Cập nhật 08/12/2011 02:00:00 PM (GMT+7)
- Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có công điện yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur chủ động phòng, chống dịch cúm mới xâm nhập và lây lan vào Việt Nam.
Đây là động thái của Bộ Y tế Việt Nam sau khi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh dịch Mỹ phát hiện các ca mắc một chủng cúm mới được xác định là do tái tổ hợp từ chủng cúm A(H1N1) đại dịch năm 2009 và cúm A(H3N2) có nguồn gốc từ lợn.
Virus mới có tên khoa học là S-OtrH3N2. Hiện đã có 10 người Mỹ mắc bệnh này, trong đó có 7 ca nhiễm bệnh này đều có tiền sử tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với lợn.
Các chuyên gia y tế lo ngại loại cúm này cũng lây lan qua đường hô hấp và lây lan dễ dàng từ người sang người, hệt như cúm A/H1N1 năm 2009.
Các nhà khoa học của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bác sĩ nếu nghi ngờ bệnh nhân nhiễm cúm H1N1 thì nên điều trị ngay bằng Tamiflu.
Đồng thời, lấy mẫu đường mũi, họng gửi đến các phòng xét nghiệm. Những ai tiếp xúc gần với lợn và có những triệu chứng giống như cúm thì nên đi xét nghiệm.
Để chủ động phòng chống dịch xâm nhập và lây lan tại Việt Nam, Cục Y tế dự phòng yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tăng cường kiểm dịch y tế biên giới, đặc biệt theo dõi những người bị sốt, có biểu hiện cúm đến từ khu vực có dịch.
Song song với đó, các cơ sở y tế trong cả nước cần tăng cường giám sát các chùm ca bệnh cúm, trường hợp viêm phổi nặng nghi do virus tại cộng đồng, phát hiện sớm các thay đổi và sự lưu hành của virus cúm.
Các cơ sở y tế cần cử cán bộ thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh để có kế hoạch ứng phó kịp thời.
Hiện nay, các văcxin cúm hiện có mặt tại Việt Nam chỉ là văcxin phòng bệnh cúm thông thường hay gặp trên người, được gọi là bệnh cúm theo mùa như cúm A (H3N1, H3N2, H1N1).
Theo các chuyên gia dịch tễ, người dân vẫn nên đi chích ngừa cúm. Nếu một người đã được chích ngừa nhưng vẫn bị cúm thì thông thường bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn so với việc không được ngừa.
Năm 2009, dịch cúm A (H1N1) cũng lây lan từ bên ngoài vào nước ta. Mới đầu, dịch bùng phát từ khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là Mexico, sau đó lan sang châu Âu, châu Á…
Tại Việt Nam, cúm xuất hiện vào tháng 5/2009, đến nay đã có hơn 10.000 người nhiễm H1N1 với trên 50 trường hợp tử vong.
N.Anh
Đây là động thái của Bộ Y tế Việt Nam sau khi Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh dịch Mỹ phát hiện các ca mắc một chủng cúm mới được xác định là do tái tổ hợp từ chủng cúm A(H1N1) đại dịch năm 2009 và cúm A(H3N2) có nguồn gốc từ lợn.
Virus mới có tên khoa học là S-OtrH3N2. Hiện đã có 10 người Mỹ mắc bệnh này, trong đó có 7 ca nhiễm bệnh này đều có tiền sử tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với lợn.
Các chuyên gia y tế lo ngại loại cúm này cũng lây lan qua đường hô hấp và lây lan dễ dàng từ người sang người, hệt như cúm A/H1N1 năm 2009.
Dịch cúm A/H1N1 bùng phát ở Việt Nam năm 2009 (Ảnh: VietNamNet) |
Đồng thời, lấy mẫu đường mũi, họng gửi đến các phòng xét nghiệm. Những ai tiếp xúc gần với lợn và có những triệu chứng giống như cúm thì nên đi xét nghiệm.
Để chủ động phòng chống dịch xâm nhập và lây lan tại Việt Nam, Cục Y tế dự phòng yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tăng cường kiểm dịch y tế biên giới, đặc biệt theo dõi những người bị sốt, có biểu hiện cúm đến từ khu vực có dịch.
Song song với đó, các cơ sở y tế trong cả nước cần tăng cường giám sát các chùm ca bệnh cúm, trường hợp viêm phổi nặng nghi do virus tại cộng đồng, phát hiện sớm các thay đổi và sự lưu hành của virus cúm.
Các cơ sở y tế cần cử cán bộ thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh để có kế hoạch ứng phó kịp thời.
Hiện nay, các văcxin cúm hiện có mặt tại Việt Nam chỉ là văcxin phòng bệnh cúm thông thường hay gặp trên người, được gọi là bệnh cúm theo mùa như cúm A (H3N1, H3N2, H1N1).
Theo các chuyên gia dịch tễ, người dân vẫn nên đi chích ngừa cúm. Nếu một người đã được chích ngừa nhưng vẫn bị cúm thì thông thường bệnh sẽ ít nghiêm trọng hơn so với việc không được ngừa.
Năm 2009, dịch cúm A (H1N1) cũng lây lan từ bên ngoài vào nước ta. Mới đầu, dịch bùng phát từ khu vực Bắc Mỹ, đặc biệt là Mexico, sau đó lan sang châu Âu, châu Á…
Tại Việt Nam, cúm xuất hiện vào tháng 5/2009, đến nay đã có hơn 10.000 người nhiễm H1N1 với trên 50 trường hợp tử vong.
N.Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét