suckhoedinhduong.nld.com.vn
Do không biết cách chế biến, không cạo lông nhung, ngâm rượu chất bổ không ra, uống toàn phải lông. Sau 1 tháng, một người đàn ông đã bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa và tử vong.
BS Nguyễn Văn Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam khẳng định, tác dụng tăng cường sức mạnh cho quý ông khi dùng nhung hươu thì chưa được kiểm chứng nhưng nghe theo những lời đồn thổi này mà nhiều người mang vạ vào thân.
Ông đã từng chứng kiến một người rất khoẻ mạnh mua một cặp nhung hươu về ngâm rượu uống bồi bổ. Do không biết cách chế biến, không cạo lông nhung, ngâm rượu chất bổ không ra, uống toàn phải lông. Sau 1 tháng anh bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa và tử vong. Theo ông Hướng, khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.
Ông đã từng chứng kiến một người rất khoẻ mạnh mua một cặp nhung hươu về ngâm rượu uống bồi bổ. Do không biết cách chế biến, không cạo lông nhung, ngâm rượu chất bổ không ra, uống toàn phải lông. Sau 1 tháng anh bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa và tử vong. Theo ông Hướng, khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.
Theo tài liệu cổ, nhung hươu có vị ngọt, tính ôn, vào 4 kinh thận, can, tâm và tâm bào, có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết, dùng trong các trường hợp hư tổn trong cơ thể, nam giới hư lao, hoa mắt, tinh kém, hoạt tinh, nữ giới khí hư, rong huyết, rong kinh... Nếu biết dùng, nhung hươu sẽ tốt cho sức khoẻ, giúp da dẻ đẹp vì bổ khí huyết, điều hoà cơ thể chứ không tốt cho sinh lý.
Lương y, thầy thuốc ưu tú Trần Văn Quảng, Hội Đông Y Việt Nam, cho hay qua nghiên cứu, cả Đông lẫn Tây y đều đi đến kết luận, lộc nhung có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp vết thương chóng lành và nhất là có tác dụng tốt với các chứng bệnh như tim, nhược năng, bệnh thần kinh thực vật...
Người bị huyết áp cao không nên dùng nhung hươu.
Tuy nhiên, những người bị nóng trong người do âm hư sinh nội nhiệt (người gầy, hay sốt về chiều, môi khô, miệng khát, táo bón, tiểu ít và đỏ), người bị huyết áp cao, tì vị hư hàn hay bị tiêu chảy, người hẹp van tim, có độ đông máu cao và những người viêm thận nặng không nên dùng nhung.
Chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 - 3 tuần. Nhung rất bổ nên dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Đã có nhiều trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung và sử dụng không đúng bệnh, không đúng liều khiến toàn thân bị co giật, động huyết, ngực phát nóng, liên tục đổ mồ hôi trộm... để rồi khoẻ đâu không thấy, chỉ thấy bệnh tình càng nặng thêm.
Theo ông Hướng, đối với rượu nhung, ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 30 - 50ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em. Trường hợp người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài thì không dùng được.
Cách chế biến nhung hươu đúng cách Khi ngâm rượu, đem nhung làm sạch các lông tơ bên ngoài mặt nhung bằng cách nung đỏ một que sắt rồi lăn đi lăn lại cho cháy hết lông hoặc lấy cồn 90 độ tẩm vào, đốt cho hết lông. Lau sạch bằng rượu gừng hoặc nhúng nước sôi cạo sạch để khô, thái mỏng, mỗi phiến dày 2 - 3mm. Trường hợp, nhung quá cứng có thể đồ cho mềm rồi thái. |
Theo Nhật Hà (Khoa Học & Đời Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét