Trang

Bệnh đái dầm

doisong.vnexpress.net - Thứ tư, 12/3/2014 | 14:05 GMT+7
 

Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa thận nội tiết, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM cho hay trẻ có giấc ngủ rất sâu; dung tích bàng quang tương đối nhỏ hoặc mức nội tiết tố kháng lợi tiểu về đêm là đối tượng dễ bị bệnh đái dầm.

pvtt2-1-4756-1394608026.jpg

Các chuyên gia đã có mặt tại tòa soạn báo VnExpress.net đầu Sài Gòn, sẵn sàng giao lưu cùng độc giả.

- Em muốn hỏi như thế nào được gọi là đái dầm ạ? Những triệu chứng của nó như thế nào bác sĩ? (Tố Như)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, Trưởng khoa thận - nội tiết, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM:

Mến chào độc giả VnExpress. Tiểu dầm là tình trạng rỉ nước tiểu trong lúc ngủ ở trẻ trên 5 tuổi. Có 2 loại tiểu dầm: nguyên phát và thứ phát. Nguyên phát là trẻ tiểu dầm liên tục, không có thời gian nào ngưng tiểu dầm. Thứ phát là trẻ đã hết tiểu dầm trong 6 tháng, sau đó xuất hiện tiểu dầm trở lại.

- Con gái em dù ngủ ban ngày hay ban đêm gì cũng đái rất nhiều lần? Không biết có bệnh gì ko ạ? (Ngọc Hân)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Đại học Y Dược:

Kính chào quý độc giả ,

Các tiêu chuẩn để chẩn đoán đái dầm, bao gồm:

1 - Đi tiểu trên giường hay tiểu vào quần lặp đi lặp lại nhiều lần (hoặc vô ý hoặc có chủ tâm) khi ngủ đêm.

2 - Xảy ra thường xuyên 2 lần/tuần trong ít nhất 3 tháng liền.

3 - Độ tuổi ít nhất là năm tuổi (hay mức phát triển tương đương). Trẻ nhỏ hơn không được xem là đái dầm. Ðái dầm là sự bài tiết nước tiểu không kiểm soát vào lúc ngủ, xảy ra ở lứa tuổi đã có khả năng kiểm soát được việc tiểu tiện (khoảng 4 đến 5 tuổi).

4 - Đái dầm không do hậu quả trực tiếp của một chất (như thuốc lợi tiểu) hay do bệnh lý toàn thân (như đái tháo đường, tật cột sống chẻ đôi, động kinh,...).

Bạn không nói rõ là con bạn bao nhiêu tuổi? Nếu bé bị đái dầm ban ngày lẫn ban đêm bạn nên đưa bé đến bệnh viện để khám và kiểm tra.

- Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay được 4 tuổi, ban ngày cháu ngủ không đái dầm nhưng ban đêm ngủ thì hôm nào cũng đái, đái từ 1 đến 2 lần trong một đêm. Cháu cân nặng 12kg, ban ngày cháu vẫn chơi và ăn uống, sức khỏe bình thường, chỉ mỗi tội đêm nào cũng đái dầm. Xin bác sỹ tư vấn giúp để cháu khỏi bệnh, Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
(Lê Cung, Ngãi Giao, Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chào bạn.

Trẻ 4 tuổi mà còn tiểu dầm vào ban đêm 1-2 lần là bình thường. Nếu trẻ còn đang được mặc tả giấy và uống sữa vào ban đêm.

Ở lứa tuổi này, bạn có thể hạn chế tình trạng trên bằng cách giảm lượng nước uống sau 17h, không uống sữa và uống ngọt 2h trước ngủ, cho trẻ đi tiểu ngay trước khi lên giường. Nếu trẻ không còn tiểu dầm thì bạn nên hạn chế mặc tả giấy và tiến đến ngưng sử dụng tả.

- Con gái tôi năm nay 11 tuổi, cháu mắc bệnh đái dầm lúc cháu 6 tuổi. Trước đó, khi được 3 tuổi là cháu tự dậy đi tiểu nhưng khi vào lớp 1 thì cháu bắt đầu đái dầm. Tôi cũng thường xuyên đánh thức cháu dậy để đi tiểu nhưng cháu không chịu dậy. Đến giờ thì cháu bị không thường xuyên, có lúc liên tục vài ngày liền nhưng có lúc thì đến 2 tuần cháu không tiểu đêm. Mong bác sĩ tư vấn cho tôi phải làm sao để chữa bớt bệnh cho cháu. Xin cảm ơn bác sĩ. (Hoai Thuong)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng,:

Đối với trẻ trên 8 tuổi, phụ huynh nên trấn an, giáo dục trẻ, không trêu chọc, la mắng, dọa nạt trẻ. Phương pháp điều trị không dùng thuốc là lựa chọn đầu tiên và phù hợp nhất với nhóm tuổi này.

Trẻ nên được khuyến khích đi tiểu khi thức vào ban ngày, khoảng 1,5 – 2 giờ/lần, hoặc trước khi ra khỏi nhà, trước khi đi học và luôn luôn trước khi ngủ.

Khi đi học, trẻ nên được hướng dẫn đi tiểu thường xuyên. Cần báo cho giáo viên biết tình trạng của trẻ, để giáo viên theo dõi và giúp trẻ. Trẻ không nên nín tiểu, chờ cho đến giờ ra chơi. Trẻ không nên nín tiểu quá lâu, khi đã có cảm giác mắc tiểu.

Hướng dẫn cho trẻ, khi đi tiểu, nên thư giãn, chọn tư thế thoải mái và dành thời gian để đi tiểu cho trọn vẹn.

Trẻ nên uống nhiều nước trong ngày và duy trì một lượng nước đủ trong cả ngày. Trẻ có lượng nước đủ sẽ không khát khi về nhà từ trường và không khát lúc đi ngủ. Không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Đối với trẻ có chơi thể thao hay vận động nhiều, nên bù nước đủ khi vận động và trước hoặc trong buổi ăn tối (cách giờ đi ngủ khoảng 4 giờ).

Trẻ nên đi tiểu trước khi ngủ.

Nếu trẻ lớn, huấn luyện bàng quang bằng cách tập nín tiểu.

Phòng ngủ, phòng vệ sinh nên để đèn sáng, nhiệt độ trong phòng không lạnh quá (270C).

Cần đánh thức trẻ định kỳ vào ban đêm để trẻ đi tiểu.

Tránh để trẻ bị táo bón.

Thuyết phục trẻ tin rằng: trẻ có thể kiểm soát và trị khỏi đái dầm.

Khen thưởng khi trẻ không bị đái dầm.

Nếu đã tiến hành các cách như trên hơn 3 tháng mà không cải thiện thì có thể dùng dụng cụ báo động đái dầm và đi khám để có thể được tư vấn và dùng thêm thuốc hỗ trợ.

- Thưa Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thị Loan,
Con gái cháu năm nay học lớp 1 vẫn bị đái dầm hàng đêm, cũng dùng các biện pháp mua thuốc đái dầm, canh gọi dậy đi đái nhưng đều thất bại. Xin bác sĩ tu vấn giúp loại thuốc chữa trị và cách chống đái dầm đêm của con cháu. Nếu cần đi khám thì cháu nên đưa con đến khám ở đâu?
(Bùi Thị Nhàn, 29 tuổi, 191/19 Đường số 4, P16, Gò Vấp, Tp. HCM)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Trẻ học lớp 1 mà vẫn còn tiểu dầm thì cần phải can thiệp hỗ trợ. Đầu tiên chúng ta có thể sử dụng các biện pháp không dùng thuốc.

1. Không cho bé bú đêm và uống sữa 2h trước khi ngủ.

2. Cho trẻ tiểu ngay trước khi lên giường ngủ.

3. Tập trung mặc tả cách đêm và tăng dần số đêm không mặc tả đến khi không cần mặc tả giấy nữa.

4. Khuyến khích khen ngợi trẻ các đêm không mặc tả và sau này khi trẻ không tiểu dầm vào ban đêm.

Nếu sau một tháng áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng tiểu dầm không thuyên giảm, đề nghị gia đình cho trẻ đến khám tại phòng khám tiểu dầm - Bệnh viện Nhi đồng 1.

- Bé nhà em năm nay được 6t. Khi bé còn nhỏ rất hay đái dầm vào ban đêm, hầu như đêm nào cũng đái dầm. Bây giờ thì có khi 1-2 lần/tuần. Chúng tôi đã đưa cháu đi khám thì bác sĩ bảo do bé bị amidan gây ra khó thở và ảnh hưởng lên não, làm bé mất kiểm soát và đái dầm. Xin hỏi bác sĩ đó có phải 1 nguyên nhân gây ra đái dầm hay do bệnh lý nào khác? Xin bác sĩ tư vấn cách chữa trị bệnh đái dầm của bé. Xin cảm ơn! (bao ngoc, 32 tuổi, p.7 - da lat - lam dong)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chào em, trẻ 6 tuổi với tình trạng đái dầm 1-2 lần trong tuần, đã giảm so với lúc nhỏ và có kèm viêm amidan gây khó thở khi ngủ, tôi xin được tư vấn như sau:

Đối với tình trạng tiểu dầm, gia đình nên hạn chế uống nước sau 17h, đặc biệt là 2h trước khi ngủ, tránh các thức uống có cafein và ăn nhiều thức ăn ngọt. Bạn nên cho trẻ đi tiểu ngay trước khi lên giường ngủ, kiểm soát nhiệt độ phòng ngủ không để quá lạnh. Nếu bạn thất bại với các biện pháp trên, cần đưa trẻ đến khám phòng khám tai - mũi - họng để đánh giá mức độ phì đại của amidan gây khó thở khi ngủ, nhằm quyết định có phẩu thuật cắt bỏ hay không và đến khám tại phòng khám tiểu dầm để được tầm soát thêm trước khi quyết định dùng thuốc hỗ trợ điều trị tiểu dầm.

live_interview-1394609439_480x0.jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan

- Năm nay tôi 33 tuổi, đã lập gia đình và có một con gái, nhưng vẫn còn mắc bệnh đái dầm, trung bình một tháng một lần, trước khi đi ngủ tôi không dám uống nước nhưng vẫn bị. Mỗi lần như vậy, tôi đều nằm mơ thấy mình đi tiểu ở bất kỳ nơi nào nhưng không sao tỉnh dậy được và cụ thể là tè ra giường rồi mới biết, và lúc đó rất mệt mỏi. Cá biệt, có lúc một đêm đến 2 lần như vậy mặc dù khoảng cách rất gần, có thời gian 2 năm tôi không bị. Mỗi lần ho hoặc hắt xì tôi cũng bị són tiểu, xin bác sĩ giúp tôi chữa chứng bệnh này. (Loan Le)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

Bạn không nói rõ là bạn bị đái dầm từ nhỏ hay mới gần đây, và có khoảng thời gian nào ít nhất 6 tháng bạn không bị đái dầm hay không? Hiện bạn có hai tình trạng rối loạn tiết niệu khác nhau là đái dầm và són tiểu khi gắng sức.

Đái dầm thì có thể điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc và dùng thuốc. Són tiểu khi gắng sức do cơ vòng niệu đạo bị suy yếu thì cần phải phẫu thuật, nếu tình trạng són tiểu xảy ra nhiều và liên tục. Bạn nên đến bệnh viện Đại học Y dược hoặc các bệnh viện có chuyên khoa Tiết niệu để khám và điều trị.

- Con em 6 tuổi, đến giờ vẫn phải mặc tả giấy. Ban ngày thì cháu không đái dầm. Xin bác sĩ chỉ cách cho cháu tiểu tự chủ về đêm. (dao thi hong hanh, 95 duong b phuong hiep binh chanh, thu duc)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chào Hạnh!

Con em 6 tuổi mà vẫn còn tiểu dầm thì cần phải can thiệp.

Thông thường trẻ sẽ không tiểu dầm sau 12 tháng tuổi nếu không mặc tả giấy. Việc mặc tả giấy sẽ gây cản trở phản xạ "ướt quần" nên sẽ khó khăn cho việc không tiểu dầm vào ban đêm.

Tôi có thể cho bạn vài gợi ý sau đây để có thể giúp con bạn "cai" tả giấy:

1. Không cho bé bú đêm và uống sữa 2h trước khi ngủ.

2. Cho trẻ tiểu ngay trước khi lên giường ngủ.

3. Tập trung mặc tả cách đêm và tăng dần số đêm không mặc tả đến khi không cần mặc tả giấy nữa.

4. Khuyến khích khen ngợi trẻ các đêm không mặc tả và sau này khi trẻ không tiểu dầm vào ban đêm.

Sau một tháng áp dụng các biện pháp trên mà con bạn không cải thiện tình trạng này thì có thể cho trẻ đến các bênh viện chuyên khoa để quyết định điều trị hỗ trợ bằng thuốc.

- Tôi có một người chị họ, đã 21 tuổi, nhưng mỗi lần học tập mệt mỏi hay có việc gì căng thẳng, chị tôi thỉnh thoảng có xuất hiện tiểu dầm không kiểm soát vào bên đêm và thường xuyên mê ngủ. Bây giờ, chị cũng đã lớn rất ngại khi nói ra chuyện này. Tôi biết là hôm nay chương trình tư vấn cho các em nhỏ nhưng tôi muốn hỏi như lứa tuổi chị tôi vẫn xảy ra hiện tượng này thì liên quan tới bệnh lý nào và có chữa dứt điểm được không ạ? Rất mong nhận được sự giải đáp của bác sĩ. (Diu, 26 tuổi, Long Bien)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

Đái dầm có thể chữa trị khỏi hoàn toàn, bạn nên động viên chị của bạn đi khám bệnh để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị.

live_interview-1394609714_480x0.jpg
Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng

- Thưa bác sĩ, cho cháu hỏi, con của cháu bé trai 6 tuổi nhưng hay đái dầm khi ngủ say (lúc đầu chỉ rỉ nước tiểu thôi sau đó đái dầm nếu không gọi đi tiều mặc dù lúc tối bé không uống sữa trước khi ngủ và trước khi ngủ đã nhắc nhở cháu đi tiểu rồi). Ở trường mầm non do sợ đái dầm nên cháu không dám uống sữa cũng như ngủ trưa. Xin bác sĩ chỉ cho cháu cách điều trị và hướng dẫn tâm lý cháu như thế nào để sinh hoạt bình thường ạh.
Cảm ơn bác sĩ.
(Đặng Văn Khai, 36 tuổi, 194 Nam kỷ khởi nghĩa Q3)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chào Khai. bé trai của em 6 tuổi vẫn còn tình trạng tiểu dầm vào ban đêm mặc dù đã hạn chế thức uống và cho trẻ đi tiểu trước khi ngủ, nên đến bệnh viện để khám và tầm soát một số dị tật tiết niệu thường đi kèm với tình trạng tiểu dầm. Nếu đã được loại trừ các bất thường trên và sau một thời gian áp dụng các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc thì có thể cho bé sử dụng thuốc kháng lợi tiểu dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Thông thuồng việc điều trị thuốc sẽ rất có tác dụng trong các trường hợp này.

- Em lo quá vì không biết đái dầm có điều trị khỏi không bác sĩ ơi. Nguyên nhân đái dầm là vì đâu ạ? Em đang gặp tình trạng đái dầm trong nhiều năm. (Tú Nam)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

Đái dầm có rất nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân lại thường phối hợp với nhau. Một số nguyên nhân thường gặp là: Chậm phát triển thể chất, di truyền, sản xuất nước tiểu quá độ trong khi ngủ, dung tích bàng quang ban đêm kém, tâm lý, hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đái dầm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Trước hết, bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc, nếu sau ba tháng không hiệu quả, bạn có thể đến bệnh viện Đại học Y Dược hoặc các bệnh viện có khoa Tiết niệu để được dùng thêm thuốc.

- Con gái tôi năm nay đã 11 tuổi, cứ khoảng 2-3 đêm cháu lại đái dầm một lần. Hằng đêm ngủ tôi đều phải căn giờ kêu cháu dậy. Nhưng cháu ngủ có vẻ như mê lắm, kêu mãi mới được, nên cứ chậm một tí là đái dầm rồi. Dạo Tết cháu ở nhà nửa tháng không đi học thì không có tình trạng này, nhưng sau Tết vào học ngày hôm trước thì hôm sau lại đái dầm. Có phải do cháu mê chơi, đùa giỡn nhiều nên mệt mỏi dẫn đến giấc ngủ hay bị mê và li bì? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cháu cao 1.54m, nặng 42 kg. Sức khỏe tốt. (Lê Thị Lan, 39 tuổi, 30A Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q1)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chào Lan.

Con gái bạn năm nay 11 tuổi mà vẫn còn tiểu dầm, như vậy cần khám và can thiệp. Bạn không cho biết cháu đã từng có thời gian hết tiểu dầm rồi xuất hiện lại hay tiểu dầm liên tục từ nhỏ đến giờ. Nếu là tình trạng tiểu dầm liên tục từ nhỏ đến giờ thì bạn cần đưa trẻ sớm đến các cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân thường đi kèm và có chỉ định điều trị hỗ trợ bằng thuốc.

- Tôi nghe nói bị bệnh đái dầm ăn yếm cua sẽ hết. Cháu gái tôi ở quê được cho ăn 9 cái yếm cua nhưng chưa hết đái dầm. Cho tôi hỏi là bị đái dầm có thuốc nào điều trị không? Cháu tôi năm nay học lớp 3. (Bao)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

- Các kinh nghiệm dân gian chưa có bằng chứng khoa học để điều trị đái dầm.

- Đái dầm có nhiều phương pháp điều trị. Trước hết là sử dụng các phương pháp không dùng thuốc, chuông báo động và sau cùng là dùng thuốc. Có ít nhất 3 nhóm thuốc với 3 tác dụng khác nhau để điều trị đái dầm.

live_interview-1394610241_480x0.jpg
Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng.

- Chào bác sĩ!
Con trai tôi năm nay 10 tuổi nhưng vẫn còn tè dầm từ nhỏ cho đến giờ.
Cháu cân nặng 50kg và cao gần 1.5m
Lúc nhỏ cháu hơi chậm phát triển: biết nói và biết đi lúc 47 tháng.
Hiện giờ cháu vẫn hay tiểu sót ướt quần vào ban ngày, mặc dù gia đình đã nhắc nhở cháu nhiều. Bác sĩ làm ơn cho lời khuyên
(Nguyen Thi Thuy Duong, 40 tuổi, Long Thanh - Đồng Nai)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Dương thân mến!

Bé trai của em năm nay 10 tuổi mà vẫn còn tiểu dầm liên tục và có kèm tình trạng tiểu són vào ban ngày. Theo Y Văn, đây là tình trạng tiểu dầm phức tạp (tiểu dầm ban đêm kèm các rối loạn đi tiểu ban ngày), nên cần sớm đưa trẻ đến khám để được thực hiện một số xét nghiệm chuyện biệt nhằm phát hiện các bất thường về cấu trúc và hoạt động của hệ tiết niệu, để có biện pháp can thiệp hiệu quả.

-

Xin bác sĩ cho tôi hỏi: Bệnh đái dầm có di truyền không? Anh em ruột có bệnh đái dầm thì tỉ lệ mắc bệnh trong gia đình có cao hơn không? Các bệnh nhân đái dầm điều trị giống nhau hay là mỗi người sẽ cách điều trị phù hợp riêng. Xin cảm ơn bác sĩ.

(Trinh, 35 tuổi)- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

- Bệnh đái dầm có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị đái dầm lúc nhỏ thì 40% con của họ sẽ bị đái dầm. Nếu bố và mẹ đều bị đái dầm lúc nhỏ thì 70-75% con của họ sẽ bị đái dầm. Nếu trẻ bị đái dầm thì 40% anh chị em của trẻ cũng có thể bị đái dầm.

- Mỗi bệnh nhân sẽ có một cách điều trị riêng phù hợp cho từng người.

- Cháu của em năm nay 10 tuổi nhưng một tuần bị đái dầm khoảng 4-5 đêm. Cháu bị bệnh tim bẩm sinh. Như vậy có phải cháu bị mắc bệnh tiểu dầm ? (Hiểu Nhi, 30 tuổi, ấp 2, xã Phú Xuân, Nhà Bè)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chào Nhi. Bé của em 10 tuổi mà vẫn còn tiểu dầm như vậy cần được khám và can thiệp. Em không đề cập là trẻ bị tiểu dầm liên tục từ nhỏ hay mới xuất hiện sau này và tình trạng bệnh tim bẩm sinh của trẻ đã được can thiệp phẫu thuật hay còn đang sử dụng thuốc. Một số trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh thường được dùng thuốc lợi tiểu kèm theo nên có thể gây ra tình trạng tiểu nhiều và góp phần làm xuất hiện tiểu dầm. Em nên thông báo tình trạng này cho các bác sĩ điều trị bệnh tim biết, vì có thể liên quan đến một số thuốc điều trị bệnh tim. Nếu tình trạng tiểu dầm vẫn còn tiếp diễn, em nên cho bé đến khám để được tầm soát nguyên nhân và cho chỉ định điều trị bằng thuốc.

live_interview-1394611297_480x0.jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan

- Xin chào bác sĩ!
Con gái tôi năm nay 5 tuổi mà cháu vẫn mắc chứng đái dầm hàng đêm. Buổi tối trước khi đi ngủ, tôi thường xuyên phải nhắc nhở cháu dậy đi vệ sinh. Hàng đêm tôi phải đặt đồng hồ báo thức để gọi con dậy hai đến ba lần. Nếu hôm nào mẹ ngủ quên là con gái lại bị đái dầm. Ban ngày đi nhà trẻ thỉnh thoảng con cũng bị đái dầm ở lớp. Con gái tôi cũng ý thức được việc đái dầm là xấu và cháu rất sợ cô giáo cũng như xấu hổ với các bạn. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi biết tôi phải điều trị cho cháu như thế nào để cháu khỏi bệnh đái dầm.
(Lê Thị Thu Hiền)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chào Hiền.

Trẻ tiểu dầm lúc 5 tuổi nên được áp dụng các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc như hạn chế uống nước và dùng biện pháp báo thức. Biện pháp báo thức được sử dụng khá hiệu quả tại các nước trên thế giới, báo thức trẻ bằng một dụng cụ phát ra tín hiệu âm thanh khi cảm biến được đặt trong quần của trẻ để tiếp nhận những giọt nước tiểu đầu tiên. Tuy nhiên, hiện nay, tại TP HCM chưa có nhà cung ứng bộ phận báo thức trên. Nếu chị đã sử dụng các biện pháp hạn chế uống nước mà trẻ vẫn còn tiểu dầm thì nên cho trẻ đến khám để được hỗ trợ bằng thuốc.

-

Ông xã tôi năm nay 45 tuổi, cao 1m75, cân nặng 78 kg. Trong 1 năm bị đái dầm 3 lần không biết trong khi ngủ. Chồng tôi có đi khám nhưng cuối cùng bác sĩ kết luận bị sạn thận, ra toa mua thuốc. Cho hỏi có đúng như vậy không, tại vì trong 4 tháng gần đây, anh bị mất 3 cân, ăn uống sinh hoạt bình thường. Lúc trước, anh có điều trị bệnh 2 năm ảnh ngưng không uống thuốc nữa. Thử tiểu đường, bác sí bảo không cần uống thuốc nhưng ăn cần bớt đi 1 chút, tăng cường rau và trái cây, tập thể dục thể thao.

(Giang, Tân An, Long An)- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

Sạn thận không gây đái dầm. Các thuốc nói trên để trị sạn thận. Nếu chồng chị còn đái dầm nên đưa đến bệnh viện Đại học Y Dược để khám và điều trị.

- Hiện tại mình có 2 con trai sinh năm 2005 và sinh năm 2009. Đến thời điểm hiện tại các cháu vẫn thỉnh thoảng đái dầm (trước kia đái dầm nhiều hơn) nhưng hàng ngày thì hiện tượng rỉ nước tiểu ra quần thì không thể tránh được. Nói chung la trước khi đi tiểu thì các cháu đã có hiện tượng rỉ ra quần rồi. Mình đã cho các cháu uống viên đái dầm ở hiệu thuốc nhưng thấy không tiến triển.
Mình đã cho các cháu đi kiểm tra thận và tiết niệu không có vấn đề gì, sức khỏe của các cháu rất tốt ăn uống tốt (cháu lớn học lớp 3 nặng 37kg, cháu bé học mẫu giáo 4 tuổi nặng 21kg). Vậy kính mong chuyên mục tư vấn giúp mình và cho mình hướng điều trị cho phù hợp. Mong sớm nhận được thư hồi âm từ chuyên mục.
(Nguyễn Bích Diệp, 35 tuổi, Hà Nội)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Diệp mến! Tôi có thể tư vấn cho bạn về 2 trường hợp của cháu như sau:

Đối với cháu học lớp 3. Nếu cháu có tiểu dầm kèm theo hiện tượng rỉ tiểu vào ban ngày, đề nghị anh cho cháu đến khám để tìm các nguyên nhân thường gặp (nhiễm trùng tiểu, bất thường hệ tiết niệu) và có hướng điều trị thích hợp.

Đối với cháu học mẫu giáo. Với lứa tuổi này nên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc sẽ thích hợp hơn như:

1. Không cho bé bú đêm và uống sữa 2h trước khi ngủ.

2. Cho trẻ tiểu ngay trước khi lên giường ngủ.

3. Tập trung mặc tả cách đêm và tăng dần số đêm không mặc tả đến khi không cần mặc tả giấy nữa.

4. Khuyến khích khen ngợi trẻ các đêm không mặc tả và sau này khi trẻ không tiểu dầm vào ban đêm.

Chúc anh có thể sớm tìm được hướng điều trị tốt nhất cho 2 cháu.

-

Thưa quý bác sĩ, đối với trẻ có mắc bệnh đái dầm mà không được chấn đoán và điều trị kịp thời thì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ? Nếu trẻ mắc bệnh đái dầm thì điều trị như thế nào, có phải nhập viện nằm điều trị hay không, thời gian điều trị bao lâu? Làm cách nào để biết trẻ bị tiểu dầm? Tôi xin chân thành cám ơn.

(Thúy, Huế)- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

Chào bạn,

Thông thường đái dầm ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, ngoại trừ trường hợp nặng, gây nhiễm trùng tiểu, viêm da,... Đái dầm chủ yếu ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin, cách cư xử của trẻ, làm giảm chất lượng sống.

Đái dầm có nhiều phương pháp điều trị. Trước hết là sử dụng các phương pháp không dùng thuốc, chuông báo động và sau cùng là dùng thuốc. Điều trị đái dầm không cần nhập viện. Thời gian điều trị tùy theo sự nỗ lực của từng trẻ, của từng gia đình.

Bạn xem thêm về định nghĩa đái dầm đã trả lời trong câu hỏi trước.

live_interview-1394611877_480x0.jpg
Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng.

- Con gái em hiện nay đang học lớp 1 nhưng ban ngày đi học vẫn bị són tiểu ra quần (cũng thỉnh thoảng không bị), ban đêm thì tè dầm khoảng 2 lần. Em cũng đã cho bé đi kiểm tra ở bệnh viện hồi gần 4 tuổi (nhập viện khoảng 10 ngày) ở đó kiểm tra đường tiểu, bàng quang... đều bình thường hế. Sau đó không thấy bé bị gì nên bệnh viện cho bé về và nói nếu sau 5 tuổi bé vẫn còn bị thì đi kiểm tra sâu hơn nhưng do chưa có điều kiện đưa bé đi kiểm tra lại được mà tới giờ bé không vẫn không hết. Kính mong hai bác sĩ tư vấn dùm em nên chữa trị cho bé như thế nào? Và kiểm tra sâu hơn là kiểm tra những gì có tốn kém không? Tính bé đã nhút nhát rồi cộng lại bị như thế nữa làm bé mất vẻ hồn nhiên em lo lắm. (Quỳnh Chi, 35 tuổi, Hà Nội)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chi mến!

Bé đã được 6 tuổi mà vẫn bị tiểu dầm kèm theo tình trạng són tiểu thì chị nên cho bé đến khám để làm một số xét nghiệm tầm soát tìm nguyên nhân nhằm có hướng điều trị thích hợp cho bé. Bên cạnh đó, chị nên thử áp dụng một số biện pháp không dùng thuốc (hạn chế uống nước trước khi ngủ, đánh thức trẻ dậy để đi tiểu) trước khi được điều trị hỗ trợ bằng thuốc.

Tôi nghĩ, đối với bé gái của chị nên được xét nghiệm, đánh giá hoạt động hệ niệu (đo niệu động học) và tùy theo kết quả mà các bác sĩ có thể cho các chỉ định điều trị thích hợp.

- Tôi vừa đọc trên Vnexpress thấy có chuyên mục tư vấn và cách điều trị bệnh đái dầm ở trẻ, nhờ bác sĩ tư vấn giúp trường hợp của tôi: Tôi có con gái 6 tuổi, bé thường đái dầm vào ban đêm, đến nay vẫn không hết, nhờ bác sĩ tư vấn cách chữa trị cho bé ạ. Xin cảm ơn! (Dạ Thảo, 35 tuổi, Hà Nội)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

Chào bạn,

Khoảng 35% trẻ 5 tuổi và 25% trẻ 7 tuổi bị đái dầm. Khi trẻ dậy thì, thông thường đái dầm sẽ tự khỏi.

Bé dưới 7 tuổi, bạn không nên lo lắng quá. Phương pháp không dùng thuốc là lựa chọn đầu tiên và phù hợp nhất với nhóm tuổi này.

- Chào Bác sĩ. Tôi là Long ở HN có con gái năm nay đã 6,5 tuổi vậy mà đêm nào cũng phải dậy để cho cháu đi tiểu một lần, nếu không thì cháu tè dầm ra quần. ban ngày cháu đi học ở lớp thì không sao, nhưng cháu ở nhà mải nghịch dến lúcy buồn tè chạy vào đến nhà WC thì ướt mất quần rôi. Vậy tôi muốn hỏi bác sĩ là cháu có bị yếu thận không? Cháu có phải điều trị thuốc không? Làm thế nào để cháu tự chủ được, không bị tè dầm. Rất mong hồi âm của bác sĩ. (Hà Mai, 35 tuổi, Hà Nội)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chào bạn!

Bé gái của bạn ngoài triệu chứng tiểu dầm còn có triệu chứng tiểu gấp vào ban ngày, nên tôi nghĩ trẻ cần được đến khám để thực hiện một số xét nghiệm chuyên biệt để đánh giá hình thái và hoạt động hệ tiết niệu. Sau khi có kết quả, các bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp cho cháu.

Tình trạng này hoàn toàn không liên quan đến chức năng thận của bé, nên bạn đừng lo lắng.

live_interview-1394613897_480x0.jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan

- Xin chào bác sĩ! Con gái tôi năm nay 6 tuổi, hàng đêm cháu vẫn bị đái dầm 2 đến 3 lần. Vậy xin bác sĩ tư vấn giúp để con gái tôi khỏi bệnh đái dầm. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ! (nguyễn trọng tuấn, 36 tuổi, thành phố Ninh Bình)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Tuấn mến!

Bé gái của anh đã 6 tuổi mà vẫn còn tiểu dầm thì nên được tư vấn hỗ trợ. Nếu đã áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (hạn chế uống nước, cho trẻ tiểu trước khi lên giường ngủ, đánh thức trẻ giữa đêm để đi tiểu) mà tình trạng tiểu dầm không cản thiện thì anh nên cho trẻ đến bác sĩ khám và tư vấn, để được điều trị bằng thuốc. Việc dùng tả giấy cho trẻ như một biện pháp "chữa cháy" sẽ gây hậu quả xấu đến việc can thiệp sau này.

-

Bạn trai tôi bị đái dầm dù năm nay đã 26 tuổi. Tôi nghe nói đái dầm sẽ tự hết nhưng không biết đến tuổi nào mới hết?

(Thao Nguyen Phuong)- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

Đái dầm xảy ra vào khoảng 33% trẻ 5 tuổi, 25% trẻ 7 tuổi, 15% trẻ 9 tuổi, 8% trẻ 11 tuổi, 4% trẻ 13 tuổi. Theo diễn tiến tự nhiên, đái dầm sẽ khỏi khi trẻ dậy thì. Tuy nhiên, tỷ lệ người lớn bị đái dầm là 0,5 - 2%.

Bạn nên động viên bạn trai của bạn đến bệnh viện Đại học Y Dược hoặc các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để được tư vấn và khám thêm.

- Con trai tôi năm nay 11 tuổi (45 kg) mà tối ngủ vẫn còn đái dầm, ngủ trưa thì bình thường, không bị đái dầm. Để hạn chế vấn đề trên, trước khi đi ngủ bé đều không được uống nhiều nước và đi tiểu trước khi lên giường nhưng hầu như ngày nào cũng đái dầm. Qua theo dõi thì mỗi đêm bé phải đái ít nhất hai lần. Một lần khoảng 12 giờ và một lần khoảng 4 giờ sáng. Trước đây tôi cũng thức kêu bé dậy để tiểu nhưng bé mê ngủ, khi bị đánh thức để tiểu thì rất cáu, thậm chí khóc và tỉnh dậy luôn, khó ngủ lại, sáng ra thức dậy không nổi để đi học, tôi bé đến trường ngủ gật, ảnh hưởng đến kết quả học tập do đó không kêu bé dậy để tiểu nữa mà cho bé mặc tả tiếp tục (bé mặc tã khi ngủ từ bé đến giờ).
Xin bác sỹ tư vấn cho tôi một số vấn đề sau: độ tuổi của con tôi có cần thiết phải điều trị bệnh đái dầm chưa? Khám và điều trị tại đâu?
(Pha Nguyen, 40 tuổi, Hà Nội)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Nguyên thân!

Bé trai của anh đã 11 tuổi, mắc tiểu dầm từ lúc nhỏ đến giờ và được đánh giá là tiểu dầm thể nặng (trên 3 đêm một tuần), nên sớm cho trẻ đến khám để được phát hiện nguyên nhân và cho chỉ định điều trị hiệu quả.

Tôi nghĩ trong trường hợp con của anh, nên được dùng thuốc điều trị hỗ trợ vì trẻ tiểu dầm nặng và việc chứng tiểu dầm đã gây ảnh hưởng đền sinh hoạt học tập của trẻ.

Anh có thể dẫn bé đến bệnh viện nhi hoặc các bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi để khám và điều trị.

- Con trai tôi năm nay 9 tuổi, nhưng vẫn đái dầm hàng đêm, tôi đã thử các cách như cho ăn nhện ôm trứng nướng, uống nước cốt rau ngót ... Nhưng bệnh không đỡ chút nào. Xin hỏi châm cứu có tác dụng không và châm cứu tại đâu? Nếu lớn hơn nữa cháu có thể tự khỏi được không? (Hà)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

Y học ngày nay là y học chứng cứ, có nghiên cứu và có bằng chứng khách quan. Các phương pháp dân gian điều trị đái dầm như bạn kể trên chưa có bằng chứng khoa học trong việc điều trị đái dầm. Châm cứu hiện nay cũng chưa được chứng minh là có hiệu quả đối với việc điều trị đái dầm.

Đái dầm thường tự hết mà không cần điều trị theo tần suất trung bình 15% mỗi năm. Bệnh giảm dần theo lứa tuổi, 82% ở trẻ 2 tuổi, 26% ở trẻ 4 tuổi. Trên 10 tuổi, tỷ lệ đái dầm là 3%.

- Thưa bác sĩ... Con tôi hiện tại 5 tuổi. Bé lúc 2 tuổi đã không bị đái dầm... cho tới 4 tuổi bắt đầu đái dầm cho tới nay. Đã đi khám bác sĩ và làm các xét nghiệm theo yêu cầu, bác sĩ nói không có gì bất thường. Xin bác sĩ hướng dẫn cách điều trị. Cám ơn bác sĩ nhiều! (Lý Huỳnh, 36 tuổi, Ấp 5, Xã Bình Lợi, H. Vĩnh Cửu, Đồng Nai)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chào bạn!

Con của bạn mắc chứng tiểu dầm thứ phát nghĩa là cháu đã hết tiểu dầm một thời gian trên 6 tháng và xuất hiện trở lại. Thường tiểu dầm thứ phát có nguyên nhân như sau: thay đổi về tâm lý, nhiễm trùng đường tiểu, bất thường hệ niệu. Đối với các trẻ này, cần được khám kỹ càng (có thể bao gồm khám tâm lý) và cho xét nghiệm phù hợp, để có hướng điều trị hiệu quả.

live_interview-1394614783_480x0.jpg
Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan

- Xin hỏi bác sĩ Dũng. Đứa con trai thứ 2 của tôi năm nay 11 tuổi (sinh 2003) thỉnh thoảng lại đái dầm (khoảng thời gian 2 - 3 giờ sáng). Vậy có cách chữa trị nào mong bác sĩ giúp đỡ. Chân thành cám ơn! (Le, 33 tuổi, Hà Nội)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng,:

Trước mắt, bạn có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như kể trên. Nếu sau 3 tháng không hiệu quả, sẽ đưa cháu đi khám để có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ.

- Tôi có người cháu gái, hiện đang học lớp 7. Đến giờ mà hầu như đêm nào, ngủ cháu cũng bị đái dầm. Gia đình phải mua bỉm để cháu dùng mỗi đêm. Vậy, xin hỏi bác sĩ đó là bệnh hay là do cháu lười nên mới để xảy ra tình trạng như trên. Nếu điều trị thì có tốn kém nhiều không và có thể trị dứt điểm được không? (Huong)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng:

Một số nghiên cứu cho thấy một số ít trẻ đái dầm là do trẻ có thái độ "phản kháng", bất hợp tác, chống đối lại gia đình. Tuy nhiên, thông thường là do trẻ chậm phát triển về thể chất, chưa có phản xạ thức giấc khi bàng quang căng đầy nước tiểu. Không nên cho cháu mang bỉm vì sẽ làm mất phản xạ đi tiểu tự nhiên. Trước mắt, bạn có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như kể trên. Nếu sau 3 tháng không hiệu quả, sẽ đưa cháu đi khám. Việc điều trị không tốn kém nhiều, chỉ cần sự nỗ lực của bé và gia đình. Đái dầm có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

- Con em năm nay 11 tuổi, nặng 28 kg, cao 1m40, bị đái dầm vào đêm. Cháu bị đái dầm khoảng 10 tháng nay, không có vấn đề gì về sang chấn tâm lí. Em đã cho cháu đi khám thì bác sĩ cho đo điện não đồ và siêu âm ổ bụng bình thường và cho đơn thuốc là calcium+ vitamin D3, các axít và amin uống trong 1 tháng và hạn chế uống nước vào buổi tối nhưng chưa khỏi. Mong bác sĩ cho lời khuyên và hướng điều trị. (Vu)

- Tiến sĩ Từ Thành Trí Dũng,:

Chào bạn,

Đái dầm không làm thay đổi điện não đồ. Các thuốc mà cháu sử dụng cũng không đặc trị cho đái dầm. Trước mắt, bạn nên áp dụng các phương điều trị không dùng thuốc như đã kể trên, nếu sau 3 tháng không cải thiện sẽ đưa cháu đến bệnh viện để kiểm tra và có thể được dùng thêm thuốc hỗ trợ.

- Thưa bác sĩ , tôi có con gái năm nay 9 tuổi nhưng vẫn phải mặc tã vào ban đêm ( ban ngày cháu ý thức được việc đi tiểu ), tôi thấy bên phòng khám tư của bác sĩ chuyên khoa thần kinh có điều trị bệnh đái dầm ở trẻ và tôi đã cho cháu điều trị cũng như uống thuốc của bác sĩ này ( thuoc đã bị gỡ bỏ nhãn hiệu), thời gian uống thuốc được khoản 2 tháng rồi, cháu cũng không còn đái dầm ban đêm nhưng vẫn còn uống thuốc, vậy xin bác sĩ cho hỏi là tôi có nên tiếp tục cho cháu điều trị tại bác sĩ này không?
 
(phuong ngoc)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Chào Ngọc.

Bé gái của chị đã 9 tuổi mà vẫn còn tiểu dầm thì nên được khám và tư vấn điều trị. Nếu cháu phát triển thể chất, cân nặng, trí tuệ bình thường thì tôi không nghĩ việc dùng thuốc của chuyên khoa thần là phù hợp. Chị nên cho cháu đến khám tại phòng khám tiểu dầm - Bệnh viện Nhi đồng 1 để được khám, tư vấn và điều trị.

- Thưa các bác sĩ, xin cho tôi hỏi: các nguyên nhân gây bệnh đái dầm ở người. Độ tuổi nào hay mắc các chứng bệnh này? Cách thức điều trị thế nào hiệu quả? Tôi được biết, thường những người đái dầm hay có những giấc mộng mị, mơ mình đi tè cuối cùng lại xì ra giường. Mong các chuyên gia chia sẻ thêm. Trân trọng cảm ơn báo VnExpress.net có chương trình tư vấn rất bổ ích. (Phạm Hiếu, 45 tuổi, Hà Nội)

- Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Thoại Loan:

Tiểu dầm là một hiện tượng sinh lý ở trẻ nhỏ. Trẻ càng nhỏ tỷ lệ càng cao và tỷ lệ này sẽ giảm dần theo tuổi.

Nếu trẻ bị tiểu dầm trên 5 tuổi thì nên được khám và thực hiện một số xét nghiệm để có hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Việc điều trị sẽ thay đổi tùy theo kết quả chẩn đoán. Đối với các trường hợp tiểu dầm nguyên phát, cần được áp dụng các biện pháp không dùng thuốc trước, nếu thất bại hoặc tiểu dầm kèm theo các rối loạn đi tiểu vào ban ngày thì nên được dùng thuốc hỗ trợ.

Hiện nay, cơ chế gây tiểu dầm ở trẻ em còn cần được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, có 3 yếu tố sau đây thường kết hợp với tình trạng tiểu dầm ở trẻ em:

- Trẻ có giấc ngủ rất sâu.

- Trẻ có dung tích bàng quang tương đối nhỏ.

- Trẻ có mức nội tiết tố kháng lợi tiểu về đêm thấp.

Việc xuất hiện giấc mộng liên quan đến việc tiểu dầm được cho là trùng khớp với tình trạng căng đầy của bàng quang vào thời điểm trước khi nước tiểu thoát ra. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu phối hợp để giải mã cho hiện tượng này.

Tiểu dầm ở trẻ em tuy là một vấn đề dễ gây lo lắng, nhưng đa số là lành tính và thường được điều trị hiệu quả.

Buổi trực tuyến hôm nay nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc gi. Tuy nhiên do thời lượng có hạn nên chúng tôi không thể giải đáp hết thắc mắc cho các bạn. Vì vậy, độc giả có thể gửi những thắc mắc về hộp thư contact@huongsenads.com để chúng tôi  có thể giải đáp cho các bạn!

Kính chúc quý độc giả VnExpress nhiều sức khỏe - hạnh phúc và thành công!

Sức Khỏe

 
doisong.vnexpress.net - Thứ ba, 19/3/2013 | 10:49 GMT+7
Bài thuốc đơn giản chế biến từ màng mề gà, bong bóng lợn, dế mèn, dạ dày lớn, gan gà trống... để chữa tật đái dầm ở trẻ nhỏ.

Đái dầm là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khi ngủ trẻ đái ướt quần mà không biết, một đêm trẻ thường đái dầm 1 đến 2 lần, có khi 3 hoặc 4 lần.

Theo Đông y, đái dầm là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững chắc, bàng quang bị lạnh, sự co bóp bị rối loạn mà gây nên.

Để chữa trẻ nhỏ bị đái dầm, có thể dùng một trong các bài thuốc sau

1. Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu) 4-12g, phá cố chỉ 4-12g, thố ty tử (hạt tơ hồng) 2-8g, đảng sâm 4-12g, ích trí nhân 2-8g, ba kích (dây ruột gà) 2-8g.

Nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm có thể dùng thành bài thuốc trị đái dầm hiệu quả. Ảnh minh họa: blogspot
Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm có thể dùng thành bài thuốc trị đái dầm hiệu quả. Ảnh minh họa: blogspot

2. Củ mài (hoài sơn) 4 phần, sao vàng, ô dước 3 phần, ích trí nhân (quả ré) 3 phần. Ba vị sấy khô, tán mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô, sấy khô bảo quản trong lọ sạch.

Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần cho uống 4-8g, ngày uống 2 lần với nước ấm vào lúc đói bụng.

3. Màng mề gà (kê nội kim) sao vàng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-6g với nước ấm, vào lúc đói bụng.

Có thể phối hợp với tang phiêu tiêu, lượng bằng nhau 4-12g, nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Có thể dùng một bộ ruột gà (theo kinh nghiệm dân gian: con trai dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống) rửa thật sạch, phơi khô, đốt tồn tính, mẫu lệ (vỏ con hàu nung) 24g, quế chi 24g, kê nội kim 1 cái phơi khô, sao vàng.

Bốn thứ hợp lại tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4g, uống với nước ấm trước bữa ăn.

- Cách chế màng mề gà: Khi mổ gà, bóc lấy màng mề gà, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 12%. Khi dùng, đem sao với cát cho phồng lên. Lấy ra rây sạch cát là được.

Có khi người ta sao màng mề gà với lửa to cho tới khi thấy có màu vàng sẫm, vẩy vào một ít giấm, lấy ra đem phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, kín gió.

4. Dế mèn đen nhúng vào nước sôi, lấy ra phơi khô hoặc sấy khô. Đông y gọi là tất xuất. Dùng một con dế mèn đen tán bột, quấy với nước ấm cho uống.

Trẻ ít tuổi uống một con, mỗi ngày tăng thêm một con. Theo kinh nghiệm thường uống tới 11 con thì khỏi.

5. Mang cua biển tức là lớp trắng xốp ở trong, nấu canh hoặc chưng cách thủy, tùy tuổi của trẻ mà cho ăn ngày 1-3 lần.

6. Bong bóng lợn (trư phao) 1 cái, rửa thật sạch, nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, thêm ít hạt tiêu. Bỏ gạo nếp, lấy bong bóng lợn xắt nhỏ.

Tùy tuổi cho ăn ngày 1-3 lần, mỗi lần 20-50g vào lúc đói bụng.

7. Dạ dày lợn (trư đỗ) 1 cái rửa thật sạch, dồn hạt sen (bỏ vỏ và tim sen, tẩm rượu 2 đêm, sấy khô, 100-150g. Nấu  chín tùy tuổi cho ăn ngày 1-3 lần.

8. Gan gà trống (luộn chín), nhục quế (tán bột mịn). Hai thứ  lượng bằng nhau, quết nhuyễn, làm viên bằng hạt đậu xanh.

Mỗi lần cho uống 5-15 viên tùy tuổi, ngày uống 2-3 lần với nước ấm vào lúc không no không đói quá.

Đối với trẻ gái bị đái dầm, cần lưu ý tẩy giun định kỳ cho trẻ, vì có thể giun kim là nguyên nhân gây ra.

Ngoài ra, một số thực phẩm cần được hạn chế trong thực đơn của trẻ như sôcôla, chất cà phê, nước soda, các trái cây thuộc họ cam, quýt. Cho trẻ uống sữa và nước với lượng thích hợp sẽ giúp cải thiện được tình trạng đái dầm.

Để phòng ngừa, nên hướng dẫn cho trẻ tạo thói quen đi tiểu đúng giờ, sắp xếp giờ giấc sinh hoạt vui chơi đừng để trẻ chơi quá mệt vào buổi chiếu tối.

Bữa ăn chiều nên cho trẻ ăn ít canh, nhất là canh các loại rau. Chú ý gọi trẻ dậy đúng giờ để đi tiểu trong

Lương y Đinh Công Bảy  

                     Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM

 
 
Thứ hai, 24/3/2008 | 09:19 GMT+7
Trẻ đái dầm nếu gầy yếu, nhợt nhạt, sợ lạnh... thì nên ăn các món bồi bổ có tính ấm nóng như long nhãn, vải, thịt chó...
b

Rau hẹ gúp cải thiện đái dầm ở trẻ.
Ảnh: Xungquanhta.com.

Dân gian thường dùng long nhãn, vải khô... để chữa đái dầm, nhưng thực ra theo Đông y, chúng chỉ có tác dụng với loại bệnh do thận hư lạnh hay lách, phổi khí hư; còn với dạng bệnh do gan kinh nóng ẩm thì sẽ làm bệnh nặng hơn do tăng thêm nhiệt. Do đó, cần chọn đúng bài thuốc phù hợp với trẻ.

Trẻ đái dầm gầy yếu, sắc mặt trắng bệch, sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong, nhiều, có thể tăng thêm các thức ăn ấm nóng bồi bổ như long nhãn, vải, hồng đào, hạnh nhân, thịt dê, thịt chó...

Trẻ đái dầm nếu sức khỏe cường tráng, sắc mặt hồng nhuận, sợ nóng, thích hoạt động, tiểu vàng đỏ thì nên ăn uống nên thanh đạm, chủ yếu là rau tươi, hoa quả, kiêng ăn các thức cay, nóng.

Ban ngày, có thể cho trẻ uống nước bình thường, sau bữa cơm tối thì nên khống chế lượng nước đưa vào cơ thể.

Các món ăn bài thuốc

Long nhãn hoặc vải khô 5-10 quả mỗi ngày, ăn vào buổi sáng khi bụng đói. Dùng cho những trẻ sắc mặt trắng xanh, tứ chi không ấm, tiểu trong, nhiều.

Hẹ tươi 100 g thái đoạn, tôm tươi 200 g. Tôm xào với dầu ăn, khi gần chín cho hẹ vào, làm món ăn thường xuyên. Dùng cho bệnh nhân sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt rêu mỏng.

Ruột gà 2 bộ, ba kích thiên 12 g. Lấy màn khô bọc ba kích thiên lại, cho vào nồi ninh lấy nớc để nấu canh với ruột gà. Món này dùng cho trẻ sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong nhiều.

Nhục thung dung 10 g cho vào bát, thêm chút nước, hấp cách thủy. Thịt dê 50 g băm vụn nấu cháo với 50 g gạo tẻ, cho thêm nước thuốc vào. Dùng cho trẻ yếu, tứ chi không ấm, lưỡi đỏ rêu mỏng.

Bàng quang lợn 100 g thái miếng nhỏ, bạch quả 5 g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài, phúc bồn tử 10 g. Dùng vải màn khô bọc lại, ninh lấy nước để nấu canh cùng bàng quang lợn, chữa đái dầm nước trong, nhiều.

Bá tử nhân phơi khô nghiền bột, dùng nước cơm hòa uống, mỗi lần 0,5 g, mỗi ngày 2 lần, dùng chữa trằn trọc hiếu động, tiểu ít, nhiều lần.

Kỷ tử 15 g ngâm mềm, thận lợn 1 quả, bổ rửa sạch, thái lát mỏng, dùng dầu ăn cùng xào cùng nhau. Dùng cho trẻ lưỡi đỏ, ít rêu, tiểu tiện ít, vàng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

 
Thứ bảy, 10/12/2005 | 10:17 GMT+7
Đái dầm là một dạng rối loạn tâm thần; biểu hiện là tiểu không kiểm soát được trong giấc ngủ. Bệnh tăng khi có sang chấn tâm lý. Một số loại thuốc có thể chữa đái dầm.

Bệnh đái dầm giảm dần theo lứa tuổi, chiểm tỷ lệ 82% trẻ em 2 tuổi, 26% trẻ 4 tuổi có đái dầm, trên 10 tuổi tỷ lệ đái dầm là 3%. Ở người lớn, tỷ lệ đái dầm là 1%.

Có thể chẩn đoán đái dầm theo các tiêu chí sau: Tái diễn đái dầm (bất kể số lượng); đái dầm ít nhất 2 lần/tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng liên tiếp; trẻ từ 5 tuổi trở lên (nhỏ hơn không coi là đái dầm); đái dầm không phải do bệnh đái tháo nhạt, tiểu đường hay dùng thuốc lợi tiểu.

Có nhiều loại đái dầm như chỉ đái vào ban ngày, chỉ đái vào ban đêm và đái dầm cả ngày lẫn đêm. Bệnh thường tự hết mà không cần điều trị. Khoảng 80% số trẻ em không bao giờ đái dầm quá một năm. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

- Không nên la mắng trẻ để tránh làm cho trẻ bị căng thẳng, lo lắng quá mức.

- Hướng dẫn cho trẻ đi vệ sinh. Buổi tối trước khi đi ngủ phải nhắc trẻ đi vệ sinh. Nếu trẻ hay đái dầm vào một giờ xác định (ví dụ 2 giờ sáng) thì có thể đặt đồng hồ báo thức sớm hơn giờ đó (ví dụ 1 giờ 30 phút) để trẻ thức dậy đi đái.

- Buổi tối không nên cho trẻ uống quá nhiều nước hoặc đồ uống gây lợi tiểu.

Dùng thuốc gì?

Amitriptilin (elavil, laroxyl) viên 25 mg, mỗi tối uống 1 viên trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong 60 tối để bảo đảm cắt đứt phản xạ đái dầm một cách chắc chắn. Thường thuốc có tác dụng sau vài ngày uống. Khi đó trẻ hết đái dầm nhưng vẫn phải uống đủ thời gian 60 tối. Thuốc có kết quả tốt, rẻ tiền, nhưng có tác dụng phụ như khô miệng, đắng mồm, mệt mỏi. Tác dụng phụ này hết dần sau 1 tuần dùng thuốc.

Có thể thay amitriptilin bằng các thuốc khác như: Imipramin 25 mg x 1 viên/tối; Doxepin 25 mg x 1 viên/tối; Ludiomil 25 mg x 1 viên/tối.
Doxepin và ludiomil cho hiệu quả cao như imipramin và amitriptilin nhưng rất ít tác dụng phụ. Vì vậy, hai thuốc này được ưa chuộng hơn, nhưng đắt hơn và rất khó mua trên thị trường. Khi cần, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm thần để có kết quả điều trị tốt.

TS Bùi Quang Huy, Sức Khỏe & Đời Sống

 
doisong.vnexpress.net - Thứ bảy, 9/10/2004 | 08:04 GMT+7
Đông y gọi bệnh đái dầm ở trẻ em là dạ niệu, niệu sàng, tiểu nhi di niệu. Việc lựa chọn các bài thuốc điều trị cần dựa vào thể bệnh.
t

Đái dầm là trạng thái ban đêm ngủ, đái không tự chủ, thường gặp ở trẻ nhỏ. Về phương diện sinh lý, trẻ nhỏ có thể kiểm soát đại, tiểu tiện vào thời kỳ từ 17 tháng tuổi trở đi. Từ 5 tuổi trở lên, nếu trẻ vẫn đái dầm thì đó là dấu hiệu bệnh lý, cần điều chỉnh.

Nếu nguyên nhân đái dầm là do mất chức năng khống chế nước tiểu, cần dùng bài thuốc Tang phiêu tiêu tán gồm cam thảo, lộc nhung, mẫu lệ (phấn) mỗi thứ 80 g, hoàng kỳ 20 g, tang phiêu tiêu (sao) 13 cái, sắc uống.

Nếu nguyên nhân là tỳ phế khí hư, dẫn đến mất khả năng ức chế thủy dịch, hoặc do thấp nhiệt uất kết ở bàng quang, nên dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang gồm: nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, sài hồ, ngũ vị tử, thăng ma mỗi thứ 8 g, trần bì 6 g, cam thảo 4 g, thêm hoài sơn 10 g, sắc uống.

Đái dầm cũng có thể điều trị bằng châm cứu. Cần tác động vào các huyệt quan nguyên, tam âm giao, bá hội, khí hải, trung cực, âm lăng tuyền.

BS Bội Hương, Sức Khỏe & Đời Sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét