Trang

Vụ 'mẹ con sản phụ chết bất thường': Gia đình sản phụ được đền... 350 triệu đồng

(TNO) Liên quan đến cái chết bất thường của hai mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Vinh (24 tuổi, ngụ xã Nghi Phong, H.Nghi Lộc, Nghệ An), chiều nay 5.9, Bệnh viện đa khoa TP.Vinh đã đồng ý đền bù cho gia đình sản phụ này 350 triệu đồng.

>> Mẹ con sản phụ chết bất thường, người nhà 'vây' bệnh viện

Theo thông tin mà Thanh Niên Online nắm được, sau hơn 4 giờ đối thoại giữa lãnh đạo bệnh viện và đại diện người nhà sản phụ, đến gần 12 giờ trưa nay (5.9), lãnh đạo bệnh viện này đã đồng ý bồi thường cho gia đình sản phụ 350 triệu đồng.

Trong biên bản ghi nhận sự việc, phía gia đình sản phụ đã đồng ý với mức bồi thường này và cam kết không khiếu nại bệnh viện, đồng thời làm đơn từ chối để cơ quan pháp y mổ tử thi điều tra nguyên nhân gây tử vong cho sản phụ Vinh.

Vụ mẹ con sản phụ tử vong bất thường tại bệnh viện: Bệnh viện đền bù cho gia đình sản phụ 350 triệu đồng 2
Vỉ thuốc y tá đã đưa cho sản phụ Vinh uống trước khi sản phụ này tử vong

Chiều nay, gia đình sản phụ đã đưa thi thể chị Vinh về nhà để mai táng.

Phóng viên Thanh Niên Online cố gắng liên hệ điện thoại với lãnh đạo Bệnh viện đa khoa TP.Vinh để tìm hiểu quy trình điều trị cho sản phụ Vinh nhưng không ai bắt máy.

Ông Hoàng Văn Hảo, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An, cho biết đến cuối giờ chiều nay, sở vẫn chưa nhận được báo cáo của bệnh viện về sự việc này.

Khi được hỏi về nghi vấn y tá bệnh viện đã cho sản phụ Vinh uống thuốc Cloximox 500 (đã uống 3 viên) trong khi nhà sản xuất thuốc đã khuyến cáo không sử dụng cho phụ nữ mang thai, ông Hảo nói do chưa nhận được báo cáo nên ông từ chối bình luận.

Tin, ảnh: K.Hoan

 

(TNO) Rạng sáng nay 5.9, một sản phụ và thai nhi đã tử vong tại Bệnh viện đa khoa TP.Vinh, Nghệ An. Bức xúc trước cái chết bất thường này, người nhà sản phụ đã "vây" bệnh viện khiến việc khám, chữa bệnh bị ảnh hưởng nặng nề.

Chị Nguyễn Thị Hoài, chị gái của sản phụ Nguyễn Thị Vinh (24 tuổi, ngụ xóm 4, xã Nghi Phong, H.Nghi Lộc, Nghệ An), cho biết chị Vinh mang thai lần đầu, được chẩn đoán là một bé gái, thai khỏe.

Khoảng 22 giờ đêm 4.9, chị Vinh có dấu hiệu chuyển dạ nên được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa TP.Vinh để sinh. Sau khi làm các thủ tục xét nghiệm máu, nước tiểu, sản phụ Vinh được đưa đến phòng chờ khoa Sản để chờ sinh.

Chị Hoài kể: "Lúc đó, nó (sản phụ Vinh - PV) kêu đau bụng. Một y tá đưa cho tui một vỉ thuốc 6 viên dặn cho uống ngay 3 viên, 6 giờ sau cho uống tiếp 3 viên còn lại. Tui hỏi đây là loại thuốc chi thì cô y tá này nói cứ cho uống đi, đừng hỏi".

"Tui cho nó uống 3 viên thuốc đó, sau đó, nó đau bụng dữ dội, miệng sùi bọt mép và ngất xỉu. Chồng nó liền bồng đến phòng khám. Khi đó tại phòng này có một y tá và hai sinh viên thực tập. Một lát sau, cô y tá này chạy đi gọi bác sĩ, chừng 5 phút sau thì một bác sĩ đến. Sau khi thăm khám xong, ông bác sĩ này đi ra khỏi phòng gọi điện thoại cho ai đó nhưng gọi 2 - 3 lần bên kia vẫn không nghe máy, sau đó ông bác sĩ này quay vô phòng. Ít phút sau, cô y tá ra gọi chồng của Vinh vào thông báo chỉ cứu được mẹ còn con đã tử vong. Chồng nó đồng ý và y tá bảo đi ra ngoài chờ. Khoảng 3 giờ sáng, chúng tôi thấy rất nhiều công an đến và sau đó nhận được tin cả mẹ con nó đã tử vong", chị Hoài bức xúc cho biết thêm.

Sáng nay, Công an TP.Vinh đã có mặt tại bệnh viện niêm phong hồ sơ bệnh án để điều tra nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ Vinh. Lãnh đạo bệnh viện tổ chức họp với đại diện gia đình sản phụ. 

Đến 10 giờ sáng, cuộc làm việc vẫn chưa xong. Bức xúc trước cái chết bất ngờ của sản phụ Vinh, người nhà sản phụ này đã đưa thi thể sản phụ từ nhà xác đến để trước hành lang bệnh viện, cạnh khoa Cấp cứu, khiến hoạt động khám chữa bệnh ở đây bị ảnh hưởng khá nặng nề.

Ông Hoàng Văn Hảo, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An, cho biết sở đã nhận được báo cáo qua điện thoại của lãnh đạo bệnh viện về trường hợp tử vong của sản phụ Vinh và sáng nay đã chỉ đạo cán bộ nghiệp vụ đến để làm rõ nguyên nhân gây tử vong.

Tuy nhiên, đến 11 giờ trưa nay, Sở Y tế Nghệ An cho biết vẫn chưa nhận được báo cáo từ phía bệnh viện nên chưa thể kết luận được gì.

Sản phụ tử vong bất thường tại bệnh viện
Người nhà sản phụ Vinh bàng hoàng trước cái chết bất thường của cả hai mẹ con

Sản phụ tử vong bất thường tại bệnh viện
Người nhà sản phụ bức xúc đưa thi thể sản phụ để trước hàng lang bệnh viện khiến tình hình trở nên căng thẳng

Tin, ảnh: Khánh Hoan

 

Số đăng ký: VNB-3794-05

Dạng bào chế: Viên nang

Đói gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây - VIỆT NAM

Nhà phân phối:

Nhà đăng ký:
Cloximox
Thành phần: Amoxicilline, Cloxacillin
 
+ Phần thông tin tham khảo - Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Chỉ định:
 
Nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm như là nhiễm trùng đường niệu-sinh dục, hô hấp dưới, tiêu hóa, da & xương, nhiễm khuẩn huyết
Chống chỉ định:
 
Quá mẫn cảm với penicillin.
Tương tác thuốc:
 
Probenecid làm giảm bài tiết amoxicillin qua thận.
Tác dụng phụ:
 
Sốt, nổi mề đay. Nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Tăng bạch cầu đa nhân ái toan, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt. Viêm miệng, lưỡi, đại tràng. Bội nhiễm (ngưng dùng thuốc).
Chú ý đề phòng:
 
Phụ nữ có thai, cho con bú. Trẻ sơ sinh. Khi điều trị kéo dài nên theo dõi chức năng thận, gan & hệ tạo máu.
Liều lượng:
 
Người lớn 1-2 viên/6 giờ. Trẻ em 50 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần.

THAM KHẢO THÊM: Mang thai uống Cloximox và những lưu ý khi dùng kháng sinh

Amoxicilline là gì?

Nhóm Dược lý:
Tên Biệt dược : Amitron; Amoxicilin; Amoxfap; Fleming Infection; Euromox
Dạng bào chế : Bột pha si rô; Thuốc bột pha hỗn dịch uống; Viên nang; Viên nén dài bao phim; Thuốc bột tiêm; Viên ngậm; Viên nén bao phim; Viên nén nhai; Thuốc cốm; Viên nang cứng
Thành phần : Amoxicilline trihydrate
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Dược lực :
Amoxicilline là kháng sinh nhóm aminopenicillin, có phổ kháng khuẩn rộng.
Dược động học :
- Hấp thu:amoxicillin bền vững trong môi trường acid dịch vị. Hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nhanh và hoàn toàn hơn qua đường tiêu hoá so với ampicillin.
- Phân bố: amoxicillin phân bố nhanh vào hầu hết các dịch trong cơ thể, trừ mô não và dịch não tuỷ, nhưng khi màng não bị viêm thì amoxicillin lại khuếch tán vào dễ dàng. Sau khi uống liều 250mg amoxicillin 1-2 giờ nồng độ amoxicillin trong máu đạt khoảng 4-5mcg/ml, khi uống 500mg thì nồng độ amoxicillin đạt từ 8-10mcg/ml.
- Thải trừ: khoảng 60% liều uống amoxicillin thải nguyên dạng ra nước tiểu trong vòng 6-8 giờ. Thời gian bán thải của amoxicillin khoảng 1 giờ, kéo dài ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Ở người suy thận, thời gian bán thải của amoxicillin khoảng 7-20 giờ.

Tác dụng :
Amoxicillin là aminopenicillin, bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng hơn benzylpenicillin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn gram âm. Tương tự như các penicillin khác, amoxicillin tác dụng diệt khuẩn, do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.
Amoxicillin có hoạt tính với phần lớn các vi khuẩn gram âm và gram dương như: liên cầu, tụ cầu không tạo penicillinase, H. influenzae, Diplococcus pneumoniae, N.gonorrheae, E.coli, và proteus mirabilis.
Amoxicillin không có hoạt tính với những vi khuẩn tiết penicillinase, đặc biệt là các tụ cầu kháng methicillin, tất cả các chủng Pseudomonas và phần lớn các chủng Klebsiella và Enterobarter.


Chỉ định :
Ðiều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc tại các vị trí sau:
- Ðường hô hấp trên (bao gồm cả Tai Mũi Họng) như: viêm amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa;
- Ðường hô hấp dưới, như đợt cấp của viêm phế quản mãn, viêm phổi thùy và viêm phổi phế quản;
- Ðường tiêu hóa: như sốt thương hàn;
- Ðường niệu dục: như viêm thận-bể thận, lậu, sảy thai nhiễm khuẩn hay nhiễm khuẩn sản khoa. Các nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc và viêm màng não do vi khuẩn nhạy cảm với thuốc nên được điều trị khởi đầu theo đường tiêm với liều cao và, nếu có thể, kết hợp với một kháng sinh khác.
- Dự phòng viêm nội tâm mạc: Amoxicillin có thể được sử dụng để ngăn ngừa du khuẩn huyết có thể phát triển viêm nội tâm mạc. Tham khảo thông tin kê toa đầy đủ về các vi khuẩn nhạy cảm.

Chống chỉ định :
Tiền sử quá mẫn với các kháng sinh thuộc họ beta-lactam (các penicilline, cephalosporin).
Thận trọng lúc dùng :
Các phản ứng quá mẫn trầm trọng và đôi khi có thể dẫn đến tử vong (phản vệ) đã được báo cáo xảy ra trên bệnh nhân dùng các kháng sinh beta-lactam. Nếu xuất hiện phản ứng dị ứng, nên ngưng dùng Amoxicilline và áp dụng trị liệu thay thế thích hợp. Ðã có xuất hiện ban đỏ (đa dạng) đi kèm với sốt nổi hạch (tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn) ở những bệnh nhân dùng amoxycilline. Nên tránh sử dụng Amoxicilline nếu nghi ngờ có tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Ðã có báo cáo về hiện tượng kéo dài thời gian prothrombin dù hiếm gặp ở bệnh nhân dùng Amoxicilline. Nên theo dõi chặt chẽ khi sử dụng đồng thời với các thuốc chống đông máu. Khi dùng liều cao phải duy trì thỏa đáng lượng nước thu nhận vào và đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Nên điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận (xem thông tin kê toa đầy đủ).
Amoxicillin có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc tránh thai loại uống.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Cũng như đối với tất cả các thuốc, nên tránh dùng trong thai kỳ trừ phi có ý kiến của bác sĩ cho là cần thiết. Có thể dùng Amoxicillin trong thời kỳ nuôi con bú.

Tương tác thuốc :
- Probenecid làm giảm sự bài tiết amoxycillin ở ống thận. Sử dụng thuốc này đồng thời với amoxycillin có thể làm gia tăng và kéo dài nồng độ amoxycillin trong máu.
- Hấp thu amoxicillin không ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày, do đó có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
- Nifedipin làm tăng hấp thu amoxicillin.
- Khi dùng allopurinol cùng với amoxicillin sẽ làm tăng khả năng phát ban của amoxicillin.
- Có thể có sự đối kháng giữa chất diệt khuẩn amoxicillin và các chất kìm khuẩn như cloramphenicol, tetracyclin.

Tác dụng phụ
Tác dụng ngoại ý của thuốc không thường xảy ra hoặc hiếm gặp và hầu hết là nhẹ và tạm thời.
- Phản ứng quá mẫn: Nổi ban da, ngứa ngáy, mề đay; ban đỏ đa dạng và hội chứng Stevens-Johnson ; hoại tử da nhiễm độc và viêm da bóng nước và tróc vảy và mụn mủ ngoài da toàn thân cấp tính (AGEP). Nếu xảy ra một trong những rối loạn kể trên thì không nên tiếp tục điều trị. Phù thần kinh mạch (phù Quincke), phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh và viêm mạch quá mẫn; viêm thận kẽ.
- Phản ứng trên đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy; bệnh nấm candida ruột; viêm kết tràng khi sử dụng kháng sinh (bao gồm viêm kết tràng giả mạc và viêm kết tràng xuất huyết).
- Ảnh hưởng trên gan: Cũng như các kháng sinh thuộc họ beta-lactam khác, có thể có viêm gan và vàng da ứ mật.
- Ảnh hưởng trên thận: Tinh thể niệu.
- Ảnh hưởng về huyết học: Giảm bạch cầu thoáng qua, giảm tiểu cầu thoáng qua và thiếu máu huyết tán; kéo dài thời gian chảy máu và thời gian prothombin.
Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương: Tăng động, chóng mặt và co giật. Chứng co giật có thể xảy ra ở bệnh nhân bị suy thận hay những người dùng thuốc với liều cao.

Liều lượng :
Tùy theo đường sử dụng, tuổi tác, thể trọng và tình trạng chức năng thận của bệnh nhân, cũng như mức độ trầm trọng của nhiễm khuẩn và tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh.
Người lớn và trẻ em trên 40kg: Tổng liều hàng ngày là 750mg đến 3g, chia làm nhiều lần;
Trẻ em dưới 40kg: 20-50mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần. Nên dùng dạng Amoxicillin Hỗn Dịch Nhỏ Giọt Trẻ Em cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

http://thuocmoi.com.vn/component/content/article/69-thuoc-tai-mui-hong/6148-cloximox.html

Thứ sáu, 15/10/2010 - 14:32

Thành phần: Amoxicillin +Cloxacillin
Chỉ định: 
Nhiễm khuẩn do Staphylococcus sinh penicillinase: nhiễm khuẩn xương khớp,
nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, viêm phúc mạc, viêm phổi, nhiễm khuẩn da. Dự phòng các nhiễm khuẩn phẫu thuật.Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm amiđan tái phát. Các nhiễm khuẩn này thường do các vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae; Moraxella catarrhalis và Streptococcus pyogenes gây ra


Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, đặc biệt là viêm phế quản mãn tính nặng, viêm phổi thuỳ và viêm cuống phổi do Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis.

Viêm đường tiết niệu đặc biệt là viêm bàng quang do các chủng Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis gây ra

Viêm da và mô mềm: mụn nhọt, áp xe răng lan toả do các chủng Staphyococcus aureus, Streptococcus pyogenes và các chủng Bacteroides

Các nhiễm khuẩn khác như  nhiễm trùng thai, nhiễm trùng sản, nhiễm trùng ổ bụng
Chống chỉ định: 
Quá mẫn với penicillin. Trẻ sơ sinh. Bệnh nhân suy thận nặng.
Tương tác thuốc: 
Không trộn chung với các aminoglycosid. Chất chống đông máu. Probenecid
Tác dụng phụ: 
Quá mẫn: mề đay, sốt, đau khớp, phù thần kinh mạch, sốc. Tổn thương thận. Tiêu chảy. Viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ.
Chú ý đề phòng: 
Bệnh nhân dị ứng với cephalosporin. Phụ nữ có thai & cho con bú. Bệnh nhân suy gan
Liều lượng: 
Người lớn & trẻ > 20 kg: 500 mg/lần, 3-4 lần/24 giờ; Trẻ < 20 kg: 50-100 mg/kg/24 giờ, chia 3-4 lần.
Quay lại

GIÁ :120 000 Đ /H 100 V

 

Số Đăng ký: VNB-3794-05
Dạng bào chế: Viên nang
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nang
Giá kê khai:
- Bán buôn: 1000đ/viên
- Bán lẻ: 1200đ/viên
Mua bán thuốc>
Nhóm Dược lý:
THÀNH PHẦN: Amoxicilline, Cloxacillin
+ Phần thông tin tham khảo + + Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ +
Chỉ định:
Nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm như là nhiễm trùng đường niệu-sinh dục, hô hấp dưới, tiêu hóa, da & xương, nhiễm khuẩn huyết
Chống chỉ định:
Quá mẫn cảm với penicillin.
Tương tác thuốc:
Probenecid làm giảm bài tiết amoxicillin qua thận.
Tác dụng phụ:
Sốt, nổi mề đay. Nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Tăng bạch cầu đa nhân ái toan, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt. Viêm miệng, lưỡi, đại tràng. Bội nhiễm (ngưng dùng thuốc).
Chú ý đề phòng:
Phụ nữ có thai, cho con bú. Trẻ sơ sinh. Khi điều trị kéo dài nên theo dõi chức năng thận, gan & hệ tạo máu.
Liều lượng:
Người lớn 1-2 viên/6 giờ. Trẻ em 50 mg/kg/ngày, chia làm 4 lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét