Trang

Cây trâu cổ chữa bệnh

doisong.vnexpress.net - Thứ tư, 26/5/2004 | 08:00 GMT+7
 
Loại cây này còn có tên là xộp, vảy ốc, bị lệ, tên khoa học Ficus pumila L. Nó mọc hoang ở nhiều nơi và được một số gia đình trồng làm cảnh. Trâu cổ chữa được nhiều bệnh như liệt dương, đau lưng, kinh nguyệt không đều, ung nhọt...
gf

Cây trâu cổ cũng được trồng làm hàng rào.

Trâu cổ là loại dây leo, mọc bò, rễ bám lên đá, bờ tường hay cây cổ thụ. Toàn thân có nhựa mủ trắng. Ở các cành có rễ bám thì lá nhỏ, không cuống, gốc lá hình tim, nhỏ như vảy ốc nên có tên là cây vảy ốc. Lá ở các cành nhánh không rễ bám, mọc tự do thì lớn hơn, có cuống dài, mặt lá ráp. Chỉ ở các cành này mới có hoa và quả. Cây trâu cổ thường được trồng cho bám lên tường hay cây to để làm cảnh và che mát.

Bộ phận dùng làm thuốc là quả (gọi là bị lệ thực, lương phấn quả, vương bất lưu hành), cành mang lá, quả non phơi khô (bị lệ lạc thạch đằng).

Quả vị ngọt, tính mát, có tác dụng tráng dương, cố tinh, thông sữa; dùng làm thuốc bổ chữa di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày, kinh nguyệt không đều, viêm tinh hoàn, phong thấp, ung thũng, thoát giang (lòi dom), tắc tia sữa.

Thân và rễ vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc; dùng chữa phong thấp tê mỏi, sang độc ung nhọt và kinh nguyệt không đều. Lá vị hơi chua chát, tính mát, có tác dụng tiêu thũng, giải độc. Dùng chữa viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, ngã, tổn thương, mụn nhọt, ngứa lở...

Cách dùng:

- Chữa tắc tia sữa, sưng vú, ít sữa: Quả trâu cổ 40 g, bồ công anh 15 g, lá mua 15 g sắc uống; dùng lá bồ công anh giã nhỏ, cho ít giấm, chưng nóng chườm hay đắp ngoài.

- Chữa đau xương, đau mình ở người già, làm thuốc bổ, điều kinh, giúp tiêu hóa: Quả trâu cổ chín thái nhỏ, nấu với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao. Ngày uống 5-10 g.

- Chữa di tinh, liệt dương: Cành và lá, quả trâu cổ non phơi khô 100 g, đậu đen 50 g. Xay thô 2 thứ và ngâm trong 250 ml rượu trắng, ngâm 10 ngày, ngày uống 10-30 ml.

TS Đức Quang, Sức Khỏe & Đời Sống

Trả lời thư bạn đọc về cây Trâu cổ

Lá cây Trâu cổ

Kính gửi ông Nguyễn Thanh Giang tổ 12 Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Thưa ông,
Tạp chí Cây Thuốc Quý (CTQ) đã nhận được thư của ông hỏi về cây "Than then" ở chợ Đồn - Bắc Kạn có phải là cây Trâu cổ không? Đặc điểm của cây Trâu cổ thế nào? Tuy ông không có mẫu vật gửi kèm theo, với lòng trân trọng những người yêu thích ứng dụng cây con làm thuốc, chúng tôi đã liên hệ với  Giáo sư Vũ Văn Chuyên - cây đại thụ về phân loại thực vật của Việt Nam - để được cung cấp các tài liệu nghiên cứu về cây Trâu cổ của các tác giả có uy tín trong và ngoài nước. Đồng thời chúng tôi cũng chụp ảnh, mô tả đặc điểm của cây Trâu cổ trồng làm cảnh ở Hà Nội để ông tham khảo.
 
Về tên gọi: Cây Trâu cổ có nhiều tên khác như: Dây vẩy ốc, Xộp, Xồm xộp, cây Trộp, Sung thằn lằn, Cơm lênh, Bị lệ, Mộc liên, Mộc màn thầu, Quảng Đông vương bất lưu hành. Tên khoa học: Ficus pumila L. Họ Dâu tằm (MORACEAE).
 
Đặc điểm thực vật: Trâu cổ là một cây dây leo như rễ bám. Lõi hoá gỗ, thân có vỏ xù xì, từng đốt dài, ngắn không đều. Rễ mọc xung quanh các đốt, rễ bám vào vách đá, tường nhà hoặc thân cây to cho cây leo lên. Đường kính thân bình thường từ 3 - 5mm, có khi tới 10mm. Cành và lá non khi bẻ có nhựa màu trắng. Có 2 loại cành: Cành phía dưới lá nhỏ như vẩy ốc (nên có tên cây là Dây vẩy ốc). Cành trưởng thành phía trên, lá to hơn và dày, ráp như lá duối, (nhưng không có lông) có hoa quả. Đế hoa phình lên thành Quả giả (dạng như quả Ngái, quả Sung, quả Vả) thường được gọi là Quả, dài khoảng 30 - 40mm, đường kính khoảng 25 - 30mm.
 
Địa lý phân bố: Ở Việt Nam, cây Trâu cổ mọc thường mọc hoang, bám vào cây to hoặc vách đá trong rừng. Cây Trâu cổ còn được trồng làm cảnh ở các đình chùa, nhà ở bằng cách cho bám lên cây to hoặc tường bao, tường nhà, tạo vẻ cổ kính và chống nóng cho nhà (cây lan ra kín mặt tường lớn), khi cần có thuốc dùng.
 
Ở Trung Quốc: Cây Trâu cổ có nhiều ở tỉnh Quảng Đông được gọi là Quảng Đông Vương bất lưu hành (cần lưu ý tránh nhầm với cây Vương bất lưu hành khác có dược tính khác với Trâu cổ).
 
Bộ phận dùng làm thuốc:
 
Nhựa: Lấy ở cành lá non cây tươi: Chữa nhiễm khuẩn, nấm ngoài da như ghẻ, lở, hắc lào, lang ben bằng cách bôi lên da.
 
Cành, lá: (Bị lệ đằng) Lấy cành lá nhỏ, nhiều mủ, dùng tươi là tốt nhất, có thể phơi sấy khô để dùng dần.
"Quả": Mùa Thu, khi "quả" chuyển màu hồng, hái về đồ chín rồi bổ dọc để phơi, sấy cho mau khô (còn gọi là Bị lệ thực hoặc Lương phấn quả, Mộc màn thầu). Ngoài ra còn được dùng làm mứt.
 
Tác dụng dược lý, dược lực:
 
Theo Đông y: Cành, lá Trâu cổ (Bị lệ đằng) vị chua đắng, tính bình có tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm. Chữa các bệnh nhức mỏi chân tay; thiếu máu; thiếu sữa; đinh sang ngứa lở.
Quả Trâu cổ (Bị lệ thực) vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tráng dương, cố tinh, bổ huyết, hoạt huyết, thông sữa, chữa di tinh, liệt dương, đàn bà khi đẻ xong sữa ra ít hoặc tắc, kiết lỵ lâu ngày sinh lòi dom.
 
Theo y học hiện đại: Quả Trâu cố chín có: - sitosterol, Rutin, Meso inositol, Taraxeryl acetat, - amyrin acetat.
 
Chất Poly sacchari có tác dụng ức chế sự phát triển và phá hoại tế bào ung thư. Tăng cường khả năng miễn dịch. Trung Quốc đã chế thuốc chữa ung thư từ quả Trâu cổ: Thuốc tiêm mỗi ml thuốc chứa 5mg chất chiết suất. Tiêm bắp ngày 2 lần x 4 - 6ml.
 
Thuốc viên mỗi viên chứa 5mg quả Trâu cổ. Ngày 3 lần x 3 - 5 viên. Một số bài thuốc
 
Chữa đau nhức chân tay, xương, khớp do phong thấp: Cành lá Trâu cổ tươi 50 - 60g (khô 10 - 15g) sắc nước uống hàng ngày.
 
Chữa cơ thể suy nhược sau ốm dậy: Cành lá Trâu cổ tươi 120g, nấu với xương lợn, ăn hàng ngày với cơm.
 
Chữa trẻ gầy còm suy dinh dưỡng: Cành lá Trâu cổ tươi 50g, nấu với thịt gà ăn hàng ngày.
 
Chữa sữa không xuống (hoặc quá ít) sau khi đẻ: Quả Trâu cổ: 7 quả chín, hầm với 1 cái chân giò lợn, ăn và uống hết nước (quả tươi hoặc khô đều được).
 
Chữa quáng gà: Nấu canh quả Trâu cổ với gan lợn (20 - 30g) ăn.
 
Chữa di tinh, liệt dương, tim loạn nhịp: Quả Trâu cổ sao khô. Hạt Bìm bìm trắng (Bạch khiên ngưu) sao khô, hai thứ lượng bằng nhau, làm thành bột mịn, trộn đều đựng trong lọ khô, sạch, có nút kín. Mỗi lần uống 6g, chiêu với nước cơm, ngày uống 3 lần.
 
CTQ
 
 

Trâu cổ

trau co Trâu cổ

Tên khác:

Xộp, Vẩy ốc.

Tên khoa học:

Ficus pumila L. họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước nước ta.

Bộ phận dùng:

Quả (Fructus Fici pumilae), lá, cành (Caulis Fici pumilae), nhựa mủ.

Thành phần hoá học chính:

Quả có gôm (13%) và lá có alcaloid.

Công dụng, liều dùng:

Quả là vị thuốc bổ chữa di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày, thông tia sữa. Ngày uống 3-6g có thể tới 20g dạng thuốc sắc, cao.
Cành và lá chữa mụn nhọt, thông tiểu, tiêu độc, lợi sữa. Ngày uống 8-16g dạng thuốc sắc, cao.

Chú ý:

Quả bổ dọc phơi khô con gọi là Quảng vương bất lưu hành (ở vùng Quảng đông Trung Quốc). Vị thuốc Vương bất lưu hành là hạt của cây Vaccaria segetalis (Neck) Garcke (Semen Vaccariae) tính bình, vị đắng, có tác dụng hoạt huyết thông kinh.

 
 
 
  • Binh Thanh o quang ninh cơ may nguoi gia bi dau nhuc xuong đa uong rượu cây trâu co va đa khoi

    cây trâu co vua bo than trang duong vua chưa dau nhuc xuong ho mua o tinh hoa binh


    nêu uong duoc rượu thi ngam rượu uong nêu ko thi đun nuoc uong thay nuoc uong hăng ngay

    cach ngam rượu cây la trâu co khi mua ve nguoi ta đa phoi kho rơi dem ngam rượu cung voii dau đen rang lên rơi ha thô roi ngam rượu cung voi cây la trâu co

    cư 1 kg trâu co thi ngam voii 2 kg dau đen

    1 kg la trâu co phoi kho duoc nhiêu lam

    minh moi nho nguoi ban gui mua tăn hoa binh voi gia 1 triệu 1 kg

    minh cung đang bi thoai hoa cot song đe đây than kinh nen dau ca lưng dau ca hông đui trai va dau ca khớp goi bên phai

    minh chung nhau voii mot nguoi ban môi nguoi mua nua kg

    cơ nguoi uong rơi bao sau khi uong rượu nay thi dau tăng lên may ngay rơi moii do dân va khoi duoc

    môi toi uong mot chen rượu trâu co

    chu y dau nhuc xuong thi phai kiêng an rau muỗng
     
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét