- Rất thường chứng kiến thực tế: bất chấp thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống "theo sách", song hiệu quả vẫn hạn chế. Trong khi một số nguời có thể ăn "xả ga", song eo ót của họ vẫn không bị biến dạng. Trong trường hợp này tốc độ trao đổi chất của cơ thể mỗi cá nhân đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu bẩm sinh có tốc độ trao đổi chất nhanh – cơ thể sẽ dễ đốt cháy những năng lượng dư thừa và duy trì thân hình mảnh mai. Trái lại sẽ rất dễ phát phì và khó giảm béo hơn nhiều – trường hợp bẩm sinh cơ thể có tốc độ trao đổi chất chậm.
1- Hãy bắt đầu từ bữa sáng
-Tốt nhất nên ăn vào lúc 30 phút sau khi thức dậy, nếu không thể, đành chấp nhận trong khoảng 120 phút. Lý do: bỏ qua bữa sáng nồng độ đuờng glukoza trong máu sẽ quá thấp, yếu tố làm cơ thể thiếu năng lượng gây cảm giác ngái ngủ và mệt mỏi. Không ăn sáng cũng là yếu tố xui khiến cơ thể ăn bù vào bữa tối, tức cơ thể dễ bị béo phì.
2- Ăn uống đúng giờ, giãn cách hợp lý
- Nguyên tắc khẳng định, nên tạo thói quen dùng bữa trong khoảng cách 3-4 tiếng. Việc cung cấp đều đặn các thành phần dưỡng chất cho phép cơ thể sử dụng chúng tốt hơn. Trái lại, nếu bỏ bữa, thường những bữa còn lại sẽ "phì nhiêu" hơn và cơ thể sẽ không thể tự xoay sở. Vậy nên nó bắt đầu phải gom nhặt "để dành". Bữa ăn cuối một ngày cần hoàn thành vào thời điểm không chậm hơn 3 tiếng trước khi đi ngủ cũng có ý nghĩa đặc biệt. Nó quan trọng, bởi tốc độ trao đổi chất tự nhiên của cơ thể giảm dần theo thời gian và chậm nhất vào buổi tối.
3- Sử dụng gia vị
- Gia vị không chỉ làm giầu hương vị món ăn, giúp ăn ngon miệng, mà còn phát huy tác dụng thúc đẩy nhanh hơn tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt, những gia vị dạng củ, hạt và cay như ớt, hạt tiêu, quế và gừng thuộc nhóm sản phẩm đó, bởi chúng làm gia tăng sản xuất nhiệt trong cơ thể.
4- Hạn chế chất béo
- Chất béo không nên chiếm quá 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Nếu số lượng chất béo trong thực đơn cao hơn, sẽ không có gì ngạc nhiên – khi nỗ lực giảm béo gặp khó khăn. Chất béo là thành phần dinh dưỡng giầu năng lượng nhất và việc hấp thụ nhiều sẽ làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể.
5- Hạn chế đường
- Ở đây tất nhiên muốn nói về đường đơn có trong thí dụ bánh kẹo. Đường đơn là tác nhân làm nồng độ glukoza trong máu tăng đột biến, việc tiết xuất insulin gia tăng và xuất hiện tình trạng cơ thể tích trữ mô mỡ. Vậy nên, thay vì ăn bánh ngọt – hãy dùng hoa quả.
6- Tránh áp dụng cái gọi là "thực đơn kỳ diệu"
- Đối với nhiều người, những thực đơn hứa hẹn giảm cân nhanh thường rất hà khắc, song thường không lành mạnh. Chúng kéo chậm lại tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Nếu bạn áp dụng lâu dài, sẽ giống tuyệt thực nhiều hơn dinh dưỡng hợp lý. Cơ thể sẽ chuyển sang chế độ tiết giảm, nhằm bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị hủy diệt. Thêm nữa nó còn gia tăng dự trữ giống như để phòng ngừa khả năng xấu nhất.Cơ thể sẽ bắt đầu "ăn thịt" chính mình, hiện tượng tăng thêm sự giảm dần tốc độ trao đổi chất – nếu số lượng calo cung cấp cho cơ thể quá nhỏ. Sau thực đơn này thường xuất hiện hiệu ứng jo-jo, cơ thể sẽ bị tàn phá. Càng nhiều nỗ lực giảm béo như thế, càng khó hy vọng đạt hiệu quả mong muốn.
7- Ngủ đủ giờ
- Sẽ bị nguy cơ thừ cân hoặc béo phì – nếu không dành đủ thời gian cho giấc ngủ (7-8 giờ/ngày). Khoa học đã chứng minh, thiếu ngủ tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất hormone của cơ thể và gây ra không ít hiện tượng có hại cho sức khỏe trong đó có tình trạng gia tăng nồng độ greline, tức hormone làm gia tăng cảm giác đói bụng. Thiếu ngủ cũng gắn liền với tình trạng suy giảm khả năng dung nạp glukoza, yếu tố làm gia tăng nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường dạng 2. Thiếu ngủ cũng làm gia tăng nồng độ kortyzol trong máu – yếu tố làm suy giảm khả năng sử dụng glukoza và gây rối loạn khả năng làm chủ ăn uống. Ngoài ra khi ngủ ít, cơ thể sẽ luôn rơi vào trạng thái ngái ngủ và thiếu hụt năng lượng. Rối loạn chức năng họat động bình thường của cơ thể và tốc độ trao đổi chất chậm lại chính là hệ quả của tình trạng thiếu ngủ (hoặc giấc ngủ quá ngắn).
8- Tập luyện thường xuyên
- Duy trì thói quen rèn luyện thể lực thường xuyên không chỉ giúp bạn có tấm thân đẹp, mà còn có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn.Càng nhiều mô cơ, cơ thể càng dễ đốt cháy năng lượng. Chính vì thế đối tượng 20 tuổi cơ thể nhiều trọng lượng cơ bắp dễ giảm béo hơn so với đối tượng 50 tuổi. Vậy nên, nếu không có điều kiện thường xuyên tham gia các bộ môn thể thao, hàng ngày nên tự tập thể dục hoặc đi bộ.
Theo Khuê Minh
Tri Thức Trẻ
Thời gian tốt nhất cho bữa sáng, trưa, tối nếu bạn muốn giảm cân
Theo các nhà nghiên cứu, chìa khóa giúp bạn giảm cân thành công nằm ở thời gian của các bữa ăn trong ngày và tuyệt đối không bỏ bữa, ăn tối muộn.
Theo các nhà nghiên cứu, chìa khóa giúp bạn giảm cân thành công nằm ở thời gian của các bữa ăn trong ngày. Ảnh minh họa
Những cách giảm cân dân dã mà hiệu quả
Bạn đã thử nhiều phương pháp giảm cân mà vẫn chưa có kết quả? Hãy thử những cách giảm cân đơn giản sau cho eo thon, dáng chuẩn chỉ trong bốn tuần.
Bí quyết giảm cân cấp tốc từ bưởi
Ăn bưởi là một trong kế hoạch giảm cân nhanh của các ngôi sao nổi tiếng hàng đầu Hollywood. Trong quả bưởi có hàm lượng vitamin C, chất xơ và carbohydrate, làm giảm lượng insulin trong máu để không còn cảm giác thèm ăn, từ đó thúc đẩy giảm cân hiệu quả.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nửa quả bưởi và uống một ly nước ép bưởi mỗi ngày giúp giảm cân nhanh chóng hơn. Các thành phần tự nhiên trong bưởi cùng với sự giúp đỡ của các enzyme đốt cháy lượng mỡ thừa cần thiết, giúp bạn giảm cân an toàn và hiệu quả. Ngoài ăn tươi và ép lấy nước uống, bưởi còn là loại quả chế biến được nhiều món ngon như gỏi bưởi, chè bưởi, trà bưởi mật ong. Hãy thay đổi thực đơn với bưởi mỗi ngày để có được vóc dáng thon gọn, quyến rũ trong thời gian ngắn nhất.
Cách giảm cân dân dã từ lá sen
Lá sen từ xưa đã được nhiều người sử dụng như bài thuốc dân gian mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, và ngày nay đã được người thừa cân, béo phì phát hiện là cách giảm cân hiệu quả, giúp họ nhanh chóng lấy lại vóc dáng như mong ước. Những thành phần có trong lá sen có tác dụng làm giảm cholesterol nhanh chóng, giúp đánh bay những ngấn mỡ thừa cứng đầu ở vùng bụng, đùi, dưới cánh tay. Bên cạnh đó, dịch chiết lá sen còn có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu.
Cách sử dụng rất đơn giản: Mỗi ngày chỉ cần hãm 9 gram lá sen thay trà, liên tục uống trong 3 tháng có tác dụng giảm béo khá tốt. Lá sen rất dễ uống có tính mát nên ngoài tác dụng giảm cân, làm đẹp da còn giúp giải độc thanh nhiệt cho cơ thể.
Tác dụng giảm cân tuyệt vời từ trái khổ qua
Trong trái khổ qua có chất thanh trừ dầu mỡ. Chất này có thể hấp thụ được khoảng 10-60% lượng mỡ và đường dư thừa, giúp đào thải chúng ra ngoài, góp phần giảm cân hiệu quả. Thành phần axit amin tự nhiên, cộng thêm với hàm lượng calo thấp, chất xơ cao có trong trái khổ qua giúp người béo hạn chế cảm giác thèm ăn, trung hoà lượng chất béo trong thức ăn hàng ngày, ngăn chặn quá trình tích tụ mỡ thừa một cách hiệu quả.
Lá cà phê
Sử dụng lá cà phê là cách giảm béo dân gian được tích lũy và lưu truyền từ người xưa. Theo kinh nghiệm dân gian, lá cà phê có tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu nước, tiêu phù. Nếu bạn bị thừa cân, béo phì kèm theo các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, người phù nề thì đây là giải pháp tốt cho bạn.
Bạn hãy đun lá cà phê tươi hoặc khô để uống mỗi ngày, có thể uống thay cho nước lọc. Bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện.
Nhịn ăn để giảm cân: sai lầm trầm trọng!
Nếu nhịn ăn, chỉ trong vài ngày, khối lượng cơ của bạn sẽ teo tóp thê thảm.
Nhịn ăn giảm cân có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Ý kiến chuyên gia ThS.BS. Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Sụt cân quá nhanh sẽ gây hại Nhịn ăn không phải là biện pháp giảm cân khoa học, tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số người áp dụng nhưng không thể áp dụng đại trà, đồng loạt. Mỗi người có một thể trạng và sức khỏe khác nhau, vì thế, khi muốn ăn kiêng, cần có một giải pháp dinh dưỡng an toàn, hợp lý với từng người; phải đến bác sĩ thăm khám kiểm tra sức khỏe toàn diện để được tư vấn hợp lý nhất. Theo quy định, mỗi người chỉ được phép giảm tối đa 10% cân nặng trong 1 tháng. Tức là với người nặng 80kg thì chỉ nên giảm tối đa 8kg trong thời gian 1 tháng, còn an toàn nhất chỉ nên giảm 5% cân nặng trong 1 tháng. Việc sụt cân quá nhanh có nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa, có hại cho các bộ phận khác của cơ thể như hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch. Một người trưởng thành bình thường cần tối thiểu 1.000 - 1.200kcalo cho chuyển hóa cơ bản hàng ngày (nếu năng lượng đưa vào dưới 800 kcal/ngày là phải được theo dõi trong bệnh viện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. Còn thực hiện giảm cân tại nhà thì năng lượng đưa vào ít nhất cũng phải là 1.000Kcalo). Hoạt động của tế bào não chỉ sử dụng năng lượng từ đường glucose chứ không dùng đến đạm và chất béo như các cơ quan khác (trong cơ thể). Do vậy, khi bị thiếu hụt năng lượng một cách đột ngột sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào não khiến người bệnh đi vào hôn mê nếu đường trong máu hạ quá thấp. TS.BS. Lê Văn Trường - Chủ nhiệm Khoa Chẩn đoán và Can thiệp tim mạch, BV TW Quân đội 108: Nhịn ăn có thể "phóng thích" nguy cơ đột tử có sẵn Nhịn ăn để "thanh lọc cơ thể", nhưng thực chất chỉ là mong ước loại bỏ lượng mỡ thừa ngoài sự mong đợi của những người béo, không phải là phương pháp khoa học. Không đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày, cơ thể sẽ huy động năng lượng trong các kho dự trữ, chủ yếu là trong gan, cơ và sau đó mới mở cửa kho mỡ. Sự huy động đó không thể đầy đủ, cơ thể không thể hoạt động bình thường, kể cả trí tuệ và thể lực nên sau một thời gian nhịn ăn, có thể ta sẽ giảm được một số kg cân nặng, nhưng sẽ là một cơ thể chưa kịp gầy đã yếu! Và thường sau khóa nhịn ăn sẽ là kỳ trả bữa nên béo sẽ lại hoàn mũm mĩm. Nhịn ăn có gây chết người nhưng là cái chết từ từ sau khi cơ thể đã suy kiệt năng lượng, nôm na là chết đói. Y học kim cổ chưa 1 lần công bố nhịn ăn gây đột tử. Tuy nhiên, những bệnh gây đột tử có thể đang ém sẵn trong cơ thể của người nhịn ăn như đột quỵ não do chảy máu não diện rộng gây ngừng tim, ngừng thở hoặc nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim gây ngừng tuần hoàn... Những tình huống này có thể xảy ra bất kể lúc nào và ở bất kể cơ thể nào chẳng may mang bệnh đó. Thiển nghĩ, để đạt hiệu quả và an toàn khi muốn thực hiện "thanh lọc cơ thể", việc cần làm đầu tiên là "thanh lọc tư duy", hãy là bác sĩ của chính mình trong việc thực hiện hài hòa chế độ ăn uống, lao động và luyện tập phù hợp với mỗi người. ThS.BS. Hoàng Khánh Toàn - Chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền (YHCT) BV TWQĐ 108: Chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định hiệu quả trị bệnh của phương pháp nhịn ăn Nhịn ăn là một phương pháp (PP) trị bệnh đã có lịch sử khá lâu đời ở cả phương Đông và phương Tây. Thực tế, có không ít trường hợp để chữa trị các loại bệnh khác nhau như bệnh vẩy nến, viêm da dị ứng, kể cả bệnh ung thư..., bệnh nhân đã tự sử dụng PP nhịn ăn và đem lại hiệu quả ở các mức độ khác nhau cũng đã có những trường hợp bệnh thuyên giảm hoặc khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào đánh giá hiệu quả trị bệnh của PP này. Việc thực hiện ăn kiêng để giảm béo hay chữa bệnh cũng có những chống chỉ định với từng trường hợp. Do đó, việc người bệnh nhịn ăn chữa bệnh sẽ rất nguy hiểm nếu như không có sự tư vấn và theo dõi của thầy thuốc. Bởi thế, trong YHCT phải tuân thủ nguyên tắc "tam nhân thế nhi", nghĩa là: Nhân nhân thế nhi (tùy người mà dùng); Nhân địa thế nhi (tùy nơi mà dùng); Nhân thời thế nhi (tùy lúc mà dùng). ThS.BS. Nguyễn Hoàng Hà - Trưởng khoa Ngoại Tim mạch BV ĐKQT Vinmec: Nhịn ăn dẫn đến những hậu quả khó lường Phần lớn những người nhịn ăn thường có suy nghĩ chữa bệnh hoặc kiểm soát cơ thể theo những chiều hướng không gần thực tế nên tôi không chắc họ đã kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi tiến hành nhịn ăn. Việc bỏ sót các bệnh về tim mạch (các rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim...) hoặc các bệnh về nội tiết chuyển hóa (ví dụ như đái tháo đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận...) là vô cùng nguy hiểm. Nguy hiểm của việc nhịn ăn là phần lớn sẽ rơi vào thời kỳ ăn trở lại (tất nhiên ở đây không đề cập đến các trường hợp nhịn đói đến chết). Nếu nhịn ăn kéo dài, khi ăn trở lại, nhất là khi ăn nhiều, sẽ kích thích cơ thể tiết ra insulin. Insulin sẽ kích thích các tế bào lấy phosphat (và kèm theo kali và magne). Insulin cũng làm tế bào tạo ra những phân tử giáng hóa cần phosphat nhiều; điều đó càng làm kiệt lượng phosphat trong cơ thể. Trường hợp trầm trọng sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hô hấp gây suy tim cấp, rối loạn nhịp tim, truỵ tim mạch, thậm chí tử vong. Các biểu hiện về tim mạch là không hiếm và đối với các trường hợp nhịn ăn lâu ngày phải được theo dõi tại BV với chế độ ăn tăng rất từ từ (cân nặng không tăng quá 1kg/tuần), thường xuyên theo dõi các biến chứng. |
6 thói quen ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả giảm cân của bạn
Thay vì chỉ tập trung vào những việc bạn phải làm để giảm cân, bạn cũng nên tìm hiểu về những sai lầm khiến bạn không thể giảm cân.
Thay vì chỉ tập trung vào những việc bạn phải làm để giảm cân, bạn cũng nên tìm hiểu về những sai lầm khiến bạn không thể giảm cân. Ảnh minh họa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét