Sưu tầm miễn phí, nhằm giúp cộng đồng có các thông tin có lợi cho sức khỏe ----- (Nếu Quý vị có bất kỳ phàn nàn nào về bản quyền, làm ơn báo lại thông qua mục Nhận xét ở dưới mỗi bài đăng. Quản trị blog sẵn sàng xem xét và gỡ bỏ bài đăng không phù hợp trong thời gian sớm nhất. Xin cám ơn!)
Ngày 3/8, khi đang đi lùi để xịt thuốc bảo vệ thực vật ngoài rẫy, anh Sanh (23 tuổi, ở TP Sóc Trăng) đạp lên mình con trăn mà chẳng hay biết.
Con trăn 80kg được người dân Sóc Trăng bắt trong rẫy bắp. Ảnh: Thiên Phước.
"Đạp trúng thứ vừa to vừa mềm và nhúc nhích, tôi nhìn xuống chân thấy con trăn quá to. Lúc đầu tưởng là rắn nên quăng bình xịt bỏ chạy, truy hô cho người nhà chạy ra. Khi biết trăn, cả nhà vây bắt và cần đến 6 người mới khiêng được con trăn vào nhà", anh Trần Minh Sanh kể.
23h đêm 3/8, cả hàng trăm người kéo đến nhà anh Sanh để tận mắt xem con trăn dài 6m, nặng gần 80 kg. Gia đình anh Sanh làm lồng để nuôi con trăn này.
Trạm kiểm lâm Trà Sư thuộc Hạt kiểm lâm huyện Tịnh Biên (An Giang) vừa tạm giữ con trăn nặng gần 100 kg của một người buôn bán trái phép động vật hoang dã xuyên biên giới.
Con trăn "khổng lồ" chờ ngày được thả về rừng. Ảnh: B.M.
Con trăn do người dân bắt tại vùng Bảy Núi Tri Tôn và được bán cho lái buôn. Khi nó được đưa đến cửa khẩu Tịnh Biên để mang qua biên giới, ngành chức năng đã phát hiện. Thương lái bỏ trốn, để lại chiếc lồng sắt trong đó nhốt trắn.
Theo một nhân viên Trạm kiểm lâm Trà Sư, con trăn nặng gần 100 kg, phải 2-3 người mới nhấc nổi. Mỗi tuần phải tốn ít nhất 2 con vịt hoặc 20 con chuột đồng thì trăn mới đủ no. Trạm đang chờ ngày thả nó vào rừng tràm.
Con trăn gấm thuộc loài bò sát quý hiếm nặng gần 100 kg sống tại Vườn chim Bạc Liêu vừa qua đời vì bệnh ung thư phổi. Ban quản lý vườn quyết định nhồi bông da trăn để phục vụ khách tham quan.
Ngày 19/3 , ông Nguyễn Trung Chánh, Giám đốc Vườn chim Bạc Liêu cho biết, con trăn gấm bắt ở ngoài thiên nhiên, đưa về vườn nuôi cách đây hơn một năm. Hôm ấy Đội trưởng bảo vệ vườn chim là Võ Ngọc Minh trong lúc đi tuần tra phát hiện con trăn lớn mắc vào lưới ở ven rừng.
Trăn sau đó được đưa về Ban quản lý vườn chim Bạc Liêu, đo chiều dài 5,2 m, vòng bụng 50 cm, ước nặng khoảng 100 kg. Đây là loài trăn gấm hoang dã vào loại quý, giống cái, có tuổi thọ khoảng hơn 20 năm cần được bảo tồn để duy trì nòi giống.
Nhiều tháng qua trăn nhiễm bệnh, bỏ ăn uống, dù đã được điều trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Theo nhận định ban đầu của Chi cục thú y Bạc Liêu, trăn bị ung thư phổi. Mặt khác, con trăn này đã thích nghi với môi trường thiên nhiên hàng chục năm qua, khi bị thay đổi môi trường, nuôi nhốt trong lồng sắt và các chế độ ăn uống, ngủ và tập quán di chuyển bị hạn chế nên dễ sinh bệnh, nhất là các bệnh về đường hô hấp, ruột.
Xác định đây là loài trăn quý hiếm, Ban quản lý Vườn chim Bạc Liêu quyết định thục da, giữ lại toàn bộ da trăn để nhồi bông (làm trăn giả) nhằm lưu giữ lại phiên bản cũng như phục vụ khách tham quan.
Chiều 1/7, anh Phạm Thái Học ở xã Xuân Lam (Hà Tĩnh), khi đang chăn dê trên núi Hồng Lĩnh đã bắt được một con trăn gấm giống cái dài gần 4 mét, vòng bụng to hơn 40 cm, được cho là thủ phạm xơi một con dê nhà anh.
> Rắn hổ khổng lồ sập bẫy lưới cá của nông dân
Nơi anh Học bắt được con trăn thuộc phía tây dãy núi Hồng Lĩnh. Con vật nặng khoảng 35 kg, dài gần 4 mét, vòng bụng to hơn 40 cm, là giống cái. Rất đông người đã kéo đến chiêm ngưỡng "nàng" trăn.
Người chăn dê cho biết, mấy ngày trước đàn dê của anh bị mất một con mà không rõ nguyên nhân. Kiểm tra xung quanh, anh phát hiện tại dãy núi mình hay thả dê có những dấu vết trượt dài giống như vệt trườn của một con trăn. Theo kinh nghiệm, anh Học nhận định đây chính là dấu vết của trăn để lại sau khi ra ngoài săn mồi.
Con trăn bị mục đồng bắt được. Ảnh: Hải Triều.
Mục đồng lần theo vết trăn, rình và cuối cùng bắt được con vật được cho là thủ phạm ăn thịt con dê nhà anh. Hiện thương lái đã hỏi mua con trăn của anh Học với giá hơn 8 triệu đồng nhưng anh không bán.
Dân địa phương cho biết, phía tây dãy núi Hồng Lĩnh là khu vực núi non rậm rạp, có nhiều thức ăn nên trăn thường xuất hiện mỗi khi thời tiết đẹp. Người bắt được con trăn gấm cái nói rằng vài tháng trước anh cũng bắt được 2 con trăn gấm, mỗi con nặng khoảng 15 kg và dài hơn 2 mét, vòng bụng 20 cm. Theo anh Học, hiện trên núi còn ẩn náu một con trăn nặng khoảng gấp đôi trăn vừa bị bắt, theo những dấu hiệu lạ thường để lại trên núi.
Trăn gấm là loài động vật hoang dã nằm trong Sách đỏ Việt Nam, cấm săn bắn và nuôi dưỡng. Trăn trưởng thành có thể dài tới 6m.
Theo ý kiến cá nhân tôi anh Học nên giao lại cho chính quyền địa phương hoặc anh thả luôn về rừng là tốt nhất, anh mà bán cho mấy tay lái buôn là "Nàng trăn" bị thịt luôn đó.
trả về rừng
"Trăn gấm là loài động vật hoang dã nằm trong Sách đỏ Việt Nam, cấm săn bắn và nuôi dưỡng". Vậy anh Học nên thả con trăn về rừng chứ đừng giữ làm gì???
Con trăn không có lỗi
Con người đã xâm lấn môi trường sống của các loài thú, chứ chúng không phải là những kẻ ăn cắp. Hãy thả con trăn về rừng.
CÁCH BẮT CON TRĂN?
Con trăn to và dài như thế anh ấy bắt và đem về như thế nào nhỉ? Hay thật, khâm phục.
trả về thiên nhiên
Nên để cơ quan chức năng tiếp quản trăn hoặc thả trăn về thiên nhiên.
Trăn Gấm là loài trăn quý, tuy không hiếm nhưng những con trưởng thành thường bị bắt giết nên việc bắt được trăn Gấm nên để cơ quan chức năng xử lý. Không nên bán hoặc giết trăn.
Cơ quan chức năng đâu?
Cơ quan chức năng đâu sao không vào cuộc để đưa con trăn tội nghiệp về lại với núi rừng?
vn.vnexpress.net - Thứ hai, 28/5/2012, 13:04 GMT+7
Anh Lê Trường Giang, nông dân ấp Sơn An, xã Nam Thái, huyện Hòn Đất, Kiên Giang, cuối tuần qua bắt được con rắn hổ đất nặng 4,5 kg, được cho là lớn nhất từ trước tới nay ở vùng này.
Người bắt được rắn cho biết anh đi thăm ruộng, tình cờ phát hiện một con vật nào đấy chạy trong đám lúa, đi đến đâu lúa ngã đến đó. "Tôi nhanh tay lấy lưới đánh cá chặn ở đầu bờ ruộng, một lúc sau con rắn chui vào bẫy. Nó to đến mức tôi không dám làm thịt ăn", anh Giang kể.
Con rắn hổ đất được anh Giang bắt nặng 4,5 kg. Ảnh: Gia Bảo.
Nông dân này đã bán con rắn cho một thương lái ở Tri Tôn, An Giang, với giá 700.000 đồng một kg. Rắn cân nặng hơn 4,5 kg. Một người tại TP HCM sau đó mua lại con vật giá một triệu đồng một kg, để lấy mật rắn làm thuốc trị bệnh cho mẹ, xác rắn ngâm rượu.
Theo đại diện Chi cục kiểm Lâm An Giang, rắn hổ đất là loại động vật quý hiếm cần bảo tồn, hiện nay có rất ít loại rắn lớn như vậy còn sót lại ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Rắn hổ đất được cho là một loại thuốc quý, chữa các bệnh phong thấp, xương, tăng cường sinh lực... Chính vì vậy giá trị rắn hổ đất được thị trường đẩy lên cao khiến nhiều người vì lợi nhuận cá nhân mà vô tình tàn sát động vật tự nhiên.
Thế này là còn bình thường hồi còn bé chú của tôi đã từng bắt được con rắn nặng hợn một yến ở rừng. Quê tôi thường gọi là rắn hổ trâu vì nó rất lớn. Chăc giờ thì không còn con nào thế nữa con người đã săn bắt tận diệt hết rồi ..
Tội nghiệp con rắn
Rắn nó có tội tình gì mà các bác nông dân bắt ngâm rượu.?
Cứu lấy loài rắn
chúng ta cũng thấy rằng rắn hiện đang rất hiếm, do sự săn bắt hủy diệt của con người. Bài báo cũng nói là động vật quý cần bảo tồn thế mà đoạn sau lại tuyên truyền rắn là loại thuốc quý: chữa phong tê thấp, tăng cường sinh lực..đây là kết luận vô căn cứ vì chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào nói rằng chúng có tác dụng như thế. thật ra nếu sử dụng mật rắn không đúng cách, liều lượng không chuẩn có thể khiến người dùng tử vong vì suy gan, suy thận. và cũng chẳng có tác dụng tăng cường sinh lực như quảng cáo. Không chỉ rắn và các loài động vật khác của việt nam đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do con người "nghĩ" rằng nó có tác dụng cho các ông "hoàng" yếu phần kia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét