30/08/2012 14:20
|
(TNO) Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát ngày 29.8 đã ký công văn đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh thành trực thuộc T.Ư chỉ đạo Sở NN-PTNT, UBND các cấp và những cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh giá đỗ, rau mầm tại địa phương…
Đồng thời, quản lý chặt việc kinh doanh, sử dụng các loại thuốc xử lý hạt, kích thích, điều hòa sinh trưởng trong sản xuất giá đỗ, rau mầm; xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh, buôn bán, sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất ngoài danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam…Còn nhớ tháng 8.2012, Báo Thanh Niên đã khởi đăng loạt bài điều tra “Kinh hoàng giá đỗ làm bằng hóa chất Trung Quốc” gây sự chú ý lớn trong dư luận.
Từ loạt bài này, các cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc để xử lý.
Quang Minh Nhật
Sản xuất giá ăn bằng hóa chất
thanhnien.com.vn - 06/08/2012 3:35Để những cọng giá ăn (làm từ đậu xanh) không rễ, mập mạp, trắng đẹp bắt mắt..., người làm giá không ngần ngại sử dụng hóa chất từ khâu đầu đến khâu cuối.
>> Hãi hùng cà phê "đểu" - Kỳ 4: Rất độc hại!
>> Hãi hùng cà phê "đểu" - Kỳ 3: Quy mô khổng lồ
>> Hãi hùng cà phê "đểu" - Kỳ 2: Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
>> Thêm một cơ sở chế biến cà phê "đểu
>> Hãi hùng cà phê “đểu”
Bản thân người sản xuất cũng không cần biết đó là chất gì miễn có lời. PV Thanh Niên đã thâm nhập học nghề làm giá với hóa chất.>> Hãi hùng cà phê "đểu" - Kỳ 3: Quy mô khổng lồ
>> Hãi hùng cà phê "đểu" - Kỳ 2: Đậu nành + 15 hóa chất = cà phê
>> Thêm một cơ sở chế biến cà phê "đểu
>> Hãi hùng cà phê “đểu”
Những cọng giá thành phẩm sau khi được ủ bằng hóa chất Trung Quốc - Ảnh: Thanh Thùy |
Tôi đến cơ sở làm giá của chị Ph. (H.Hóc Môn, TP.HCM) để tìm hiểu về nghề làm giá. Chị Ph. lanh lẹ: “Làm giá mà không bỏ thuốc, rễ nhiều nhìn thấy gớm lắm”. Chị Ph. nói, để các mối chịu lấy hàng của mình thì hàng phải đẹp, nhất là không có rễ, vì rễ lùm xùm nhìn vào không muốn ăn. Gia đình chị Ph. có thâm niên 10 năm làm giá nên biết rất rõ từ nguyên liệu cho đến hóa chất dùng trong nghề. Thậm chí, những người làm 10 năm đều đã “kinh” qua nhiều loại hóa chất có thể làm cho giá không ra rễ, tăng trưởng nhanh, trắng, mập...
|
Để tìm hiểu rõ việc dùng hóa chất sản xuất giá, chúng tôi đã đi nhiều cơ sở làm giá tại H.Hóc Môn (TP.HCM); cuối cùng, cũng được cơ sở làm giá của ông H. (xã Trung Chánh) nhận vào học nghề. Khuôn viên để dành làm giá ở nhà ông H. rộng hơn 30 m2. Trên các giá đỡ bằng khung sắt là các lu sành chứa đậu, giá được xếp thứ tự theo số ngày đã ủ. Ông H. hỏi tôi đã từng làm giá chưa. Khi nghe tôi nói đã làm rồi, làm bằng đậu xanh của ta, cũng tưới nước thường xuyên nhưng cọng giá vừa dài vừa nhiều rễ, nhiều lá nên bán không ai mua, ông H. cười, vừa kéo từng nắm giá trắng, mập trong lu ra ngoài vừa nói: “Trời ơi, đậu đó sao mà làm được. Làm giá không đơn giản đâu. Ở đây có dùng thuốc mới ngon như vậy. Thuốc nhập từ nước ngoài”.
Nguyên liệu đều của Trung Quốc
Qua nhiều ngày làm việc tại cơ sở ông H., chúng tôi nhận thấy quy trình để làm ra một lu giá (cho từ 15 kg giá trở lên) trải qua nhiều công đoạn. Quan trọng nhất là pha hóa chất và tưới vào giá để cọng giá phát triển đúng ý muốn. Đậu dùng để làm giá phải là loại đậu Trung Quốc hạt nhỏ, đều tăm tắp được đóng gói trong bao 50 kg. Vừa đổ 1,5 kg đậu vào mỗi lu, tôi thắc mắc sao không dùng đậu xanh trong nước, anh G., người làm công lâu năm ở đây khó chịu: “Vì nó cho giá đẹp, dễ làm chứ làm ra cọng dài nhằng như đậu xanh mình ai mà mua”. Sau khi cho đậu vào, chúng tôi lấy miếng đệm đậy lên trên, dùng vòng sắt cứng chèn lại. Đậu được ủ khoảng 12 giờ rồi ngâm tiếp 6 giờ với nước vôi. Sau đó, các lu giá được úp xuống. Từ thời điểm này trở đi, cứ mỗi 3 giờ các lu giá lại được lật lên để ngâm nước khoảng 10 phút rồi úp xuống. Theo kinh nghiệm của vợ chồng ông H., giá ngon hay không còn phụ thuộc vào nước ngâm. Nước ngâm giá chính là nước giếng được pha với một loại bột màu trắng (đựng trong bao bì loại 50 kg, xuất xứ từ Trung Quốc). Nước được pha với loại bột này sẽ dùng để ngâm giá từ khi bắt đầu cho đến ngày thu hoạch.
|
Sau công đoạn xử lý với hóa chất thứ 2, giá trong các lu tiếp tục được tưới ngâm với thứ nước pha hóa chất đầu tiên cho "bung" tối đa; đến khi nào có mối lái đến, giá được lấy ra, sàng sạch vỏ đậu rồi cho vào túi mang đi tiêu thụ, thường là ở chợ đầu mối Hóc Môn, các chợ nhỏ và quán ăn.
Tay chân lở ngứa, mất móng…
Ông H. khuyên tôi nên xin đi làm công nhân trong các KCN vì làm nghề này dù mấy tiếng đồng hồ mới tiếp xúc với nước một lần nhưng tay chân đều bị lở, ngứa, móng bị hư hết. Vừa nói ông H. vừa đưa bàn tay, bàn chân cho tôi xem. Tay ông H. bị lở, da bị ăn mòn, ngứa ngáy; móng chân bị hư, nhiều ngón mất móng.
Người làm giá luôn khẳng định thuốc mà họ dùng không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn giá. Nhưng chính những chủ cơ sở này cũng không dám ăn giá do họ làm. Khi tôi hỏi, thì bà N. - vợ ông H. nói qua loa: “Nhà này không ai ăn giá hết”. Chính chị Ph. cũng thừa nhận gia đình hạn chế ăn giá và ở xóm chị, nhiều người dân biết rõ quá trình làm giá có dùng hóa chất Trung Quốc nên cũng không dám ăn. Nếu nhà có đám tiệc, họ đến đặt một vài lu không bỏ thuốc.
Loại đậu và hóa chất mà các cơ sở làm giá sử dụng là giống nhau. Họ sản xuất giá với quy trình giống nhau. Trên các bao bì chứa đậu vừa có chữ Việt vừa có chữ Trung Quốc. Phần chữ Việt ghi xuất xứ đậu là từ Trung Quốc. Riêng bao bì các loại hóa chất chỉ có chữ Trung Quốc. Hầu hết các chủ làm giá đều cho biết, họ mua đậu và hóa chất từ những người chuyên bán các loại nguyên liệu, dụng cụ làm giá. Họ chỉ nghe nói những người này nhập hàng về từ Trung Quốc. Mỗi ngày, chỗ của ông H. cung cấp ra thị trường từ 800 kg đến 1 tấn giá. Riêng chỗ chị Ph. mỗi ngày bán hơn 500 kg ra các chợ ở Q.5, Q.6. Chỉ riêng trong khu vực nhà ông H. đã có tới hơn 20 cơ sở làm giá quy mô như ông. Theo một người chuyên vận chuyển giá cho chợ đầu mối Hóc Môn, ước tính mỗi đêm, chợ này tiêu thụ khoảng 50-60 tấn giá.
Quy trình pha hóa chất, ngâm và ủ giá |
Thanh Thùy
Dòng sự kiện
Phát hiện “giá hóa chất” ở Hà Nội
thanhnien.com.vn - 15/08/2012 3:30Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), đã báo cáo với Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát như vậy tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản diễn ra ngày 14.8.
>> Sản xuất giá ăn bằng hóa chất>> Sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Kỳ 2: Bất chấp sức khỏe người dùng
>> Sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Kỳ 3: Ăn vào ảnh hưởng gan, thận, thần kinh...
>> Sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Kỳ 4: Hóa chất chưa được phép sử dụng
Theo ông Hồng, ngay sau khi Báo Thanh Niên phản ánh tình trạng người sản xuất giá ăn tại H.Hóc Môn (TP.HCM) sử dụng hóa chất để ủ giá, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát, Cục này đã phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cơ quan hữu trách tại TP.HCM tiến hành kiểm tra đột xuất 7/33 cơ sở sản xuất giá. Đoàn đã thu được các mẫu hóa chất người dân dùng để ủ giá có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sản xuất bởi Công ty TNHH Phú Dung (tỉnh Giang Tô). Kết quả phân tích truy tìm 15 hoạt chất được xác định là có nguy cơ cao, phòng kiểm nghiệm trực thuộc Bộ đã phát hiện 2 hoạt chất, gồm: 6-Benzylaminopurine thuộc nhóm Cytokinin và Gibberelin A28 với hàm lượng từ 1,19 đến 1,26%. Đây là các hoạt chất điều hòa sinh trưởng, có tác dụng hạn chế mọc rễ, kích thích nảy mầm.
Công nghệ sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Ảnh: Thanh Thùy |
|
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, nói các phòng thí nghiệm của Bộ vẫn đang tiến hành phân tích mẫu, truy tìm các hoạt chất khác trong dung dịch thu thập được.
Theo ông Hồng, Cục Bảo vệ thực vật cũng đã tiến hành kiểm tra việc sản xuất giá đỗ tại Hà Nội và cũng phát hiện tình trạng người dân đang sử dụng một loại hóa chất để ủ giá.
Ông Hồng khuyến cáo, tốt nhất người dân nên sử dụng các loại giá đỗ được ủ theo phương thức thông thường, không sử dụng hóa chất. “Giá ủ bằng hóa chất màu trắng, thân căng bóng, không có rễ, trông rất bắt mắt. Các bà nội trợ nên chọn mua các loại giá có rễ, có lá mầm, hình thức tuy không đẹp nhưng rất an toàn”, ông Hồng khuyến cáo.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý, việc sản xuất giá ở H.Hóc Môn đang tồn tại 2 vấn đề. Một là, các hoạt chất có nguồn gốc từ Trung Quốc chưa được phép sử dụng ở nước ta. Hai là, nguy cơ sử dụng Soda ASH Light công nghiệp để làm đẹp giá ăn. “Các cục chức năng liên quan cần phải tiếp tục kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong việc sản xuất giá ăn. Các cục phải có văn bản thông báo tình hình và hướng dẫn cho các địa phương tự kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trên địa bàn”, Bộ trưởng Phát yêu cầu.
Nho Trung Quốc “không an toàn” Ông Nguyễn Xuân Hồng cũng cho biết từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích. Trong đó, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn tối đa cho phép theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Cụ thể, 2 mẫu nho nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai có chứa dư lượng difenoconazole. Cục Bảo vệ thực vật cũng đã phát hiện 1 mẫu khoai tây Trung Quốc nhập khẩu qua cảng Sài Gòn có chứa dư lượng chlorpyrifos ethyl. Các chỉ số dư lượng này đều vượt mức giới hạn tối đa cho phép theo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của nước ta từ 3-5 lần. |
Sẽ sửa quy định về bày bán thịt Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng để xảy ra một số sơ suất trong việc ban hành Thông tư số 66 về quản lý thức ăn chăn nuôi khiến các doanh nghiệp nhập khẩu phải gánh thêm các khoản phí phát sinh không nhỏ và Thông tư số 33 quy định điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm bị dư luận cho là chưa phù hợp, khó triển khai là điều đáng tiếc. Ông Phát yêu cầu các cục liên quan là Cục Thú y và Cục Chăn nuôi phải tiếp thu, rà soát kỹ lại các quy định và điều chỉnh cho phù hợp để việc thực hiện quy định trong 2 thông tư này trên thực tế vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa không gây khó khăn cho doanh nghiệp và người buôn bán thịt. Theo Cục phó Phạm Văn Đông, Cục Thú y đang soát xét lại các quy định trong Thông tư 33, đặc biệt là quy định chỉ được bày bán thịt và phụ phẩm bảo quản ở nhiệt độ thường trong vòng 8 giờ kể từ khi giết mổ. |
Quang Duẩn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét