Bạn vệ sinh tai đúng cách chưa?
Nhiều người thường có thói quen lấy tăm bông để làm sạch tai, song cách này có thể đẩy ráy tai vào trong sâu hơn, gây ra nhiều tác động tiêu cực.
1/5. Cách an toàn nhất để loại bỏ ráy tai gây tắc nghẽn gì?
63% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Bác sĩ có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như thìa ráy tai, kẹp hoặc thiết bị hút để loại bỏ ráy tai gây tắc nghẽn. Tự làm sạch tai tại nhà có thể dẫn đến đẩy ráy tai sâu hơn vào ống tai, gây ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.
2/5. Có nên sử dụng tăm bông để làm sạch tai không?
67% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Sử dụng tăm bông không phải là cách an toàn để làm sạch tai. Tăm bông có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào ống tai, gây ra tình trạng tắc nghẽn. Điều này cũng có thể làm tổn thương màng nhĩ và điếc vĩnh viễn. Thay vào đó, bạn chỉ nên lau vùng bên ngoài tai bằng khăn ấm và ẩm.
3/5. Ai có nguy cơ dư thừa ráy tai cao hơn?
25% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Người sử dụng máy trợ thính hoặc nút tai có nguy cơ bị dư thừa ráy tai hơn. Nguyên nhân do sử dụng những thiết bị này có thể làm tăng sản xuất ráy tai và khiến nó khó thoát ra khỏi ống tai tự nhiên. Người lớn tuổi và người khuyết tật cũng có nguy cơ cao hơn.
4/5. Tai có tự làm sạch và loại bỏ ráy tai không?
80% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Ráy tai là chất tự làm sạch mà cơ thể sản xuất. Nó thu thập bụi bẩn, vi khuẩn cùng các mảnh vụn khác. Thông thường, ráy tai thoát ra khỏi tai tự nhiên thông qua quá trình nhai và các chuyển động khác của hàm.
5/5. Có nên tự vệ sinh tai thường xuyên không?
54% người chơi trả lời đúng câu hỏi này
Không nên tự vệ sinh tai quá thường xuyên vì có thể gây kích ứng ống tai, thậm chí dẫn đến ù tai nhiều hơn nếu thực hiện không đúng cách. Nếu gặp các triệu chứng như tắc nghẽn thường xuyên, ù tai, đau tai, suy giảm thính lực, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Bảo Bảo (Theo WebMD, Healthline)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét