Hiện nay sự lây lan của dịch sởi đang ảnh hưởng đến rất nhiều tiểu bang của nước Mỹ. Để ngăn chặn dịch bệnh này, mỗi tiểu bang lại có một quy tắc riêng về việc sử dụng vắc xin phòng bệnh.
Tại California, tính đến thời điểm này đã có hơn 90 trường hợp bị nhiễm sởi. Cũng giống như các tiểu bang khác, các bậc phụ huynh ở California không phải tiêm chủng cho trẻ trước khi học mẫu giáo nếu họ yêu cầu miễn trừ tôn giáo hay triết học.
Tại Mississippi, bố mẹ được phép lựa chọn loại vắc xin cho con em mình. Theo thống kê, chỉ riêng tại đây, mọi người hầu hết đều tiêm vắc xin ngừa bệnh một cách đầy đủ và đạt tỉ lệ 99.7%
Danh sách các trường hợp được miễn trừ
Mỗi tiểu bang có quy định khác nhau về việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Có những nơi coi tiêm vắc xin là một việc hệ trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi người, trong khi đó, một vài tiểu bang lại cho phép miễn giảm vắc xin vì một vài lí do như điều kiện y tế hay do thể trạng miễn dịch của từng người.
Ở nhiều bang, các bậc phụ huynh viện vào lí do tôn giáo và triết học để tránh không phải tiêm vắc xin cho con em mình. Theo Hội nghị Toàn quốc của các Viện Lập pháp Tiểu bang, có đến 48 tiểu bang được cho phép miễn trừ vì tôn giáo và 20 bang được miễn trừ triết học "những người phản đối việc chủng ngừa vì lí do cá nhân, đạo đứa hay niềm tin".
Mississippi và Tây Virginia là hai tiểu bang có yêu cầu khắt khe trong việc chủng ngừa bệnh sởi cho trẻ.
Các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này
Mặc dù California đang là nơi có dịch sởi bùng phát nhanh nhất nhưng lại cho phép cha mẹ không cần phải tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ vì điều kiện y tế và một lí do hết sức viển vông đó là "niềm tin cá nhân". Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, vào thời điểm cuối năm học 2014, ước tính 3.3% (khoảng 18.200) trẻ mẫu giáo ở California không được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi.
Bệnh sởi có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong điều kiện sống khép kín thì hầu hết những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh
Sở Y tế công cộng California cho biết, các trường học cần phải cập nhật đầy đủ danh sách các học sinh miễn giảm để có thể loại trừ một cách nhanh chóng khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, trong tháng qua, ở California đã có 92 trường hợp bị nhiễm sởi, con số này được đánh giá là cao hơn rất nhiều so với các năm trước đây.
Arizona là bang tiếp theo đang phải hứng chịu dịch bệnh này với ít nhất 7 trường hợp nhiễm bệnh. Gần 5% các học sinh mẫu giáo ở Arizona không được tiêm chùng đầy đủ vì lí do y tế.
Từ đầu năm đến nay, New York và Utah có ít nhất 3 trường hợp bị nhiễm sởi. Theo thống kê của CDC, năm ngoái cả nước Mỹ có khoảng 94,7% học sinh mẫu giáo được tiêmphòng sởi đầy đủ.
Bệnh sởi có tốc độ lây nhiễm rất cao
Trước khi vắc xin phòng sởi được phát hiện vào những năm 60, nhiều trẻ dưới 15 tuổi đã lâm vào tình trạng nguy kịch khi không may mắc phải bệnh. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 3 triệu đến 4 triệu người bị bệnh sởi. Trong số đó, một năm có khoảng 500 trường hợp tử vong và có đến 4.000 ca biến chứng thành bệnh viêm não hoặc sưng não.
Bệnh sởi lây truyền rất nhanh, nhất là trong trường hợp người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho làm bắn những giọt nước bọt vào không khí, người lành hít vào qua miệng hoặc mũi sẽ bị nhiễm bệnh. Người bệnh phát tán virus ra môi trường xung quanh từ thời kỳ ủ bệnh (trước khi phát ban vài ngày) và kéo dài đến 5-7 ngày sau khi ra ban.
Bên cạnh đó, những người chăm sóc bệnh nhân sởi hoặc tiếp xúc với mầm bệnh mà không rửa tay diệt khuẩn cũng có thể làm lây lan virus sang người khác. Trong điều kiện sống khép kín, hầu hết những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh; miễn dịch có được sau mắc bệnh hoặc sau tiêm vắc xin bền vững; miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 6 đến 9 tháng sau khi ra đời.
Trước nguy cơ của căn bệnh này, Sở Y tế công cộng California đang khuyến cáo người dân nên đi tiêm chủng do biện pháp bảo vệ tốt nhất vẫn là tiêm vaccine phòng sởi.
Thanh Loan (CNN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét