Trang

Tác hại khôn lường từ mì chính

Ngày 26 Tháng 2, 2015 | 10:09 PM

GiadinhNet- Khá nhiều dịch vụ ăn uống sử dụng mì chính đánh lừa miệng của khách hàng. Trong khi đó, tác hại từ việc sử dụng mì chính "quá liều" rất khó lường và tổn thương não bộ ghê ghớm.

Mì chính (bột ngọt) giúp thức ăn trở nên ngọt ngào, hấp dẫn hơn nhưng bản thân nó không hề có giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn gây hại nếu lạm dụng quá mức.

Theo thạc sĩ Lưu Thủ Nghị, Đại học Nông lâm TP HCM, mì chính là muối của axit glutamic, rất có tác dụng trong việc truyền tín hiệu của thần kinh. Dùng nhiều mì chính sẽ gây rối loạn hoạt động của não, mất trí nhớ, làm tiêu hao B6, dễ gây những cơn động kinh.

Chưa kể trên thị trường có khá nhiều mì chính giá, nếu chẳng may dùng phải tác hại sẽ khó lường- Ảnh minh họa

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng cho rằng, dùng quá nhiều mì chính sẽ gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não. Chưa kể gan và thận do phải làm việc cật lực để thải hồi độc chất acid amin có trong mì chính, dẫn đến bị suy yếu và gây nhiều rối loạn.

Ăn quá nhiều mì chính còn gây ra các triệu chứng như nóng ran sau gáy, choáng váng, nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu... Các cơn hen có thể xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi dùng mì chính. Nhiều người sau 30 phút sử dụng quá nhiều mì chính sẽ gây nên cơn trầm cảm với nhiều biểu hiện khác nhau như căng thẳng, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, ủ rũ, những cơn bốc nóng sau gáy bất thường…

Ngoài ra, những người có thể trạng nhạy cảm hay bị nhức đầu, đỏ mặt, đau gáy, nôn mửa; người mắc bệnh hen suyễn, cao huyết áp, thận, tim và trẻ em không nên sử dụng mì chính vì cơ thể sẽ có những diễn tiến xấu. Với những người mắc bệnh lý nói trên sẽ khiến bệnh nặng hơn. Còn với trẻ em ăn mì chính sẽ làm thay đổi khẩu vị và gây nghiện mì chính khi không có mì chính, trẻ sẽ không ăn vô tình gây độc cho não của trẻ.

Ngoài ra với các món chua, món ngọt không nên cho mì chính sẽ làm mất độ chua, độ ngọt đúng vị của món ăn. Cũng không nên dùng mì chính với món trứng vì trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ mì chính tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Do đó, cho mỳ chính vào trứng sẽ gây nên tình trạng thừa mỳ chính và gây hại cho sức khỏe.

Kỳ An

 

Ngày 17 Tháng 5, 2014 | 05:25 PM

Rước họa vì dùng mì chính sai cách

Rước họa vì dùng mì chính sai cách

GiadinhNet- Thực tế từ cuộc điều tra bỏ túi của phóng viên phần lớn người tiêu dùng vẫn dùng mì chính sai cách. Trong khi đó, hậu quả từ việc dùng sai này rất nghiêm trọng dễ gây nên các chứng bệnh gây động kinh, mất trí nhớ, trầm cảm, tính khí thất thường.

Không có giá trị dinh dưỡng, gây hại là nhiều

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, mì chính tạo ra "ảo giác" có vị đặc biệt của thịt và nấm, làm hương vị các thức ăn trở nên ngọt và hấp dẫn hơn. Bản thân nó không hề có giá trị dinh dưỡng, thậm chí còn gây hại nếu bị lạm dụng.
 
Rước họa vì dùng mì chính sai cách 1

Một trường hợp ngộ độc mì chính phải vào viện cấp cứu

PGS.TS Phạm Công Thành, trưởng bộ môn Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng cho rằng, mì chính hiện nay được sản xuất theo phương pháp sinh học tổng hợp với thành phần là các chất điều vị khác nhau. Trong đó có muối của axit glutamic, một chất có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu của thần kinh. Nếu dùng quá nhiều, lượng mì chính dư thừa sẽ làm rối loạn hoạt động của não, gây mất trí nhớ, đồng thời làm tiêu hao B6, dễ gây những cơn động kinh. Nó còn hủy diệt tất cả các thụ thể, nghĩa là những điểm tiếp giáp của dây thần kinh ở não.

Việc lạm dụng mì chính còn gây ra các triệu chứng như nhức đầu, khô cổ, nhiều đờm, khó chịu... Các cơn hen có thể xuất hiện khoảng 12 giờ sau khi dùng mì chính. Một số người sau 30 phút sử dụng gia vị này đã có cơn trầm cảm với biểu hiện ban đầu là căng thẳng, hoa mắt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng. Khoảng 2 tuần sau, bệnh nhân sẽ có những đợt trầm cảm ngắn, trở nên ủ rũ, tính khí thất thường.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo những người không nên dùng mì chính là người có thể trạng nhạy cảm (như hay bị nhức đầu, đỏ mặt, đau gáy, nôn mửa... ).

Nếu dùng, các triệu chứng trên sẽ xảy ra nhanh chóng và nhiều hơn. Người mắc bệnh cao huyết áp, thận hoặc tim. Việc cho mì chính vào khẩu phần ăn của trẻ sẽ làm thay đổi khẩu vị và gây nghiện mì chính (khi không có mì chính, trẻ sẽ không ăn).

Tránh độc chỉ có cách dùng đúng

Để không bị nhiễm độc khi dùng mì chính, người tiêu dùng tuyệt đối không thả mì chính ở nhiệt độ cao, khi nấu chín thức ăn hãy bắc ra khỏi bếp mới cho mì chính. Nhiệt độ thích hợp để hòa tan mì chính là khoảng 70 – 90 độ C.

Không cho trực tiếp vào thực phẩm nguội vì mì chính hòa tan kém ở nhiệt độ thấp. Cần hòa tan mì chính với nước ấm trước khi trộn vào thức ăn nguội để tăng vị ngon cho món ăn; Không nên dùng mì chính vào các món ăn chua có giấm: Mì chính không dễ hòa tan trong môi trường axit nên việc thêm mì chính vào các món nộm, gỏi chua ngọt là sai lầm.

Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thức ăn có vị ngọt tự nhiên như cà chua, tôm… vì sẽ làm mất hương vị ngọt, độ ngọt của món ăn và gây vị khó chịu; Không nên dùng với trứng vì trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ bột ngọt tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Cho mì chính vào trứng là thừa và còn không tốt cho sức khỏe.

Các món ăn từ thịt lợn không cần thêm mì chính vì nó có chứa acid glutamic, khi kết hợp thêm với muối, gặp nhiệt độ cao tự nhiên sẽ sản xuất ra các thành phần chính của mì chính. Vì thế, khi nấu các món ăn với thịt, không cần thêm mì chính. Các món ăn như trứng, nấm, hải sản, các chế phẩm từ cơm… cũng đều không cần tới mì chính.
Kỳ Anh
 
 GiadinhNet - Chiều 29/1/2015, Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP Thanh Hóa đã phá chuyên án bắt quả tang một cơ sở sản xuất mì chính, hạt nêm giả với số lượng lớn tại số nhà 6/85 Đinh Lễ, Phường Lam Sơn, do Nguyễn Thị Cẩm Hường, sinh năm 1979, ở phường Đông Hương, TP Thanh Hóa làm chủ...

Lực lượng chức năng đã thu giữ 85 bao tải mỳ chính nhãn hiệu Trung Quốc có tổng trọng lượng 1.125 kg; 1.014 bao mỳ chính đã đóng gói thành phẩm nhãn hiệu Ajinomoto, Miwon, Anone giả có trọng lượng từ 100gam đến 1kg; 21 bao tải hạt nêm nguyên liệu nhãn hiệu Kooker (loại 10kg/bao) hơn 200 túi hạt nêm đóng gói nhãn hiệu Knorr, Aji-Ngon, Maggi, Chinsu, trong lượng từ 200 đến 1kg. 6,5kg vỏ bao bì của các sản phẩm trên với nhiều chủng loại khác nhau và toàn bộ các loại máy móc sử dụng để san chiết, đóng gói bao bì

Các cơ quan chức năng đang lập biên bản, niêm phong số mỳ chính, hạt nêm giả của Nguyễn Thị Cẩm Hường
Các cơ quan chức năng đang lập biên bản, niêm phong số mỳ chính, hạt nêm giả của Nguyễn Thị Cẩm Hường

 

Theo lời khai của Nguyễn Thị Cẩm Hường, hành vi làm giả mì chính, hạt nêm mang nhãn hiệu của các công ty lớn có uy tín chất lượng đã được gần 1 năm nay. Để sản xuất mì chính giả, Hường cho nhập nguyên liệu cửa khẩu Trung Quốc về, rồi thuê lao động đóng gói giả các nhãn hiệu sau đó đưa đến phân phối cho các cửa hàng, đại lý bán hàng tạp hóa các vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn toàn tỉnh để bán kiếm lời. Trong đó, việc sang chiết, đóng gói sản phẩm do Nguyễn thị Sinh, sinh năm 1987, ở Phường Lam Sơn phụ trách, còn Nguyễn Thị Cẩm Hường phụ trách khâu vận chuyển, phân phối sản phẩm.

Hiện Công an TP Thanh Hóa đang tạm giữ hành sự đối với 2 đối tượng Hường và Sinh để điều tra hành vi sản xuất hàng giả. Đồng thời đơn vị đã gửi các mẫu hàng giả đi giám định để xác định mức độ nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ngọc Hưng

 

"Mỳ chính Trung Quốc giá 30.000 đồng/kg, em cần bao nhiêu? Nếu đồng ý mua thì đặt tiền trước, 15 phút sau sẽ có hàng ngay cho em, kể cả em lấy hàng chục tấn hàng bọn chị cũng đáp ứng được".

Đó là lời chào mời của một tiểu thương bán hàng tại thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), nơi được coi là "thủ phủ" của hàng rởm, hàng nhái, hàng kém chất lượng... Chẳng khó để thấy cảnh mì chính Trung Quốc được bày bán la liệt, giá rẻ chỉ bằng một nửa so với hàng công ty sản xuất.

Mua bao nhiêu cũng có

Trong vai người đi buôn muốn tìm mối lấy hàng số lượng lớn, tại đại lý Hòa N., cách chợ Thổ Tang hơn 500m, một người đàn ông tầm 40 tuổi nói với người viết: "Ở đây có đủ các loại nước uống, các loại gia vị như mì chính, bột canh, nước mắm... toàn hàng công ty nhé. Giá cả thì nhà anh là đại lý lớn, bao giờ giá để buôn cũng thấp".

Khi hỏi về mì chính, người đàn ông này nói: "Mì chính hàng công ty giá trên 1,1 triệu đồng một bao 25kg, chia ra khoảng 45.000 đồng/kg". Khi PV hỏi về "mỳ chính loại 2" liền nhận được câu trả lời: "Loại 2, mỳ chính Tàu chứ gì? Một bao 25 kg, không có túi nhỏ hơn".
 
Mì chính Tàu: Bao nhiêu cũng có, nhãn hiệu nào cũng chiều 1
Mỳ chính Tàu giá 30.000 đồng/kg không nhãn mác được bày bán tràn lan ở Thổ Tang, bên cạnh là hàng chính hãng

Thắc mắc và ngỏ ý muốn xem hàng trước, người phụ nữ tầm 35 tuổi ngồi kế bên lên tiếng: "Ở đây chỉ có hàng công ty. Loại hàng em yêu cầu thì không có sẵn nhưng giá 30.000 đồng/kg, em chỉ cần thông báo số lượng. Nếu đồng ý mua thì đặt trước 70-80% lượng tiền hàng, 15 phút sau sẽ có hàng ngay cho em, kể cả em lấy hàng chục tấn hàng bọn chị cũng đáp ứng được".

"Em yên tâm đi, bọn chị làm ăn lớn, toàn đổ cho các mối đánh hàng đi tỉnh hay mối nhập hàng cho quán ăn, nhà hàng. Mỗi lần họ lấy vài tấn chứ có ít đâu. Loại mỳ chính Tàu này, chất lượng chỉ kém hàng công ty sản xuất chút xíu chứ ăn thì chẳng sao cả. Bán được thì lời gấp cả 3-4 lần bán hàng công ty", người phụ nữ này giải thích thêm.

Tương tự, tại một đại lý khác chuyên về các loại gia vị chính hãng, cách đại lý Hòa N. khoảng 60-70 m, PV cũng được trả lời rằng chỉ có hàng công ty, nhưng nếu lấy bao nhiêu mì chính Trung Quốc cũng có. Chỉ có điều, phải đặt tiền trước mới có hàng.

Dân không ăn, chỉ đem đổ buôn

Rời hai đại lý trên phố, PV tìm đến chợ Thổ Tang. Tại các quầy hàng tạp hóa ở chợ này, khác hẳn với các đại lý, mỳ chính Tàu giá hơn 30.000 đồng/kg được bày bán tràn lan. Hàng lúc nào cũng sẵn chứ không phải đặt trước.

Khi hỏi mua mỳ chính, bà L., một tiểu thương chuyên bán buôn, bán lẻ hàng tạp hóa ngồi ngay tại mặt tiền phía cổng chợ hỏi lại rằng mua về ăn hay mua về làm hàng, đổ mối. "Nếu mua về cho gia đình ăn thì cô lấy hàng công ty, giá 55.000 đồng/kg, hàng chuẩn đảm bảo ngon". Nói xong, bà L. liền chỉ tay sang số mì chính được đóng vào túi nilon không bao bì nhãn mác (mỗi túi có trọng lượng khoảng 1kg). Còn loại mì chính bên cạnh rẻ hơn nhiều, chỉ 33.000 đồng/kg bán lẻ.
 
Mì chính Tàu: Bao nhiêu cũng có, nhãn hiệu nào cũng chiều 2
Chỉ cần đặt tiền trước, số lượng bao nhiêu cũng có thể đáp ứng được

"Đây là loại mì chính nhập từ Trung Quốc, ở chợ này ai cũng biết, chỉ có cô người dân vùng khác là không biết thôi. Cố lấy nhiều không, nếu lấy nhiều tôi để giá hữu nghị cho. Cứ lấy khoảng vài tạ trở lên, giá sẽ giảm xuống còn 30.000 đồng/kg", bà L. nói.

Không chỉ vậy, tại một quầy tạp hóa bên trong chợ của chị Q., PV cũng được giới thiệu loại mì chính chuẩn, hàng của công ty sản xuất chất lượng 10 thì mì chính Tàu chỉ được 6-7. Tuy nhiên, nhìn bề ngoài, cánh mì chính không khác gì hàng công ty, nếu không phải người buôn bán chuyên nghiệp thì không thể nhận biết được.

Chị Q. tiết lộ, loại mì chính Tàu dân ở đây chỉ nhập buôn về bỏ mối nhà hàng, quán ăn, chứ gia đình dùng thì họ chọn loại hàng do công ty sản xuất.

Mỳ chính Tàu đội lốt hàng công ty

Tuy nhiên, khi PV ngỏ ý muốn mua loại mì chính Tàu được đóng gọi giống hết hàng công ty, chị Q. nhìn quanh một lượt như để dò xét rồi nói: "Mì chính Tàu giả hàng công ty chứ gì? Loại ấy thì em phải đặt trước 100% số tiền bọn chị mới có hàng cho em chứ loại hàng này "nhạy cảm", không cẩn thận là chết ngay nên chẳng ai dám để ở chợ cả. Ngay cả các đại lý cũng vậy, họ chỉ bán loại hàng này cho mối quen biết lâu năm thôi".

Cũng theo lời chị Q., loại hàng này giá sẽ cao hơn loại đóng bao 25 kg kia khoảng 3-4 giá. Song, về mẫu mã bao bì thì không khác gì so với hàng công ty, muốn nhãn hiệu nào đều có nhãn hiệu đó.

Thừa nhận chuyện trên, chị B.T.H., một lao động tự do tại chợ Thổ Tang nhiều năm nay kể, chị đã từng được một đại lý cạnh chợ Thổ Tang thuê một tuần liền về nhà chỉ chuyên ngồi đóng các loại gia vị như: mì chính, bột canh vào bao nhỏ để xuất bán đi các nơi.

"Họ có máy làm chuyên nghiệp lắm. Bột canh mỳ chính toàn bao lớn 25-50kg nhập từ Trung Quốc về, thuê người cho vào các bao gói nhỏ rồi cân lên theo đúng trọng lượng ghi trên bao bì, túi 1kg, 0,5kg, 0,25kg... loại nào cũng có. Hàng đóng ra giống hệt hàng nhập từ công ty, không tài nào phân biệt được nếu xếp vào hộp lẫn lộn giữa hai loại hàng", chị H. cho hay.

Ngoài ra, chị H. còn kể thêm, lúc chị được thuê, tại cơ sở đó lúc nào cũng có khoảng 10 nhân công chuyên ngồi đóng gói các loại mì chính, bột canh. Tiền công được tính trên sản phẩm. Mỗi ê kíp có hai người, một người chuyên xúc vào bao gói, một người chuyên cân rồi cho vào máy hàn miệng túi, mỗi bao 50kg được trả 50.000 đồng/người.
 
Theo VEF

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét