

Ông Đàm Hồng Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ, cũng cho hay là tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Vì vậy, dù đã nấu chín thịt những loài hải sản này thì người ăn vẫn có thể bị ngộ độc.

Khi độc tố tetrodotoxin ngấm vào cơ thể từ khoảng 1 - 4 giờ, sẽ xuất hiện triệu chứng ngộ độc cấp tính với dấu hiệu như đau bụng, nôn ói, tay chân rã rời, môi, lưỡi, đầu ngón tay ngứa ngáy và tê cứng, có nguy cơ bị liệt cơ hô hấp, gây ngừng thở dẫn đến suy hô hấp, trụy tim mạch, nếu không cấp cứu kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

Hiện chưa có thuốc giải độc tetrodotoxin nên lời khuyên của các thầy thuốc là nâng cao phòng ngừa trong cộng đồng bằng việc tuyên truyền để người dân không ăn các hải sản này.

Trong những năm qua, ngày càng xảy ra nhiều vụ ngộ độc do ăn phải hải sản chứa độc tố tetrodotoxin. Không ít trường hợp cả gia đình nhiều người cùng ngộ độc. Các cơ quan chức năng của Bộ Y tế cũng đã thực hiện nhiều chương trình truyền thông và nghiên cứu sâu để đưa ra quy trình cấp cứu, xử lý đối với các trường hợp ngộ độc tetrodotoxin.

Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu lại phụ thuộc vào tuyến y tế cơ sở. Việc nhiều người dân vùng biển vẫn còn chưa cảnh giác trước độc tố tetrodotoxin chính là bằng chứng cho thấy việc tuyên truyền vẫn chưa đạt kết quả cao. Và đấy chính là một mục tiêu khẩn thiết phải đặt ra đối với hoạt động dự phòng ở y tế cơ sở.

Theo Người Lao Động


Thứ ba, 17/6/2008, 17:58 GMT+7
VnExpress

Tử vong vì ăn sam biển

4 giờ sau khi ăn nửa con sam biển, anh Ngô Văn Linh, 43 tuổi, ngụ ở Đồng Nai bị nhức đầu chóng mặt mê man. 9 ngày nhập viện, bệnh nhân đã tử vong trưa nay.

Sam biển bị sóng đánh lên bờ cát. Ảnh: S.T.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết, anh Linh vào cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp nặng, tim ngừng đập, không thể tự thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, anh bị ngộ độc quá sâu do chất độc của sam biển gây nên.

Gia đình người xấu số kể lại, một người hàng xóm là ngư dân sau khi đi lưới cá ở biển Cần Giờ về đã biếu gia đình anh Linh 1 con sam nặng khoảng 1,5 kg. Thấy con sam có thịt màu trắng lại thơm như thịt cua nên cả nhà cùng ăn. Tuy nhiên anh Linh là người ăn nhiều nhất. Vợ và 2 con ăn nhưng chỉ bị tê ở đầu lưỡi.

Hải, con trai anh Linh nói, bố em ăn sam lúc 21h tối, đến 1h sáng thì than mệt, sau đó hôn mê sâu. Cũng theo Hải, người hàng xóm còn cho 3 gia đình khác 3 con sam để ăn nhưng mấy người kia không bị ngộ độc.

Trao đổi với VnExpress, một người dân sinh sống ở gần nhà nạn nhân cho biết, tại địa phương thi thoảng sam được ngư dân bày bán ở chợ với giá 4.000 đồng một con. "Vì thịt có vị thơm ngon, đặc biệt trứng sam ăn ngon hơn trứng cá nên mọi người rất thích", người này nói.

Theo cảnh báo của các bác sĩ chuyên khoa thần kinh Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, sam là loài không nên ăn thịt vì nguy cơ ngộ độc tetrodotoxins rất cao.

Sam gồm hai loại có tên khoa học là Tachypleus tridentatusCarcinoscorpius rotunnicauda, mang độc tính khác nhau. Loại Tachypleus tridentatus thường đi cõng nhau từng đôi, kích thước lớn, đuôi thường có gai, hình tam giác. Còn Carcinoscorpius rotunnicauda đi đơn lẻ, kích thước nhỏ, đuôi hình tròn, không có gai, loại này độc tố rất nguy hiểm.

Thông tin từ Bệnh viện Đông Hải, Bạc Liêu cho biết, hôm qua, một nông dân 59 tuổi ngụ tại địa phương này cũng đã qua đời vài giờ sau khi ăn sam biển.

Còn tại Bệnh viện tỉnh Bạc Liêu, mỗi năm có hàng chục ca phải nhập viện vì ăn loại sinh vật nguy hiểm này.

Thiên Chương

muivi.com
Sam biển Gò Công
Người đưa bài: vananhht
12/09/2003
Bờ biển của hai huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây ( Tiền Giang) có chiều dài 32km, nguồn lợi hải sản rất phong phú. Ngoài cá tôm, ở đây có thêm sam biển. Sam có hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần dưới là mũi nhọn ba cạnh dài cỡ hai tấc. Trọng lượng sam cái chừng một ký, sam đực chỉ bằng nửa. Khoảng từ tháng 10 tới tháng 2 âm lịch, sam bắt đầu cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày mãn nguyệt khai hoa.. Gió chướng thổi về, người dân ven biển sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam lấp mé. Sam đực đeo cứng lưng sam cái không rời, đúng là " đeo như sam". Thường thì người ta vứt bỏ sam đực bởi ít thịt, chỉ bắt sam cái lấy trứng. hàng quán đặt mối ở các ghe câu, ghe đóng đáy...Nhiều thì gửi nhà có ao, đầm thích hợp để tiêu thụ dần. Ăn sam trứng phổ biến nhất là món nướng. Đốt than miệng gáo dừa, đặt ngữa sam lên rồi chịu khó trở đều cho tới khi chín vàng, mùi thơm đặc biệt lan xa. Chuẩn bị sẵn: bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm dấm, rau thơm ( húng cây, rau răm ), đậu phộng rang đập dập, nước mắm tỏi, ớt, hành phi, lật ngữa con sam nóng hổi, tách yếm bỏ ruột, dùng dao sắc rạch bụng sẽ thấy trứng đầy ắp, vàng ươm.Phần thịt " sống lưng" và sát đuôi rất dai, ngọt, người ta bảo có tác dụng trị hen suyễn. Dùng muỗng múc trứng riêng cho gia vị tùy thích. Trứng sam béo, thơm, nhiều đạm, ngon miệng và bổ dưỡng. Nếu chưa muốn ăn ngay thì phơi sam để dành; lúc cần nướng lên ăn vẫn thơm ngon như sam tươi.Người ta còn đốt cháy vỏ sam, giã nhuyễn trộn với dầu dừa dùng thoa ngoài da trị dị ứng ( nổi mề đay, ngứa...) Có người muốn giữ nguyên vỏ sam để trang trí nhà thì luộc chín, gỡ trứng phi mỡ hành trộn gỏi. Khi dân biển ngán ăn món nướng thì có thể rửa sạch sam, chặt miếng to nấu canh chua bạc hà, rau nhút hoặc đậu rồng, rau om lai rai lít rượu nếp thật là đúng điệu.Có dịp về thăm Gò Công sau khi viếng các di tích anh hùng dân tộc Trương Định, lăng hoàng gia Phạm Đăng Hưng, đền thờ Võ Tánh... mời bạn đến vùng biển Tân Thành ( huyện Gò Công Đông) thưởng thức món sam trứng nướng, chắc chắn bạn sẽ không thể quên được món ăn miền biển này.

Nguyễn Kim
Các lời bình (4)

essen (12 09, 2003)


Con sam á châu có tên khoa học là tachypleus tridentatus !

Hiện nay trên thế giới chỉ còn lại 3 giống sam. Giống sống bên Bắc mỹ có tên là Limulus polyphemus, hai giống còn lại là Trachypleus và Carcinoscorpinus sống tại Ðông nam á

Con đực và con cái gặp nhau và mùa xuân tại những vùng nước cạn để sanh sản. Con đực bám vào con cái và thụ tinh trứng lúc trứng được đẻ vào những lỗ trong cát. Một lần chúng đẻ khoảng 200 – 300 trứng ( 2-3 cm). Sau khi nở, những con nhỏ lột da nhiều lần rồi mới có hình dáng như cha mẹ ( có đuôi ). Sau nhiều lần lột da vào năm thứ 12 chúng mới trưởng thành (cái này là tới tuổi lập gia đình ấy smilies/cheesy.gif )
Lương thực của chúng gồm có ốc, cá nhỏ, giun biển, tảo. Kẻ thù là ba ba, cua đinh, rùa, chim biển

Tất cả các loại sam đang bị đe dọa diệt chủng. Chúng được dùng làm vật thí nghiệm trong y học, phần nhiều để nghiên cứu máu, thị giác cũng như các giác quan khác. Các nghiên cứu có thể giúp người ta hiểu rõ hơn về các căn bệnh mắt và máu nơi con người !

fficesmilies/shocked.gifffice" />

trucdaidt (13 09, 2003)


Tui en món Sam xào dấm tại Phước hải một lần duy nhất, đúng là ngon đến nhớ đời... trứng Sam dẻo, béo, ngon bá cháy...

TranAi (14 09, 2003)


Tui nghĩ câu này , nếu nói về thịt sam , có thể là không chính xác : "Thường thì người ta vứt bỏ sam đực bởi ít thịt, chỉ bắt sam cái lấy trứng" .

Tui nhơ nhớ trong AT cũ đã có nghiên cứu về chuyện ăn thịt sam (mất tài liệu rồi .. hic hic ) : Theo thói quen người miền biển , ăn thịt sam phải ăn chung nguyên cặp đực-cái , nếu không .. sinh đau bụng .

thanlancutduoi (07 05, 2005)


Hông phải chỉ có đau bụng đâu bác Trần mà còn dẫn đến tử vong nữa kia.


Sam biển.

Một gia đình 5 người ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã bị ngộ độc nặng sau khi ăn sam biển. Người cha và cậu con út đã tử vong trên đường đến bệnh viện.





Trưa 2/5, Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tiếp nhận cấp cứu 3 nạn nhân đang ở trong tình trạng co giật rất nguy hiểm do ăn phải sam biển, đó là chị Nguyễn Thị Diệp 41 tuổi và 2 con là Lại Văn Đăng, 8 tuổi, Lại Văn Điền, 7 tuổi. Chồng chị Diệp, anh Lại Văn Đặng, 42 tuổi, và con út là Lại Văn Công, 6 tuổi, cũng được đưa đi cấp cứu nhưng đã chết dọc đường do ngộ độc quá nặng. Đây là một gia đình ngư dân nghèo ở ấp Thời Hưng, xã Khánh Bình Tây. Các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau bữa cơm sáng có món sam biển.

Các bác sĩ cho biết, đến chiều 3/5, sức khỏe 3 mẹ con chị Diệp đã khá hơn, nhưng vẫn chưa thể khẳng định là họ đã vượt qua cơn nguy kịch.

(Theo Thanh Niên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét